1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo giữa kỳ môn nghệ thuật lãnh Đạo chủ Đề lãnh Đạo chuyển Đổi

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lãnh Đạo Chuyển Đổi
Tác giả Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Hà Khánh, Đỗ Thị Mai, Nguyễn Thảo Nguyên, Cao Thị Quỳnh, Dương Chí Tài
Người hướng dẫn Trần Thanh Huy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 375,68 KB

Nội dung

Khái niệm:  Lãnh đạo chuyển đổi Transformational Leadership là một phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo truyền cảm hứng, động lực và hỗ trợ nhân viên vượt qua giới hạn cá nhân để

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-o0o -BÁO CÁO GIỮA KỲ

MÔN: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Chủ đề: Lãnh đạo chuyển đổi

Giảng viên: Trần Thanh Huy

Mã lớp: 241.HRM1111.A09

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

Bảng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

STT Họ và tên MSSV Mức độ thực

hiện

1 Lê Thị Thu Hằng 225180316 100%

2 Nguyễn Hà Khánh 225016164 100%

3 Đỗ Thị Mai 225019235 100%

4 Nguyễn Thảo Nguyên 225018722 100%

5 Cao Thị Quỳnh 225980673 100%

6 Dương Chí Tài 225016124 100%

1 Lê Thị Thu Hằng 225180316

2 Nguyễn Hà Khánh 225016164

3 Đỗ Thị Mai 225019235

4 Nguyễn Thảo Nguyên 225018722

5 Cao Thị Quỳnh 225980673

6 Dương Chí Tài 225016124

Trang 3

Mục Lục

1 Khái niệm (nguồn gốc) lãnh đạo chuyển đổi: 4

1.1 Nguồn gốc: 4

1.2 Khái niệm: 4

2 Quy trình lãnh đạo chuyển đổi 4

2.1 Xác định tầm nhìn 4

2.2 Khuyến khích sự tham gia 4

2.3 Đào tạo và phát triển 4

2.4 Đánh giá và phản hồi 5

3 Đặc điểm của lãnh đạo chuyển đổi 5

3.1 Tầm nhìn rõ ràng và truyền cảm hứng: 5

3.2 Đặt mục tiêu cao và khuyến khích sự xuất sắc: 5

3.3 Truyền cảm hứng và tạo động lực: 5

3.4 Xây dựng mối quan hệ tin cậy: 5

3.5 Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới: 5

3.6 Phát triển nhân viên: 5

3.7 Làm gương: 5

4 Vai trò của phong cách 6

4.1 Khơi dậy động lực và cảm hứng: 6

4.2 Chăm sóc và phát triển nhân viên: 6

4.3 Khuyến khích đổi mới sáng tạo: 6

4.4 Thúc đẩy sự thay đổi tích cực và gắn kết: 6

5 Ưu, nhược điểm của lãnh đạo chuyển đổi: 7

5.1 Ưu điểm 7

5.2 Nhược điểm 7

6 Điều gì cấu thành phong cách lãnh đạo chuyển đổi 7

7 Sự khác nhau giữa lãnh đạo chuyển đổi và giao dịch: 8

8 Các ví dụ thực tiễn (các nhà lãnh đạo nổi tiếng): 8

9 Làm thế nào đểc trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi: 9

9.1 Có tầm nhìn rõ ràng 9

9.2 Động viên người khác 9

9.3 Giảm sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp 9

9.4 Xây dựng quan hệ dựa trên niềm tin 9

10 Tài liệu tham khảo 10

Trang 4

1 Khái niệm (nguồn gốc) lãnh đạo chuyển đổi:

1.1 Nguồn gốc:

 Transformational leadership theory (lý thuyết lãnh đạo chuyển đổi) được James V Downton bắt đầu vào năm 1973 Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ này và được bổ sung bởi James Burns vào năm 1978 Vài năm sau, Bernard Bass (1990) thậm chí còn bổ sung thêm vào khái niệm này cách để đo lường thành công của phong cách này

 Theo Bass, các nhà lãnh đạo chuyển đổi kích thích và truyền cảm hứng cho người dưới quyền để họ đạt được kết quả đột phá và tôi luyện năng lực lãnh đạo của chính mình Ho giúp người khác phát triển và hình thành tố chất quản lý bằng cách đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, trao quyền cho họ, cũng như tạo sự thống nhất giữa mục tiêu cá nhân với mục tiêu doanh nghiệp”

 Sau hơn 30 năm, mô hình lãnh đạo chuyển đổi của Bass vẫn được xem là tiêu chuẩn về lãnh đạo Mô hình này có thể áp dụng trong mọi ngành nghề - đặc biệt là những ngành đòi hỏi tính đổi và thay đổi liên tục như ngành công nghệ

1.2 Khái niệm:

 Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership) là một phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo truyền cảm hứng, động lực và hỗ trợ nhân viên vượt qua giới hạn cá nhân để đạt được những mục tiêu cao hơn và tạo ra sự thay đổi tích cực trong tổ chức Thay vì chỉ tập trung vào quản lý công việc và duy trì tình trạng hiện tại, lãnh đạo chuyển đổi hướng tới việc phát triển tầm nhìn dài hạn, khuyến khích sự đổi mới, và tạo điều kiện để nhân viên phát triển cả về kỹ năng và tư duy

2 Quy trình lãnh đạo chuyển đổi

2.1 FXác định tầm nhìn

Quá trình lãnh đạo chuyển đổi bắt đầu bằng việc xác định và truyền đạt tầm nhìn rõ ràng Nhà lãnh đạo cần làm cho nhân viên hiểu được mục tiêu dài hạn của tổ chức và lý do cho những thay đổi cần thiết

Trang 4

Trang 5

Lãnh đạo chuyển đổi Nhóm 3

2.2 Khuyến khích sự tham gia

Lãnh đạo nên tạo ra một môi trường mà nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc đóng góp ý tưởng và tham gia vào quá trình ra quyết định Sự tham gia này không chỉ giúp tăng cường cảm giác thuộc về mà còn mang lại những ý tưởng mới và sáng tạo

2.3 FĐào tạo và phát triển

Cung cấp các khóa đào tạo và phát triển kỹ năng là yếu tố quan trọng trong lãnh đạo chuyển đổi Các nhà lãnh đạo cần tạo điều kiện cho nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết để đạt được tầm nhìn chung

2.4 FĐánh giá và phản hồi

Thường xuyên đánh giá hiệu suất và cung cấp phản hồi là cần thiết để giúp nhân viên nhận thức được tiến bộ của mình Phản hồi nên được cung cấp một cách xây dựng, tập trung vào sự cải thiện và phát triển

3 Đặc điểm của lãnh đạo chuyển đổi

3.1 Tầm nhìn rõ ràng và truyền cảm hứng:

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi thường có một tầm nhìn rõ ràng

về tương lai của tổ chức và có khả năng truyền đạt tầm nhìn

đó một cách sinh động, khiến cho mọi người cảm thấy hứng thú và muốn tham gia vào quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đó

3.2 Đặt mục tiêu cao và khuyến khích sự xuất sắc:

Họ đặt ra những mục tiêu cao cả và thách thức để thúc đẩy sự phát triển của bản thân và của đội nhóm Đồng thời, họ luôn khuyến khích mọi người vượt qua giới hạn của bản thân và đạt được những thành tích xuất sắc

3.3 Truyền cảm hứng và tạo động lực:

Lãnh đạo chuyển đổi có khả năng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được trân trọng và có động lực để làm việc Họ thường sử dụng những lời khen ngợi,

sự công nhận và những hình thức khen thưởng khác để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên

3.4 Xây dựng mối quan hệ tin cậy:

Họ xây dựng mối quan hệ tin cậy với nhân viên bằng cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của mọi người Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc cởi mở và khuyến khích sự hợp tác

Trang 5

Trang 6

3.5 Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới:

Lãnh đạo chuyển đổi luôn khuyến khích nhân viên đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo Họ tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, nơi mọi người cảm thấy tự tin để chia sẻ ý kiến

và thử nghiệm những cách làm mới

3.6 Phát triển nhân viên:

Họ quan tâm đến sự phát triển của từng cá nhân và tạo điều kiện để nhân viên học hỏi và nâng cao năng lực Lãnh đạo chuyển đổi thường đóng vai trò là người cố vấn và hỗ trợ nhân viên trong quá trình phát triển nghề nghiệp

3.7 Làm gương:

Họ luôn là tấm gương sáng để nhân viên noi theo Bằng cách thể hiện những hành vi và giá trị mà họ mong muốn nhân viên

có được, lãnh đạo chuyển đổi tạo ra một văn hóa tổ chức tích cực

4 Vai trò của phong cách.

4.1 Khơi dậy động lực và cảm hứng:

 Lãnh đạo chuyển đổi tạo động lực cho nhân viên bằng cách khơi dậy cảm hứng, giúp họ nhận thấy tầm quan trọng của công việc và mục tiêu chung

 Ví dụ: Steve Jobs tại Apple đã truyền cảm hứng với tầm nhìn về những sản phẩm "làm thay đổi thế giới" Khi trở lại Apple năm

1997, ông đã thổi bùng sự sáng tạo với mục tiêu phát triển các sản phẩm công nghệ cao cấp nhưng dễ sử dụng, từ đó dẫn đến

sự ra đời của iPhone, iPad và các sản phẩm khác, làm thay đổi ngành công nghiệp công nghệ và tạo ra một làn sóng đổi mới toàn cầu

4.2 Chăm sóc và phát triển nhân viên:

 Lãnh đạo chuyển đổi không chỉ quan tâm đến kết quả mà còn đến sự phát triển cá nhân của từng thành viên Họ đóng vai trò người cố vấn, giúp nhân viên phát huy hết tiềm năng và đạt được mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu tổ chức

 Ví dụ: Howard Schultz của Starbucks đã tập trung vào việc chăm sóc nhân viên của mình không chỉ qua lương thưởng mà còn qua các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng Ông là người tiên phong trong việc cung cấp phúc lợi toàn diện, bao gồm bảo hiểm y tế cho cả nhân viên bán thời gian – một chính sách rất hiếm gặp trong ngành bán lẻ

Trang 6

Trang 7

Lãnh đạo chuyển đổi Nhóm 3

4.3 Khuyến khích đổi mới sáng tạo:

 Thay vì duy trì cách làm cũ, lãnh đạo chuyển đổi khuyến khích nhân viên suy nghĩ sáng tạo, đề xuất ý tưởng mới và tìm cách giải quyết vấn đề khác biệt, tạo điều kiện để tổ chức phát triển bền vững

 Ví dụ: Jeff Bezos tại Amazon luôn khuyến khích các đội nhóm thử nghiệm và chấp nhận thất bại như một phầcủa quá trình sáng tạo Sự hỗ trợ này đã dẫn đến những đổi mới như Amazon Prime, AWS (Amazon Web Services) và các dịch vụ khác, làm thay đổi cách thức vận hành của ngành bán lẻ và công nghệ toàn cầu

4.4 Thúc đẩy sự thay đổi tích cực và gắn kết:

 Họ giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mà sự hợp tác, sự tin tưởng và cảm giác gắn kết giữa các thành viên được củng cố Điều này giúp cải thiện hiệu suất và tăng cường

sự cống hiến của nhân viên

 Ví dụ: Trong một cuộc khủng hoảng, một lãnh đạo có thể truyền tải thông điệp về sự cần thiết của thay đổi và động viên nhân viên cùng nhau vượt qua khó khăn

 Lãnh đạo chuyển đổi là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy

sự thay đổi tổ chức theo hướng tích cực, tạo ra môi trường làm việc sáng tạo và khuyến khích sự phát triển toàn diện của cả tổ chức lẫn cá nhân

5 Ưu, nhược điểm của lãnh đạo chuyển đổi:

5.1 Ưu điểm

 Cách tiếp cận quản lý linh hoạt, nơi nhân viên được khuyến khích tự do thử nghiệm và đề xuất ý tưởng mới cũng như phương pháp tiếp cận sáng tạo

 Nhân viên được khuyến khích tạo ra giá trị cho tổ chức hơn là chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ

 Nhiều ý tưởng và phương pháp mới thường xuất phát từ người thực hiện công việc

 Phong cách này thích hợp với môi trường kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng hoặc có khả năng thích ứng với sự thay đổi và chỉ huy tổ chức vượt qua thách thức

 Xây dựng niềm tin và gắn kết giữa các thành viên trong nhóm qua việc trò chuyện cởi mở, tôn trọng nhau

 Với một môi trường làm việc tích cực, nhà lãnh đạo thường hỗ trợ, động viên nhân viên nhằm tăng cường hiệu suất làm việc

và đạt được kết quả vượt trội cho công ty

Trang 7

Trang 8

5.2 Nhược điểm

 Nếu tầm nhìn quá rộng lớn, nhân viên có thể kiệt sức, chán nản trong quá trình cố gắng thực hiện hoặc họ không thích nghi được

 Luôn tồn tại nguy cơ nhân viên sẽ không đồng ý với tầm nhìn của nhà lãnh đạo Điều này không đồng nghĩa rằng họ sẽ không thực hiện công việc của mình, mà có thể khi thực hiện

nó sẽ không hiệu quả

 Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp hiệu quả, nhưng không phải ai cũng có

 Không phù hợp với các tổ chức đang trải qua giai đoạn khủng hoảng hoặc cần sự ổn định

 Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào nhà lãnh đạo, nếu nhà lãnh đạo rời đi sẽ khó khăn trong việc duy trì sự phát triển

 Để tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị và chương trình đào tạo nhân viên

6 Điều gì cấu thành phong cách lãnh đạo chuyển đổiF

 Theo Bass có 4 yếu tố chính cấu thành lãnh đạo chuyển đổic

 Quan tâm đến từng cá nhân: nhà lãnh đạo chuyển luôn đổi lắng nghe nhu cầu của nhân viên để hỗ trợ đầy đủ Họ hiểu biết rằng điều thúc đẩy người này có thể không thúc đẩy người khác Họ sẽ điều chỉnh phong cách quản lý của mình để phù hợp với nhiều cá nhân khác nhau trong đội nhóm

 Khả năng truyền cảm hứng: nhà lãnh đạo chuyển đổi có khả năng đưa ra tầm nhìn rõ ràng để khuyến khích nhân viên hoàn thành mục tiêu Cũng như sẵn sàng trao quyền cho nhân viên của mình và đưa ra các nhiệm vụ hợp lý

 Tấm gương sáng: Nhà lãnh đạo chuyển đổi luôn chứng tỏ bản thân là hình mẫu cho mọi người noi theo Điều này tạo được sự tôn trọng và tin tưởng từ nhân viên, nhờ vậy các nhà lãnh đạo

dễ dàng hiện thực hóa tầm nhìn của mình

 Kích thích trí tuệ: Các nhà lãnh đạo không sợ thất bại mà thay vào đó, họ nuôi dưỡng môi trường giao tiếp lành mạnh sáng, khuyến khích nhân viên đề xuất những phương pháp mới và không ngừng tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân

7 Sự khác nhau giữa lãnh đạo chuyển đổi và giao dịch:

 Tại sao lại so sánh 2 phong cách lãnh đạo này: Hai phong cách lãnh đạo này đều được ứng dụng rộng rãi trong các tổ chức

Trang 8

Trang 9

Lãnh đạo chuyển đổi Nhóm 3 Việc so sánh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của từng phong cách, từ đó lựa chọn được phong cách phù hợp nhất với từng tình huống cụ thể Lãnh đạo chuyển đổi tập trung vào việc tạo ra sự thay đổi, truyền cảm hứng và phát triển nhân viên, trong khi lãnh đạo giao dịch tập trung vào việc duy trì hiện trạng, đạt được mục tiêu cụ thể và quản lý hiệu quả

 Khái niệm lãnh đạo giao dịch: một loại phong cách lãnh đạo tập trung vào việc trao đổi kỹ năng, kiến thức, nguồn lực, hiệu quả công việc, đạt mục tiêu hoặc nỗ lực giữa các nhà lãnh đạo và cấp dưới của học

Đặc điểm Lãnh đạo chuyển đổi Lãnh đạo giao dịch Tập trung vào Truyền cảm hứng, phát

triển Hiệu quả công việc, đạt mục tiêu Cách thức Tầm nhìn, động lực, văn

hóa Mục tiêu, phần thưởng, quy trình Mục tiêu Thay đổi lâu dài, phát

triển Hoàn thành công việc, đạt mục tiêu ngắn hạn Mối quan hệ

với các nhân

viên

Coi nhân viên là tài sản quý giá, đầu tư vào phát triển

Coi nhân viên là nguồn lực để hoàn thành công việc

Phong cách Động viên, truyền cảm

hứng Quyền hạn, kiểm soát

8 Các ví dụ thực tiễn (các nhà lãnh đạo nổi tiếng):

 Reed Hastings của Netflix

Khi mới ra mắt, bất chấp đối thủ cạnh tranh lớn là Blockbuster, Hastings đã có một tầm nhìn lớn về việc Netflix sẽ thay thế công ty này Anh ấy đã nảy ra ý tưởng mới lạ về tính năng phát trực tuyến thân thiện với người dùng, ý tưởng này đã trở thành điểm khởi đầu cho việc hiện thực hóa giấc mơ này Ngày nay, Netflix có gần 200 triệu người đăng ký trên toàn thế giới và là dịch vụ phát trực tuyến lớn nhất

 Steve Jobs của Apple

Steve Jobs là một trong những ví dụ điển hình nhất về lãnh đạo chuyển đổi trong thế kỷ 21 Từ việc mặc những bộ quần áo giống nhau mỗi ngày để tăng năng suất, đến việc thiết kế ý tưởng đột phá về iCloud, Steve Jobs là bộ não đằng sau thành công của Apple Với tư tưởng Steve Jobs để lại, công ty đã chuyển từ nhận dạng dựa trên sản phẩm sang nhiều dịch vụ hơn để tăng độ trung thành thương hiệu Apple là một công ty trị giá 2 nghìn tỷ đô la ngày nay và trong vài năm tới, công ty này dự kiến sẽ mở rộng

Trang 9

Trang 10

 Ông chủ Amazon Jeff Bezos

Năm 1994, Jeff Bezos thực hiện bước đầu tiên để tạo ra cửa hàng sách trực tuyến đầu tiên trên thế giới Bezos đã dẫn đầu sáng kiến về trình đọc sách điện tử trực tuyến, nơi sách điện tử

kỹ thuật số có thể được lưu trữ trong thư viện điện tử để sử dụng sau này Sáng kiến này được đưa ra thị trường với cái tên Kindle Doanh số bán Kindle, đã góp phần vào giá trị thị trường của Amazon là 1,14 nghìn tỷ vào tháng 4 năm 2020

9 Làm thế nào đểF trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi:

9.1 Có tầm nhìn rõ ràng

Điều quan trọng là bạn phải truyền đạt một tuyên bố sứ mệnh

rõ ràng và thuyết phục cho nhân viên của mình Tầm nhìn đó là

lý do tại sao bạn và nhân viên của bạn - thức dậy mỗi sáng Điều này chỉ có thể đạt được khi cấp quản lý hiểu rõ giá trị cốt lõi, năng lực của cấp dưới cũng như các nguồn lực sẵn có

9.2 Động viên người khác

Đây là nơi mà kỹ năng kể chuyện sẽ tỏ ra hữu ích Bạn cần kể cho nhân viên của mình những câu chuyện truyền cảm hứng -

để qua đó, họ nhận ra những lợi ích sẽ nhận được khi theo đuổi tầm nhìn của bạn Không chỉ một lần - bạn cần phải thường xuyên tương tác với cấp dưới, liên kết tầm nhìn của công ty với

sở thích của họ và cho họ thấy bản thân có thể làm gì để biến điều đó thành hiện thực

9.3 Giảm sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Việc cấp lãnh đạo đưa ra một tầm nhìn chiến lược, nhưng lại không nỗ lực thực hiện là điều không phải hiếm gặp Để giải quyết vấn đề này, giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp là điều rất quan trọng Mọi thành viên cần nhận thức đầy đủ về vai trò

cá nhân và cách đo lường thành tích của mình

Mặt khác, các mục tiêu rõ ràng và THÔNG MINH (SMART) cũng rất cần thiết Những mục tiêu này bao gồm những công việc ngắn hạn có thể giúp doanh nghiệp đạt được thành công nhanh chóng và truyền cảm hứng cho tất cả nhân viên

9.4 Xây dựng quan hệ dựa trên niềm tin

 Phát triển con người đóng vai trò trọng tâm đối với phong cách lãnh đạo chuyển đổi Bạn cần hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của họ

 Có tầm nhìn rõ ràng

 Động viên người khác

 Giảm sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Trang 10

Ngày đăng: 05/02/2025, 11:01