Từ đó, tác động đến các chính sách thương mại, chính sách đối ngoại của nhànước trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế với các quốc gia trên thế giới.Hiệu quả của chính sách thuế ma
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: THUẾ VỤ (N10)
TÊN CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
Thành viên nhóm:
Vũ Thị Hương Giang – 103249Phạm Thu Ngân – 103989
Vũ Trâm Anh – 103563Nguyễn Thị Diễm Quỳnh – 103638Nguyễn Thị Kim Ngân – 103986 Nguyễn Thị Giang – 103719
HẢI PHÒNG – 2024
Trang 2MỤC LỤC
2
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay trong nguồn thu của ngân sách nhà nước, thuế xuất - nhập khẩu đóngmột vai trò vô cùng quan trọng Bởi những kết quả đạt được từ các cơ chế và chínhsách thu thuế xuất - nhập khẩu sẽ góp phần vào việc phát triển và bảo vệ sảnxuất,hướng dẫn tiêu dùng, tạo phúc lợi xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách nhànước Từ đó, tác động đến các chính sách thương mại, chính sách đối ngoại của nhànước trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế với các quốc gia trên thế giới.Hiệu quả của chính sách thuế mang lại với từng quốc gia có sự khác nhau, phujthuộc vào những yếu tố sẵn có và nội dung chính sách thuế của chính quốc gia đó.Đứng trước những kì vọng to lớn trên, có thể thấy thực tế các cơ chế, chính sách quản
lý thuế xuất – nhập khẩu ở nước ta vẫn còn tồn đọng nhiều điểm bất cập gây khó khăntrong việc thực thi nhưng qua từng giai đoạn Chính phủ vẫn không ngừng hoàn thiệnsửa đổi bổ sung để từng bước hoàn chỉnh luật thuế xuất – nhập khẩu Xuất phát từ
những vấn đề quan trọng trên, việc nghiên cứu đề tài: “ Thuế xuất khẩu - nhập khẩu” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục đích nghiên cứu: hiểu được những nội dung cơ bản về thuế xuất - nhập
khẩu, vận dụng được các phương pháp tính thuế xuất - nhập khẩu
b Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế xuất – nhập khẩu
- Nhận diện được các hàng hóa, dịch vụ nằm trong kinh doanh thuộc diện chịu thuếxuất – nhập khẩu
- Nhận diện về người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành
- Vận dụng được cách tính t huế xuất - nhập khẩu phải nộp theo luật hiện hành
- Biết cách kê khai nộp thuế, các trường hợp được miễn, giảm và hoàn Thuế xuất –nhập khẩu
3 Đối tượng nghiên cứu
3
Trang 4Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về thuế xuất – nhập khẩu,vận dụng được các phương pháp tính thuế xuất - nhập khẩu.
4 Phạm vi nghiên cứu
Bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và phương pháp tính thuế xuất– nhập khẩu
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
a Ý nghĩa lý luận: Bài luận góp phần giúp sinh viên làm rõ các vấn đề cơ bản
của thuế xuất - nhập khẩu, từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp trong điều kiệnphát triển kinh tế - xã hội, cũng như hiểu và vận dụng một cách có hiệu quả việc kêkhai, nộp thuế đúng theo quy định pháp luật
b Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của bài tiểu luận có thể giúp cho sinh viên trong
ngành hay các ngành học có liên quan dùng làm tài liệu trong việc học tập, nghiêncứu, tham khảo về các vấn đề cơ bản của thuế xuất – nhập khẩu
6 Bố cục bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm
2 chương:
Chương 1: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế xuất – nhập khẩu.
Chương 2: Quản lý thuế xuất nhập khẩu.
Chương 3:
4
Trang 5CHƯƠNG 2: QUẢN LÍ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1 Khái niệm quản lý thuế:
- Quản lý thuế là nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụcủa chủ thể nộp thuế, các cơ quan thu thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan trongquả trình thu, nộp thuế
- Quản lý thuế bao gồm các hoạt động như thu thuế, kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế,
xử lý vì phạm thuế, giải quyết khiếu nại thuế, đối thoại thuế và cung cấp thông tinthuế cho người nộp thuế
2 Quan niệm quản lý thuế:
- Quan niệm quản lý thuế bao gồm các nguyên tắc, phương pháp và chiến lược được
sử dụng để quản lý và thu thập thuế hiệu quả từ các cá nhân và doanh nghiệp Dướiđây là một số quan niệm chính trong quản lý thuế:
+ Nguyên tắc công bằng: Thuế phải được áp dụng một cách công bằng, không
thiên vị bất kỳ nhóm nào Điều này có nghĩa là những người có thu nhập cao hơn nênđóng thuế nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp hơn (nguyên tắc tiến bộ)
+ Nguyên tắc minh bạch: Quá trình thu thuế cần minh bạch, dễ hiểu và dễ tiếp cận
đối với người nộp thuế Các chính sách và quy định về thuế phải rõ ràng để người nộpthuế có thể tuân thủ mà không gặp khó khăn
+ Nguyên tắc hiệu quả: Hệ thống thuế phải được quản lý sao cho chi phí thu thuế
(bao gồm cả chi phí cho cơ quan thuế và chi phí tuân thủ của người nộp thuế) là thấpnhất có thể, đồng thời đảm bảo thu được số thuế tối đa
+ Nguyên tắc bền vững: Chính sách thuế phải được thiết kế sao cho bền vững trong
dài hạn, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cácnguồn lực tài chính của nhà nước
+ Nguyên tắc trách nhiệm giải trình: Cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm trước
công chúng về các hoạt động của mình Việc quản lý thuế phải đáp ứng các tiêu chuẩncao về đạo đức và chuyên môn
+ Nguyên tắc thuận tiện: Quá trình nộp thuế phải đơn giản và thuận tiện cho người
5
Trang 6nộp thuế, giảm thiểu thủ tục hành chính và khuyến khích tự nguyện tuân thủ.
- Các quan niệm này nhằm đảm bảo rằng hệ thống thuế không chỉ hiệu quả trong việcthu thập doanh thu cho nhà nước mà còn tạo sự tin tưởng và sự hợp tác từ phía ngườinộp thuế
3.Mục tiêu quản lý thuế xuất nhập khẩu
- Tăng cường thu ngân sách nhà nước: Quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo
thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, đóng gópvào ngân sách nhà nước
- Bảo vệ nền kinh tế nội địa: Áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm
bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hànghóa nhập khẩu
- Khuyến khích xuất khẩu: Chính sách thuế xuất nhập khẩu có thể được thiết kế để
khuyến khích xuất khẩu thông qua các biện pháp ưu đãi thuế, giảm thuế xuất khẩu đốivới các mặt hàng chiến lược nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trườngquốc tế
- Kiểm soát và ngăn chặn gian lận thương mại: Đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế,
ngăn chặn các hành vi gian lận, buôn lậu và trốn thuế thông qua việc tăng cường kiểmtra, giám sát và xử lý nghiêm minh các vi phạm
- Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế: Đáp ứng các cam kết quốc tế về thương mại và
thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong
lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu thông qua việc hiện đại hóa hệ thống quản lý, ứng dụngcông nghệ thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý thuế
- Hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững: Đảm bảo chính sách thuế xuất nhập khẩu hỗ trợ
phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên vàbảo vệ môi trường
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: Cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu
thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho
6
Trang 7hoạt động xuất nhập khẩu.
Những mục tiêu này nhằm xây dựng một hệ thống quản lý thuế xuất nhập khẩuhiệu quả, minh bạch và công bằng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước
4 Nội dung quản lý thuế xuất – nhập khẩu.
Định nghĩa: Quản lý thuế xuất - nhập khẩu là quản lý nguồn thu của quốc gia vàquản lý tốt nguồn thu cho ngân sách, thực hiện nghiêm minh pháp luật về thuế Quản
lý thuế xuất - nhập khẩu là các biện pháp mà nhà nước tác động nhằm mục đích huyđộng nguồn vốn tài chính và điều tiết kinh tế trong hoạt động xuất - nhập khẩu
4.1 Tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế.
- Tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan và người nộp thuế
là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thuế xuất - nhập khẩu
- Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan vàngười nộp thuế được sử dụng rất phong phú, linh hoạt Việc tuyên truyền, hỗ trợ, cungcấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế hiện nay được ngành Hải quanthực hiện thông qua các hình thức sau:
+Hỗ trợ, cung cấp thông tin tại trụ sở cơ quan hải quan
+ Hỗ trợ, cung cấp thông tin qua điện thoại
+ Tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin bằng văn bản
+ Hướng dẫn, giải đáp tại trụ sở của người khai hải quan
+ Tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, tậphuấn
+ Đối thoại với người khai hải quan
+ Cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan Hải quan; Phát hành
tờ rơi, ấn phẩm
+ Một số hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin khác
4.2 Quản lý khai báo hải quan, khai thuế, nộp thuế.
7
Trang 8- Khai báo Hải quan theo nguyên tắc: tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêuchí trên tờ khai Hải quan và tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về khaithuế.
- Khai thuế: là việc người khai hải quan, người nộp thuế tự xác định, tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn,xét miễn, xét giảm, hoàn hoặc không thu thuế theo đúng quy định của pháp luật
- Nộp thuế: người khai hải quan người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ đúngthời hạn vào ngân sách nhà nước
4.3 Quản lý miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế xuất - nhập khẩu.
- Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế đốivới các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế đượcquy định tại các văn bản pháp luật về thuế
- Người khai hải quan, người nộp thuế tự xác định số thuế xuất - nhập khẩu đượcmiễn, giảm, hoàn hoặc không thu và tự chịu trách nhiệm theo đúng quy định của phápluật về thuế
4.4 Quản lý thông tin người khai hải quan, người nộp thuế.
- Hệ thống thông tin về người khai hải quan, người nộp thuế là tất cả các thông tinliên quan đến người khai hải quan, người nộp thuế thông tin về người khai hải quan,người nộp thuế được quản lý bằng các chương trình quản lý riêng Các chương trìnhnày được kết nối, liên kết dữ liệu với nhau nhằm giúp cho việc quản lý doanh nghiệp,quản lý thuế được chặt chẽ hơn; đồng thời, hỗ trợ cho việc tra cứu tất cả các thông tinliên quan đến người khai hải quan, người nộp thuế một cách nhanh chóng, đầy đủnhất
4.5 Quản lý nợ thuế xuất - nhập khẩu.
- Cơ quan quản lý thuế phải luôn nắm rõ số thuế phát sinh nợ, nợ đọng và nguyên
nhân của số thu nợ này thì mới có thể đưa ra các kế hoạch thực hiện xử lý, thu hồi nợđọng một cách hiệu quả nhất
- Đốc thu thuế là việc đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuế còn nợ thuế vào
8
Trang 9ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
4.6 Thanh tra, kiểm tra thuế xuất - nhập khẩu.
- Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm,giúp người khai hải quan, người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sáthiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ
- Thanh tra thuế xuất - nhập khẩu: là hoạt động thanh tra của cơ quan hải quan đối với
tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, vi phạmtrong hoạt động chấp hành chính sách pháp luật thuế xuất - nhập khẩu của nhà nước.Kiểm tra thuế xuất - nhập khẩu (kiểm tra sau thông quan): gồm hoạt động kiểm trasau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan và tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá tínhtuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lí thuế xuất nhập khẩu.
- Điều kiện vật chất: Đây là một trong những nội dung trong chương trình cải cách,hiện đại hóa hải quan
5.2 Nhân tố khách quan.
a Hệ thống chính sách, pháp luật thuế xuất – nhập khẩu:
- Hệ thống chính sách, pháp luật thuế xuất - nhập khẩu được áp dụng thống nhất đốivới mọi thành phần kinh tế Nếu hệ thống chính sách, pháp luật thuế xuất - nhập khẩumang tính chắp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gâythất thu lớn cho ngân sách nhà nước
9
Trang 10- Chính phủ sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan để kiểm soát và điều tiết hoạtđộng xuất – nhập khẩu Hiện tại, Việt Nam đang cố gắng và từng bước loại bỏ hạnngạch, hạn chế các khoản phụ phí nhập khẩu, ban hành những quy định mới về giá trịtính thuế hải quan, và mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập đối với các hình thứcdoanh nghiệp khác ngoài thành phần kinh tế Nhà nước Ngoài ra, Để đáp ứng yêu cầuhội nhập, pháp luật thuế nhập khẩu ở mỗi quốc gia được xây dựng và hoàn thiện theonhững hướng cơ bản của luật quốc tế Chính vì vậy, luật thuế của mỗi quốc gia sẽphản ánh tình trạng hội nhập của mỗi quốc gia đó, nó chịu sự chi phối và tác độngmạnh mẽ của các Điều ước quốc tế.
b Người khai hải quan, người nộp thuế:
- Việc tuân thủ pháp luật thuế của người khai hải quan, người nộp thuế là đối tượngchính của công tác quản lý thu thuế xuất – nhập khẩu; mức độ, trình độ hiểu biết vàchấp hành pháp luật thuế của người khai hải quan, người nộp thuế ảnh hưởng rất lớnđến tính chất, quy mô,… cần phải có của công tác quản lý thu thuế xuất – nhập khẩu
- Ý thức cá nhân của người nộp thuế:
+ Người nộp thuế là đối tượng trực tiếp thực hiện chính sách, pháp luật về thuếxuất - nhập khẩu
+ Trình độ nhận thức và thái độ chấp hành nghĩa vụ thuế đóng vai trò quyết địnhtrong việc thu và kiểm soát hiệu quả của thu thuế
- Một số sai phạm có thể xảy ra do ý thức của chủ thể nộp thuế: Khai chất lượng hàngthấp hơn so với thực tế nhằm trốn thuế nhập khẩu, khai báo hàng không thanh toán,hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, kê khai không trung thực thuế nhập khẩu, mặt hàngnhập khẩu, số lượng hàng nhập khẩu, trị giá hải quan, buôn lậu
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngườinộp thuế là cách đưa chính sách thuế đến với người dân
c Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng:
- Thuế là công cụ để qua đó Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành nềnkinh tế đất nước, là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước
10
Trang 11d Các yếu tố môi trường bên ngoài khác: Kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và
công nghệ
- Kinh tế, chính trị: ảnh hưởng quyết định đến nội dung chính sách thuế xuất – nhậpkhẩu và nội dung pháp luật thực định về thuế xuất – nhập khẩu Xuất phát từ nhu cầuđảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích chung của từng quốc gia với lợi ích riêng của từngdoanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, chính sách thuế xuất nhập khẩu trong từng thời kì
có thể sẽ được xây dựng và thực hiện theo hướng thiên về mục tiêu bảo hộ, mục tiêutăng thu ngân sách hoặc tự do hóa thương mại Việc tăng cường vai trò kinh tế xã hộicủa nhà nước dẫn đến tốc độ chi tiêu của nhà nước ngày càng tăng và hậu quả tất yếu
là đòi hỏi nhà nước phải mở rộng quỹ tài chính, hình thành từ việc thu thế, trong đó
có thuế nhập khẩu Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế nhập khẩu để kích thíchhoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu, hoặc làm yếu đi sự tíchlũy, tiết kiệm
6 Công tác quản lý thuế xuất – nhập khẩu ở Việt Nam.
6.1 Thực trạng.
a Thành tựu:
- Đạt yêu cầu về thu ngân sách
- Tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang thời kỳ phát triển mới,công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập
11
Trang 12hình thức gian lận qua giá để trốn thuế ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụngbằng cách: khai không đúng thuế suất, chủng loại, giá trị đối với hàng hóa nhậpkhẩu Tính trung bình hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tíchphân loại Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuếkhoảng 7,4% Có những mặt hàng thay đổi thuế suất từ 0% lên 30% là mặt hàng ốnglưu máu; hay tăng tới 50% như mặt hàng card TV dùng cho máy tính.
- Một số thủ đoạn gian lận giá phổ biến và điển hình khi tính giá thuế nhập khẩu củadoanh nghiệp là:
+ Khai báo giá không trung thực: bên nhập khẩu sẽ thông đồng với nhà sản xuất
để khai báo giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với giá trị hàng hóa trong thực tế,đặc biệt là các loại hàng hóa có thuế suất cao như ô tô, rượu
+ Khai thấp về chất lượng hàng hóa: doanh nghiệp sẽ khai báo hàng hóa của họ
là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho, hàng vỡ vụn nhiều Và thời gian qua, Tổng cục Hảiquan đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là mặthàng ô tô, xe máy khai báo giá trị tính thuế nhập khẩu rất thấp để trốn thuế nhập khẩu
và thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu Cụ thể, hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng của
xe Toyota Land Cruiser Prado dung tích 4.0, doanh nghiệp xuất trình là 1,069 tỷđồng, trong đó giá bán thực tế của chiếc xe này trên thị trường là từ 1,65 đến 1,7 tỷđồng
- Ngoài ra, còn nhiều thủ đoạn khác như: khai báo hàng không thanh toán, đánh đồngtên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn tất cả đều gây nguồnthất thu lớn cho ngân sách nhà nước
+ Tình trạng chiếm dụng tiền thuế gây nợ đọng thuế xuất khẩu, nhập khẩu lớn vàkéo dài, chưa được xử lý triệt để
+ Tháng 3 vừa qua, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã có công văn báo cáo Tổng cụcHải quan về việc công khai thông tin nợ thuế của 23 doanh nghiệp xuất nhập khẩu vớitổng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hơn 11 tỷ đồng Các doanh nghiệp này đềunằm trong diện nợ cưỡng chế nộp tiền thuế, trong đó có tới 5 doanh nghiệp nợ tiền tỷ
12