Tran Thị Vânchúng ta cần phải chú ý tới những đặc điểm độc đáo của hoạt động nhận thức của HS đồng thời quan tâm day đủ hơn đến việc tổ chức cho HS dan dẫn tìm hiểu va tập tham gia các h
Trang 1BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINH
GÂY HUNG THU HỌC TAP
CHO HOC SINH TRONG GIANG DAY
Người hướng dẫn khoa hoc: Ths TRAN THỊ VAN Người thực hiện : LÊ THỊ THANH TRAM
Trang 2Rc llc
thành Đó không chí là sự có gắng của ban thân mà đó còn là sự
tận tình giúp đỡ của thầy cô và bè bạn:
Trường Đại học Sư phạm TP HCM đã đào tạo em trong suốt
Các thấy cô trong khoa Hoá - những người đã truyền cho em
sie nile ih teh k4 lên nh ng về (Thiet hinh
SBE
Các thầy cb trong tổ Phương pháp đã tận tinh tuyển cho
chúng em những kính nghiệm dạy học và rèn cho chúng em
Ben gửi đề ae tt ae
Lê Thị Thanh Trâm
Trang 3MỤC LỤC
MO DAU Trang
3 Nhiệm vụ cua dé tải ee OE TT Oe 1
5 Pham vi nghiền cứu rata ca IN 2
6 Giá thuyết | mm 2
7 Phương pháp nghiên cứu ace Ơ h GƯỜN =
CHUONG |: CƠ SO LY LUAN CUA DE TÀI
1.1 Quá trình day học ROTEL RDA ROT ERO 0109/0979 07250\.10000003 3
ge en sea ti tl i TRO 4
1.1.2.2 san owek lacks dn tt leo vay vy TRE ll ween he
12 Gaia Wainy NA Dares Oi ác .ŸẪŸƑŸỸ Hee 5
12: TY BF NI Và NÀ lai rekeeieeesieseeeeenseeseee 5
1.2.1.1 Một vai quan điểm vẻ hứng thú a 5
1.2.1.2 Cấu trúc của hứng thú 22222 22222222212225212 2211122 2 7
2:13 CAS WORE NGA ————-.ddiieeio §
1.3.1.5 Biểu hiện cua hứng thú Poa hea meee 160)|: 1.2.2 Gay hứng thú học tập l0 hoc BH Shine 12
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
ki:
Oh - kh Ngtư
Công thức cầu tạo
Công thức phan tu Thí nghiệm
Phản ứng
Tác dụng Oxi hoá Oxi hoá - khư Nguyên tử
Phân tử
Nguyên tổ
Trang 5KHOA LUAN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Tran Thi Van
MO BAU
1 Lý do chọn dé tài
Một trong những đặc điểm của thời đại ngảy nay là cuộc cách mạng khoa học
~ công nghệ đang phát triển như vũ bão dẫn đến sự bùng nỗ thông tin Trước tình
hình đó, việc dạy và học đòi hỏi phải có sự trở mình Sự đổi mới giáo dục diễn ra toàn điện từ nội dung đến cấu trúc chương trình Tương ứng theo đó, phương pháp
day học cũng cin phải được đổi mới Và, việc đối mới phương pháp là yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục Cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp không
ngoài vấn dé nâng cao hiệu quả của quá trình day học - hiệu quả trong truyền đạt thông tin của GV và hiệu quả trong tiếp nhận kiến thức của HS Muốn HS tiếp thu
có hiệu quá, trước hết người thầy giáo phải tạo tâm lý yêu thích môn học bằng cách
gây hứng thú học tập cho HS.
Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú học
tập cho học sinh trong giảng dạy bộ môn hoá học ở trường phổ thing” đề có cơ
hội hiểu sâu hơn cơ sở lý luận về các vấn dé tâm lý giáo dục học có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả bài lên lớp hoá học Qua đó, em sẽ biết cách vận dụng sáng
tạo các biện pháp tạo cho HS sự ham thích đối với môn Hoá Hứng thú sẽ là động
lực giúp HS nâng cao chất lượng học tập vì chúng ta biết rằng: “Nếu không khéu
gơi được hứng thú cho HS thì cũng như búa thợ rèn đập trên sắt nguội mà thôi ”.
Tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp gây hứng thú học tập vào hoạt động dạy
và học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hóa ở trường trung học phổ thông.
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu các vấn đề tâm lý giáo dục học có liên quan đến việc nâng cao
hiệu quả bài lên lớp hoá học.
- Xây dựng hệ thống lý luận làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
- Thiết kế một số giáo án giảng day trong chương trình hoá học 12 nâng cao có
vận dụng các biện pháp gây hứng thú học tập.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Lê Thị Thanh Trâm Trang |
Trang 6KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trấn Thị Vân
- Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế dạy học.
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học ở trường phỏ thông.
- Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp gây hứng thú học tập khi giảng dạy bộ
môn Hóa học ở trường phế thông
5 Pham vi nghiên cứu
Tìm hiểu và vận dụng các biện pháp gây hứng thú học tập vào hoạt động day
học, thiết kế giáo án cụ thé.
6 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng hợp lý các biện pháp gây hứng thú học tập sẽ tạo ra sự yêu thích
môn học ở HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Điều tra, khảo sát thực tế, xử lý kết quả
- Phân tích, tng hợp, rút ra kết luận.
Lê Thị Thanh Trâm Trang 2
Trang 7KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths Trấn Thị Vân
CHƯƠNG 1:
CO SO LY LUAN
1.1 QUA TRINH DAY HOC
1.1.1 Tinh hai mặt cia quá trình day hoc
- Dạy học là hoạt động kép bao gồm day (do thầy đảm nhận) và học (do trò
đảm nhận) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
- Dạy và học liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau.
1.1.1.1 Vai trò hướng dẫn của GV
- Thiết kế hoạt động dạy học:
* Thiết kế kế hoạch day học, bai giảng (giáo án)
* Xác định mục đích - yêu cầu của quá trình day học
* Xây dựng nội dung giảng dạy
* Chuẩn bị các phương pháp, phương tiện, điều kiện tiến hành hoạt động dạy học.
* Đưa ra nhiệm vụ nhận thức, hệ thống bai tập và hướng dẫn HS thực hiện
~ Kiểm định quá trình day học:
* Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của HS (kết quả thực hiện mục
tiêu đề ra)
* Điều chỉnh, sửa chữa và chuẩn bị các hoạt động của chu ky tiếp theo
1.1.1.2 Vai trò tự giác của HS
* Trong vai trò khách thé:
- Tiếp nhận kế hoạch day học do GV dé ra
- Tiếp nhận những nội dung day học yêu cầu - nhiệm vụ học tập.
Lê Thị Thanh Trâm Trang 3
Trang 8KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths, Trấn Thị Van
- Sử dụng các thao tác của tri tuệ để tiến hành các hoạt động nhận thức va thực
hiện nhiệm vụ nhận thức.
- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của GV
* Trong vai trò chủ thể:
- Xây dựng kế hoạch tự học của cá nhân
- Đặt ra các yêu cầu — nhiệm vy học tập cho bản thân
- Xây dựng và sử dụng các phương pháp tự học phù hợp dé chiếm lĩnh tri thức.
- Tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ học tập, tiếnhành tự điều chinh
1.1.2 Bản chất hoạt động học và logic của quá trình dạy học
1.1.2.1 Hoạt động học của HS
- Học là hoạt động nhận thức.
- HS lĩnh hội tri thức khoa học — đó là quá trình họ phản ánh hiện thực khách
quan vảo trong ý thức của mình.
- Quá trình học tập của HS tuân theo quy luật nhận thức chung của loài người:
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
- Quá trình học tập làm tăng vốn hiểu biết của HS
- Hoạt động nhận thức của HS không tìm ra cái mới cho nhân loại, mà chỉ tái tạo lại chân lí loài người đã khám phá.
- Trong thời gian ngắn, HS có thể lĩnh hội một khối lượng tri thức lớn một
cách thuận lợi nên cần phải củng cố, vận dụng, kiểm tra
- Hoạt động nhận thức của HS diễn ra trong môi trường sư phạm, có sự hỗ trợ
của phương tiện kỹ thuật, đồ dùng dạy học, SGK, tài liệu học tập Ở đấy có sự
hướng dẫn cần thiết của GV Thiếu sự hướng dẫn, điều khiển này, hoạt động nhận
thức của HS sẽ mò mim theo kiểu “thir và sai” Trên con đường “thử và sai” ấy, HS
sẽ gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng không đáng có
=> Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của người học dưới
sự hướng dẫn của GV Từ đó, chúng ta có thé thấy rằng thực chất hoạt động day học chính là việc tổ chức hoạt động nhận thức cho người học Trong quá trình day hoc,
Lê Thị Thanh Trâm Trang 4
Trang 9KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Tran Thị Vân
chúng ta cần phải chú ý tới những đặc điểm độc đáo của hoạt động nhận thức của
HS đồng thời quan tâm day đủ hơn đến việc tổ chức cho HS dan dẫn tìm hiểu va tập
tham gia các hoạt động tìm tòi, nghiên cứu khoa học một cách vừa sức để chuẩn bị
cho quá trình khai thác trí thức và nghiên cứu khoa học trong tương lai.
1.1.2.2 Logic khoa học và logic tâm lý học của sự lĩnh hội trong logic
của quá trình dạy học
Logic của quá trình day học là sự thống nhất hữu cơ giữa logic khoa học của tài liệu
giáo khoa và logic tâm lý học của sự lĩnh hội của HS.
- Logic khoa học của tài liệu giáo khoa là trình tự vận động và phát triển hợp
quy luật của đối tượng khoa học (sự kiện, khái niệm, quy luật, lý thuyết ), là chủ
dé của tài liệu đó, đi từ đơn giản đến phức tạp, hiện tượng đến ban chit, từ bản chất
cấp thấp đến ban chất cắp cao (quy luật ở đây chính là quy luật nhận thức của khoa
học mà tải liệu giáo khoa dựa vào).
- Logic tâm lý học của sự lĩnh hội tài liệu giáo khoa ở HS Danh rằng logic
khoa học giữ vai trò chỉ đạo, quyết định sự tồn tại và chất lượng của logic quá trình
dạy học Nhưng tự bản thân nó, một tài liệu khoa học thuần tuý (một lý thuyết khoa
học mới được chứng minh) chưa thể đem ra đạy học trực tiếp ngay được, tức chưa
phải là một tài liệu giáo khoa thực thụ vì nó chưa phù hợp với trình độ lĩnh hội của
trò Ta cần xử lí tài liệu khoa học một cách riêng biệt, lựa chọn, sắp xếp, phối hợp
các yếu tố của tài liệu khoa học, đưa thêm những kiến thức liên môn hỗ trợ, liên kết
chúng với những thí nghiệm, đồ dùng trực quan và những thao tác của thầy (lời giải
thích, câu hỏi) và của trò dé tài liệu khoa học phù hợp với trình độ lĩnh hội của trò,
với đặc điểm tâm lí cá nhân HS và cả những điều kiện tổ chức dạy học của lớp học.1.2 GAY HUNG THU HỌC TAP
1.2.1 Tâm lý học về hứng tha
1.2.1.1 Một vài quan điểm về hứng thú
- Trong cuốn tâm lý học cá nhân, A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định hướngcủa cá nhân vào một đối tượng nhất định Tác giả đã đưa ra một khái niệm được
xem là khá hoàn chỉnh vẻ hứng thú: “Himg thú là một thái độ đặc thd của cá nhân
Lê Thị Thanh Trâm Trang 5
Trang 10KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Tran Thị Van
đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn vẻ mặt
tình cảm của nd”.
- Nhà tâm lý học người Đức A.Kossakowski coi hứng thú là sự định hướng
tích cực tâm lý vào những đối tượng nhất định với mục đích nhận thức Chúng tiếp thu những tri thức và nắm vững những hành động phù hợp Hứng thú biểu hiện mối
quan hệ tới tính lựa chọn đối với môi truờng và kích thích, con người quan tâm tới
những đổi tượng, những tình huống, hành động quan trọng có ý nghĩa đối với mình
Xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự
thích thú được thỏa man với đối tượng
Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thú khi chúng thoả mãn 2 điều kiện sau đây:
Cỏ ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện nảy quyết định nhận thức
trong cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống
của cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú Muốn hình thành hứng thú, chủ thể
phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của mình, nhận thức cảng
sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của
hứng thú.
- Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân Trong quá trình hoạt động với
đối tượng, hứng thú quan hệ mật thiết với với nhu cầu Khoái cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động với đối tượng, đồng thời chính khoái cảm có tác dụng thúc day
cá nhân tích cực hoạt động, điều đó chứng tỏ hứng thú chỉ có thể hình thành và phát
triển trong quá trình hoạt động của cá nhân Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu
nhất để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động Trong quá trình hoạt động và bằng
hoạt động với đối tượng, mới có thể nâng cao được hứng thú của cá nhân
- Cũng như những chức năng cấp cao khác, hứng thú được quy định bởi những
điều kiện xã hội lịch sử Hứng thú của cá nhân được hình thành trong hoạt động vả
Lê Thị Thanh Trâm Trang 6
Trang 11KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
sau khi đã được hình thành, chính nó quay trở lại thúc đẩy cá nhân hoạt động Vì lý
do trên, hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây
ra nó Khát vọng này được biểu hiện ở chỗ cá nhân tập trung chú ý cao độ vào cái
làm cho minh hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lý theo một
hướng xác định, do đó tích cực hóa hoạt động của con người theo hướng phù hợp
với hứng thú của nó dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn người ta vẫn thấy thoải
mái và thu được hiệu quả cao.
Hứng thú trong công việc hoàn toàn khác với làm việc tùy hứng Hứng thú
trong công việc là một phẩm chất tốt đẹp của nhân cách, còn làm việc tùy hứng là
biểu hiện của tính tùy tiện của một tính cách không được giáo dục chu đáo
1.2.1.2 Cấu trúc của hứng thú
Tiến sĩ tâm lý học N.Gmavôzôva đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm của
mình về cấu trúc của hứng thú:
+ Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú.
+ Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.
+ Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Theo ông thì: Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm, tình cảm thực sự
với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối
tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích
thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động
mà chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định
bản chất hứng thú.
Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức — xúc cảm tích cực và hoạt động,
nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đối với đối
tượng, nếu chí nói đến mặt hành vi là chí đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy được xúc cảm, tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có nghĩa là hiểu được nội dung tâm lý của hứng thú nó tiểm ẩn bên trong Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa
sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động
Lê Thị Thanh Trâm Trang 7
Trang 12KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
với đối tượng Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá
nhân Để có hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên Nó có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau Trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại
của từng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của
sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.
- Căn cứ vào nội dụng đối tượng, nội dung hoạt động: Chia ra làm 5 loại:
Hứng thú về cái hay, cái đẹp như văn học, phim ảnh, âm nhạc
- Căn cứ vào khối lượng của hứng thú: Chia ra 2 loại:
Lê Thị Thanh Trâm Trang 8
Trang 13KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Van
+ Hứng thú rộng:
Bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt thường không sâu.
+ Hứng thú hẹp:
Hứng thú với từng mặt, từng ngành nghé, lĩnh vực cụ thẻ Trong cuộc sống
cá nhân đòi hỏi có hứng thú rộng - hẹp, vì chỉ có hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn điện, song chỉ có hứng thú rộng thì sự
phát triển nhân cách cá nhân sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc
- Căn cứ vào tính bên vững: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú bên vững:
Thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên
hướng của mình.
+ Hứng thú không bén vững:
Hứng thú thường bắt nguồn từ nhận thức hời hợt đối với đối tượng hứng thú.
- Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú sâu sắc:
Thường thể hiện thái độ thận trọng có trách nhiệm với hoạt động, công việc.
Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo
đối tượng của mình
+ Hứng thú hời hợt bên ngoài:
Đây là những người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thực tiễn.
Họ là những người nhẹ dạ nông nỗi.
- Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú trực tiếp:
Hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động hứng thú với quá trình nhận
thức, quá trình lao động, và hoạt động sáng tạo.
+ Hứng thú gián tiếp:
Loại hứng thú đếi với kết quả hoạt động.
1.2.1.4 Vai trò của hứng thú:
- Đối với hoạt động nói chung:
Lê Thị Thanh Trâm Trang 9
Trang 14KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cẩu, hứng thú kích
thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong
hoạt động của mình Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dé dàng hơn Nhu cau và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau,
nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ
hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống, lúc
đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn
Công việc nào có hứng thú cao thì con người thực hiện nó dé dàng hơn, có
hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm đương tính mạnh mẽ đối với người tiến hành hoạt
động đó, và họ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên nhẹ nhảng, Ít
tốn công sức hơn, có sự tập trung cao Ngược lại, người ta cảm thấy gượng ép, mệt
mỏi, công việc trở nên nặng nhọc khó khăn, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt khi
làm việc không có hứng thú.
- Đối với hoạt động nhận thức:
Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu
qua, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động Hứng thú làm tích cực hóa
các quá trình tâm lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ).
- Đối với năng lực:
Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì di phải vượt qua muôn
ngàn khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái làm cho năng lực trong lĩnh vực
hoạt động ấy dễ dàng hình thành, phát triển.
Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ có hứng thú mới cho phép
người ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài không mệt mỏi mà không
sớm thỏa mãn mà thôi Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén
Đối với người học, việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó, hứng thú của người học đối với môn học là rất quan trọng Trong quá trình
giảng dạy, GV phải thu hút được người học vào bài giảng làm cho người học có
hứng thú đối với môn học Hứng thú là yếu tổ quyết định đến sự hình thành và phat
triển năng lực cá nhân Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái
Lê Thị Thanh Trâm Trang 10
Trang 15KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trấn Thị Vân
này làm tiền để cho cái kia và ngược lại Hứng thú và năng lực là một cặp khôngtách rời khỏi nhau, có nghĩa là tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự
sâu sắc, đầy đủ; hứng thú không được nuôi dudng lâu dài nếu không có những năng
lực cần thiết để thỏa măn hứng thú
Đối với người học, hứng thú học tập có vai trò quan trọng Nó tạo ra động cơ
chủ đạo của hoạt động học tập đối với người học Vì vậy, việc hình thành và phát
triển hứng thú nói chung và hứng thú học tập nói riêng của người học là mục đích
gần của người GV
1.3.1.5 Biểu hiện của hứng thú
- Hứng thú biểu hiện ở 2 mức độ của nó:
+ Mức độ 1: Chủ thé mới đừng lại ở việc nhận thức về đối tượng Chưa có xúc cảm,
tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành, hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó
+ Mức độ II: Đếi tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động
- Hig thú biểu hiện ở nội dung của nó như: Hứng thú học tập, nghiên cửu
khoa học, đi mua hàng, đi dạo chơi
- Hứng thú biểu hiện chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có hứng thú
đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống
hời hợt, bề ngoài Những người chi tập trung hứng thú vào một hoặc một vài đối
tượng thì cuộc sống thường đơn điệu Trong thực tế, những người thành đạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lý Trên nền những hứng thú khác nhau, họ xác định được một hoặc một số hứng thú trung tâm mang
lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.
- Hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
+ Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liên quan tới
đối tượng của hứng thú đó
+ Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do đối
tượng này gây ra.
+ Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên vẻ đối tượng này, vẻ việc
có liên quan tới chúng.
Lê Thị Thanh Trâm Trang 11
Trang 16KHOÁ LUẬN TÔT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Van
+ Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng thú.
+ Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với đối
tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng thẳng những
vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó
1.2.2 Gây hứng thú học tập
1.2.2.1 Khái niệm hứng thú
- Theo Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản xã hội 1992: “Hing thú là sự ham
thích, hào hứng với công việc”.
- Theo Dai Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin 1998: Hing thú có hai nghiã: “Biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thoả mãn,
tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “sự ham
thích.
- Miaxisep: “Himg thú chính là thái độ nhận thức tích cực”.
- Sukina: “Hứng thú là xu hướng của ý nghĩ, tư tưởng muốn hiểu biết sự
vật” Hứng thú là một phương tiện dạy học
- Hứng thú nhận thức là xu hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào lĩnh vực
nhận thức, nhằm vào nội dung của nó và quá trình tiếp thu kiến thức Hig thứ có
tính chất lựa chọn
- Carroll-E.lzad: Hứng thú là hình thức biểu hiện thường xuyên nhất của xúc động Hứng thú là một trong những cảm xúc nền tảng của con người: hứng thú, vui
sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bi, khiếp sợ, xấu hỏ, tội lỗi.
Hứng thú là cảm xúc tích cực được trải nghiệm thường xuyên nhất.
- Hứng thú là một trong những cảm xúc bằm sinh cơ bản và là cảm xúc chiếm
ưu thé trong tất cả các cảm xúc của con người Hứng thú là nguồn quan trọng của hệ
động cơ Hứng thú là nền tảng của hệ động cơ có tính chất cực kỳ quan trọng đối
với các hoạt động nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng.
1.2.2.2 Tác dụng của hứng thú
- Hứng thú duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể Hứng thú làm cho con người
phấn chắn vui tươi, làm việc lâu mệt mỏi Chí khi nào có hứng thú thi sự cé gắng
Lê Thị Thanh Trâm Trang 12
Trang 17KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
mới được bền bi Hứng thú làm cho quá tếnh dạy học trở nên hap dẫn.
- Hứng thú cho phép con người duy trì sự chú ý thường xuyên.
- Hứng thú làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ (quy luật hướng đích và quy luật ưu
tiên).
- Hứng thú tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động Theo
Alecxéep: “Chi có hứng thú đối với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt
động ấy được tích cực".
- Hứng thú là động cơ chiếm ưu thế trong hoạt động hàng ngày của con người.
Hứng thú là hệ động cơ duy nhất có thể duy trì được công việc hàng ngày một cách
bình thường Hứng thú ảnh hưởng đến tính chất, diễn biến và kết quả của hoạt động.
Hứng thú làm cho hiệu quả của hoạt động được nâng cao.
- Cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy Hứng thú điều
khiển hoạt động định hướng Chính cảm xúc hứng thú cùng với các cấu trúc và định hướng nhận thức quyết định phương hướng của tri giác, nhận thức và hành động.
- Hứng thú tạo cơ sở động cơ cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo Hứng thú
có vai trò trung tâm trong các hoạt động sáng tạo.
- Hứng thú là hệ động cơ cực kỳ quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng, kỹ
xảo và trí tuệ.
- Hứng thú rit cần thiết với sự phát triển nhân cách, phát triển tri giác và nhận
thức.
- Hứng thú có vai trò quan trọng trong sự phát triển cuộc sống xã hội và duy trì
các quan hệ giữa các cá nhân Hứng thú cũng giúp duy trì các quan hệ tình dục và
gia đình.
1.2.2.3 Một số biện pháp gây hứng thú trong dạy học
- Gây hứng thú bằng cái mới lạ:
+ Những diéu mới lạ, những khác biệt với cái thông thường của nội dung kiến thức.
+ Cách nhìn mới đối với kiến thức Một kiến thức quen thuộc nhưng có thể phát
hiện ra trong đó những nét mới nếu chúng ta quan sát nó đưới một góc độ khác.một cách nhìn khác, hoặc nghiên cứu nó một cách sâu sắc hơn
Lê Thị Thanh Trâm Trang 13
Trang 18KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
- Gây hứng thú bằng sự phong phú đa dạng, luôn thay đôi:
+ Sự đa dạng về phương pháp dạy học.
+ Sự đa dang về hình thức tổ chức dạy học
- Gây hứng thú bằng sự bắt ngờ, ngạc nghiên.
- Gây hứng thú bằng tính chất phức tạp, khó khăn, mạo hiểm, có vấn để của
kiến thức Cho HS tham gia những hoạt động sáng tạo: nghiên cứu, tìm tòi, khámphá kiến thức
- Gây hứng thú bằng sự bí ấn, bí mật, kích thích tính tò mò (vi dụ: khi ké lại
lịch sử của các tên gọi, phát minh
- Gây hứng thú bằng sự lợi ích, thiết thực, những hình ảnh tưởng tượng đến kết
quả của công việc Theo Bruner thì: “Chúng ta hứng thú với những công việc nào
mà chúng ta thực hiện có kết quả tốt" HS hứng thú sau khi giải xong một bài tập
Trang 19KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trấn Thị Van
„ CHƯƠNG 2:
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
2.1 DAC THU CUA BỘ MÔN HOÁ HỌC
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết Đặc trưng này quyếtđịnh bản chất của phương pháp nhận thức hoá học Đó là kết hợp thực nghiệm khoa
học với tư duy lý thuyết, dé cao vai trò của giả thuyết, học thuyết, định luật hoá học,
coi như công cụ cho tiên đoán khoa học; vận dụng trong sự thống nhất biện chứng
quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp; mô hình hoá được sử dụng như một
dạng đặc biệt của thực nghiệm.
2.2 CAC BIEN PHÁP GAY HUNG THU HỌC TẬP
2.2.1 Ké chuyện vui hoá họcNgay từ lứa tuổi thần tiên, mỗi chúng ta dt hẳn đều đã được nghe ông ba, cha
mẹ, thầy cô kể về những câu chuyện cổ tích Trong đó, hình ảnh các ba tiên, ông bytvới phép nhiệm màu đã bao lan giúp người nghèo khổ vượt qua khó khăn, ban cho
họ cuộc sống hạnh phúc, đồng thời trừng trị kẻ gian ác tung hoành bá đạo Mỗi câu
chuyện đều gắn liền với một bài học làm người Và, những câu chuyện ấy đã đi sâuvào tâm thức của chúng ta Chúng tồn tại trong cái gọi là những cáu chuyện của thời
thơ ấu Để rồi, khi lớn lên, mỗi lúc chúng ta nhìn về tuổi thơ, chúng ta vẫn nhớ rất
rd hình ảnh những cô bé, cậu bé với đôi mắt tròn xoe hồn nhiên đang lắng nghe
giọng bà kể chuyện
Quả thật, được nghe kể chuyện là điều rit thú vị Nếu trong day học, đặc biệt
đối với bộ môn Hoá học, chúng ta biết đưa những câu chuyện kể vào bài giảng sẽ
tạo ra rất nhiều tác dụng hữu ích trong quá trình dạy học
Chuyện kể xen vào trong giờ học là một hình thức của “dạy học bằng sự đa
dạng các phương pháp” nhằm tăng thêm hiệu quả giờ lên lớp
Tac dụng
- Tao sự thư giần, giảm bớt căng thing cho HS.
Lê Thị Thanh Trâm Trang 15
Trang 20KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Tran Thị Vân
- Cung cắp thêm kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của HS một cách nhẹ nhàng,
thoải mái và hiệu quá HS nhớ rất lâu những kiến thức gắn liền với câu chuyện đã
kể
- Góp phần hình thành thế giới quan, giáo dục đạo đức, tư tưởng.
- Tăng hứng thú đối với bài giảng và môn học.
- Gây thiện cảm, tăng sự hip dẫn của GV với HS, tạo sự gắn bó thay - trò.
% Yêu cầu khi kê chuyện
* Tính khoa học
- Chuyện can có nội dung hoá học va sát với nội dung bai học Có tác dụng mở
rộng, khắc sâu kiến thức Chir không phải kể những câu chuyện mà nội dung chẳng
“ăn nhập” với bài học lại còn làm mắt thời gian.
- Đảm bảo sự logic giữa các tỉnh tiết, chính xác (các số liệu, sự kiện cần trung
thực với sự thật).
* Tính nghệ thuật
Thực tế cho thấy không phải bất cứ ai muốn kể chuyện cũng có thể kể được
một câu chuyện hay.
Ké chuyện là một kỹ năng Kể chuyện đòi hỏi tính nghệ thuật Lời kể cần hap
dẫn, gây được cảm xúc cho HS Để câu chuyện được thú vị cần chú ý khai thác các
mâu thuẫn, các yếu tố bắt ngờ, các tình tiết ly kỳ Khi kể chuyện, không chỉ cần
đảm bảo tính khoa học mà còn cần có tính nghệ thuật Hai tính chất này đan xen vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên giá trị của câu chuyện.
Trang 21KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
Dé đưa một câu chuyện có nội dung hoá học vào bài giảng, GV thường phải
qua các bước sau:
1, Lựa chọn câu chuyện hay, hp dẫn, phù hợp với nội dung bài giảng Đọc đi
đọc lại vai lan.
2 Lập dàn ý:
- Xác định mục đích cần đạt được
- Loại bớt những tỉnh tiết, nội dung không cần thiết.
- Ghi ra các sé liệu quan trọng, các vấn dé mau chốt để nhớ.
- Xây dựng dàn ý, sắp xếp lại theo trật tự logic thành cốt truyện.
3 Gia công:
- Từ cốt chuyện lựa chọn lời kể cho phù hợp.
- Thêm thắt những tỉnh tiết minh hoạ cho hap dẫn (hư cấu nghệ thuật).
~ Tìm hình ảnh minh hoạ nếu có thể được.
- Tập kể một số lần cho lưu loát va hắp dẫn.
- Tập sử dụng điệu bộ, cử chỉ kết hợp với lời kẻ.
4 Sử dụng:
- Lựa chọn thời điểm xuất hiện, xem nên kể vào bài nào, chỗ nào của bài.
- Phần cuối có thể nêu ra kết luận hay bài học nếu thấy cần thiết.
® Ví dụ
“TRUYỆN KE VE SAT”
(Chuyện được kể khi giảng dạy bài “Sat” chương trình Hoá 12 NC)
Trong một buổi sinh hoạt câu lạc bộ sinh viên, bỗng nhiên có một cô gái hỏi: Sắt có từ lúc nào?
Chạm đúng vào chuyên môn của sinh viên khảo cổ học, anh không suy nghĩ và
trả lời ngay: Khoảng nghìn năm trước CN, khi mà con người dau tiên biết luyện sắt
từ quặng, mở đầu cho một thời đại văn minh - thời đại Đồ sắt.
Mọi người than phục, nhưng cô gái thi mim cười: Nhỡ con người biết sắt còn
trước hơn thì sao?
Lê Thị Thanh Trâm Trang 17
Trang 22KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
- Không thể được, chàng sinh viên khảo cổ trả lời, trước đó là thời đại Đồ đồng
thanh Con người thời đại Đỗ đồng thanh biết làm ra công cụ và vũ khí bằng thứ
kim loại này, nhưng chưa thể bỏ công cụ bằng đá, bởi lẽ đồng thanh không đủ cứng Chỉ có với kỷ nguyên Đồ sắt thì công cụ bằng đá mới trở thành “vật trong viện báo
tàng”
“Hoan hô” Mọi người đều lên tiếng vỗ tay trước tài hùng biện của chàng sinh
viên ngành Sử và có phan ái ngại cho cô gái, sinh viên năm thứ 5 ngành Hoá này
Thật ra thì cô gái nói đúng.
Sắt là một kim loại hoạt động mạnh, cho nên rất dễ giải thích tại sao hầu hết
các quặng sắt đều là quặng oxit Không có sắt tự do nếu không có của “trời cho”.
Loài người từ xa xưa đã biết sắt ở dạng tự sinh Đó là nhờ những sắt “thiên
thạch” rơi xuống Trái đất.
Trong ngôn ngữ nhiều dân tộc, danh từ sắt có liên quan đến trời, thiên thể, ngôi sao.
Trong quang phổ của mặt trời có nhiều vạch tượng trưng cho hơi sắt Sắt từ thiên
thạch có những tính chất lí hoá rit đặc biệt ma sắt luyện kim không có Nó mềm và
màu sắc rất dịu, người đời xưa dùng sắt này làm đồ trang sức quý như vàng.
Sự phân tích cho thấy sắt “trời cho” này có chứa nguyên tố niken và coban.
Như vậy, sắt, niken, coban là ba chị em ruột đã khai sinh từ thiên tảo, và khi hạ giớithì cũng ở bộ ba liền nhau trong nhóm VIII của bảng HTTH Mendeleep
Tính trung bình cứ 20 thiên thạch rơi xuống Trái đất thì 1 1a kim loại sắt Tuy
nhiên, “của trời cho” tức là của may thi làm gì có nhiều được Bằng sức lao động
của mình, con người phải tự tìm ra sắt.
Cái khó khăn nhất đối với người tiền sử trong việc nấu quặng sắt là nhiệt độ.
Thông thường, muốn khử oxit kim loại người ta dùng than Sắt có nhiệt độ nóng
chảy rất cao (1539°C), than củi không đủ nhiệt để thu được sắt nóng chảy Mặc dù
tổ tiên chúng ta cũng đã cố gắng đào hỗ trên núi, bố trí sao cho thoáng gió Chất
quặng cùng với củi, sau đó đốt lửa Nhưng sắt thu được cần phải rèn lại thì mới dùng được Việc nghiên cứu dé hoàn thiện quá trình luyện sắt (luyện kim đen) còn
Lê Thị Thanh Trâm Trang 18
Trang 23KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Van
tiếp diễn cho đến tận ngày hôm nay Chắc các em HS không nghĩ rằng mọi việc đã
có sẵn, cái còn lại là sự hưởng thụ!
“HOÁ HỌC KHÁC TOÁN HỌC Ở CHỎ NÀO?"
Một hôm nhà toán học Đức Karl Gauss tranh luận với nhà hoá học Y Avogadro Ông Gauss tỏ ra khinh thường hoá học và cho rằng chỉ có toán học mới
có những định luật, còn hoá học chỉ là người phục vụ cho toán học mà thôi.
Ông Avogadro dan Gauss vào phòng thí nghiệm và tự mình làm phản ứng: cho mộtthé tích O; tác dụng với hai thể tích H; dé tạo thành hai thể tích H,O ở dang hơi:
2Haay + Ory — 2H;Oạ,
Lúc đó, nhà hoá học mới mim cười và bảo với nhà toán học:
- Ngài thấy chưa? Nếu hoá học đã muốn thì toán học phải chao thua Hai cộng một,bắt chấp toán học, cũng chỉ là hai đấy thôi
“SỰ DUNG CẢM CUA NHÀ HOÁ HOC”
Schiller — nhà hoá học Thuy Điển xuất thân từ gia đình rất nghèo, phải bỏ học
đi làm thuê cho một nha bao chế Từ năm 14 tuổi, cậu bé Schiller đã tự minh đi vào
hoá học Năm 1775, những công trình thực nghiệm của Schiller đã nổi tiếng thế
giới Ông cũng đã phát minh ra nhiều định luật hoá học
Schiller có thói quen làm việc say mê Công việc của ông phải tiếp xúc thường
xuyên với các chất độc va dé nô, cháy và có thé gây ra những tai nạn bất ngờ.
Một hôm, trước khi vào phòng thí nghiệm, ông dặn người giúp việc:
“Em sắp làm thí nghiệm với khí clo Nếu chẳng may em ngã, gọi anh thì chớ vàovội mà phải mở tung cửa rồi chạy nhanh ra ngoài!” Người giúp việc hốt hoảng can
nhưng ông điềm nhiên: "Không thể được Tính mệnh của em không phải là điều
quan trong! Quan trọng là phải tìm ra những tinh chat của khí clo co”.
Người giúp việc chỉ biết lắc đầu nữa mà thôi.
“TRUYỆN CUA CÁC NHÀ HOÁ HỌC THU KHÍ HIDRO XIANUA HCN”
Các nhà hoá học da làm thé nao dé có thể nhận ra được HCN trong một hỗn
Trang 24KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Tran Thị Vân
“Ta chỉ cần ngửi hỗn hợp đó Nếu chúng ta chết ngay lập tức, chứng tỏ hỗn hợp
chứa khí HCN”
—+ Chuyện phản ánh những phẩm chất cao quý của nhà hoá học Không chi là trí
thông minh vô hạn mà đó còn là lòng say mê khoa hoc, sự dũng cảm hy sinh quên
minh, xá thân vì khoa học.
“MỘT CHUYEN TINH CẢM ĐỘNG NHUNG ”
Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người
dưới dạng huyết cầu tổ (hemoglobin) Một sinh viên khoa Hoá đã làm gì khi nghe
cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng minh cho tình yêu đang chảy cuồncuộn trong cơ thé anh ta?
Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng sắt, nhưngkhông phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy chính từ máu của mình! Cứ định
ki lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt bảng phương pháp
hoá học.
Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái nhưng một bằng
chứng tình yêu bởi nó chưa được làm gì thì chàng trai đã chết vì bị mắt máu, cho
dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thé chàng chưa tới 3 g!
Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này Nhưng chẳng ai
chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động
“KHÔNG HẸN MÀ CÙNG NHAU
Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XIX, thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp
tích cực nào để sản xuất ra nhôm thật là hiệu quả Giá thành của nhôm thật là đắt
với phương pháp điều chế của J C Oerster và Friedrich Wohler Ay vậy mà khi đãtìm ra phương pháp hữu hiệu thì có những hai nhà bác học hoá học được cắp bằng
sáng chế.
Trong lịch sử khoa học và kỹ thuật có không ít những trường hợp mà hai nhà
bác học trong cùng một năm đã đi đến kết luận hoặc những phát minh trùng nhau
Thể nhưng, hai nhà bác học đã củng điện phân dung dịch muỗi nhôm để diéu chế
nhôm là Charles Martin Hall người Mỹ và Paul Héroult người Pháp nay thi sự trùng
Lê Thị Thanh Trâm Trang 20
Trang 25KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
hợp càng thêm “chồng chất” bởi cả hai đều sinh năm 1863, nhận bằng phát minh
năm 1886 và cuối cùng như thể hẹn ước, cả hai đều mắt năm 1914
“CHAT KHÍ CHỮA BỆNH DUY NHAT”
Vào cuối thé ky XVIII, khi hàng loạt các chất khí chưa từng biết được tìm ra
dồn dập, xã hội Anh đã rất quan tâm đến vấn đề này, đến mức ở Bristol, người ta đã
thành lập một viện nghiên cứu gọi là “Viện các khí” với mục đích dùng chất khí
chữa bệnh Nha hoá học Hmphry Davy được cử làm thanh tra của viện Trong buỏi
họp long trọng để nghe báo cáo kết quả nghiên cứu, Davy đã đọc bài dién văn kết
“Thưa các quý vi, trong tất cả các khí, thực ra chỉ có một chất khí chữa được bệnh
mà chúng ta đã biết từ lâu — từ thud khai sinh lập địa — đó là không khí sạch!”
— Trong việc học là sự giải trí, trong việc giải trí lại có sự học Dé là cách học khôn
ngoan Những câu chuyện lý thú giúp giải toa căng thẳng và tao bau không khí học
tập thoải mái hơn HS tiếp thu bài tích cực hơn
2.2.2 Hình vẽ, tranh ảnh
Lời nói được xem là công cụ dạy học quan trọng số | của người GV Đó là
phương tiện giao tiếp rất hiệu quả Tuy nhiên, không phải mọi vấn dé đều có thé
được diễn đạt bằng lời nói một cách trọn vẹn Có một câu danh ngôn: “Khi ngôn
ngữ đi đến ngõ cụt thì âm nhạc bắt đầu” Điều đó chứng tỏ lời nói không phải làcông cụ truyền tin hoàn hảo nhất Trong đạy học, người GV có thể sử dụng hình
ảnh, tranh vẽ làm phương tiện hỗ trợ đắc lực cho sự truyền tải nội dung bài giảng
đến HS
Tác dụng
- Tranh ảnh, hình vẽ giúp GV dé dang tăng cường lượng thông tin một cách
hiệu quả:
+ Tranh ảnh, hình vẽ có thé thay thé những vật thật quá nhỏ bé không thể nhìn thấy
bảng mắt thường hoặc không thé quan sát do bị che khuất (ví dụ cấu tạo nguyên
tir )
Lé Thi Thanh Tram Trang 21
Trang 26KHOÁ LUẬN TÔT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
+ Tranh ảnh, hinh vẽ có thé thay thế những vật thật quá lớn, nguy hiểm, không thé
tới gần (ví dụ các thiết bị sản xuất hoá chất )
+ Tranh ảnh, hình vẽ có thể thay thế các thí nghiệm khó, nguy hiểm, không có điều
kiện tiến hành
+ Tranh ảnh, hình vẽ có thể thay thế những vật thật mà lời nói, chữ viết không thể
nào mô ta được.
- Tranh ảnh, hình vẽ có thể bỏ qua những chỉ tiết thứ yếu, nhanh, chính xác
- Cần phân biệt 2 loại hình vẽ theo tính chất và mục đích sử dụng:
+ Hình vẽ cần có tính chính xác, giếng vật thật, cân đối đúng tỷ lệ kích thích trong
thực tế.
+ Hình vẽ có tính khôi hài để gây hứng thú, tạo dn tượng mạnh
- Hình vẽ không có khả năng truyền đạt tất cả mọi thông tin nên có chú thích kèm theo khi cần thiết.
- Trong cùng một bố cục chỉ được sử dụng một trong 3 phép vẽ: phép vẽ chiếu,
vẽ cắt và phép vẽ phối cảnh.
- Hình vẽ lén bảng phải ít tốn thời gian.
- Nên sử dụng màu sắc dé phân biệt từng bộ phận riêng hoặc làm nối bật các
chỉ tiết quan trọng.
® Ví dụ
Khi giảng dạy bài “Lưu huỳnh” (Hoá 10NC), ta có thé sử dụng các hình ảnh
này (kết hợp với bài giảng Powerpoint)
Lê Thị Thanh Trâm Trang 22
Trang 27KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Van
Tinh thé lưu huỳnh Lưu huỳnh dang bột
Lưu huỳnh đơn tà Lưu huỳnh tà phương
Lê Thị Thanh Trâm Trang 23
Trang 28—————————-_.—-.———.—_ Peet
Giới thiệu với HS các biểu tượng của các nguyên tố hóa học
Actinium Beri Argon
Lê Thị Thanh Trâm Trang 24
Trang 29KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
Khi giảng day bai “Tinh thể nguyên tử - Tinh thé phân tử”, GV có thé đưa ra hình
ảnh sau:
Than chì
Cho HS xem hình ảnh của than chỉ và kim cương Từ đó, GV đặt vân để tại sao than
chi va kim cương đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng lại cỏ sự khác
nhau như vậy Sau đó dẫn dắt vào phan cau trúc mạng tinh thể.
Mạng tỉnh thể
lập phương tâm khối
Trang 30KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD Ths Trần Thị Van
Hiệu ứng nhà kính
Màu ngọn lửa
Br, dang long và dạng hơi HBr tác dụng với dd H;SO, aq
Lê Thị Thanh Trâm Trang 26
Trang 31KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD Ths Trần Thi Van
Chu trình nite
2.2.3 Thí nghiệm
Như đã nói ở trên, không phải mọi vấn để déu có thể diễn đạt bằng lời nóiHoặc giả, nếu có thé diễn đạt bằng lời thì cũng khó tron vẹn Có khi mất rất nhiềuthời gian để giảng giải một vấn để ma vẫn không trình bảy hết ý và rõ ràng Lời nóitrừu tượng vả thí nghiệm thì cụ thể Trong quá trình dạy học Hoá học, thí nghiệmgiữ vai trò đặc biệt quan trọng Dé hiểu thí nghiệm quan trọng như thé nào đối với
hoạt động dạy học, chúng ta hãy đặt vấn để ngược lại: nếu suốt quá trình giảng dạy
ma GV không sử dụng thí nghiệm thi van dé gì sẽ xảy ra?
- HS tiếp thu kiến thức không chính xác vả vững chắc HS khó hiểu bài vi
không có có những hiện tượng rõ ning vẻ các chất, các hiện tượng hoá học.
- HS không thể hình thành các kỹ năng thực hành
- HS không thé tin tưởng vào kiến thức đã học
- HS sẽ mau quên bải vì không cỏ ấn tượng
- HS không thể yêu thích bộ môn và không thế say mê khoa học với những lý thuyết khô khan
Tac dụng
Lé Thi Thanh Tram Trang 27
Trang 32KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Van
- Thi nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết va thực tiễn, giữa hiện tượng tự nhiên va
nhận thức của con người.
- Thí nghiệm là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thật của kiến thức, hỗ trợ đắc lực
cho tư duy sáng tạo.
- Thí nghiệm là cơ sở của viêc dạy học Hoá học và việc rèn luyện các kỹ năng
thực hành Thông qua thí nghiệm, HS nắm kiến thức một cách vững chắc
+ Những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm
- Dụng cụ, hoá chất thiếu.
- Tến thời gian chuẩn bị trong lúc phần lớn GV đều bận rộn, có nhiều việc phải
lo lắng hơn! Trong khi đó, sức ÿ tâm lý chung của con người là ai cũng thích đơn
giản.
- Có nhiều thí nghiệm độc hại, nguy hiểm.
- GV có làm thí nghiệm hay không làm thí nghiệm thì cũng chẳng ai khen, chê
© Chú ý
- Thí nghiệm phải rõ rằng, bảo đảm tính trực quan để cả lớp quan sát được tốt
nhất
- Thí nghiệm liên quan chặt chẽ đến nội dung bài day.
- Thí nghiệm phải có hiện tượng rd ràng, dé quan sat.
Một số hướng cải tiến, sáng tạo thí nghiệm mới
- Dùng dụng cụ đơn giản, hoá chất dễ kiếm, rẻ tiền, gắn với cuộc sống để mở
rộng phạm vi sử dụng ở những nơi khó khăn, HS có thể tự kiếm, tự làm
- Dùng thí nghiệm lượng nhỏ có tác dụng: tiết kiệm hoá chất, nhanh, ít độc, ít
Trang 33KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
Đoá hoa báo mưa, nắngLàm một "đóa hoa báo mưa, nắng" như hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dùng
để trắc nghiệm sự thay đổi của thời tiết
Dùng loại giấy nhún màu đỏ để làm một đoá hoa hồng, rồi phết nước muối đặc
lên những cánh hoa (hoà muối ăn với nước, khuấy đều, cho thêm muối ăn cho tớikhi muối ăn không tan được nữa là được nước muối đặc, dung dịch muối bão hoà),
rồi căm đoá hoa đó vào chậu hoa
Nếu sắc màu của hoa bị nhạt đi thì thời tiết nhất định sẽ nắng, còn màu sắc hoa
trở nên thẫm hon thi thời tiết sẽ ram hoặc mưa
Giải thích:
Đó là vì dod hoa giấy thắm nước muối đặc thì dé dàng hap thu nước Ngày ramkhí áp thấp, độ ẩm không khí lớn, hoa giấy tiếp xúc với không khí có độ dm lớn thi
có thể hấp thu nước trong không khí, nên hoa giấy trở nên thẫm màu hơn lên một
chút Ngược lại, vào ngày nắng khí áp cao, độ ẩm không khí nhỏ, hoa giấy chẳng
hấp thu được nước nên đương nhiên vẫn giữ màu vốn có, hoặc thấy nhạt đi một
chút.
Điệu vũ natri
(Thí nghiệm vui dùng trong bài: “Kim loại kiểm”)
Đồ 30ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào một cốc dung dịch 100ml và rót 50ml dầu hỏa lên trên mặt nước Lấy một miếng natri cạo sạch nhỏ bằng hạt đậu đặt cắn thận lên lớp dầu hỏa Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 - 12 lần cho đến khi miếng natri tan hết Trong khi đó lớp nước phía
đưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng
Giải thích:
Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống Nhưng khi tiếp xúc với nước nó lập
tức tác dụng với nước giải phóng khí Bọt khí H; bao bọc mẫu natri và đệm khí đóday nó nỗi lên lớp dau hỏa Tại đây, các bọt khí tách ra và mẫu natri bị chìm xuống
Dung địch trở nên màu đỏ hồng là sau phản ứng tạo ra dung dịch kiểm
Lê Thị Thanh Trâm Trang 29
Trang 34KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
Cây phủ tuyết
(Chúng ta có thé làm thí nghiệm vui này trong bai “Tinh chất hóa học của KL”)
Ở các nước ôn đới, vé mùa đông rit lạnh, cây cối thường rụng hết lá và bị phatuyết trắng xoá
Ta có thể tạo ra cảnh cây phủ tuyết như sau: Dùng các dây đồng chấp nốithành một cái cây rụng hết lá Thả chìm cây này vào cốc thủy tỉnh loại lớn chứa đầydung địch AgNO; Sau vài giờ cây sẽ bị phủ đầy "tuyết" trắng xóa
Giải thích:
Cu hoạt động mạnh hơn Ag nên đẩy Ag ra khỏi muối
Các tinh thé Ag bám lên cành cây trông giếng như cây bị phủ tuyết
Lam cho nước "sôi" bằng một sợi dây kim loại
(Thí nghiêm vui trong bài “Nhém”)
Rót "nước" vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kimloại màu trắng Lập tức "nước" sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mit, mờ cả ống
nghiệm Nhắc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào nó
lại sôi sùng sục
Giải thích:
Dùng dung dịch axit HCI làm nước và cần đun nóng trước khi biểu diễn Sợi dây kim loại màu trắng là sợi dây nhôm Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCI nóng,
phản ứng xảy ra mãnh liệt Bot khí thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sing
sục Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ tăng lên dần và nước bay hơi mù
mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi.
Dét nước đá cháy
(Bài Axetilen)
Lấy một nắm nước đá bỏ vào ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật quet diém đốt
trên mặt ống bơ Thật ky lạ! Nước đã bốc cháy
Giải thích:
Trong ống bơ bạn đã đặt sẵn vài mau canxicacbua Khi bỏ nước đá vào sẽ tác
dung với nước giải phóng khí.
Lê Thị Thanh Trâm Trang 30
Trang 35KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Van
Khí C;H; thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá
cháy vậy.
Chậu cá kiểng
Cho vào chậu thủy tinh cỡ lớn 10g Na;CO;; 5g muối ăn (NaCl) vài giọt phẩm
màu và dung dịch HCI đậm đặc Sau đó đổ thêm nước đến gần đầy chậu rồi nhẹ
nhàng thả các con cá (làm bằng long não) Sau vài phút bạn sẽ thấy các con cá này
cứ thi nhau ngoi lên rồi lại chìm xuống lên mặt nước để hop không khí, boi lội tung
tăng trong nước Cảnh tưởng diễn ra thật vui mắt!
Giải thích:
Các bọt khí CO; tích tụ lên các viên long não (hình con cá) và nâng chúng nổi
lên mặt nước Tại đây các viên long não sẽ nha khí ra, thấm nước vào và chìmxuống Khí tới đáy bình chúng lại hút khí CO; và lại nỗi lên
Pha thêm muối ăn để làm tăng khối lượng riêng của dung dịch, giúp cho các viên long não dé nổi lên hơn, phẩm màu làm cho dung dịch có mau sẽ đẹp mắt và
hấp dẫn hơn
2.2.4 Liên hệ thực tiễn cuộc sống
Chúng ta thường đặt câu hỏi: “HS yêu thích môn Hóa vi lý do gì?” Thật ra,
HS dành nhiều tinh cảm cho bộ môn Hoá vì đây là môn học rất hip dẫn, ẩn chứa
bao điều kỳ lạ, nội dung phong phú Đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của khoa học này.
Nhưng trong thời gian gần đây, HS đang mắt dần hứng thú học tập đối với
môn Hoá Nội dung của SGK quá nặng khiến GV phải dạy theo kiểu “chạy cho kịp chương trình” Có nhiều phần nhất là phần ứng dụng GV chỉ lướt qua, HS tiếp nhận
kiến thức ấy một cách sơ sài Sự đè nặng tâm lý khi phải học rất nhiều môn lại thêm
sự mệt mdi khi tiếp nhận kiến thức một cách khô khan khiến HS cảm thấy chán
Hoá học ly kỳ nhưng không xa lạ mà ngược lại rất gần gũi với cuộc sống của
chúng ta La một GV dạy học Hoá hoc, chúng ta không thể khiến HS có suy nghĩ
tiêu cực rằng: “Hoc Hoá học nhưng sẽ làm được những gì ngoài các phương trìnhphản ứng dài ngoằn, khô khốc?" Chính vì thể, GV can phải chú ý nhiều hơn đếntính thiết thực của môn học này đối với thực tién cuộc sống
Lê Thị Thanh Trâm Trang 31
Trang 36KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Van
Tac dụng
- Lam phong phú thêm kiến thức thực tế trong giờ lên lớp.
- Vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn:
+ Giúp HS sử dụng hiệu quả các vật dụng hàng ngày.
+ Giúp HS biết ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ
+ Giúp HS giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.
- Tạo điều kiện cho HS tiếp cận tri thức khoa học hiện đại
- HS yêu thích môn học, lớp học sinh động hơn.
- Người GV và HS không ngừng được mở rộng và khắc sâu kiến thức
* Khi giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thì:
- Bài giảng thêm hắp dẫn
- HS hứng thú với môn học hơn.
- HS thấy hoá học thật hữu ích, kỳ diệu
* Khi đưa các vi dụ trong thực tế vào bài học sẽ:
- Làm sáng tỏ nội dung bài học giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ bài
- Giúp HS nhận thấy hoá học rất thiết thực trong cuộc sống và muốn tìm hiểu
thêm.
*Khi thông tin đến HS những thành tựu hoá học mới sẽ giúp HS:
- Thấy được sự phát triển không ngừng và những phát minh tuyệt vời của hoá
học.
- Mở rộng kiến thức và mong muốn được tìm hiểu thêm
Những chú ý khi gắn hoá học với thực tế cuộc sống
- Phải đảm bao tính chính xác, khoa học.
- Gắn với nội dung bài giảng
- Ví dụ đưa ra phải ngắn gon, hip dẫn, phi hợp với trình độ HS
~ Thời gian phải hợp lý
- Những ứng dụng phải phê biến trong cuộc sống có tính giáo dục tư tưởng
đạo đức thế giới khoa học biện chứng.
* Khi giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống cẩn lưu ý:
Lê Thị Thanh Trâm Trang 32
Trang 37KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Tran Thị Vân
- Giải thích ngắn gon, dé hiểu
- Trước khi giải thích, nêu hiện tượng để HS suy nghĩ trả lời, kích thích tư duy
của HS.
*Khi thông tin đến HS những thành tựu hoá học mới can lưu ÿ:
- Giới thiệu khi có điều kiện vẻ thời gian.
~ Trình bày rõ ràng, dé hiểu
Ví dụ
Vai trò của ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào?
Ozon có khả năng “cai tạo” nước thai, có thể khử các chất độc như phenol,
hợp chất xianua, nông được, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bénh cé trong
nước thải Ozon có thể tác dụng với các ion kim loại: sắt, thiếc, chỉ, mangan biếnnước thải thành nước sạch vô hại Trên tằng cao khí quyển 10 - 30 km quanh trái
dat, O; tổn tại thành một tằng khí quyển riêng có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát
ra từ mặt trời Vì các tia tử ngoại làm cho người, động thực vật bị đột biến gen, gâybệnh nan y Gần đây do công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải,động cơ phản lực thải vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiém, thì ozon lạigóp phần oxi hoá chất gây 6 nhiém, cũng chính vì vậy ting ozon bị mỏng din
Trong vòng 50 năm gần đây lượng ozon mỏng đi khoảng 1% , có một số nơi ting
ozon bị thủng và gây ra không ít hiện tượng như: bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan
Ap dụng: Đây là vin đề có liên quan đến giáo dục môi trường và qua bài học
HS hiểu được tằm quan trọng của ozon, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kíchthích sự tìm hiểu về vấn dé này GV cỏ thể đưa vào bài giảng trong bài “Ozon -
Hidropeoxit” (Hoá 10 NC).
Tại sao sau những con mưa có sắm chớp , đường xá, khu phố, rừng cây,
bầu trời xanh cũng như sạch, mát mẻ, trong lành hơn?
Do trong không khí có 20% O; nên khi có sắm chớp tạo điều kiện:
30, "#8^" ¿o,
Tao ra một lượng nhỏ O©; ,O; có khả năng sát trùng :
Lê Thị Thanh Trâm Trang 33
Trang 38KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
O;= O;+ O
( sát trùng )Nên ngoài những hạt mưa cudn theo bụi thì O; là tác nhân làm môi trường
sạch sẽ và cám giác tươi mát.
Ap dụng: Vin đề này nên đề cập trong bài giảng về ozon (lớp 10), giúp HSkiếm nghiệm trong cuộc sống mà đôi khi có nhiều HS không chú ý đến Đây là mộthiện tượng tự nhiên không xa lạ với HS.
Vi sao khi luộc rau muống nên tra vào trước một ít muối NaCl (muối ăn)?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất latm là 100°C, nếu tra thêm NaC! thì lúc
đỏ làm cho nhiệt nước khi sôi (dung dịch NaC! loãng) là > 100°C Vi vậy khi đó rau
muống sẽ mềm hơn và xanh hơn do nhiệt độ sôi cao hơn của nước nên rau chinnhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu làm rau ít mắt vitamin nên xanh
Ap dụng: Vin đề này có thể có HS biết nhưng có HS không để ý nhưng nếuđược biết đến thì các em có thể tiến hành thí nghiệm ngay trong mỗi buổi nấu ăn,
góp phần tạo thêm kinh nghiệm cho HS, rất thiết thực Có thể chèn vào trong bài
giảng.
Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn NaCl vào quá
sớm?
Các bà mẹ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm, điều này có
thể giải thích một cách khoa học như sau:
- Trong đậu nành khô, nước rất ít Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc vàlớp vỏ là một màng bán thấm Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẳm thấu vào trong đậulàm đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vỡ làm cho
đậu mềm Nếu khi nấu đậu ta cho mudi quá sớm thi nước ở bên ngoài có thể không
đi được vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độmuối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếucho muối quá nhiều
- Trong thịt chứa protein (protit) vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh
sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu xảo nếu như cho NaC! vào sớm gây
Lê Thị Thanh Trâm Trang 34
Trang 39KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
khó khăn cho thắm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu
hoá
Ap dụng: GV có thé xen vào bài giảng của phần về protit lớp 12 Day cũng là
vấn để thiết thực bắt gặp trong cuộc sống và phục vụ thiết yếu trong việc chế biến
thực phẩm
Dùng kiếm giết yêu quái ra máu như thế nào?
Có một thay cúng đến nhà có người bị bệnh phán rằng: ốm là do ma quỷ, yêuquái ám phạt phải trừ ma tà Và ông ta làm như sau: Lấy một hình người bằng rơm,khoác lên đó áo giấy vàng rồi miệng đọc “thần chia” rút kiếm báu ra và tưới lênlưỡi kiếm "nước tiên” rồi đâm vào hình người bằng rơm, khi rút kiếm ra khỏi hình
người bằng rom thì lập tức ở chế kiếm rút ra có có xuất hiện những vết đỏ tươi
như máu và bảo ma đã bị trừ Thực chất: “nước tiên” là dd NayCO;, áo giấy vàng
không phải giấy vàng thường mà được nhuộm bằng chất màu thiên nhiên lấy ra từ
củ cây nghệ nên:
dd Na;CO; + Chất màu của nghệ — Màu đỏ sim (như máu)
Những chất có khả năng làm thay đổi màu sắc để chỉ rõ tính chất của dung dịch được gọi là chất chỉ thị màu.
Ap dụng: Hiện nay vin đề chống mê tín dị đoan là vấn đề nóng bỏng, vai trò của GV cũng rất quan trọng Qua các bai giảng mà hiểu bản chất vấn dé vì học để
biết, để ứng dụng vào cuộc sống GV có thể xen mẫu chuyện này vảo trong bàigiảng về NayCO; là hợp chất quan trọng trong đời sống và công nghiệp (Bài “Một
số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” SGK 12 NC)
“Ma trơi"” chỉ là cái tên gọi mê tín Thực chất, trong co thé (xương động vật)
có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo một phần thành khí PH; (phốt phin)khi có lẫn một chút khí điphốtphin P;H,, khí PH, tự bốc cháy ngay trong điều kiệnthường tạo thành khối cẩu khí bay trong không khí:
2PH, + 40,°%" PHO, + 3H;O (cháy sáng )
Lê Thị Thanh Trâm Trang 35
Trang 40KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Ths Trần Thị Vân
Một điều ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “ma trơi” ở các nghĩa địa nơi cócác thây người chết cảng tăng thêm tính chất kịch tính
Ap dung: Vin đề này phải được dé cập trong bài giảng về P để giải thích hiện
tượng trong đời sống: “ma trơi” Tránh tinh trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống
lành mạnh Hiện tượng nay có thé dé cập trong tiết dạy về phốt pho lớp 11
Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?
Xăng pha chi là thêm tetraetyl chi có tác dụng tích kiệm 30% xăng dầu khi sửdụng Nhưng khí cháy trong động cơ chi oxi bám vào các ống xả, thành xi lanh nênthực tế còn hoa tan thêm vào xăng đibrômua etan thi chi oxi sẽ bị chuyến thànhPbBr; dé bay hơi thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môitrường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, ngoài ra hơi Br; bay
ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm bỏng da khi tiếp xúc với brôm lỏng Hiện
nay nước ta đã không sử dụng xăng pha chi.
Ap dụng: Hiện nay, nước ta không còn sử dụng xăng không pha chi nữa,
nhưng không ít một phận HS và nhân dân không hiểu vì sao Nên thông qua bài học
liên quan, GV có thể làm rõ tại sao Vấn để này có thể xen trong tiết dạy về dầu mỏ.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn” mang hàm ý của khoa học
hoá học như thế nào?
- Đá thông thường chủ yếu là CaCO; trong nước tồn tại phương trình điện ly:
CaCO,=CaÌ” + COj” (*)
- Khi nước chảy cuốn theo các ion Ca?", CO;”, theo nguyên lý chuyển dịch cân
bằng hoá học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ
Ca”", CO”, nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dan
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy những phiến đá ở những dòng chảy đi
qua nếu không để ý trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng không ít, góp phần hiểu được
dụng ý của khoa học cuả câu tục ngữ, làm cho hoá học trở nên gần gũi, văn hơn.
GV có thé xen vấn dé nay trong khi day đến phần vé muối CaCO, (Bài “Một sé hợpchất quan trọng của kim loại kiểm thể" SGK Hoá 12 NC)
Lê Thị Thanh Trâm Trang 36