Trong thời gian qua, các cấp, các ngảnh trong huyện Đức Linh đã có nhiều co gắng trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, khoanh vùng để bỏ trí chuyên đổi cây trông cho phù hợp với điề
Trang 1Sty eee
BỘ GIAO DUC VA ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU’ PHAM TP HCM
KHOA ĐỊA LÍ
Người thực hiện: Lê Quang Trực
Người hướng dẫn khoa học: Ths, Nguyễn Thị Bình
TP Hỗ Chí Minh, năm 2011
Trang 2De hoàn thành khỏa luận tốt nghiệp của mình em đã nhận được sự
quan tâm va giúp đỡ tir rat nhiều người.
Em xin được gởi lời cảm ơn chân thành va sâu sắc nhất đến thạc sĩ Nguyễn Thị Binh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt qua trình lam
khóa luận.
Em cũng tran trọng cảm ơn quỷ thay cô của khoa Địa Li, trưởng Đại
học sư phạm TP HCM những người đã yêu thương va dạy dỗ chúng em
Đông thời cũng xin gởi lời cảm ơn tới các cô chú trong LIBND Phong Nông nghiệp va Phát triển Nông thon, Phong Thong kê huyện Đức Linh, đã nhiệt tinh trong việc cung cap những tài liệu và số liệu liên quan tới
dé tai nghiên cứu.
Lời cudi cùng, xin được gởi lời cảm om tới gia đình và bạn bè, những
người đã quan tâm, động viên vẻ tinh than và hỗ trợ về vật chất dé em có thể
thực hiện khóa luận tốt nghiện của minh.
Xin chan thành cảm on.
TP HCM, Ngày 15 thang 5 mam 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Quang Trực
Trang 3DANH MỤC VIET TAT
Chuyên dich cơ câu cây trong |
Chuyên dich cơ cau kinh tế
-TP HCM Thanh pho Hỗ Chi Minh
Trung cap chuyén nghiép
UBND Uy ban Nhan dan
Trang 4DANH MỤC BANG BIEU
1 Danh mục biểu đồ
Hình 2.4 Biểu đô thể hiện cơ cầu cây trong huyện Đức Linh qua các năm
Hình 2.5 Biểu dé thể hiện diện tích các nhúm cây trong qua các năm
Hình 2.8 Biểu đỗ thể hiện cơ cầu cây công nghiệp huyện Đức Linh qua
cic nam
Hình 2.9 Biéu dé thé hiện diện tích một số loại cây công nghiệp qua cúc
năm
Hình 2.11 Biểu dé thé hiện sự tăng trưởng điện tích một số cây lương
thực chính của huyện Đức Linh qua các năm
2 Danh mục bảng số liệu
Bang 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Linh năm 2009
Bảng 2.2 Diện tích các nhóm cây trang
Bang 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trong chỉnh
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây lương thực chỉnh
Bang 2.5, Diện tích lúa ca năm
Bảng 2.6 Diện tích cậy lương thực có hat phân theo xã, thị tran
Bảng 2.7 Diện tích lúa cả năm phân theo xã, thị tran
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2011 — 2015
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình IJ Virén thanh long tại Bình Thuận
Hình 1.2 Trang mới cao su tại Bình Thuận
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Đức Linh
Hình 2.2 Sông La Ngà đoạn chủy qua Đức Linh
Hình 2.3 Mô hình chuyễn đổi trong lúa có hiệu quả tại huyện Đức Linh
Hình 2.6 Thu hoạch cao su tai huyện Đức Linh
Hình 2.7 Mã hình cây ca cao dưới tắn điều
Hình 2.10 Mô hình 2 vụ lúa + Ï vụ ngô ở huyện Đức Linh
Trang 6MỤC LỤC
Tình tay liệng HIỂU: ¿2220211200 0030120.AGLGGãLãG00008001860088ã0 Trang 3
Danh mục hình ảnh minh họa -. : TT Trang 4
PHAN MỜ DAU iii eames Tmang®
1 Lido chon đề tai am Trang 8
2 Mục đích nghiên cứu -cc-c-.e.c Trang 10
3 Nhiệm vụ nghiên cứu Ă Ăn Trang 10
4 Giới hạn để tải - 0 2n 222 222 px crerserreeo Trang 10
5 Lịch sử nghiên cứu để tài 22c c Trang 1]
6 Quan diem và phương pháp nghiên cứu wee Trang 12
6.1 Quan điểm nghiên cứu - 555cc Trang 12
Š-1.1 uán điểm hệ HIÔNG x ccissies cacsaississicciase tõïgbQ0 01066816 ảgg Trang 12 6.1.2 Quan điểm lãnh thê - - okliaplisstdtftogasi Trang 13
6.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Trang 13
6.1.4 Quan điểm sinh thai vả phát triển bên vững Trang 13
6.2 Phương pháp nghiên cứu šriiiittpGssd Trang ]4
6.3.1 Phương pháp thu thập số liệu -.-: sec ccscce Trang 14
6.3.3 Phương pháp điều tra thực địa -cccctccscccrces Trang 14
6.2.4, Phương pháp phan tích tong hợp Trang 15 6.2.5 Phương pháp bản đỏ, biểu đỗ - 2c 5c sccsrsscssrss Trang 15
7 Cầu trúc khoá luận - 0 Screroree.Trang 15
Trang 7PHAN NỘI DUNG sii 2200k i aT ree 16 Chương 1: Cơ sé lí luận và thực tiễn nghiên cứu chuyển dich
cơ cầu cây trồng - caro Phang 16
1.1 Cơ sử lý luận mm Trang 16
DEA Khối niệm: Hồi THỈNH" coxcaninnesmcaenennnmnaueceruasesvna voces Trang l6
1.1.2 Các nhân tô ảnh hưởng tới chuyên dich
cơ cdu cây trang ¡it 3845 551185WEEESSKBEHOG2440840H1R344H4MEnszziszoTRHB.1E
1.2 Cơ sở thực dây — dịch —=" cây —— 4 °.
I.3.1 Quả trình chuyển dich cơ cấu cây trang
1.3.3 Hưởng tiếp cận nghiên cứu chuyên dich cơ cấu cây trong
THIYỆN Tức EE i12 eer ed ee Trang 25 Chương 2: Chuyén dịch cơ cau cay trong
huyện Đức Linh — Tinh Bình Thuận giai đoạn 2000 — 2009 Trang 26
2.1 Các nhân to ảnh hưởng tới sự chuyển dịch Trang 26
3.1.1 Nhám nhân tô tự nhiên seo Trang 26 3.1.3 Nhỏm nhân tổ kinh tế - xã hội às SácS SSeesrce Trang 37 2.2 Hiện trạng chuyển dịch cơ cau cây trong huyện Đức Linh
TINH eeeeensresnesneessemovuesesooee Trang 41
3.3.1 Chuyên dịch co cầu trong ngành trang trọt —- Trang 4l
2.2.2 Chuyến dịch cơ cầu trong từng nhóm cay trông Trang 49
2.3.3 Chuyển dich cơ cầu cây trang theo các vùng
3.3 Đánh giá thực trang chuyển dịch ca ‘di cây trong
huyện Đức Linh BP a ene Red poet SIA Trang 65
Sad Fiera aquach we kinh 8 siesta sissies cated etait Trang 65 308:0: Tiện gui Ee NRÍ:catciiktGistia RecN RI Trang 65
Trang 82.4 Tôn tại, yêu kém và nguyên nhân Trang 67
2.4.1 TÔn tại yêu REM ;0ssccdiixivdkAsniiid&qsssucoasosseTrang 6T
3.4.2, Nguyên nhân yếu kém eo Trang TÔ
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chuyển dịch
cơ cầu cây trong huyện Đức Linh - Binh Thuận
đến năm 2/15 222222212 21121112211111101112111 ke Trang 72
3.1 Những định hướng HXE1430002180007a 3IGvigti46ZLE0162.216E Trang 72
43 AI TÚ QIÀ RIES eeaanaaaoaaenaansaransssaoaomssaseEESHB Tô
TD Tổ dầy ĐÔNG kiaaoagsediobiatiokocenaaoskasiazsoseiessosossocEERDE TÔ
3 2.2 Cư sử vat chất phục vụ trắng WO sccm ee TT
3.2.3 Dịch vụ phục vụ trông trọt Trang 78
3.2.4 Thị trưởng tiêu thụ sản phẩm trang trọt Trang 78 3.2.5, Chuyển giao và ứng dung khoa học - công nghệ
trong việc chăm sóc, bảo vệ cây IrÔng Trang 79
3.2.6, Đào tạo nguồn nhân lực Trang 80
3.2.7 Quản lý của chỉnh quyên địa phương Trang 80
PHAN KET LUẬN: 0020006200áGqMW ñ0nG00i100-iv06tzzoreif Trang 82
PHAN TAI LIEU THAM KHÁO o - Trang 86
PHAN PHU LUC -5 555555: a: Trang 87
Trang 9PHAN MO DAU
1 LÝ DO CHỌN DE TAI
Nông nghiệp ludn là vẫn để trọng yếu của mỗi quốc gia, ké cả
những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao Nó là khu vực sản xuất góp
phân giải quyết việc làm; là thị trường rộng lớn cung cắp lương thực, thựcphẩm cho toan xã hội, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và
tiêu thụ sản phẩm của nên kinh tế Kinh nghiệm các quốc gia có nên kinh tẻ phát triển cao vẫn coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại hoả nông nghiệp, thành công mà họ đã đạt được là hiện đại hoá ngành nông nghiệp, cải biển
cơ cau kinh té nông thôn, tăng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực
nông thôn, làm cho thu nhập kinh tế khu vực nông thôn không chênh lệch
quả xa so với khu vực đô thị Công nghiệp hoa - hiện đại hoá là một quy
luật kinh tế phô biển, là một tat yếu khách quan đổi với các nước kinh tế thắp như nước ta đang thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong đó, công
nghiệp hoa - hiện đại hoá nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan
trong hang dau dé hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
Muốn sản xuất nông nghiệp phát triển thi can có những chính sách thích hợp, đặc biệt là công tác chỉ đạo chuyên dich cơ câu cây trông đúng hướng và đạt kết quả Trong thời gian qua, các cấp, các ngảnh trong huyện
Đức Linh đã có nhiều co gắng trong việc triển khai thực hiện quy hoạch,
khoanh vùng để bỏ trí chuyên đổi cây trông cho phù hợp với điều kiện địa
hình, đất dai, thé nhưỡng va khí hậu theo từng vùng đất của từng xã thị tran.
Tăng cường công tác quản lý va tháo gd những vướng mắc trong quan lý
Trang 10Nhà nước về chỉ đạo cơ sở thực hiện trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
chuyên đổi cơ cau cây trồng Từ đó đã cỏ những chuyên biến tích cực rõ nét
trong sản xuất từ chỗ năng suất sản lượng một số loại cây trồng thấp, an ninh
lương thực thiếu ổn định Đến nay năng suất cây trồng đã nâng lên, sản phẩm
nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của
xã hội và xuất khâu Kinh té nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hang
hoa, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kẻ, hộ đói nghèo giảm xuống, bộ
mặt nông thôn được đổi mới.
Tuy nhiên, trong chuyên dịch cơ cấu cây trông huyện Đức Linh hiện nay vẫn còn nhiều vấn đẻ tồn tại cần phải được giải quyết Đó là chuyển dịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa chuyển mạnh sang sản xuất
hàng hóa gắn với thị trường Thu nhập còn thấp chưa tương xứng với tiềmnăng tự nhiên, năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra thấp, tính cạnh tranhlại chưa cao Từ đó, yêu cau bức thiết phải tìm phương hưởng đúng và giảipháp kha thi dé tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh mé hơn
Là một người con được sinh ra và lớn lên tại huyện Đức Linh, tác giả
đã thấy và trăn trở điều này từ khi còn là một học sinh Do đó, trong nội
dung khóa luận tác giả đã chọn nghiên cứu đẻ tài “ Thực trạng chuyển dịch
co cấu cây trồng của huyện Đức Linh — Tinh Bình Thuận giai đoạn 2000
- 2009" Hi vọng nội dung nghiên cứu của tôi có thể đóng góp một phần nhỏ
trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương ngay càng hợp
lí hơn.
Trang 112 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục dich của dé tai là đánh giá thực trạng công tác chuyển dịch cơ
cau cây trong của huyện Đức Linh, tinh Binh Thuận trong thời gian qua Từ
đó, tác giả có thé đưa ra nhừng định hướng và giải pháp thích hợp cho công
tác chuyển dịch cơ cau cây tròng của huyện trong thời gian tới được hợp lí
hơn và mang lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa
phương đồng thời cải thiện đời sống của người dân nơi đây
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tiến hành tìm hiểu quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyệnĐức Linh trong thời gian từ năm 2000 - 2009 Đó là sự chuyển dịch trong
nội bộ ngành trồng sự chuyến dịch trong từng nhóm cây trồng và sự chuyển
dịch theo lãnh thỏ; thông qua đó, sẽ dé ra những định hướng và giải phápcho van dé chuyên dịch cơ cấu cây trong của huyện trong giai đoạn 2011 -
2015 đúng hướng và đạt được những kết quả.
4 GIỚI HAN DE TÀI
Do giới hạn về thời gian và kinh nghiệm ban thân nên dé tài chỉ được
nghiên cứu trong phạm vi sau:
Về nội dung: De tai tập trung tìm hiểu và phân tích sự chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của huyện Đức Linh Cụ thé, do là sự chuyên dịch:
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nganh trồng trọt; trong đó, tập
trung nghiên cứu sự chuyển dịch giữa nhóm cây hàng năm và nhóm cây lâu
năm.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nội bộ ngành trồng trọt: trong đó,
tập trung nghiên cứu sự chuyên dịch trong nhóm cây công nghiệp va cây
lương thực.
Trang 12Chuyển dịch cơ câu cây trồng theo các vùng trong huyện Đức Linh; trong đó tác giả chỉ nghiên cứu CDCCCT theo đơn vị hành chính cấp xã, thị
tran.
Về thời gian: De tải nghiên cứu chuyển dich cơ cau cây trong huyện Đức
Linh giai đoạn 2000 — 2009; từ đó, đưa ra những định hướng cho van để cơ cấu cây trồng của huyện trong giai đoạn 2011 - 2015.
Về không gian: Dé tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Đức Linh của tỉnh Bình Thuận; tìm hiểu 13/13 xã, thị trắn của huyện.
5 LICH SỬ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cầu nông nghiệp nói riêng là những van dé hết sức quan trọng: trong 46, chuyên dich
cơ cau cây trồng cũng lả một nhiệm vụ cần thiết Nó dam bảo cho sự phát
triển bén vững vẻ đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia hoặc một địa phương nào đó Vì thế mà có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu tới những đề tài
này:
- Nghiên cứu van dé CCKT và CDCCKT có Lê Du Phong, Nguyễn Thanh
Độ : "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thé giới ” (1999).
- Có nhiều công trình nghiên cứu về CDCCKT NN - NT của một số vùng trong cả nước như COCCKTNT Bắc Trung Bộ theo hướng CNH - HĐH
(TS Nguyễn Đăng Bảng Nxb Nông nghiệp, Hà Nội năm 2002).
- Tại Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung Ương, “Kinh tế Việt Nam 2005" các tác giả cỏ những phân tích, đánh giá nén kinh tế và CDCCKT NLN theo các khia cạnh nganh, lãnh thô va thành phan kinh tế năm 2005.
- Trương Văn Diện (tạp chí CN số thang 9/2005) “Ban vẻ cơ sở khoa hoe,
Trang 13CDCCKT theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay `.
Trả lời câu hỏi tại sao phải CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa ở nước ta.
- Về các việc nghiên cứu chuyên dịch cơ câu cây trồng huyện Đức Linh thì
đã có một đẻ tài được thực hiện: Trương Quang Đến (tiểu luận tốt nghiệp
khóa học lớp trung cắp lý luận chính trị tại chức), “Chuyén dich cơ cấu cây
trông, vật nuôi ở huyện Đức Linh thực trạng và giải pháp " Tuy nhiên, nội
dung nghiên cứu đó chỉ ở chỉ dạng khái quát và hướng nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói chung, không có sự phân rathành các nhóm cây và từng vùng cụ thê ; đồng thời, đề tài lại tập trung phântích những yếu kém trong quá trình chuyển dịch
Đề tài nghiên cứu này cũng sẽ tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của huyện Đức Linh nhưng sé đi sâu vào bên trong; nghiên cửu sự
chuyển dịch của các nhóm cây trồng va sự chuyển dich theo vùng một cách
cụ thé.
6 QUAN DIEM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm hệ thông
Bình Thuận là một bộ phận cấu thành của kinh tế Việt Nam Đức Linh
là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế tinh Bình Thuận Ngành nôngnghiệp của huyện Đức Linh la một hợp phan trong hệ thong các ngành kinh
tế của huyện Nó có môi quan hệ qua lại với các thành phan kinh tế khác
trong hệ thống và phát triển theo quy luật nhất định Hệ thống nông nghiệpcủa huyện Đức Linh là một cấu trúc bao gồm các thành phần nhỏ hơn.Chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau tạo nên một hệ
thống nông nghiệp của huyện.
Trang 14Như vậy, khi nghiên cứu quá trình chuyển dịch co cấu cây trồng của
huyện Đức Linh can phải nghiên cửu trong mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành kinh tế của huyện, cũng như của tỉnh Bình Thuận và của cả nước.
6.1.2 Quan điểm lãnh thé
Các sự vật, hiện tượng được hình thành và phát triển trên một lãnh thô
nhất định Chúng có sự phân hóa theo không gian, tạo nên những nét đặc thù
riêng Bởi lẽ, mỗi vùng lãnh thô có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng
như điều kiện kinh tế - xã hội.
Với nội dung nghiên cứu này tác giả đã đặt sự chuyển dịch gắn với
nhiều yếu tố khác về kinh tế - xã hội của địa phương như: địa hình, khí hậu,
thủy văn, thỏ nhưỡng; dân cư, lao động, trình độ dân trí, chính sách phát
triển Có như vậy, tôi mới có thé đánh giá một cách toàn điện va chính xác
nhất.
6.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các đối tượng địa lý luôn có lịch sử hình thành trong quá khứ, đặc điểm hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai Chúng không chi phân
hóa theo không gian mà còn vận động không ngừng theo thời gian Vì thế,
để nội dung nghiên cứu có tính khoa học và ứng dụng tác giả đã đặt vấn đẻ
này vào lịch sử phát triển của huyện cũng như tình hình phát triển chung của
tỉnh và cả nước Qua đó, tác giả có thé đánh giá một cách toàn diện quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện: đồng thời, nhận thức được sự
chuyển dịch của huyện có phù hợp với thời đại và phù hợp với thực tế của
địa phương hay không Từ đó, tác giả có thé dé ra những biện pháp thích
hợp trong tương lai.
6.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Khi nghiên cửu các van dé kinh tế - xã hội thì quan điểm nay cần đượccoi trọng Nếu không có thể chúng ta sẽ đánh giá một cách phiến diện
Trang 15Trong tinh hình kinh tế hiện nay, sự phát triển luôn cần phải đi cùng với sự bền vững Phát triển không chỉ đạt được các lợi ich trước mắt mà phải chú ý tới các hệ quả lâu dai của nó Nếu phải đạt được các mục tiêu kinh tế bằng mọi giá, bất chấp tới môi trường sinh thái và các vấn đề xã hội thì
trong tương lai chính nó sẽ hủy hoại những thành quả mà loài người đã dày
công xây đựng hàng ngàn năm qua.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dé thực hiện dé tài này, tác giả đã tiến hành tìm kiếm một số tài liệu
từ nhién nguồn khác nhau, như Phong Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn
huyện Đức Linh, Phòng Thống kê của huyện, sách báo, mạng internet Sau
đó tac giả chat lọc những thông tin thu thập được va xử lí nỏ cho phù hợp
với nội dung đề tải.
6.2.2 Phương pháp so sánh
Dé nội dung nghiên cứu được chính xác và khách quan, tác giả đã dựa vào nội dung thu thập được dé tiến hành so sánh giữa huyện và một số huyện khác trong tỉnh và cả nước Qua đó, tác giả có thé đánh giá được sự chuyến dịch cơ cấu cây trồng của huyện đã hợp lí hay chưa hợp lí.
6.2.3 Phương pháp điều tra thực địa
Đây là phương pháp truyền thống của địa lý học Thông qua khảo sát
thực tế chúng ta mới có một cái nhìn chân thực nhất tránh đánh giá một
Trang 166.2.4 Phương pháp phân tích, tong hợp
Với những số liệu và thông tin thu thập được, tac giả tien hành phântích và khai thác nó nhằm phục vụ cho đẻ tải nghiên cứu Sau khi xử lý số
liệu, tác giả tiến hành tổng hợp lại dé viết dé tai.
Thật ra, trong quá trình xử lý số liệu, tác giả gặp phải sự khác biệt nhỏ
giữa các nguồn thập được Đối với những số liệu này, tác giả chỉ khai thácthông tin, còn số liệu chính xác tác gia sử dụng từ nguồn là phòng thống kê
vào năm gan nhất.
6.2.5 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây la phương pháp truyền thông của địa lý học Khi nghiên cứu về một địa
ban nào đỏ cần phải xây dụng và sử dung ban đồ dé xem xét mỗi quan hệ
với các địa phương khác Bởi vì một lãnh thé không nằm độc lập mà có mối
tương quan với các yếu tố khác của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế
-xã hội Bên cạnh đó, can kết hợp với phương pháp biểu đồ đẻ có thé rút ra
những nhận xét cũng như minh họa cho quá trình chuyển dịch CCCT phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
7 CÁU TRÚC KHOA LUẬN
Ngoài phan mở dau, kết luận, tài liệu tham khảo, phy lục; nội dung của để
Trang 17PHAN NOI DUNG
CHUONG |
CƠ SỞ LÍ LUẬN VA THUC TIEN NGHIÊN CUU CHUYEN DỊCH
CƠ CÁU CÂY TRÒNG
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái niệm, nội dung
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Phạm Chí Thành (1996) thì cơ cấu cây trồng là tỉ lệ các loại cây
trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất những
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người
Theo tác giả Đào Thế Tuấn (1984) thì CCCT là thành phan các giống
và loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một vùng sinh thái
nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lí nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế
-xã hội sẵn có Còn các tác giả Lý Nhụ, Dương Hữu Tuyển, Phùng Dang Chỉnh (1987) thì cho rằng cơ cấu cây trồng là thành phần các loại giống cây
trồng bó trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản
xuất nông nghiệp.
Tóm lại, có rất nhiều quan niệm về CCCT; trên cơ sở tông hợp những
ý kiến đó, theo tôi CCCT là tỉ lệ các loại cây trồng được bố tri theo không
gian và thời gian phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã
hội của mỗi vùng, nhằm tận dụng có hiệu quả nhất những điều kiện sẵn có.
1.1.1.2 Nội dung
Nội dung cốt lõi của CCCT biểu hiện vị tri, vai trò của từng bộ phận
va mỗi tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thé Một cơ cấu có tinh ôn
định tương đối và được thay đổi để ngay cảng hoàn thiện phù hợp với điều
Trang 18kiện khách quan, điều kiện lich sử, xã hội nhất định Co cấu cay trồng lệthuộc rất nghiêm ngặt vào điều kiện tự nhiên, các nguồn tải nguyên vả điềukiện kinh tế - xã hội Việc duy trì hay thay đổi co cấu không phải là mục tiêu
mà chỉ là phương tiện để tăng trưởng và phát triển sản xuất Cơ cấu cây
trồng xác định trên cơ sở bố tri mùa vụ, chế độ luân canh cay trông, thay đôi
theo những tiến bộ KHKT, giải quyết van đề mà thực tién san xuất đòi hỏi
và đặt ra cho ngành sản xuất trồng trọt những yêu cầu giải quyết.
Cơ cau cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên
đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ chủng loại, vị trí và thời điểm, có tinh chat
xác định lẫn nhau nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mỗi quan hệ hữu cơ giữa
các loại cây trồng với nhau; từ đó, khai thác vả sử dụng một cách tiết kiệm
và có hiệu quả nhất các nguồn tải nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế
- Xã hội.
Cơ cấu cây trồng về mặt diện tích tỷ lệ cây trồng trên điện tích canh
tác tỷ lệ này phần nào nói lên trình độ sản xuất của từng vùng Tỷ lệ câylương thực cao: tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phâm thấp, phản ánh trình
độ phát triển sản xuất thấp Ty lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tạichỗ cao các loại cây trồng có giá trị hàng hóa và xuất khâu thấp, chứng tỏ
sản xuất nông nghiệp kém phát triển và ngược lại.
Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bên ving, xác định
cơ cấu cây trồng hợp lí là một trong những cơ sở cho việc xác định phương
hướng sản xuất Sự đa dạng hóa tăng trưởng theo các mục tiêu cụ thé sẽ tạo nền tảng cho các quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn và phat trién kinh tế trong tương lai.
Nguyễn Duy Tính ( 1995) cho rằng chuyên đổi CCCT là cải tiến hiện
trạng CCCT cỏ trước sang CCCT mới nhằm đáp ứng yêu cau của sản xuất
Thực chất, chuyển dịch CCCT là thực hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế.
Trang 19kỹ thuật, chính sách xã hội) nhằm thúc đây CCCT phát triển, dap ứng theo
những mục tiêu của xã hội.
Nghiên cứu chuyển dich CCCT là phải đánh giá đúng thực trạng, xác
định CCCT phù hợp với thực tế phát trién cả về định lượng và định tính, dự
báo mô hinh sản xuất trong tương lai, phải kế thừa được những CCCT
truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp
các yeu tô tự nhiên và KT - XH.
1.12 CÁC NHÂN TO ANH HUGNG TỚI CHUYEN DỊCH CƠ CAUCAY TRÔNG
1.1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
a Vị trí địa lý
Vị trí địa lý giữ một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu cây trồng Một nơi có vị trí thuận lợi, gần những nơi có quá trình chuyển
dịch cơ cấu cây trồng lâu dài và hợp lý sẽ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm, từ đó vận đụng vảo địa phương minh dé sự chuyển dich mang lại
hiệu quả cao hơn.
b Các nhân tỗ tự nhiên
(i) Địa hình
Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện địahình Tùy vào dạng địa hình của từng nơi mà ta lựa chọn cây trồng thíchhợp Chang hạn địa hình đổi núi thì trồng rừng hoặc cây công nghiệp, địa
hình đồng bang thi trong cây lương thực hay cây ăn quả Nếu như chúng ta trồng một cách tràn lan thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(ii) Khi hậu
Khí hậu ảnh hưởng tới mùa vụ, từ đó ảnh hưởng tới chuyên dich cơ cầu
cây trồng Khí hậu mang lại thuận lợi nhưng cũng mang đến không ít thiên
Trang 20tai Vì vậy cần căn cứ vao thời điểm va tùy vùng ma chúng ta lựa chon từng
loại cây trồng Chuyển dịch không chi chú trọng tới chiều rộng mà can đi
vào chiêu sâu; trong đó, khí hậu là nhân tổ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quá trình chuyên dịch.
(iii) Nước
Đây là nguồn cung cấp chính cho quá trình sinh trường và phát triển của
cây trồng Nhìn chung, nơi nào nguồn nước đổi dao thì nơi đỏ có ngành
trồng trọt phát triển Những khu vực trồng trọt trù phú thường gắn với những
con sông lớn hoặc hé, đầm.
(iiii) Đất trông
Hệ dat trồng phong phú va đa dạng sẽ giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng
Quả trình chuyên dịch đòi héi chúng ta phải tinh toán khả năng mang lại
hiệu quả của từng loại đất trồng Bởi vi mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với
những loại đất nhất định Chúng ta cần hình thành những vùng chuyên canh
cây trồng trên nên tảng hệ đất trồng của địa phương.
1.1.2.2, Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
a Dan cư - lao động
Dân cư đông và nguồn lao động déi dao, đặc biệt là lao động có trình độ
sẽ là động lực thúc đây quá trình chuyến dịch cơ cấu cây trồng Bởi vi đây là
nhân tố trực tiếp thực hiện sự chuyển dịch, đồng thời là thị trường tiêu thụ
các sản phẩm của ngành trồng trọt.
b Cơ sở vật chất kỹ thuật
Dé thực hiện được quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thi cần phải
có nhân tô hỗ trợ Đó là hệ thống điện, đường giao thông, các cơ sở cung
ứng các vật tư nông ngiệp, phân bón thuốc bảo vệ thực vật Nếu không có các yếu tế này thì quá trình chuyển địch cơ cấu cây trồng sẽ chậm chạp và
khó khăn hơn nhiều.
Trang 21€ Nguén von
Đây là nguồn đầu tư trực tiếp và cần thiết cho quá trình chuyển địch
cơ câu cây trồng Bởi vì muốn thay đôi từ mô hình và tập quán canh tác cũ
để chuyển sang canh tác theo hình thức mới thì cần có một nguồn vốn nhất
định Nguồn vốn dỗi dao sẽ giúp cho những người sản xuất mạnh dạn trong việc chuyển đôi.
d Thj trường tiêu thu nông san
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ Chính nhu cầu của thị trưởng sẽ ảnh hưởng tới
hướng của sự chuyển dịch Nhu cầu của thị trường sẽ tác động tới việc lựa chọn những những loại cây trồng nhằm đáp ứng những nhu cầu đó Chúng ta không trồng những cây chúng ta muốn mà trồng những loại cây thị trường can Vì mục đích của việc chuyển dịch là mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
e Chính sách phát triển
Đây là nhân tổ quyết định tới quá trình chuyển dịch Nếu một địa
phương có day đủ các yếu tổ thuận lợi cho quá trình chuyển dich cơ cấu cây trồng nhưng có chính sách không hợp lý thì quá trình chuyển dịch sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế Chính sách phù hợp sẽ góp phần khắc phục những
mặt hạn chế, khai thác tốt những tiềm năng: từ đó, thúc day quá trình chuyển
dich cơ cấu cây trồng điển ra một cách mạnh mẽ và đi đúng hướng.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỀN CHUYEN DỊCH CƠ CÁU CÂY TRÔNG
1.2.1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tinh Bình Thuận
Trong những năm qua tinh Bình Thuận đã thực hiện quá trình chuyển
dich cơ cau cây trồng và đã mang lại hiệu qua rõ rệt doi với đời sông kinh tế
- xã hội của tính Bình Thuận triển khai thực hiện nhiều mô hình chuyên đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đông doanh thu từ 30 đến 50
Trang 22triệu đồng ha/năm thu hút được đông dao các thành phan kinh tế tham gia
và ngày cảng được nhân rộng ở các địa phương trong tỉnh.
Mỗi năm tỉnh Bình Thuận chuyển dịch từ 3.000 đến 3.500 ha đất
lủa sang các mô hình xen canh, luân canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn
ngày hiệu quả tăng rõ rệt Mô hình luân canh trên diện tích lúa sản xuất 3 vụ
trong năm, sản lượng lủa 2 vụ đạt từ 105 đến 123 tạ/ha và | vụ ngô lai năng
suất đạt 50 đến 90 tạ/ha, doanh thu gan 50 triệu đồng/ha/năm; sản xuất | vụ lúa va I vụ bông vải, doanh thu hơn 30 triệu đồng/ha/năm Hàng trăm ha
màu trồng luân canh với cây bông vải đã nâng lợi nhuận lên 2 đến 3 triệu
đồng/ha
Chuyển đổi mùa vụ, cây trồng và áp dụng các biện pháp thâm canh
đã góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình, tạo ra được nông sản hàng
hóa và tiết kiệm được nguồn nước tưới trong mùa khô hạn Thực hiện mô
hình luân canh, xen canh, thu nhập của người sản xuất được nâng từ 3 đến 4
triệu đồng/ha Các hộ dân thuộc đồng bào dân tộc K'ho xã La Ngâu (TánhLinh) nhờ thay đổi tập quán sản xuất, thực hiện mô hình sản xuất xen canh 2
vụ ngô va | vụ lúa trên diện tích 2,4 ha, hàng năm thu hàng chục triệu đồng.
Hơn 332 ha cây trồng hàng năm năng suất thấp, hiệu quả không cao, được
bà con các xã Phước Thẻ, Vĩnh Hảo Phong Phú, Phú Lạc (Tuy
Phong) chuyển sang lập vườn trong nho đạt hiệu quả gấp nhiều lần trong lúa mỗi năm thu nhập từ cây nho được 50 đến 60 triệu đồng/ha Ngoài các
mô hình sản xuất xen canh luân canh các mô hình vườn - ao - chuồng va
vườn - ao - chuồng - rừng đang phát triển mạnh ở các huyện Hàm Thuận
Nam, Tánh Linh, Đức Linh va Bac Bình mô hình này đã đem lại lợi nhuận
cho nông hộ từ 100 đến vải trăm triệu đồng mỗi năm Các mô hình kết hợp
Trang 23trong lúa nuôi ca, trong sen, lợi nhuận cao đã thu hút hang tram hộ tham gia với điện tích 1.850 ha tập trung ở các huyện Ham Thuận Bac, Tanh Linh
Đức Linh
[oan tinh hiện có gan 3.500 ha lúa được chuyển đổi và hơn 11.500
ha dat chưa su dụng va dat ngoài 3 loại rừng được ba con chuyên sang trông cao su, điều, thanh long, tiều va cây ăn qua nâng cao được hiệu quả kinh te
Trang 24Cho tới cuối năm 2009 tổng diện tích cao su của toàn tinh lên
khoảng 22.000 ha Trong đó, chỉ riêng 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh đã
có điện tích khoảng 18.000 ha cao su chiếm 81,82% Đức Linh và Tánh
Linh là các địa phương có nhiều đất trống đôi trọc phù hợp với trồng các
loại cây công nghiệp như cao su, điều và có vị trí địa lý gân các huyện
trồng nhiều cao su của tinh Đông Nai , cây cao su đã được người dân của các
xã giáp ranh với Đồng Nai trong từ nhiều năm qua Gan đây, giá thu mua mủ
cao su tăng mạnh đã khuyến khích những hộ nông dan địa phương có von
đầu tư trồng mới cây cao su Năng suất cao su trồng ở đây đạt bình quân từ
1,5 - 1,8 tan/ha và lợi nhuận đạt tir 45 - 50 triệu déng/ha, cao hơn các loại
cây trông khác Các hộ dân có dat trống, đổi trọc ở các huyện Tánh Linh và
Đức Linh đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư trồng cao su với quy mô từ vải
ha đến hàng chục ha mỗi hộ Người dân ở các địa phương trên còn tranh thủ
trồng xen cây cao su con trong các vườn điều đẻ nâng diện tích cao su, nhiều
hộ dan còn chặt bỏ cây điều lấy đất trồng cao su, cy thé như ở huyện Tánh
Linh đã có 1200 ha cây điều bị chặt bỏ dé lay đất tròng mới cao su Ngoài các huyện Đức Linh, Tánh Linh cây cao su còn đang phát triển sang các
huyện khác như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và bước đầu
cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt cho các địa phương.
Tuy nhiên, diện tích trồng cao su phát triển quá nhanh đã làm ảnh
hưởng đến quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Do đó, ngành nông nghiệp Bình Thuận phải xin điều chỉnh quy hoạch trồng cao su
trên địa ban đến năm 2010 từ 20.000 ha lên 25.000 ha Tinh đang khẩn
trương lập quy hoạch đất trồng cao su ở các địa phương có điêu kiện thích hợp hạn ché việc trong cao su tự phát tran lan nhất là đôi với những vùng
dat có độ dốc quá cao nghèo dinh dưỡng không phù hợp với cao su Ngoài
Trang 25ra, cán bộ kỳ thuật nông nghiệp tập trung hướng dan các kỳ thuật trông.
cham sóc thu hoạch mu cao su giúp các hộ trong cao su đạt hiệu qua kinh
tẻ cao Dé hạn chế thiệt hại cho người dan trong cao su, các huyện Due Linh, [ánh Linh ra soát lại quy hoạch tông thê cua địa phương ôn định điện tích
vướn điêu va các loại cây trông khác xác định điện tích phát triển cây cao su
phủ hợp khuyến cao nông dan không phát triển trông cao su 6 ạt dẫn đến
phả vỡ quy hoạch chung của huyện vả hạn chế được rủi ro
Binh Thuận tiếp tục đây nhanh tốc độ chuyên dịch cơ cầu cây trong
theo hướng san xuất hang hoa tắp trung gan san xuất với thị trường tiểu thụ,
nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị điện tích Tinh cũng quan tâm công
tac đảo tạo nghẻ cho nông dân, phôi hợp nhân rong các mô hình chuyên đôi
va đây mạnh các hoạt động chuyên giao tiên bộ khoa học kỹ thuật thực hiện các mô hình chuyên đôi đem lại hiệu qua kính tế cao trong sản xuất
Trang 26- Chuyển dịch trong ngành trồng trọt, trong đó tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch giữa nhóm cây hàng năm và nhóm cây lâu năm.
- Chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt, trong đó tập trung nghiên cứu
chuyên dịch trong nhỏm cây công nghiệp vả nhóm cây lương thực với một
số cây tiêu biểu.
- Chuyên dich theo vùng trong đó tác giả chỉ nghiên cứu CDCCCT theo đơn
vị hành chính cap xã thị tran.
Trang 27CHUONG 2
CHUYEN DỊCH CƠ CAU CAY TRÒNG HUYỆN ĐỨC LINH - TINH
BÌNH THUẬN GIAI DOAN 2000 - 2009
2.1 CÁC NHÂN TO ANH HUONG TỚI QUÁ TRÌNH CHUYEN DICH
CO CÁU CAY TRÔNG CUA HUYỆN ĐỨC LINH
2.1.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
2.1.1.1 Vi trí địa lý
Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Bình Thuan,
trung tâm huyện cách thành phố Phan Thiết 140 km, điện tích tự nhiên là 534.912 km’, dân số 13,6 vạn người Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ:
11°00'19" đến 11°22'48" vĩ độ Bắc: từ 107923'53" đến 10793948" kinh độ
Đông.
Phía Bắc giáp huyện Da Huoai tinh Lâm Đồng, phía Nam giáp huyện
Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận,phía Tây giáp huyện Định Quán và huyện Tân Phú của tỉnh Đồng Nai
Nằm ở vị trí chuyển tiếp của các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ Đức Linh có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa
với vùng Tây nguyên Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ - qua Quốc lộ 1A.
qua Đồng Nai đi thành phố Hồ Chi Minh và Quốc lộ 20 đi Da Lạt - Lâm Đồng Đây là địa bàn kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và năng động tạo điều kiện thuận lợi cho huyện tiếp
thu nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật sớm hội nhập với nền kinh tế thị
trường, góp phan day nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện theo hướng đây mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đổi với vấn dé CDCCCT của
Trang 28huyện thi vị trí này sẽ thuận lợi cho việc mua cây giống, nhập các may móc thiết bị và tiêu thụ các sản pham của ngành trồng trọt.
Trang 298up4[ Any ys 14] Đ3A/ :uậH/ anys londy
IY19 H2 qon| ofp
yury que1
ond) Yul ‘Lig
OH eG
Trang 302.1.1.2 Các nhân tô tự nhiên
a Địa hình
La huyện miễn nui nằm ở vùng chuyển tiếp nên địa hình ở Đức Linh
khá phức tạp Nhìn toàn cảnh địa hình của huyện thấy có dạng hình lòng
chảo, phía bắc và phía Nam cao hơn, vùng ở giữa ven sông La Ngà hơi
trùng thắp.
Địa hình của Đức Linh được phân chia thành các vùng như sau :
- Vùng núi cao : Nằm ở phía Bắc huyện giáp với tinh Lam Đồng cỏ điện tích khoảng 11.500 ha, chiếm 21% diện tích tự nhiên Vùng nay chủ yếu là những day núi có độ cao trung bình nr 400 m đến 900 m so mat nước biến, cao nhất có đỉnh 992 m nằm giáp ranh giới giữa tinh Lâm Đồng và 2 xã Sing Nhơn, Mê Pu, độ đốc lớn, hơn 8°, it thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
- Vùng đồng bằng ven sông La Nga: Nằm 2 bẻn phía Bắc va phía Nam sông
La Nga chủ yếu do phù sa sông La Nga bồi đắp trước đây có điện tích
khoảng 11181,2 ha, chiếm 34.8% diện tích tự nhiên Địa hình tương đối bằng phang, độ dốc nhỏ hơn 3°, độ cao 100 m so với mực nước biển đây là
vùng trọng điểm lúa của huyện xen kẽ là đôi nui thấp như đôi Bảo Đại cao
201m
- Vùng đôi lượn sóng chuyển tiếp giữa vùng núi cao va vùng đồng bảng phía Bắc diện tích khoảng 4500 ha, có độ cao từ 100 đến 400 m độ dốc địa hình 3° — 8° Vùng đổi gò lượn sóng phía Nam nằm tiếp giáp vùng đồng bằng phía Nam đến giáp ranh giới tỉnh Đồng Nai vả huyện Tánh Linh, diện tích 26.310 ha, có độ cao 100 - 150 m so với mực nước biển, độ dốc từ 3° - 8°, xen kẽ có các đỉnh núi cao như núi Dinh cao 298 m, đôi Bao Dai cao 206 m,
Trang 31đôi Ba Ngọn cao trên 200 m, day là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm của
huyện (phô biến là cây cao su, cây điều, cây tiêu và cây ăn quả các loại).
Nhìn chung, địa hình của huyện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng hình thành những vùng chuyên canh một số loại câymang lại hiệu quả kinh tế; đặc biệt, là vùng chuyên canh cây cao su, vùng
chuyên canh cay điều.
b Khi hậu
Đức Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa khô và
mưa rd rệt Mùa khô từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau; mùa mưa
tir tháng V đến tháng X, không có mùa đông khắc nghiệt
Nhiệt độ bình quân cả năm là 28,42°C (tháng IV) thấp nhất 24,65°C
(thang XII thang 1).
Lượng mua bình quản dao động khoảng từ 1800 mm đến 2800 mm
tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X chiếm tới 90% lượng mưa trongnăm những tháng còn lại mưa rất it (thang XI đến tháng I hau như không
có mưa).
Số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7,2 gid, tông số giờ năng trung
bình trong năm là 2643.91 giờ, tháng có nắng nhiều nhất lả tháng III (293,56
giờ) ít nhất là tháng VIII (140,43 giờ)
Gió: Hàng năm có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc từ tháng XII
đến tháng IV năm sau gió Tây Nam từ tháng V đến tháng XI, tốc độ gió lớn
nhất từ 18 ~ 27 m/s mang theo nhiều hơi nước gây mua rao
Độ ẩm không khí: Độ 4m không khí trung bình trong năm là 81,83%,
thấp nhất là tháng II (71%) cao nhất là thang VIII - tháng [X (91%)
Trang 32Lượng nước bếc hơi trung bình cả năm là 1255 mm, cao nhất là thang
HI (130 mm), thấp nhất thang VIII (88 mm).
Nhìn chung, khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho việc trồng trọt
và phơi sấy nông sản Riêng cây lúa thì gặp một chút khó khăn vì mùa khô
thiếu nước, mùa mưa thì ngập úng ở một số nơi.
c Nước
Đức Linh nằm trong vùng có mưa lớn, tập trung theo mùa, cùng với bề
mặt địa hình khá phức tạp, độ dốc lớn nên đã hình thành nhiều khe suối để
lại từ trước đến nay.
Sông La Ngà là con sông chính, lớn nhất chảy qua địa bàn của huyện
dài khoảng 70 km và được bắt nguồn từ tinh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng
Nai, lưu lượng nước trung bình về mia mưa khá lớn 65,2 mỶ — 190 m’/s, lưu
lượng về mùa khô rất thấp 7.37 mỶ/s, đây là nguồn nước chính phục vụ cho
sản xuất của huyện.
Bên cạnh sông La Ngà trên địa bàn còn có những con suỗi tự nhiên, có
nước quanh năm như suối Lang Quang, suối Gia Huynh suối Rap Răng.suỗi Lạnh, suối Mê Pu Klon du, suối Daplon.v.v phân bố rai rác, suối
thường ngắn, dốc, thoát nước nhanh.
Ngoài ra trong huyện còn có hồ Trà Tân điện tích khoảng 226 ha, hồ
Biển Lạc và nhiều ao bàu lớn nhỏ tập trung chủ yếu trong vùng đồng bằng
góp phân không nhỏ trong việc cung cấp nước tại chỗ cho trồng trọt
Nước ngằm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thé, song qua thực tếthay rằng nguồn nước ngằm ở Đức Linh khá phong phú, chất lượng một số
nơi khá tốt, là nguồn chính cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trong
các khu dân cư.
Trang 33Nhin chung nguôn nước cua huyện kha doi dao có thẻ dam bao chu động
cung cấp du nước cho trong trọt neu được đâu tu đây du dé xây dựng các
công trình thay lợi kết hợp lớn, vừa va nhỏ Mặt khác, dé gây dng lụt vào
mùa mưa, gây sat lo dat néu không tổ chức tốt việc tái sinh va trông rừng
chong xói mon dat, bảo vệ môi trường sinh thái
Như vậy có thé noi tai nguyên nước của huyện là khá phong phủ, đám
bao cho qua trình chuyên dich cơ câu cây trong của huyện
d Dat trong
[ông diện tích tự nhiên toàn huyện là: 53 491,2 ha; trong đó diện tích nông nghiệp là 45.696 ha, điện tích dat phi nông nghiệp là 7,513 ha, diện tích dat chưa sử dung 14 282 ha ( 2009)
Qua khảo sát thực tế két hợp tai liệu điều tra dat của huyện Đức
Linh theo chương trình 52 E của tinh, căn cứ vào hệ thông phân loại dat Việt
Trang 34Nam theo phương pháp FAO - UNESCO, thì đất của huyện Đức Linh được
phân thành 6 nhóm với các đặc điểm như sau:
- Nhóm đất cát — Arenosols (AR): Diện tích khoảng 580.3 ha được hình
thành do quá trình bôi tụ của biên trước đây và các sản phẩm tích tụ của các
dòng suối Đất nay nằm rải rác ở các xã phía Nam của huyện như: Nam Chính, Võ Xu, Vũ Hòa, Trà Tân Tân Hà cỏ thành phan cơ giới nhẹ.
- Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL): Diện tích khoảng 12063,2 ha, phân bé
chủ yếu ở đồng bang sông La Nga, tập trung ở các xã Mê Pu, Sing Nhơn,
DaKai, Võ Xu, Nam Chính, Đức Tài, Đức Hanh Dat được hình thành do sự
bồi đắp của sông La Nga gồm có 4 don vị cấp II.
+ Đất phù sa được bôi thường xuyên — Eutric Flavisols nằm ngoài đê bao
cạnh sông La Ngà.
+ Đất phù sa không được bỏi, chua - Dystric Fluvisols
+ Dat phù sa Gley - Gleyk Fluvisols
+ Dat phủ sa có tang loang 16 đỏ vàng — cambric Fluvisols
Thanh phan cơ giới của nhóm đất phù sa từ thịt trung bình, tang day đấtlớn hơn 10 cm, đất hơi chua, đạm kali trung bình, lân tổng số nghèo hiện
trang đang trồng lua, hoa mau phát triển tốt
- Nhóm đất Gley - gleysols (GL); Diện tích 366,1ha phân bố ở các vùng
tháp, trũng như Võ Xu, Tân Hà, Trà Tân, Đức Hanh, Vũ Hòa thường bịngập nước nên đất bị yếm khí, có màu xám xanh đến xám đen, thành phan
cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nang, đất chua, tang dày lớn hơn 100 cm,giàu mun đạm lân, kali thấp Dat này thích hợp với trồng lúa, nuôi trồng
thủy sản khi có biện pháp chống úng thích hợp.
Trang 35- Nhóm đất đen - Luvisols (LV): Diện tích khoảng 2284.2 ha phân bỏ ở các
xã Đa Kai, Sùng Nhơn thị tran Đức Tài có 2 đơn vị cấp II;
+ Dat nâu thắm trên Bazan - Chomic Luvisols điện tích khoảng 510,2 ha + Đất đen tang mỏng - Lithic Luvisols: Diện tích khoảng 1774,1 ha Đất
đen được hình thành trên đá Bazan, địa hình dốc thoải (3°- 8”), thành phan
cơ giới từ thịt pha cát mịn đến thịt pha sét, tầng đất khoảng 30 — 100 cm ít
chua, giau dam, lân, nghèo kali, có thé sứ dụng trồng cà phê, tiêu, cây ăn quả
va cây mau.
- Nhóm dat đỏ - Ferasols (FR): Diện tích khoảng 12234,8 ha, phan bố chủ yếu ở Đức Tài Đức Hanh, Trà Tan, Sing Nhơn, Da Kai, có 3 đơn vị cap II.
+ Dat nâu đỏ - Rhodic Ferasols: Diện tích khoảng 5442 ha.
+ Đất nâu đỏ kết von nhiều Ephihipersrri - Roodieferasols điện tích
1007.6 ha.
Hai đơn vị này được hình thành trên đá bazan là loại đá macma bazơ,
thành phan cơ giới tir thịt trung bình đến thịt nặng, có mau nâu đỏ, tang mặt
có chứa min, nhìn chung đất có tang day trên 50 cm, một số có lẫn đá và nhiều nơi đã xuất hiện kết von hoặc hình thành đá ong khá dày Loại đất này
tốt cd kết cấu tơi xốp, độ phi cao thích hợp với cây công nghiệp dải ngày va
có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu.
+ Đất nâu vàng - Xanthic Ferasols: Diện tích 5785,2 ha, được hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hóa của mẫu chất phủ sa cỏ phân bố rãi rác ở
x4 Sung Nhơn Mê Pu, Tra Tân, Tan Ha có màu nâu vàng, vàng nâu hoặc đỏ
vang do có chứa sắt, nhôm cao, tang day trên 100 cm, độ đốc dudi 3°, thành phan cơ giới là cát pha thịt hoặc thịt nặng kha năng giữ nước va giữ mau kém, ít chua, mùn phân giải yếu dinh dưỡng nghèo đầu tư tốt sẽ thích hợp
trong cây ăn quả, hoa mau.
Trang 36- Nhóm đất xám - AcisSols (AC): Diện tích 14639,2 ha, phân bế chủ yếu ở
thị tran Võ Xu Nam Chính, Đức Chính, Vũ Hoà Trà Tan, Tân Hà Dat được hình thành trên mẫu chất giàu thạch anh như đá granit quắc zic đá cát hoặc mẫu chất phù sa cô có 3 đơn vị cấp II.
+ Dat xám điền hình — Hap licAcrisols, điện tích 12572,5 ha.
+ Đất xám vàng tang đá sâu — EnpilithichchromicACrisols, điện tích 1628
ha.
+ Dat xám vàng tang đá nông - Enpilithi Ehromic Acrisols, diện tích
438,6 ha.
Nhóm đất nay có thành phần cơ giới nhẹ, phan lớn có tang dày trên 100
cm, đất chua lượng min thấp, ham lượng các chất đạm lân, kali không cao.
phân bố trên địa hình bang phẳng dưởi 3°, có vị trí rất lớn đối với sản xuất
nông nghiệp của huyện.
Nhìn chung về mặt thô nhưỡng đất đai Đức Linh khá phong phú về ching loại, chất lượng trung binh thích hợp với nhiều loại cây trồng ngoài
lúa, mau, cây công nghiệp ngắn ngày còn trồng được các loại cây như: cao
su, cả phê, điều, tiêu, cây ăn quả nhiều chủng loại.
Thông qua bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2009, tác giả thấy
rằng điện tích đất nông nghiệp của huyện là khá lớn trong đó diện tích đất
phục vụ cho trồng trọt là 39.279 ha chiếm 73,43% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Day la một lợi thế đối với quá trình chuyên dịch cơ cấu cây trồng của huyện.
Trang 37Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Linh năm 2009
Dat tự nhiên _ 53491 | 100 _Dat nông nghiệp
Dat trong cay hàng năm
Dat trong lúa
Dat trong cây lâu năm
Dat lâm nghiệp có rừng 5.600 10.47
Dat trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp - 45 0.08
Dat quốc phòng, an ninh | 1.107
Dat SX, kinh doanh phi nông nghiệp | 200
Trang 382.1.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân cư - lao động
Dân số trung bình năm 2009: 127.453 người, mật độ là 238 người/km),
trong đó: Nam 65.431 người nữ: 62.002 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 2009 là 0,83 %, ti lệ dân thành thị là 27% Ngoài người kinh còn có 13
dân tộc thiểu số khác nhau sống rải rác trên địa bản toàn huyện như: K'Ho,
Chau Ro, Tay Nang, Mường, Hoa
Lao động trong độ tuôi năm 2009 là 77.738 người, chủ yếu là lao độngnông thôn, trong đó lao động trong độ tuổi không có kha năng 1a 727 ngườichiếm 0,94% Lao động có trình độ đại hoc, cao đăng và TCCN ngày càng
tang, nhất là lao động trong lĩnh vực trồng trọt Chính vi vậy sẽ góp phan
vào chuyển dịch cơ cau cây trong của huyện đúng hướng vả tiếp cận được
những xu hướng chuyển dich trong tương lai.
Vẻ đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý nông nghiệp được sắp xếp,
đào tạo và tuyển dụng đang công tác tại phòng Nông nghiệp & PTNT, các
trạm là 16 biên chế, trong đó 09 đồng chí có trình độ đại học, 01 đồng chí cótrình độ cao đẳng và 06 đồng chí có trình độ trung cấp Tại cơ sở xã, thị tran:
Phó chủ tịch UBND xã thị tran phụ trách lĩnh vực kinh tế, và cán bộ làmcông tác trên lĩnh vực nông nghiệp hau hết đã qua đào tạo từ khóa học tại
chức trung cap nông nghiệp mở ở huyện.
2.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho trong trọt
Hệ thông thuỷ lợi trên dia bàn huyện Đức Linh đến năm 2009 đã có 7
trạm bơm điện 3 đập thủy lợi nhỏ được sửa chữa và đưa vào hoạt động phục
vụ cho sản xuất tưới khoảng 3.500 ha dat lúa chiếm 40% Kênh thuỷ lợi trên
địa bàn có tông chiều dài 237.867 km trong đó hệ thông kênh chính là
Trang 3960.968 km kênh cáp | là 96,749 km, kênh cắp II là 80,150 km phan nào tạo thuận lợi cho việc bỏ trí chuyển đổi cơ cấu cây trong trong ving.
Vẻ điện huyện Đức Linh nhận điện từ trạm biến áp 110KV cỏ tổng
chiêu dai đường dây trung thé 256 km hạ thé 397 km Nguồn điện đảm bao cho việc tưới tiêu, sây và bảo quản nông sản.
Bưu chính viễn thông đã được lắp đạt các tram thu phát song, với
nhiều mạng Vina, Mobie, Viettel và vẫn duy trì sửa chữa toản tuyến hệ
thống liên lạc cô định Hệ thống thông tin tốt, đảm bảo cho việc liên lạc với
khách hàng ở các thị trường trong huyện, trong tỉnh cũng như các địa
phương trong nước khác và quốc tế.
Phát huy hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông ở các xã thị trắn, đây
là cầu nói giúp cho nông dân học tập nâng cao hiểu biết về kỹ thuật trên cây
trồng trong sản xuất.
Nhu cau đáp ứng cho sản xuất ngày cảng thuận lợi và chuyên biến tích
cực Mỗi địa bản thôn đều có dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, dịch
vụ làm đất Toàn huyện có 70 cơ sở kinh doanh giống cây trồng phan bón thuốc bảo vệ: 16 tổ hợp tác hợp tác xã hoạt động kinh doanh các dịch vụ
như làm đất, thủy nông Mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ như
chợ, cây xăng dịch vụ vận tải ngày càng được đầu tư xây dựng đến các xã,
thị tran đáp ứng được nhu cầu cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và
tiêu thụ hang hoá nông sản Sử dụng hiệu quả hệ thong dịch vụ bưu chính
viễn thông các dịch vụ ngân hàng tín dụng bảo hiểm phục vụ cho sản xuất.
Có thé nói cơ sở hạ tầng va cơ sở vật chat, kỳ thuật của huyện Đức Linh là tốt đáp ứng được nhu cau CDCCCT.
Trang 402.1.2.3 Nguôn vốn
Vốn đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi phan lớn hộ gia đình tự trang
trải từ các nguồn tích lũy hàng năm của gia đình và vốn vay từ các ngân
hang, quỹ tín dụng.
Trên địa bàn huyện có 3 chỉ nhánh ngân hàng, bao gồm: Chi nhánh
ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chỉ nhánh ngân hàng Chính sách - xã hội
và chỉ nhánh ngân hàng Công thương Tong von huy động của các chỉ nhánh
ngân hàng năm 2009 đạt trên 210 tỷ đồng, doanh số cho vay 375,6 tỷ đồng,trong đó có vay để phục vụ trồng trọt và chăn nuôi chiếm phan lớn Các quỹ
tín dụng cũng hoạt động kha rộng toàn huyện có 07 quỹ tin dụng nhân dân Tổng vốn huy động năm 2009 đạt 70,406 ty đồng, doanh số cho vay 121,884
tỷ đồng
2.1.2.4 Thị trường tiêu thu nông sản
Một số tô chức cá nhân trong và ngoài huyện đã đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Do được đầu tư cải thiện giống mới nên các sản phâm
có giả trị được thị trường các nơi ưa chuộng.
Mỗi địa phương xã thị trần đều có nhiều địch vụ thu mua nông sản rất
thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân Toàn huyện có 68 hộ
kinh doanh cá thẻ trên lĩnh vực thu mua sản phẩm nông sản sau thu hoạch.
Nhin chung, thị trường của huyện là khá rộng lớn, ngoài các doanh
nghiệp thu mua trong tỉnh còn có các đối tượng khách hàng từ những địa
phương khác như Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương Ngoài ra, các nông
sản của huyện còn được xuất khâu sang các thị trường ngoài nước nôi bật là Nhật Bản Hoa Kỳ Trung Quốc