1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận học phần văn hóa kinh doanh

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Kinh Doanh
Tác giả Hoàng Thị Phương Nhung, Nguyễn Hoàng, Thu Trúc, Phạm Hà Trang, Hồ Sỹ Tú, Dương Thị Tố, Uyên, Đặng Hồng Vân, Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Yến Vy
Người hướng dẫn Ts. Trịnh Đức Duy
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP • Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp, thể hiện qua sự gắn kết giữa các thành viên, giá trị, niềm tin và chuẩn mực hành vi được chi

Trang 1

Trường Đại Học Thương Mại

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HÓA KINH DOANH

Nhóm thực hiện: 10

Lớp học phần: 25100BMGM1221 Giáo viên hướng dẫn: Ts Trịnh Đức Duy

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 10

Hoàng Thị

Phương Nhung

-Làm nội dung-Tìm hiểu đóng góp thêm xâydựng bài

Nguyễn Thành

Vinh

- Làm nội dung

Trang 3

Nguyễn Yến Vy

- Làm bảng đánh giá thảo luận nhóm

- Làm nội dung

Trang 4

MỤC LỤC

Chương I: Lý thuyết 5

I KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 5

II CHỨC NĂNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: 6

III VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 7

IV VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP: 7

Chương II: Giới thiệu về tập đoàn Tasco (auto) 9

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 9

2.2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TASCO 10

2.3 NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CỦA TASCO AUTO 13

CHƯƠNG III: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 18

3.1 SO SÁNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GIỮA TASCO AUTO VÀ TẬP ĐOÀN TOYOTA ĐỂ ĐƯA RA ĐIỂM NHÌN KHÁCH QUAN: 18

3.2 ĐƯA RA ĐIỂM MẠNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN CẢI THIỆN TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CUẢ TASCO AUTO 20

Giải pháp cải thiện văn hóa trong doanh nghiệp của Tasco auto: 21

Trang 5

Chương I: Lý thuyết

I KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

• Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp, thể hiện qua sự gắn kết giữa các thành viên, giá trị, niềm tin và chuẩn mực hành vi được chia sẻ

và tuân thủ

1 Các định nghĩa về Văn hóa Doanh nghiệp:

• Jaques (1952): Văn hóa là cách thức tư duy và hành động quen thuộc, được các thành viên trong doanh nghiệp đồng thuận và truyền đạt cho người mới

• Eldridge & Crombic (1974): Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống chuẩn mực, giá trị và niềm tin đặc trưng, hình thành từ lịch sử phát triển và phong cách của

• Schein (1985): Văn hóa là một mô hình giả định cơ bản mà nhóm đã học được

và được truyền lại qua các thế hệ

• Denison (1990): Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống giá trị, tín ngưỡng và nguyên tắc tạo thành nền tảng của quản lý doanh nghiệp

• Bergman & Stagg: Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung, quyết định mọi hành vi và hoạt động của doanh nghiệp

2 Đặc trưng của Văn hóa Doanh nghiệp:

• Hệ thống giá trị: Doanh nghiệp xác lập các giá trị chung như đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, và phát triển bền vững

• Sự thống nhất nhận thức: Các thành viên doanh nghiệp nhận thức và tuân thủ các chuẩn mực, giá trị chung

• Mức độ hình thành văn hóa: Văn hóa có thể hình thành tự phát hoặc chủ động,

và cần được xây dựng để hỗ trợ định hướng phát triển doanh nghiệp

• Các cấp độ văn hóa:

- Cấp độ hành vi hàng ngày

- Cấp độ giá trị tinh thần

- Cấp độ niềm tin và suy nghĩ tiềm thức

3 Bản chất của Văn hóa Doanh nghiệp:

• Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống giá trị được chia sẻ, thể hiện qua các chuẩn mực hành vi và thái độ của các thành viên Nó tạo nên bản sắc riêng, giúp doanhnghiệp phân biệt với các doanh nghiệp khác và tạo nên lợi thế cạnh tranh Văn hóa mạnh cần được xây dựng và duy trì qua thời gian

Trang 6

II CHỨC NĂNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP:

1 Chức năng liên kết: Tạo sự kết nối và đồng bộ giữa các thành viên trong

doanh nghiệp, giúp họ phối hợp hiệu quả và giảm thiểu xung đột để đạt mục tiêu chung

Dung hòa mục tiêu cá nhân với mục tiêu tập thể,

2 Chức năng “nhân hòa”:

tạo môi trường làm việc hài hòa, giúp nhân viên cảm thấy gắn bó và tự nguyện cống hiến cho doanh nghiệp

Kiểm soát và điều chỉnh hành vi của nhân

3 Chức năng điều tiết hành vi:

viên thông qua các giá trị, chuẩn mực và truyền thống, giúp tạo nên sự tự giác vàtuân thủ trong tổ chức

4 Chức năng tạo động cơ ngầm định: Tạo động lực làm việc cho nhân viên

không chỉ từ lợi ích vật chất mà còn từ sự thỏa mãn các nhu cầu cao hơn, như tự khẳng định và cống hiến cho xã hội

5 Chức năng tạo bản sắc riêng: Xây dựng bản sắc và dấu ấn riêng của doanh

nghiệp, giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác và thu hút khách hàng cũng như đối tác

Trang 7

III VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1 Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: Văn hóa doanh

nghiệp giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, liên kết con người lại với nhau, nhân lên giá trị của các nguồn lực và là tài sản vô hình quan trọng

Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp

2 Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững:

cạnh tranh tốt hơn nhờ các giá trị khó bắt chước, là nền tảng cho sự phát triển lâu dài

3 Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Văn hóa doanh nghiệp tạo ra một

môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, gắn kết, và sáng tạo

4 Thúc đẩy sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên: Nhân viên cảm

thấy mình là một phần quan trọng của doanh nghiệp, dẫn đến sự cống hiến hết mình

Nhờ văn hóa doanh nghiệp, các

5 Cải thiện hiệu quả và năng suất lao động:

doanh nghiệp nổi tiếng như General Electric, Southwest Airline, IBM đã đạt được những thành công to lớn

6 Tạo nên sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh: Trong thời đại công nghệ

phát triển nhanh chóng, văn hóa doanh nghiệp trở thành yếu tố tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa các đối thủ

7 Ví dụ về các doanh nghiệp thành công nhờ văn hóa doanh nghiệp tích cực: Zappos, Twitter, Facebook, Honda, Samsung, và Unilever đều đã đạt được

thành công lớn nhờ tập trung vào việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệpmạnh mẽ, sáng tạo và nhân văn

IV VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP:

* Văn hóa dân tộc: Văn hóa doanh nghiệp là nền tiểu văn hóa trong văn hóa

dân tộc Vậy nên VHDT phản chiếu lên VHDN là điều tất yếu Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc,… với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cách suy nghĩ, học hỏi khác nhau Khi tập trung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này được tổng hợp tạo thành 1 phần VHDN Các giá trị vh này ảnh hưởng doanh nghiệp xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng đến VHDN:

- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

- Sự phân cấp quyền lực

- Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền

- Tính cẩn trọng

Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên sự đa dạng văn hóa trong công ty và giá trị hiện

có để xây dựng VHDN phù hợp Ngoài ra sự đa dạng trong VHDT lầ một nguồnlực lớn của doanh nghiệp Nếu khai thác đúng cách sẽ mang lại sự phát triển đa chiều và toàn diện cho doanh nghiệp

Ưu thế nổi baatj của VH Việt Nam có thể kể đến như: coi trọng tư tưởng nhân bản, tinh thần cầu thị và ý chí phấn đấu tự lực,… Tuy nhiên cũng có một số hạnchế: không dám đổi mới,… làm cho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại

* Người lãnh đạo:

Trang 8

- Người lãnh đạo - yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp quan trọng nhất:

- Lãnh đạo là người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệpcũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty mà quyết định các biểu tượng, cáchứng xử, giao tiếp trong doanh nghiệp Nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu tư tưởng của mình thông qua: việc tiếp xúc với nhân viên, cách sử dụng các truyện kể tạo cảm hứng, cách xây dựng các chương trình, lễ kỷ niệm Có thể nói lãnh đạo giữ vai trò quan trọng và ảnh hướng đến văn hóa doanh nghiệp

* Ảnh hưởng từ văn hóa bên ngoài (Giá trị tích luỹ):

- Văn hóa doanh nghiệp là một "tài sản vô hình" có đóng góp rất lớn vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp sẽ tác động đến cách xử lý những công việc của công ty Những bài học khi xử lý những vấn đề chung được ghi chép, tuyên truyền và phổ biến cho toàn thể doanh nghiệp được biết và thực hiện Đó sẽ là những tác động tích cực nâng cao hiệu suất công việc và cải thiện các mối quan hệ

- Những giá trị học hỏi từ doanh nghiệp khác ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Bằng cách nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh Chúng ta có thể rút ra đượcnhững bài học riêng, ưu điểm để áp dụng cho doanh nghiệp mình Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải áp dụng một cách chọn lọc để phù hợp với công ty

* Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:

- Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một văn hóa, cách hành xử hay một “chất” riêng của mình Văn hóa doanh nghiệp vì vậy cũng bị ảnh hưởng bởi bản chất của doanh nghiệp Chẳng hạn như:

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thường có nét văn hóa làm việc linh hoạt về thời gian, đề cao sự sáng tạo, phá cách, bứt phá khỏi những khuôn khổ quen thuộc

- Doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất thường có nét văn hóa làm việc kỷ luật, tuân thủ, chuẩn chỉnh về thời gian, ca làm việc và các quy chuẩn sản xuất

- Doanh nghiệp lĩnh vực ngành hàng thể thao thường có nét văn hóa trẻ trung, mạnh mẽ, thẳng thắn, nhiệt huyết bứt phá giới hạn

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tác mỹ nghệ thường có nét tính cách tỉ mỉ, thận trọng trong từng chi tiết…

- Bản chất của doanh nghiệp là điều cốt lõi, là màu sắc riêng, song hành cùng sựphát triển của mỗi doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp dù được kiến tạo, định hình theo hướng nào thì cũng phải đảm bảo phù hợp với bản chất của doanh

nghiệp

* Hình thức sở hữu của doanh nghiệp:

Hình thức sở hữu của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất định hình nên văn hóa doanh nghiệp Mỗi hình thức sở hữu khác nhau sẽ tạo ra những đặc trưng riêng về quyền sở hữu, cơ cấu quản lý, mục tiêu hoạt động, từ

đó dẫn đến những nét văn hóa doanh nghiệp khác biệt

Trang 9

- Doanh nghiệp Nhà nước:

 Ưu tiên mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp nhà nước thường đặt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lên hàng đầu, tạo việc làm, ổn định đời sống

 Cơ cấu quản lý tập trung: Quyền quyết định tập trung vào cấp trên, thủ tụchành chính phức tạp, dẫn đến tốc độ ra quyết định chậm

 Văn hóa doanh nghiệp: Thường mang tính bảo thủ, ít đổi mới, chú trọng đến ổn định, ít cạnh tranh, quan hệ nhân thân đóng vai trò quan trọng

- Doanh nghiệp Tư nhân:

 Ưu tiên lợi nhuận: Mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra giá trị cho cổ đông

 Cơ cấu quản lý linh hoạt: Quyền quyết định tập trung vào người chủ sở hữu hoặc ban lãnh đạo, thủ tục hành chính đơn giản, tốc độ ra quyết định nhanh

 Văn hóa doanh nghiệp: Thường năng động, sáng tạo, đổi mới, cạnh tranh cao, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đề cao hiệu quả làm việc

- Doanh nghiệp có Vốn đầu tư nước ngoài:

 Kết hợp nhiều yếu tố: Kết hợp cả yếu tố của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, tùy thuộc vào tỷ lệ vốn góp và quốc gia đầu tư

 Văn hóa doanh nghiệp: Thường mang đậm dấu ấn văn hóa của quốc gia đầu tư, kết hợp với văn hóa địa phương

+) 1971, Đội cầu Nam Hà được thành lập

+) 1992, Đổi tên thành Công ty Công trình giao thông Nam Hà

+) 2000, Cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần XDGT và CSHT Nam Định

Trang 10

+) 2007, Chuyển trụ sở từ Nam Định lên Hà Nội và đổi tên thành Công ty Cổ phần Tasco

+) 2008, được niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội và trở thành Nhà đầu tư các dự

án BT, BOT

+) Hoàn thành việc phát hành tăng vốn, hoán đổi cổ phần để sở hữu 100% TascoAuto, hướng tới cung cấp chuỗi dịch vụ hoàn thiện cho xe và chủ xe

+) Hiện tại: Là nhà phân phối ô tô lớn tại Việt Nam với hơn 13.5% thị phần và

14 thương hiệu xe, đồng thời là nhà phân phối lớn nhất của Toyota, Ford và phân phối thương hiệu xe sang Volvo tại Việt Nam

2.2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TASCO

2.2.1 Sơ lược về tiểu sử của ông Vũ Đình Độ

Trang 11

- Ông Vũ Đình Độ sinh năm 1982, quê quán Bắc Giang) được bầu làm Chủ tịchHĐQT tại Công ty cổ phần Tasco nhiệm kỳ 2022-2027 từ tháng 4/2022 thay ông

Hồ Việt Hà

- Ông Vũ Đình Độ tốt nghiệp cử nhân kinh tế Ông có kiến thức sâu rộng và gần 20 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển, kiến trúc tổ chức, hoạt động đầu tư và hoạt động quản trị vận hành doanh nghiệp tại các tổ chức lớn củaViệt Nam

-Trước khi gia nhập DNP và Tasco, ông từng làm kiểm toán cho KPMG tại Việt Nam, Singapore Từ năm 2007 đến năm 2011, ông trải qua các vị trí cấp cao về phân tích đầu tư, đầu tư thị trường vốn, M&A và công cụ phái sinh tại các công ty chứng khoán SSI, VNDirect và MSB

-Tại Tasco, ông Vũ Đình Độ chính thức lộ diện trên cương vị Chủ tịch HĐQT vào tháng 4/2022 Dưới cương vị là người đứng đầu, ông đã giúp định hình lại

Trang 12

và định hướng phát triển cho Tasco đưa Tasco thoát mũ "ông trùm BOT" để hướng đến phát triển hệ sinh thái đa ngành, đặc biệt là dịch vụ ô tô.

2.2.2 Phong cách lãnh đạo của Vũ Đình Độ

Phong cách lãnh đạo của ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch Tasco Auto, thể hiện qua nhiều yếu tố cốt lõi, giúp ông dẫn dắt công ty thành công trong một môi trường kinh doanh đầy biến động:

+)Tầm Nhìn Chiến Lược:

-Ông Vũ Đình Độ được biết đến với tầm nhìn chiến lược rõ ràng và dài hạn Thay vì chỉ tập trung vào các dự án BOT (xây dựng- vận hành- chuyển giao) truyền thống, ông đã mạnh dạn đưa Tasco vào lĩnh vực phân phối ô tô, một lĩnh vực mới nhưng đầy tiềm năng tại Việt Nam Cụ thể, vào tháng 4/2023, ông Độ được bầu làm Chủ tịch HĐQT SVC Holdings để chuẩn bị cho thương vụ sáp nhập lịch sử của Tasco và SVC Holdings - một trong những doanh nghiệp phân phối ô tô hàng đầu Việt Nam Sau khi ông Độ giữ vị trí cao nhất tại Tasco và SVC Holdings, đến ngày 5/9/2023 thương vụ sáp nhập được công bố hoàn tất Thương vụ M&A này giúp Tasco trở thành một trong những nhà phân phối và cung cấp dịch vụ ô tô nội địa lớn nhất và sở hữu 86 đại lý trên cả nước, tính đến thời điểm 31/12/2023 minh chứng cho khả năng định hướng chiến lược của ông

+)Khả Năng Thích Ứng Với Môi Trường, Nhạy Cảm, Linh Hoạt, Sáng Tạo:

-Ông Độ thể hiện sự nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội thị trường, đồng thời linh hoạt thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tế

Ví dụ, việc Tasco Auto mở rộng sang phân khúc xe sang và xây dựng mạng lướiđại lý trên toàn quốc cho thấy khả năng thích ứng và sáng tạo của ông trong việcđối phó với các thách thức của thị trường

+)Tính Độc Lập, Quyết Đoán, Tự Tin

-Phong cách lãnh đạo của ông Độ thể hiện tính độc lập và quyết đoán trong việcđưa ra các quyết định quan trọng Ông không ngại đưa ra những quyết định mạo hiểm, chẳng hạn như đầu tư mạnh mẽ vào các thương hiệu ô tô mới nổi ở Việt Nam, điều này đòi hỏi sự tự tin và một tầm nhìn vượt trội

+)Chấp Nhận Mạo Hiểm, yêu thích kinh doanh

-Ông Độ không chỉ là một nhà lãnh đạo mà còn là một doanh nhân đầy nhiệt

huyết Sự đam mê và yêu thích kinh doanh của ông đã thúc đẩy ông chấp nhận các rủi ro lớn để đạt được những thành tựu vượt bậc, như việc mở rộng danh mục sản phẩm và đầu tư vào các thương hiệu xe sang

+) Nhu Cầu Cao Về Sự Thành Đạt

-Một động lực lớn trong sự nghiệp của ông Độ là nhu cầu mạnh mẽ về sự thành đạt Điều này thể hiện qua việc ông không ngừng tìm kiếm cơ hội mới và không bao giờ hài lòng với những gì đã đạt được Sự khao khát vươn lên và không ngừng cải tiến đã giúp Tasco Auto ngày càng phát triển và khẳng định vị thế -Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tasco, ông Vũ Đình Độ cũng thẳng thắn rằng bản thân hiện đang tham gia HĐQT của nhiều doanh nghiệp khác Tuy nhiên, ông mới từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của DNP Holding với mong muốn tập trung cho Tasco Bởi thời gian tới là giai đoạn then chốt, cơ hội trong quá trình phát triển của Tasco Theo kế hoạch, năm 2024 Tasco sẽ phát triển dự

Trang 13

án lắp ráp ô tô (CKD) và mục tiêu đến năm 2025 là có sản phẩm Dù chưa tiết lộ

sẽ hợp tác với hãng xe nào, nhưng Tasco nhấn mạnh sẽ lắp ráp ô tô cho các nhà sản xuất ô tô nằm trong Top10 thế giới "Nguyên tắc để đảm bảo dự án thành công và quản trị được các rủi ro của dự án này là chọn đối tác lớn Cụ thể là nằmtrong Top10 các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, có tốc độ phát triển nhanh, có dải sản phẩm rộng, đã thành công trên thị trường Việt Nam và quốc tế", ông NguyễnVăn Dũng - Chủ tịch Tasco Auto chia sẻ định hướng

-Về thị trường, không chỉ hướng tới thị trường trong nước mà cả cơ hội xuất khẩu đến những thị trường mà Việt Nam có ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký

+)Năng Lực Quan Hệ Kết Nối

-Ông Độ cũng được biết đến với khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ kinh doanh mạnh mẽ Những liên kết chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước đã giúp Tasco Auto mở rộng quy mô và phát triển một cách bền vững Khảnăng kết nối này không chỉ là yếu tố giúp ông phát triển doanh nghiệp mà còn tạo dựng niềm tin và uy tín trong giới kinh doanh

=>> Phong cách lãnh đạo của ông Vũ Đình Độ tại Tasco Auto là một sự kết hợp tinh tế giữa tầm nhìn chiến lược, khả năng thích ứng và sự tự tin trong quyết định Những yếu tố này đã giúp ông không chỉ duy trì mà còn mở rộng và phát triển doanh nghiệp trong một môi trường đầy thách thức Sự thành công của Tasco Auto dưới sự lãnh đạo của ông Độ chính là minh chứng cho khả năng lãnh đạo xuất sắc và tầm nhìn chiến lược dài hạn.

2.3 NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CỦA TASCO AUTO

1 Logo

- Sự đơn giản và hiện đại: - Font chữ: Font chữ được sử dụng cho logo Tasco Auto mang phong cách hiện đại, góc cạnh, thể hiện sự mạnh mẽ và chắc chắn Điều này phù hợp với hình ảnh một công ty ô tô đang không ngừng đổi mới vàphát triển, giúp khách hàng dễ nhớ và tạo cảm giác chuyên nghiệp, tin cậy

- Màu sắc: Màu xanh đậm thường được liên kết với sự tin cậy, ổn định và chuyên nghiệp Điều này gợi ý rằng Tasco Auto là một thương hiệu đáng tin cậy trong lĩnh vực ô tô

Sự kết nối và chuyên nghiệp:

- Tầm nhìn: Logo có thể thể hiện tầm nhìn của Tasco Auto là trở thành một trong những thương hiệu ô tô hàng đầu, được khách hàng tin tưởng và lựa chọn

Ngày đăng: 03/02/2025, 20:31