Vai trò, ý nghĩa của tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hiệp định thương mại tự do Trong toàn văn nội dung hiệp định CPTPP, chương 19 quy định về lao động, gồm 15 điều, các nội dung cơ bả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -🙣🕮🙡
-BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ Đ% TÀI: TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CPTPP LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
Giảng viên: PGS, TS Nguyễn Thị Minh Nhàn Lớp hành chính:
Nh@m: 01
Hà Nội – 11/2023
1
Trang 2MỤC LỤC
1.1.2 Sự cần thiết của tiêu chuẩn lao động quốc tế 3 1.2 Tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hiệp định thương mại tự do 3
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hiệp định
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH
2.1 Tổng quan về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
2.1.1 Giới thiệu về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
2.1.2 Tiêu chuẩn lao động quốc tế trong Hiệp định Đối tác toàn diện và
2.2 Thực trạng đảm bảo tiêu chuẩn lao động quốc tế trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam 4 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH
3.1 Đánh giá tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam 5
Trang 3CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tiêu chuẩn lao động quốc tế
1.1.1 Khái niệm
Tiêu chuẩn lao động quốc tế là những nguyên tắc và những chuẩn mực về lao động, quan hệ lao động và các vấn đề liên quan có phạm vi áp dụng vượt ra ngoài phạm vi quốc gia
- Chuẩn mực buộc các nước thành viên hay các nước sử dụng lao động của các nước thành viên phải tham khảo trong các quyết định về lao động
- Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được coi như pháp luật quốc tế về lĩnh vực lao động
1.1.2 Sự cần thiết của tiêu chuẩn lao động quốc tế
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế là chuẩn mực để các chủ thể QHLĐ tham gia vào thị trường lao động toàn cầu:
+ Là cơ sở quan trọng để nhà nước ban hành và thực thi pháp luật QHLĐ quốc gia; + Là căn cứ để NLĐ, NSDLĐ cũng như tổ chức đại diện của họ am hiểu vai trò, vị trí, những năng lực cần có của mình để tham gia QHLĐ một cách chủ động và “tròn vai”
1.2 Tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hiệp định thương mại tự do
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hiệp định thương mại tự do
Trong toàn văn nội dung hiệp định CPTPP, chương 19 quy định về lao động, gồm 15 điều, các nội dung cơ bản về lao động gồm:
◦ Cam kết chung về quyền lao động
◦ Đầu mối liên lạc
◦ Hội đồng lao động
3
Thế hệ TPP
Đàm phán tự do mạnh mẽ: thuế quan, mở cửa dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh
dịch tễ, TBT, cạnh tranh mua sắm công, lao động, môi trường
FTA Thế hệ thứ hai
Mở rộng phạm vi tự do sang các lĩnh vực dịch
vụ nhất đinh (xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường trong các
DV liên quan)
FTA Thế hệ thứ nhất
Tập trung ở việc tự do
hóa lĩnh vực thương
mại hàng hóa (cắt giảm
thuế quan loại bỏ hàng
rào phi thuế quan)
FTA Thế hệ thứ ba
Tiếp tục mở rộng phạm vi về tự dịch vụ đầu tư Mở rộng phạm
vi tự do sang các vấn
đề phi thương mại như lao động, môi trường
Trang 4◦ Hợp tác giữa các bên
◦ Đối thoại
◦ Sự tham gia của công chúng
◦ Tham vấn lao động
Các cam kết chung được quy định tại Chương Lao động trong CPTPP bao gồm: các bên sẽ thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực tiễn những quyền lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO: tự do liên kết
và thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động (mức thông qua và duy trì là mức độ cam kết cao nhất trong các FTA trên thế giới)
Cam kết cụ thể về quan hệ lao động:
Về chủ thể của quan hệ lao động: nhấn mạnh sự tồn tại tất yếu của đồng thời
nhiều tổ chức đại diện cho NLĐ, NSDLĐ trong hệ thống QHLĐ
Về hình thức tương tác trong quan hệ lao động: cần bảo đảm nghĩa vụ thương
lượng thiện chí của NSDLĐ khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của NLĐ
về tiền lương và các điều kiện lao động khác cho NLĐ
Về nội dung tương tác trong quan hệ lao động: mỗi bên sẽ thông qua và duy trì
các đạo luật và quy định, điều chỉnh những điều kiện làm việc có thể chấp nhận được
về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG CPTPP TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
2.1.1 Giới thiệu về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực
từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mehico, Newzeland, Singapore, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định thay thế hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ tuyên
bố rút khỏi hiệp định này vào ngày 21/01/2017 Các nước thành viên còn lại của TPP thống nhất tiếp tục TPP dưới cái tên mới CPTPP trong Tuyên bố chung ngày 11/11/2017 tại Đà Nẵng bên thềm Hội nghị APEC 2017 Hiệp định này được các quốc gia thành viên ký kết ngày 09/03/2018, dự tính có hiệu lực vào đầu năm 2019, và mặc
dù không có Mỹ, CPTPP vẫn chiếm tới 13,5% tổng GDP vào gần 15% tổng thương mại toàn cầu CPTPP là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, lao động, môi trường…
Ngoài ra, Hiệp định CPTPP cũng qquan tâm xử lý các vấn đề khác như liên kết khu vực, hợp tác kinh tế, hợp tác phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng co sức cạnh tranh… Các thành viên sáng lập CPTPP kỳ vọng Hiệp định này sẽ mang lại lợi ích to lớn và bền vững cho các nước tham gia, là cơ hội dành cho tất cả các nền kinh tế lớn phát triển nhanh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (các nước phát triển và đang phát triển) hợp nhất thành một khối kinh tế CPTPP sẽ đẩy mạnh sự phát triển của các nền kinh tế, xoá rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm, chống lại xu hướng bảo hộ thương mại mạnh mẽ hiện nay trên thế giới và gần đây thể hiện qua xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc
Kể từ hôm nay (14/1), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam Tác động của CPTPP tới nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào năng lực nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức của chính Việt Nam
5
Trang 6Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch
vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp Việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam Tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD, hơn
4 tỷ USD xuất khẩu, tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035
Không chỉ mở ra những cơ hội mới về giao thương, CPTPP với những tiêu chuẩn cao còn tạo thêm đô ™ng lực để Viê ™t Nam cải cách thể chế kinh tế, cải thiê ™n môi trường kinh doanh
Hiệp định CPTPP gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore
và Việt Nam ký ngày 6/2/2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP
Theo Bộ Công Thương, về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP
20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu
tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP
Mục tiêu của 11 nước thành viên CPTPP, bao gồm Australia, Brunay, Canada, Chile, Nhật Bản, Malayxia, Mehico, Newzeland, Peru, Singapore và Việt Nam hướng tới đó là:
Thứ nhất, CPTPP là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu như tất cả các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… CPTPP sẽ mang lại lợi ích to lớn và bền vững cho các nước tham gia, thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu, CPTPP sẽ di xa hơn các thoả thuận tự do thông thường (FTA)
Trang 7Thứ hai, CPTPP được thiết kế theo hướng mở, có cơ chế để có thể kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai và bổ sung các vấn đề mới phát sinh sau khi Hiệp định
có hiệu lực
Thứ ba, Nâng cao sức cạnh tranh và minh bạch hoá chính sách cũng là những chủ đề được đề cập trong nội dung đàm phán CPTPP Các thành viên CPTPP cho rằng CPTPP phải giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên cơ sở cải thiện môi trường kinh doanh và minh bạch hoá các chính sách
Thứ tư, Hiệp định CPTPP sẽ dành sự quan tâm thoả đáng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), bởi đây là động lực của tăng trưởng, vừa là nguồn tạo việc làm quan trọng tại tất cả các nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế đang phát triển
2.1.2 Tiêu chuẩn lao động quốc tế trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Theo CPTPP, các quốc gia thành viên cam kết mở cửa thị trường lao động
và thực hiện các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân Một số tiêu chuẩn lao động cơ bản được bao gồm trong CPTPP:
1 Tự do hội nghị chính trị và công đoàn: Mọi người lao động có quyền tự do thành lập và tham gia công đoàn Các quyền tự do này bao gồm quyền thành lập công đoàn, tự do tham gia công đoàn, tự do từ chối tham gia và rời bỏ công đoàn
2 Loại trừ lao động trẻ em: Các quốc gia thành viên cam kết loại trừ lao động trẻ em và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và loại bỏ lao động trẻ em
3 Đảm bảo mức lương công bằng: Các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo mức lương công bằng và cung cấp các chính sách về tiền lương và làm việc
4 Loại trừ hình phạt và hành vi phân biệt đối xử: Các quốc gia thành viên không được áp dụng hình phạt và hành vi phân biệt đối xử trái với quyền tự do liên quan đến việc tổ chức, tham gia hoặc tăng cường hoạt động của công đoàn
5 Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động: Các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động, bao gồm việc áp dụng các quy định an toàn lao động và cung cấp các biện pháp bảo vệ sức khỏe của công nhân
Những tiêu chuẩn lao động này nhằm đảm bảo rằng môi trường lao động trong các quốc gia thành viên CPTPP được bảo vệ và cải thiện Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này cũng góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của lao động trong quá trình thương mại
2.2 Thực trạng đảm bảo tiêu chuẩn lao động quốc tế trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam
Ngày 12-11-2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn CPTPP và các văn kiện có liên quan Hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và thông qua kế hoạch thực hiện CPTPP Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên được hưởng lợi nhiều từ CPTPP Gia nhập
7
Trang 8CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tham gia CPTPP, Việt Nam cũng có thêm cơ hội và thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản Việc gia nhập CPTPP cũng đồng thời đặt ra nhiều tác động (tích cực và tiêu cực) đối với quá trình tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam Tính đến tháng 4-2019, trong tổng số 12 FTA mà Việt Nam đã ký kết, CPTPP
là FTA đầu tiên có chương riêng về lao động Theo CPTPP, Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết về cải cách pháp luật và thể chế để tuân thủ các cam kết về lao động như quy định tại Chương 19 Mặc dù so với các hiệp định thương mại đa phương trước đây, quyền lao động là một nội dung mới của CPTPP, về cơ bản, việc thực hiện nghĩa vụ này không quá mới đối với Việt Nam vì đây là những cam kết đã quy định trong Tuyên bố năm 1998 và các công ước của ILO mà Việt Nam là thành viên
Với tinh thần bảo đảm điều kiện lao động tốt nhất cho người lao động, Việt Nam đã chủ động phê chuẩn 6 công ước cơ bản của ILO có liên quan đến các cam kết
về lao động của CPTPP Theo đó, các quy định của CPTTP về xóa bỏ mọi hình thức lao động, bức và lao động bắt buộc, xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em và xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc đều đã được Việt Nam cam kết trong các công ước của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn, đó là các công ước số 29, 98, 100, 111, 138 và
182 Với 2 công ước cơ bản còn lại là công ước số 87 và 105, Việt Nam đã và đang nghiên cứu và chuẩn bị trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Công ước 105 vào năm 2020 và Công ước 87 vào năm 2023
2.2.1 Công ước 98 và công ước 87 về Tự do hiệp hội và thực hiện có hiệu quả quyền thương lượng tập thể.
Ngày 14/6/2019, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98, bao gồm các nội dung
cơ bản: Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử, chống công đoàn của người sử dụng lao động; Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động; Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí
Cụ thể, theo Điều 1 của Công ước này, người lao động phải được hưởng sự bảo
vệ thích đáng trước mọi hành vi phân biệt đối xử chống lại việc làm của họ Hiện nay, vấn đề đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của người lao động, không
bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động cũng được đề cập
và quy định rõ ràng Đồng thời phải đề cao nghĩa vụ thương lượng, thiện chí của người
sử dụng lao động khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của người lao động
về tiền lương và các điều kiện lao động khác cho người lao động
Một trong những nội dung được nhấn mạnh trong CPTTT là việc thực hiện quyền tự do hội họp và thương lượng tập thể, trong đó bao gồm quyền thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp của người lao động Trong số các cam kết về lao động của
Trang 9CPTPP, quy định về các quyền này vẫn chưa được chuyển hóa đầy đủ vào hệ thống pháp luật trong nước
Công ước số 87 đã ghi nhận nguyên tắc rằng người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào đều không phải xin phép trước
mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo Điều lệ của chính tổ chức đó
Tại Việt Nam, điều này có nghĩa tổ chức của người lao động tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động Tổ chức đó sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Tổ chức của người lao động, sau khi hoàn tất thủ tục nói trên, sẽ có một số quyền tự chủ nhất định phù hợp với quy định của ILO và pháp luật Việt Nam
Mục đích hoạt động của tổ chức đại diện người lao động phải là để đại diện, bảo vệ cho các quyền và lợi ích của người lao động tại doanh nghiệp mà họ làm việc thông qua các hình thức được quy định trong pháp luật bao gồm đối thoại, thương lượng tập thể, đình công và các hành động tập thể khác trong quan hệ lao động Các tổ chức của người lao động không được phép tiến hành bất cứ hoạt động nào có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng như không được tham gia bất cứ hoạt động nào ngoài tôn chỉ mục đích phù hợp với quy định của ILO và đã đăng
ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Một mặt, đây là một cơ chế mới so với cơ chế hoạt động của Công đoàn Việt Nam hiện nay tất cả đều trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Do vậy, Công đoàn lao động Việt Nam đứng trước thách thức phải đổi mới cả về tổ chức và chức năng để trở thành một tổ chức đại diện thực sự cho tiếng nói của người lao động Mặt khác, là quốc gia đang phát triển, thị trường lao động sử dụng lợi thế giá rẻ chiếm đa
số thì việc yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các cam kết về quyền lao động theo tiêu chuẩn của CPTPP có thể sẽ ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh về lao động của Việt Nam
2.2.2 Công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
Công ước số 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc đã ghi nhận rằng mọi nước thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó (Điều 1) Công ước số 105 là một trong những công ước cơ bản của ILO, là văn bản pháp luật quốc tế rất quan trọng về việc xóa bỏ lao động cưỡng bức Việc phê chuẩn Công ước 105 có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế; phù hợp với xu thế tiến bộ chung của thế giới, thể hiện những cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động của Việt Nam và cộng đồng quốc tế
Như vậy, là thành viên và phê chuẩn Hiệp định CPTPP, bên cạnh mặt thuận lợi
và lợi ích mang lại, có những thách thức đặt ra đối với Việt Nam Trong bối cảnh toàn
9
Trang 10cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên
cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên trước hết họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình này Điều này đã được cụ thể trong chương riêng của Hiệp định CPTPP, đưa ra những cam kết về lao động với việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động của ILO mà các nước thành viên phải tuân thủ Đây cũng là một thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quá trình đổi mới tổ chức hoạt động phù hợp với phát triển của kinh tế - xã hội đất nước
2.2.3 Công ước số 138 và 182 về xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em và nghiêm cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
Việt Nam đã phê chuẩn hai công ước của ILO liên quan đến vấn đề xoá bỏ lao động trẻ em, cấm mọi hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Công ước số 138 và Công ước số 182) Về cơ bản, Việt Nam đã quy định và tổ chức thực hiện tốt, đáp ứng yêu cầu của hai công ước nêu trên và yêu cầu của CPTPP Pháp luật Việt Nam không thừa nhận và kiên quyết xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được quy định tại Công ước số 182
Cụ thể, đến BLLĐ năm 2019, pháp luật Việt Nam có quy định về lao động chưa thành niên tại Mục 1 Chương XI Theo đó, lao động chưa thành niên là NLĐ chưa đủ
18 tuổi NLĐ chưa thành niên phải ít nhất từ đủ 13 tuổi trở lên Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc rất hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 145 BLLĐ Đối chiếu với quy định tại Công ước số 138, tuổi tối thiểu để trở thành NLĐ sẽ không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất kì trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi mới phê chuẩn, tuỳ vào đặc điểm của nền kinh tế và giáo dục của quốc gia thành viên, độ tuổi tối thiếu có thể là 14 tuổi Như vậy, quy định từ đủ 13 tuổi trong pháp luật lao động của Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu của Công ước ở giai đoạn này
Tuy vậy, Việt Nam cần cân nhắc để sửa đổi quy định này theo hướng nâng độ tuổi lao động lên để đáp ứng quy định của Công ước cũng như quan điểm về bảo vệ trẻ
em Thực tế tại Việt Nam vẫn còn tồn tại tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc, nguy hiểm, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em làm việc xa gia đình, trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị xâm hại tình dục… Nguyên nhân trước hết là do mưu sinh, tiếp đến là lòng tham, sự vô trách nhiệm của người lớn và sự quản
lí chưa thực sự sát sao của các cấp có thẩm quyền
Trong thực tế tiêu chuẩn và điều kiện lao động ở nước ta vẫn còn một số vấn đề chưa thật sự được cải thiện mạnh mẽ Thí dụ như vấn đề sử dụng lao động trẻ em Dù quy định không sử dụng lao động trẻ em nhưng thực tế còn một số doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận trong ngắn hạn nên thường sử dụng người lao động trẻ em dưới 18 tuổi, thậm chí là dưới 15 tuổi Ðối với các đối tác thành viên của CPTPP, có các quy định về tiêu chuẩn lao động cao như Nhật Bản, bất kỳ sản phẩm nào họ nhập khẩu đều yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải khai báo thông tin chi tiết về quy trình sản xuất, công nhân tham gia quy trình đó từ khâu kiểm soát đầu vào đến khâu kiểm tra