1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và giới thiệu về tuyến du lịch tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Giới Thiệu Về Tuyến Du Lịch Tìm Hiểu Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
Tác giả Lưu Đình Duy, Phan Tiến Duy, Tô Thị Thanh Hoa, Quản Văn Hùng, Vũ Quang Huy
Người hướng dẫn Th.S Trần Kim Yến
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 28,28 MB

Nội dung

Trong đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nổi bật như một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được UNESCO công nhận năm 2005.. Với đề tài về vùng du lịch Tây Ngu

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM

ĐỀ TÀI 10: ANH (CHỊ) HÃY:

- GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ CỦA VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN

- PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI KHAI THÁC DU LỊCH TẠI VÙNG

- XÂY DỰNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ TUYẾN DU LỊCH TÌM HIỂU KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Trang 2

THÀNH VIÊN NHÓM 2

- Tổng hợp Word

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU -1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN -2

1 Văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên -2

2 Ẩm thực -14

3 Kiến trúc đặc biệt của Tây Nguyên -19

3.1 Vật liệu -19

3.2 Các kiểu kiến trúc tiêu biểu -19

3.2.1 Nhà rông: -19

3.2.2 Nhà mồ Tây Nguyên -22

3.2.3 Nhà dài Ê-Đê -26

4 Các di tích lịch sử và văn hóa -28

4.1 Thánh địa Cát Tiên -28

4.2 Tháp Chàm Yang Prong -30

4.3 Làng kháng chiến Stơr -32

4.4 Di tích Tây Sơn Thượng Đạo -34

4.5 Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Đăk Glei -36

4.6 Di tích “Sắc tứ Bác Ái tự” -38

4.7 Biệt viện Bảo Đại -41

5 Nghề và làng nghề truyền thống của Tây nguyên -42

5.2 Làng nghề làm rượu cần của người Jrai -43

5.3 Nghề làm gốm của người M’nông -44

5.4 Nghề đan lát của người M’nông -44

Trang 4

6 Tín ngưỡng truyền thống của các Dân Tộc Tây Nguyên -45

CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI KHAI THÁC DU LỊCH TÂY NGUYÊN -48

1 Thuận Lợi -48

1.1 Vị trí địa lý và thiên nhiên phong phú -48

1.2 Văn hóa đa dạng và đặc sắc -48

1.3 Chính sách phát triển du lịch của chính phủ -48

1.4 Thiên nhiên và cảnh quan độc đáo -48

1.5 Văn hóa đặc sắc và đa dạng dân tộc -49

1.6 Vị trí địa lý thuận lợi cho du lịch liên vùng -49

1.7 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và địa phương -49

1.8 Sự phát triển của các sản phẩm du lịch đặc thù -49

1.9 Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và chưa được khai thác hết 50

1.10 Sự phát triển của du lịch nghỉ dưỡng cao cấp -51

1.11 Đặc điểm người dân Tây Nguyên hiếu khách và thân thiện -51

1.12 Khả năng phát triển du lịch văn hóa lễ hội -51

1.13 Chính quyền địa phương quan tâm và thúc đẩy phát triển du lịch 52

1.14 Lợi thế về nguồn tài nguyên văn hóa phong phú -52

1.15 Thực phẩm và sản phẩm nông sản đặc trưng là yếu tố thu hút du khách 52 1.16 Sự phát triển của công nghệ và truyền thông -53

1.17 Mối quan hệ hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch -53

2 Khó Khăn : -53

2.1 Cơ sở hạ tầng và giao thông chưa hoàn thiện -54

2.2 Thiếu dịch vụ du lịch chất lượng -54

Trang 5

2.3 Thiếu thông tin quảng bá -54

2.4 Vấn đề bảo vệ môi trường và bền vững -54

2.5 Biến đổi khí hậu và thiên tai -54

2.6 Hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ -54

2.7 Thiếu sự đồng bộ trong phát triển sản phẩm du lịch -55

2.8 Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không bền vững -55

2.9 Thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao -55

2.10 Thiếu chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch hiệu quả -56

2.11 Mối lo ngại về an ninh, chính trị và tệ nạn xã hội -56

2.12 Thiếu sự kết nối giữa các điểm du lịch -56

2.13 Tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai -57

2.14 Vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa -57

2.15 Vấn đề về chất lượng dịch vụ du lịch -57

2.16 Tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các địa phương -58

2.17 Sự thiếu ổn định trong thị trường du lịch quốc tế -58

2.18 Thiếu sự quan tâm đúng mức đến du lịch cộng đồng -58

2.19 Khó khăn trong việc phát triển du lịch mùa vụ -59

2.20 Thiếu các nghiên cứu và khảo sát thị trường du lịch -59

2.21 Thách thức trong việc nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ du lịch- 59 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ TUYẾN DU LỊCH TÌM HIỂU KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN -61

1 Không gian văn hoá cồng chiêng -61

1.1 Nguồn gốc và lịch sử của văn hoá cồng chiêng -61

1.2 Vai trò của cồng chiêng trong đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng -63

1.3 Các dân tộc tiêu biểu gắn liền với văn hoá cồng chiêng -64

Trang 6

1.3.1 Người Ê Đê -64

1.3.2 Người Ba Na -65

1.3.3 Người Gia Rai -68

1.3.4 Người Xơ Đăng -69

1.3.5 Người M’Nông -70

2 Giá trị văn hoá và ý nghĩa bảo tồn -72

2.1 Giá trị nghệ thuật -72

2.2 Giá trị tâm linh -72

2.3 Giá trị xã hội -72

2.4 Ý nghĩa bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng -73

2.5 Những thách thức trong việc bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng hiện nay -73

3 Tiềm năng phát triển của không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên- -74 3.1 Cơ sở hạ tầng du lịch tại Tây Nguyên -74

3.1.1 Các điểm đến nổi bật -74

3.1.2 Hệ thống giao thông -75

3.1.3 Hệ thống lưu trú -76

3.1.4 Các dịch vụ hỗ trợ du lịch -76

3.2 Nhóm khách hàng mục tiêu -76

3.2.1 Du khách trong nước và quốc tế yêu thích văn hoá -76

3.2.2 Các nhà nghiên cứu văn hoá -77

3.2.3 Sinh viên và người yêu nghệ thuật dân gian -77

4 Đề xuất tuyến du lịch mẫu về tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên -78

Trang 7

4.1 Ngày 1: Đến Buôn Ma Thuật – Tham quan Bảo tàng Cồng Chiêng Tây

Nguyên và giao lưu với nghệ nhân tại buôn làng -78

4.2 Khám phá Buôn Đôn – Trái nghiệm văn hoá dân tộc M’Nông, tham gia trình diễn cồng chiêng -78

4.3 Ghé thăm Gia Lai – Dự lễ hội truyền thống, thưởng thức nghệ thuật cồng chiêng và ẩm thực đặc sản -79

5 Hoạt động trải nghiệm cho du khách -80

5.1 Học cách chơi cồng chiêng -80

5.2 Tham gia lễ hội và nghi lễ truyền thống -81

5.3 Giao lưu văn hoá với người dân bản địa -81

6 Cơ sở vật chất và nhân sự cần thiết -82

6.1 Hướng dẫn viên am hiểu văn hoá địa phương -82

6.2 Hỗ trợ từ nghệ nhân cồng chiêng -82

6.3 Cơ sở vật chất và thiết bị du lịch -83

7 Phương án quảng bá tuyến du lịch -83

7.1 Sử dụng mạng xã hội -83

7.2 Tổ chức hội thảo giới thiệu -84

7.3 Liên kết với công ty du lịch, tổ chức sự kiện tại địa phương -85

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -86

1 Giải pháp bảo tồn văn hoá cồng chiêng -86

1.1 Tăng cường giáo dục và truyền dạy văn hoá cồng chiêng cho thế hệ trẻ 86 1.2.Hỗ trợ nghệ nhân và cộng đồng bản địa tham gia phát triển du lịch -86

2 Giải pháp phát triển du lịch bền vững -86

2.1.Kết hợp du lịch với bảo vệ môi trường tự nhiên -86

2.2.Hạn chế thương mại hoá làm mất đi bản sắc văn hoá -87

Trang 8

3 Liên kết các bên liên quan -87KẾT LUẬN -88TÀI LIỆU THAM KHẢO -89

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên -11

Hình 2: Lễ hội đua voi của ngưởi Tây Nguyên -16

Hình 3: Lễ hội đâm trâu của ngưởi Tây Nguyên -21

Hình 4: Cơm ống – đặc sản của người dân vùng Tây Nguyên -24

Hình 5: Tục uống rượu cần cua người dân Tây Nguyên -27

Hình 6: Nhà Rông – một kiến trúc độc đáo của người dân Tây Nguyên -29

Hình 7: Nhà mồ Tây Nguyên -32

Hình 8: Thánh địa Cát Tiên -37

Hình 9: Tháp Chàm Yang Prong -40

Hình 10: Di tích Tây Sơn Thượng Đạo -43

Hình 11: Di tích lịch sử Biệt viện Bảo Đại -50

Hình 12: Làng nghề thổ cẩm Đắk Lắk -51

Hình 13: Tín ngưỡng thờ thần của khu vựng vùng Tây Nguyên -54

Hình 14: Cồng chiêng Tây Nguyên -70

Hình 15: Cồng chiêng mang tính kết nối cộng đồng, đoàn kết rất cao -73

Hình 16: Tấu chiêng trong đám tang của ngưởi Ê đê -74

Hình 17: Cồng chiêng của dân tộc Ba Na không thể thiếu trong các dịp lễ hội- 75 Hình 18: Cồng (chiêng núm) của người Ba Na -76

Hình 19: Chiêng (chiêng bằng) của người Ba Na -76

Hình 20: Người Gia Rai đánh chiêng Vang trong Lễ cúng cầu mưa -78

Hình 21: Dàn chiêng của cộng đồng người Xơ Đăng -79

Hình 22: Bộ chiêng bằng 6 chiếc của người Mnông -80

Hình 23: Cảnh phố núi Pleiku từ trên cao -83

Hình 24: Cảnh Thành phố Buôn Ma Thuột về đêm -84

Hình 25: Bảo tàng Thế Giới Cà Phê (Buôn Ma Thuột) -87

Hình 26: Hình ảnh làng Buôn Đôn (Đắk Lắk) -88

Hình 27: Hồ T’nưng (hay còn gọi là Biển Hồ Pleiku) -89

Trang 10

MỞ ĐẦU

Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên hùng vĩ với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp địa lý mà còn bởi kho tàng văn hóa phong phú, đa dạngcủa các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây Trong đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nổi bật như một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được UNESCO công nhận năm 2005 Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên mà còn là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, không gian văn hóa cồng chiêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ nguy cơ mai một đến sự thương mại hóa thiếu kiểm soát Trong bối cảnh đó, việc xây dựng một tuyến du lịch đặc thù, giúp du khách tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa cồng chiêng không chỉ mở ra

cơ hội quảng bá nét đẹp truyền thống mà còn đóng góp tích cực vào công cuộc bảo tồn

di sản Tuyến du lịch này không chỉ là hành trình khám phá văn hóa mà còn là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa người dân bản địa và du khách, góp phần gìn giữ giá trị bản sắc và phát triển kinh tế bền vững

Với đề tài về vùng du lịch Tây Nguyên đặc biệt là về không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên nhóm sẽ đi sâu về tiềm năng của di sản văn hóa cồng chiêng, tài nguyên

du lịch Tây Nguyên và đề xuất một lộ trình cụ thể, kết hợp giữa bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch bền vững Qua đó, đề tài hướng đến mục tiêu không chỉ nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đất Tây Nguyên

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG

TÂY NGUYÊN

Tây Nguyên là một vùng đất đặc biệt của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, cảnh quan hùng vĩ và nền văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số Vùngđất này có nhiều tài nguyên văn hóa du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp cáctỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phíanam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Đồng Nai, Bình

tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia) Trong khi Kon Tum cóbiên giới phía Tây giáp với cả Lào và Campuchia thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nôngchỉ có chung đường biên giới với Campuchia Còn Lâm Đồng không có đường biêngiới quốc tế Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thìvùng Tây Nguyên rộng khoảng 54.7 nghìn km²

1 Văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên

Bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên – một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ cở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng dồng bằng

- Văn hóa Cồng Chiêng

Trang 12

Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giátrị văn hóa đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số.

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam ÁTừ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên

Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen.Cồng là loại có núm, chiêng không núm Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ Mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hoà tấu Nhạc cụ cồng chiêng có nhiều cỡ, đường kính từ 20, 50 đến 60 cm, loại cực đại tới

90 –120 cm Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, một bộ có từ 2 đến 12–13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18–20 chiếc Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất Các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu hoặc giai điệu một bè mà còn hoà tấu nhạc đa âm Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay Có thể gõ vào giữa mặt chiêng hay đánh ngoài rìa tùy theo bài bản Người Êđê đa số sử dụng loại dùi cứng tạo nên tiếng vang rất to nhưng lại có nhiều tạp âm Người Bana thường sử dụng dùi làm bằng cây sắn là loại

gỗ mềm hơn, tuy nét nhạc không vang bằng nhưng âm cơ bản nghe rất rõ Loại dùi thứ

ba làm bằng gỗ thường có bọc thêm một lớp bên ngoài (xưa kia người ta sử dụng da tinh hoàn của trâu, bò hoặc dê, về sau được bọc bằng vải rồi đổi sang bọc bằng cao su).Dùi loại này phù hợp nhất vì tạo nên âm thanh rất hay Khi đánh cồng, bàn tay mặt củanhạc công vỗ vào núm cồng như xoa dịu Trước đây một số nhà nghiên cứu tưởng rằng

Trang 13

chỉ có một cách đánh bên ngoài mà thôi, nhưng về sau mới biết bàn tay trái nắm ở bên trong cũng tham gia biểu diễn với nhiều cách, hoặc nắm vào vành hoặc bóp vành rồi buông ra, giống như cách nhấn nhá trong các loại đờn dây hay cách ém hơi trong kỹ thuật hát Thậm chí có khi nhạc công đeo thêm chiếc vòng để khi lắc tay thì chiếc vòng đụng vào mặt trong phối hợp với tiếng gõ bên ngoài Người Tây Nguyên còn có nhiều phong cách chơi cồng chiêng rất phong phú và bài bản Nếu dàn cồng chiêng ở các nước khác, chẳng hạn như Gamelan ở Java, Gong Kebyar ở Bali (Indonesia) hay Kulingtan, dân tộc Mindanao của Philippines, nhạc công luôn ngồi yên tại chỗ thì người đánh cồng chiêng Tây Nguyên luôn di động, còn động tác thì đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng … Người Bana và Giarai có phương pháp đánh chỉ điệu (một bài trầm đánh trên một vài giai điệu); người Êđê đánh theo cách thức từng chùm…

Người dân Tây Nguyên không chỉ dùng riêng một loại chiêng núm hoặc chiêng bằng,

mà thường dùng kết hợp với nhau Trong đó, chiêng núm làm bè trầm, chiêng bằng đánh giai điệu Khi biểu diễn vòng tròn, các nghệ nhân đánh và di chuyển dàn cồng chiêng từ phải qua trái với ý nghĩa ngược chiều với thời gian, hướng về nguồn cội.Giá trị của cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật chế tác mà nó còn có ý nghĩa tâm linh

Cồng chiêng đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên Người Giarai, khi đứa trẻ được sinh ra, trong lễ hội “thổi tai”, tiếng chiêng sẽ cấp cho đứa bé những tín hiệu đầu tiên của văn hoá dân tộc Chiêng còn sử dụng khi làm đám cưới, làm nhà mới, làm rẫy, đưa người chết ra mồ và cả khi bỏ nhà mồ Chiêng đem cái thiêng vào cuộc sống, khiến con người cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh, huyền ảo Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên hoà nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội… của con người nơi đây Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao Cồng chiêng còn

là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có Đã có thời một chiếc chiênggiá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng

Trang 14

người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền

ảo Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất vănhóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng

Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên

ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San ”

Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng,phong phú

Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục

vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè Vào ngày lễ tết, hình ảnh quen thuộc '''bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa hát trong tiếng cồng chiêng vang động núi rừng''' lại xuất hiện trên khắp các buôn làng Các nghệ nhân dân gian diễn tấu cồng chiêng kết hợp với nhau rất hài hòa, tạo nên những bản nhạc với các tiết tấu, hòa thanh rất phong phú, mang sắc thái riêng với muôn vàn cung bậc.Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người Người Giarai có các bài chiêng Juan, Trum vang Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi Âm thanh của cồng chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trongnhững ngày hội của buôn làng Đây là sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên

Những dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên, để diễn

tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nétvăn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây

Trang 15

Nguyên Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội Tây Nguyên.

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng chiêng Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, cũng

có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Giarai Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau Điều đặc biệt trong dàn nhạc này mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng (cồng là loại có núm, chiêng không có núm)

Ngày 15/11/2005, UNESCO công nhận “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng” Sự kiện này có ý nghĩa to lớn đối với cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hoá vừa đa dạng phong phú, vừa độc đáo và giàu bản sắc của các dântộc Tây Nguyên Trong kho tàng văn hoá phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị của âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là “di sản văn hoá phi vật thể” của UNESCO, còn phải kể đến giá trị của sử thi Đó là những áng anhhùng ca mà tuỳ theo ngôn ngữ mỗi dân tộc, được gọi là Khan (theo tiếng Êđê), là Hom(đồng bào Bana), là Hri (đồng bào Giarai), là Ot nrông (đồng bào Mnông)… Gọi là anh hùng ca là căn cứ vào âm điệu anh hùng trong các tác phẩm dân gian ấy Nhưng

có lẽ gọi một cách khoa học chính xác, đó là sử thi Sử thi hình thành trên nền tảng vănhoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… Thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thuỷ

- Lễ hội đua voi

Trang 16

Hình 2: Lễ hội đua voi của ngưởi Tây Nguyên

Trong tín ngưỡng của người Tây Nguyên, Voi được xem như một thành viên quan trọng trong gia đình, có vị trí quan trọng với đời sống văn hóa tinh thần của con người nơi đây Voi ở Tây Nguyên giúp đồng bào kéo, chở hàng hóa, gỗ, vật dụng nặng, Bắt nguồn từ Y Thu K' Nul, săn và thuần phục voi dần dần trở thành một nét truyền thống tại Buôn Đôn Lễ hội đua voi của Tây Nguyên được ra đời từ đó và dần trở thành một lễ hội nổi tiếng Lễ hội đua voi được coi là nơi thể hiện tinh thần thượng võ cũng như nếp sống mạnh mẽ, truyền thống lâu đời của bản làng và đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Tại lễ hội đua voi ở Buôn Đôn, sẽ có các hoạt động chính được thể hiện bao gồm: Lễ cúng Nước, Lễ cúng sức khỏe cho Voi, Lễ ăn trâu mừng mùa (Lễ Đâm Trâu), Lễ hội văn hoá các dân tộc huyện Buôn Đôn, thi Voi đá bóng, thi Voi chạy, thi Voi bơi, Lễ cúng lúa mới (Lễ mừng mùa), Lễ tắm Voi sau khi kết thúc các hoạt động của Voi tại

Lễ hội

Mỗi mùa lễ hội diễn ra chỉ có khoảng 20 – 30 chú voi được tham gia thi đấu Để được tham gia thi đấu ở Lễ hội đua Voi, những chú voi tham gia phải là những chú voi khỏemạnh và thông minh Những chú voi tham gia thi đấu sẽ được chăm sóc một cách chu đáo và cẩn thận nhất như được nghỉ ngơi, tắm rửa, cho ăn những loại cỏ tươi xanh hoặc là mía ngọt Đến ngày thi đấu, những chú voi sẽ được già làng thực hiện lễ cúng sức khoẻ với lễ vật bao gồm: ba chén rượu cần, một con heo và một bầu nước Già

Trang 17

làng sẽ làm lễ khấn như đặt cơm thịt lên đầu, tưới rượu và máu để cầu phúc và cúng sức khoẻ cho voi Địa điểm được chọn làm nơi tổ chức lễ hội đua voi phải là một bãi đất trống có chiều dài từ 400 – 500m, chiều rộng phải để cho ít nhất 5- 10 con voi có thể xếp hàng ngang

Trên lưng mỗi chú voi sẽ có 2 người quản tượng, mặc đồ truyền thống của dân tộc làmnhiệm vụ điều khiển voi tham gia các hoạt động của lễ hội Quản tượng điều khiển cácchú voi theo lệnh của nài voi để chúng xếp nối nhau thành hàng và quỳ phục trước vạch xuất phát như là một động tác cúi chào ban giám khảo và khán giả trước khi bắt đầu thi đấu

Sau khi hiệu lệnh ngân lên, người điều khiến phải thúc voi tiến lên phía trước đồng thời tăng tốc thật nhanh để về đích sớm

Tiếng voi chạy đua hoà cùng tiếng hò reo cổ vũ náo động của khán giả tạo nên một không khí hân hoan cả một vùng trời

Không chỉ thể hiện sức bền của mình, những chú voi còn phải thể hiện sự linh hoạt khi

đi trên con đường dốc ngoằn ngoèo hoặc bơi qua những dòng sông lớn Những quản tượng điều khiển voi phải thể hiện được tài năng huấn luyện thuần thục của mình khi hướng dẫn voi chạy đua về vạch đích Muốn voi hiểu được ý của người quản tượng để nghe theo hiệu lệnh là một quá trình dài và khó khăn

Chú voi khoẻ mạnh nhất dành được chức vô địch sẽ được trao vòng nguyệt quế cùng người quản tượng và được thưởng thêm rất nhiều món ăn ngon khác dành riêng cho voi

Bên cạnh cuộc đua, những chú voi còn được tham gia các hoạt động khác như đá bóng, chở khách du lịch đi tham quan buôn làng sau khi kết thúc lễ hội Trong từng tiếng cồng chiêng sôi động hòa với tiếng hò reo hân hoan của tất cả mọi người, những chú voi dường như cũng trở nên hào hứng và vui mừng hơn Lễ hội độc đáo này thường thu hút hàng ngàn du khách cả trong và ngoài nước đến thăm

Lễ hội đua Voi được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài năng thuần dưỡng voi của đồng bào Tây Nguyên Cùng với đó du khách đến đây cũng được thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc bản địa và được cưỡi voi thăm buôn làng, lội sông Sêrêpốk sang thăm rừng Yok Đôn Lễ hội đua voi của Tây Nguyên thường diễn ra 2 năm 1 lần vào tháng 3 âm lịch tại huyện Buôn Đôn Đây

là thời điểm trước khi vào mùa vụ mới lại là lúc đất rừng ở Tây Nguyên vẫn còn khô

Trang 18

ráo, trăm hoa khoe sắc thắm, trời trong nắng dịu, vô cùng thích hợp để vui chơi tại các

lễ hội

- Lễ hội Cúng cơm mới

Lễ cúng cơm mới diễn ra hàng năm sau khi thu hoạch để người dân tộc thiểu số như

Xơ Đăng, Ê Đê, Thái tri ân trời đất đã ban phước lành cho mùa màng bội thu Đây làmột trong những lễ hội truyền thống phổ biến tại nhiều vùng Tây Nguyên

Từ thời xa xưa, sau mỗi vụ mùa, người dân Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới, chuẩn bị những bữa cơm từ hạt thóc mới thu hoạch Lễ hội mang ý nghĩa tôn vinh lúa gạo mà thần linh ban tặng, thể hiện lòng biết ơn trời đất, các vị thần như thần sông, thần suối, thần mưa, thần gió, thần đất vì đã ban cho mùa màng thuận lợi

Mỗi dân tộc và địa phương ở Tây Nguyên có cách tổ chức Lễ cúng cơm mới khác nhau Hiện nay, khi văn hóa ngày càng giao thoa, lễ hội này đã trở thành một sự kiện chung với tên gọi Lễ cúng cơm mới, mang đậm nét đặc trưng của nhiều dân tộc

Lễ cúng cơm mới khác với các lễ hội khác khi được tổ chức theo thứ tự từ nhà này sang nhà khác Các gia đình trong buôn đã thỏa thuận và sắp xếp trước để cùng hợp tácgiúp lễ hội diễn ra thuận lợi Lễ cúng cơm mới là dịp để đồng bào dân tộc thiểu số bày

tỏ lòng kính trọng với các đấng thần linh đã ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Quy mô tổ chức Lễ cúng cơm mới ở mỗi gia đình khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và lượng lúa gạo thu hoạch được Gia đình khá giả thường

tổ chức lớn, mời bà con láng giềng đến chung vui, kéo dài từ một ngày đến vài ngày Gia đình khó khăn hơn sẽ tổ chức đơn giản, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế Cách tổ chức này thể hiện sự phân biệt giàu nghèo trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Lễ cúng cơm mới không chỉ là dịp ăn mừng vụ mùa bội thu mà còn là lúc người dân cúng thần, cúng tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, sức khỏe, mùa màng thịnh vượng trong những năm tiếp theo Lễ cúng cơm mới cũng là dịp để người dân trong bản tụ họp vui chơi, với tiếng cồng chiêng rộn rã, ca hát nhảy múa suốt ngàyđêm Đặc biệt, những năm mùa màng thuận lợi, cả bản bội thu thì lễ hội kéo dài vô tận, từ nhà này sang nhà khác, tụ họp vui chơi liên tục

Trong lễ cúng cơm mới, già làng là người chủ trì, điều hành các hoạt động và đại diện dâng lễ, cầu xin thần linh Trong năm mùa màng kém may mắn, già làng cũng thay mặt cộng đồng cầu xin thần linh ban phước, để vụ mùa sau bội thu Đồng bào Xơ

Trang 19

Đăng chuẩn bị ché rượu cần, thịt nướng thơm ngon, cơm lam nóng hổi và mâm cúng với đầu heo, cơm từ lúa mới Họ còn có tục lệ ăn thịt chuột đồng, biểu thị sự trừ khử loài phá hoại mùa màng Sau nghi lễ, già làng chúc tụng từng nhà và rải cơm quanh nhà để mong năm sau mùa màng dồi dào hơn Cả buôn lại tụ họp tại Nhà Rông để chia

sẻ niềm vui, đánh cồng chiêng, ca hát, nhảy múa quanh bếp lửa và tham gia các trò chơi dân gian

- Lễ Tạ ơn Cha Mẹ

Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa Thường được tổ chức vào tiết nôngnhàn(Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, cónhà riêng và làm ăn khấm khá Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người

Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ

tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum.Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò) Lấy tiết con vậtcúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu

Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ

Trang 20

Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cầnđầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa.

Nếu trường hợp chỉ còn mẹ mà cha đã chết thì sau khi nhận lễ của con xong, người mẹ

sẽ kêu cha về chứng kiến việc làm lễ tạ ơn của con… Còn mẹ chết trước, chỉ có cha thìphần lễ sẽ được kêu cúng cho mẹ trước rồi mới dâng cho cha ăn sau Khi người mẹ nếm cang rượu cần, xem như đã nhận phần đền đáp của con mình Rượu được chuyền tiếp tục cho cha rồi đến người con, thông thường con ruột sẽ uống trước rồi sau đó mớiđến dâu hoặc rể Sau đó là bà con thân thuộc và sau cùng mới bà con làng xóm Cuộc vui kéo dài đến hết ngày hôm sau Cứ mỗi khách đến họ mang theo ít gạo, vài quả trứng gà đã luộc sẵn, một ít tiền để biếu gia chủ, cầu mong mọi sự điều tốt đẹp, gia đình ngày càng sung túc hơn

Để góp vui với chủ nhà, đàn ông mang theo lít rượu, phụ nữ chai nước ngọt hay đồ ăn

mà nhà mình có sẵn Khi đến họ rót rượu hoặc nước ngọt ra mời chủ nhà và khách đếntham dự Gia chủ lại bày thức ăn ra và họ cùng ăn uống, hát hò, chúc tụng vui vẻ Và một điều đặc biệt là Lễ cúng tạ ơn cha mẹ được con cái tổ chức như nhau cho hai bên gia đình nội, ngoại Nếu bên nào ở gần con hơn thì sẽ được tổ chức trước và bên kia cũng sẽ được chọn ngày để con cháu tạ ơn giống như vậy Đều này nói lên sự công bằng trong văn hóa ứng xử của người Ba Na và J’rai trong mối quan hệ của gia đình hai bên

Lễ cúng heo (bò) tạ ơn cha mẹ hay Lễ đập heo (bò) cho cha mẹ ăn là một nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc Lễ đã để lại dấu ấn tốt đẹp cho mỗi người tham dự và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc Tạo nên sức mạnh đoàn kết của dòng tộc và cộng đồng làng Phong tục tốt đẹp này sẽ còn tồn tại, lưu truyền và phát huy mãi đến mai sau

- Lễ hội đâm trâu

Trang 21

Hình 3: Lễ hội đâm trâu của ngưởi Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu (người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Rai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng,

ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam

Trong lễ đâm trâu, mỗi gia đình treo một giỏ thờ, giống như bàn thờ tổ tiên của dòng

họ Trong đó, vật dụng thờ cúng tín ngưỡng liên quan đến dòng họ mình như chén nhỏ, lao tre bôi huyết vật hiến sinh, vòng đồng trong nhà dài để cúng thần linh cho dòng họ mình Không khí đâm trâu náo động và nhộn nhịp từ nhiều ngày trước đó Bà con trong bản và cả người ngoài bản kéo đến vây thành vòng tròn chật kín quanh ba cây Nêu Mấy năm trở lại đây, lễ hội đâm trâu mừng năm mới có sự hỗ trợ của Nhà nước nên thu hút nhiều thành phần, giới chức trong và ngoài địa phương tham gia.Một linh vật không thể thiếu trong lễ đâm trâu là cây Nêu Cây Nêu được xem là linh hồn của buổi lễ, nơi các vị thần bay về ngự chứng giám lòng thành của các con dân Cây Nêu phải là thân cây muỗng cao, thẳng, trên đầu được chẻ thành nhiều ngọn xòe

ra như bông lúa Xung quanh trang trí các vòng tròn, những thẻ gỗ mỏng dài, những hình vuông tròn Ba cây Nêu được chôn giữa bãi đất trống, xung quanh đắp thành một bờ đất cao hình tròn làm nền để Ban tổ chức thực hiện hoạt động đâm các con vật hiến sinh Đoàn người đánh chiêng vừa gõ vừa kêu lên vài tiếng để đánh động thần linh chứng giám cho lòng thành của họ Già làng đến gần rung nhẹ cây Nêu với ý nghĩa mừng thần linh, báo hiệu để thần linh về dự lễ Lúc này, mọi người tụ tập ở nhà sàn uống rượu cần và đánh cồng chiêng rộn rã

Trang 22

Trâu dùng để hiến tế phải là trâu đực tốt, khỏe, không bị dị tật Nhà nào có trâu được chọn hiến sinh coi như phước phần không gì bằng, vui sướng mất mấy ngày Sáng sớm, khi mặt trời lên bằng con sào, tất cả bà con trong buôn tập trung trước nhà cộng đồng (nhà Rông) hưởng ứng lễ đâm trâu mừng năm mới Đội xạ thủ phóng lao là những chàng trai trẻ khỏe, vạm vỡ, được tuyển lựa khắt khe từ hàng trăm thanh niên trong bản.

Đầu tiên là màn thắp hương khấn vái, đọc thần chú của già làng gọi thần linh về trong không gian nghi ngút, trầm lắng và linh thiêng Sau đó đến phần "hóa kiếp" để trâu về với các vị thần Già làng cầm dao nhọn chọc phập phập vài cái vào mình trâu, khi nào máu phun ra mới ngừng Vì con trâu từ lâu luôn được xem là người bạn thân thuộc củacon người trong việc đồng áng, nên dân tộc Bu Nơr có hẳn một bài lễ khóc trâu để tỏ lòng thương tiếc:

Trâu à, trâu ơi

Ta thương trâu lắm

Ta nuôi trâu đã mười năm nay

Ta chăn trâu vừa đủ mười mùa lúa…

…Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi

Ta không thể giúp gì cho trâu được Trâu hãy rung đổ cột nêu Trâu hãy vùng vẫy cho đứt sợi dây Người ta sắp đâm trâu rồi đấy Nơi vũng nước trâu nằm vẫn còn…

Đội phi giáo đóng khố, đầu chít khăn thổ cẩm nhảy múa vòng quanh gốc cây Nêu, lấy hết sức mạnh phi những cây giáo sắc lẹm về phía chú trâu Khi mũi giáo phi trúng tim trâu, thì sự mầu nhiệm bắt đầu được khởi xướng Chú trâu gục ngã, dân làng lao vào rứt những cọng lông rải lên đầu nhau để lấy phước lộc và cầu bình an cho năm tới Người ta bắt đầu xẻ thịt trâu, lấy đầu trâu đặt lên nhà sàn cúng thần linh Già làng lạy trước bàn thờ hai lạy với nội dung: "Cáo trời đất, núi non, sông suối, hôm nay chúng tôi cúng đầu trâu để cho dân làng được khỏe mạnh, mùa màng thuận lợi, cho rừng, đất đai xanh tươi…"

Huyết trâu thuộc về đất, khói thuộc về thần linh, còn thịt trâu thuộc về cộng đồng Cúng xong, người ta chia thịt trâu ra thành nhiều phần nhỏ chia cho cộng đồng mang

Trang 23

về ăn mừng Một đống lửa được đốt lên, trai gái xẻo thịt nướng thơm lừng trên đống than đỏ hồng, rồi ăn với cơm lam, uống rượu cần Trai gái kết thành vòng tròn quanh bếp lửa khổng lồ nhảy múa suốt đêm.

Ngày nay, do nhiều nguyên nhân mà nhiều lễ hội của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên bị biến tướng và mai một Song, lễ hội đâm trâu thì hầu hết các dân tộc ở Tây Nguyên vẫn còn duy trì trong dịp mừng năm mới Đó là một nét văn hóa tổng hòa giữacon người và thiên nhiên, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc Trong lễ đâm trâu, đồng bào có dịp bày tỏ tình cảm với nhau bằng lời ca tiếng hát, bằng tiếng cồng chiêng vốn dĩ đang bị lụi tàn Và điều quan trọng hơn, con người có sự gắn kết cộng đồng, cùng nhau hy vọng, ước mong cho cuộc sống an lạc, no ấm

2 Ẩm thực

- Khái quát ẩm thực Tây Nguyên

Nói đến ẩm thực Tây Nguyên, người ta sẽ nghĩ ngay những món dân giã với cách chế biến đô -c đáo đâ -m chất miền núi Ẩm thực, con người cùng những phong tục, tâ -p quán riêng giữa núi rừng hùng vĩ và các đồi cà phê bạc ngàn là điểm thu vị thu hút phượt thủ trên mọi miền tổ quốc

Ẩm thực Tây Nguyên đi kèm với các lễ hô -i truyền thống mang đâ -m bản sắc dân tô -c là

mô -t trong những điểm mời gọi du khách Đây cũng chính là điểm mạnh của vùng để đầu tư, phát triển du lịch, cải thiê -n đời sống người dân Những nét đă -c trưng khiến bạnbất ngờ về ẩm thực Tây Nguyên mà ai đến đây cũng ấn tượng và nhớ mãi không nguôi

Văn hóa ẩm thực Tây Nguyên chứa đựng những tinh hoa của núi rừng với các cách chế biến độc đáo Khác với những địa phương khác, điểm đă -c biê -t khiến nhiều người thường hay tò mò nhất trong văn hóa ẩm thực Tây Nguyên là cách chế biến món ăn Người Tây Nguyên thường sử dụng các vâ -t dụng như ống tre, nứa, bương, vầu, lá chuối, bếp than củi, để tạo ra món ăn Dù các món có được biến tấu chế biến theo cách nào đi nữa thì người Tây Nguyên cũng ít có quy định cụ thể, các tỷ lê - chi tiết về nguyên liê -u hay thời gian nấu Thâ -t khó để thể tìm kiếm những tài liê -u ghi chép công thức nấu ăn của người Tây Nguyên Viê -c chế biến món ăn gần như chỉ dựa vào kinh nghiê -m, phong tục truyền thông hay sự chỉ dạy trực tiếp từ gia đình

Quá trình tẩm ướp gia vị trong ẩm thực Tây Nguyên có nhiều điểm khác với các địa phương khác Hầu như cái đă -c biê -t, cái ngon và hấp dẫn của nền ẩm thực Tây Nguyên

Trang 24

là nhờ vào gia vị tự nhiên từ các loại cây rừng mà người dân tâ -n dụng để tẩm ướp trong món ăn Các món ăn nơi đây cũng mang đâ -m chất miền núi, điều này đã góp phần tạo nên mô -t màu sắc rất riêng và được đông đảo mọi người yêu thích Chính vì

vâ -y mà khi nói đến Tây Nguyên, mọi người sẽ nghĩ đến viê -c đầu tiên là thưởng thức nền ẩm thực nơi đây

Mô -t trong những điều làm nên mô -t nền ẩm thực tuyê -t vời của con người Tây Nguyên

là các nguyên liê -u sử dụng để làm món ăn đều không có chứa chất bảo quan hay hóa chất đô -c hại Đây chính là điều mà các bà mẹ nô -i trợ hay nhiều ông bố lại thường ưu tiên mua thực phẩm của người đồng bào mỗi khi bắt gă -p

Hầu như các món đă -c sản nổi tiếng của người Tây Nguyên đều được làm từ nguồn nguyên liê -u có sẵn trong mỗi gia đình người dân Những tinh túy của nền ẩm thực núi rừng đâ -m chất hoang sơ, hương vị hấp dẫn lại được kết hợp các loại đă -c sản vả tảo dược quý hiếm đã tạo nên những món ăn hấp dẫn đến khó cưỡng

Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với hơn 40 dân tô -c anh em cùng chung sống Sự giao thoa văn hóa hòa lẫn giữa người Kinh và người dân tô -c thiểu số đã ngày càng được mở rô -ng và phát triển Tây Nguyên cũng là nơi có cả sự kết hợp ẩm thực Viê -t từ ba miền với sự biến tấu sao cho phù hợp về điều kiê -n miền núi cao để làm nên mô -t nền ẩm thực Tây Nguyên vừa lạ, vừa quen đầy lôi cuốn

Sinh hoạt ăn uống của người Tây Nguyên thường có sự liên quan chă -t chẽ tới hê - thống

xã hô -i, phong tục, văn hóa, kinh tế, Hầu hết sự giao lưu văn hóa chỉ diễn ra tại địa phương nên gìn giữ được những phong tục cổ xưa, đâ -m chất truyền thống Tuy nhiên, những bản sắc văn hóa dân tô -c truyền thống kết hợp đã cho ra mô -t nền ẩm thực đô -c đáo, phong phú của những con người nơi núi rừng Tây Nguyên

- Một số món ăn của người Tây Nguyên

Hình 4: Cơm ống – đặc sản của người dân vùng Tây Nguyên

Trang 25

Cơm ống: Lúa gạo cũng là nguồn thực phẩm chính của người Tây Nguyên Ngoài

những cách nấu cơm thông thường thì dựa vào điều kiê -n địa lý, khí hâ -u và tính chất công viê -c, người dân Tây nguyên cõn nghĩ ra hình thức nấu cơm ống hay còn gọi là cơm lam

Gạo nương là mô -t loại gạo tẻ có hạt to, cứng nhưng khi chín lại rất thơm và dẻo Cơm ống thường sẽ được nấu bằng gạo này hoă -c thay thế bằng gạo nếp Gạo sẽ được nấu trong ống tre (nứa, vầu, bương, ), không quá non hay quá già, còn tươi Mô -t đầu ống

sẽ được giữ lại còn đầu kia để hở

Canh thụt: Canh thụt là món ăn rất đă -c biết có nguồn gốc từ dân tô -c M’Nông Đây là

mô -t trong những đă -c sản mang đâ -m hương vị và thể hiê -n bản sắc văn hóa của đông bào Tây Nguyên

Món được đă -t tên là canh thụt bởi cách chế biến đô -c đáo của nó Tất cả các nguyên liê -u sẽ được thụt vào ống tre để nấu chín, tương tự như nấu cơm lam Để nấu món này cần có lá nhíp, cà đắng, đọt mây, ớt, cá suối, thịt đô -ng vâ -t Nghe đến tên các loại nguyên liê -u thôi đã đủ để bạn hiểu về sự hoang dã mang tính sơn nước của món ăn này

Sự kết hợp hoàn hảo của các loại nguyên liê -u đã tạo nên mô -t món ăn đô -c đáo gây thương nhớ với khách thâ -p phương Nếu mô -t lần đến vùng đất Tây Nguyên thì đừng

bỏ qua món canh đô -c đáo say đắm lòng người này nhé

Phở khô: Phở được xem là món ăn truyền thống và nổi tiếng của người Viê -t Nam Tuynhiên, nhiều người nói đến phở sẽ nghĩ ngay những sợi phở ăn chung với nước dùng

và tất cả nguyên liê -u đều trong mô -t tô lớn

Còn phở khô hay còn được gọi là phở hai tô bở phần sợi phở cũng các loại thức ăn kèm sẽ được sắp riêng và kèm mô -t tô nước riêng Đây là món ăn đô -c đáo và lạ miê -ng nổi tiếng của người Gia Lai Mọi người sẽ thưởng thức phở riêng rồi mới húp nước lèo, ăn kèm rau sống các loại và tương ớt hoă -c tương đen tùy ý mỗi người

Gỏi lá: Đến Tây Nguyên mà chưa thưởng thức món gỏi lá của người Kom Tum thì là

mô -t thiếu sót lớn Với mô -t nơi núi rừng kỳ vĩ như Tây Nguyên thì các loại cây rừng được tâ -n dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhất là trong nấu ăn

Món gỏi lá của người Kom Tum được ví như tinh hoa ẩm thực Tây Nguyên Đây không chỉ đơn giản là mô -t món ăn mà còn là tác phẩm nghê - thuâ -t được tạo nên bởi những con người chân chất, mô -c mạc của núi rừng Tây Nguyên

Trang 26

Gỏi lá là sự kết hợp của hơn 40 loại lá rừng khác nhau ăn kèm với thịt heo đồng bào, tôm đất rang muối, bì heo và các gia vị riêng của người miền núi Từng vị khác nhau

sẽ tan ngay trong miê -ng khiến bạn như vừa có mô -t chuyến tham quan vào xứ xở thực

vâ -t kỳ diê -u của thiêng nhiên

Cá Lăng: Cá Lăng là mô -t trong những loại cá suối bổ dưỡng được người dân Tây

Nguyên chế biến thành nhiều món ăn đô -c đáo Lẩu cá Lăng của Kom Tum hay cá Lăng nướng muối ớt đều làm hài lòng du khách thâ -p phương

Giữa núi rừng hoang sơ, kỹ vĩ, khói bếp nghi ngút bên nồi lấu cá Lăng hấp dẫn hay xiêng trên cá Lăng nướng tảo hương ngào ngạt sẽ gợi lên mô -t cảm giác đă -c biê -t mà chỉ

có tại Tây Nguyên

Gà nướng xa lửa Bản Đôn: Gà nướng thì ở đâu cũng có nhưng có thể nói ngon và nổi

tiếng nhất thì phải thử món gà nướng sa lửa ở Bản Đôn Gà được người dân nuôi 100% từ nguồn thức ăn tự nhiên theo hình thức nuôi thả nên rất chắt thịt, tẩm ướp gia

vị theo kinh nghiê -m của người dân địa phương Gà được nướng chín vàng hòa quyê -n với hương thom của lá chanh, tiêu và mô -t số hương vị đă -c biê -t của người đồng bào, chỉ cần ngửi thôi đã đủ khiến bạn phải tan chảy vì món ngon này

Kiến vàng: Mô -t đă -c sản nữa phải nhắc đến về ẩm thực của miền núi rừng Tây Nguyên

là kiến vàng Dường như loài kiến này có mă -t ở khắp mọi nơi tại Tây Nguyên nhưng tuyê -t nhiên không có ở địa phương khác Người dân đã tâ -n dụng loài côn trùng này màchế biến thành các món ăn đô -c đáo

Mă -c dù kiến vàng kích thước rất nhỏ nhưng cơ thể có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng Người đồng bào có thể nấu xôi kiến, trứng kiến trô -n gỏi, nêm các món ăn hay muối kiến vàng Muối kiến vàng rất nổi tiếng và được xem là món quà quý giá mỗi khi

có ai đó từ Tây Nguyên trở về Muối có thể được ăn kèm với trái cây hay các loại thịt rừng, nấu canh chua đều được

Tục uống rượu cần

Trang 27

Hình 5: Tục uống rượu cần cua người dân Tây Nguyên

Trong văn hóa sinh hoạt ăn uống của người Tây Nguyên thì tuyê -t nhiên không thể thiếu rượu cần Tại Tây Nguyên, Rượu Cần là sản vâ -t xuất hiê -n ở mọi nơi, trong cuô -c sống hay văn hóa sinh hoạt xã hô -i của người dân Ý nghĩa Rượu Cần với con người Tây Nguyên:

Với người dân miền núi rừng, họ tôn thờ thần linh nhưng bởi trong quan niê -m xưa, thần linh đã ban sự sống cũng như mọi vâ -t trên dân gian Rượu Cần là lễ vâ -t được sử dụng để dâng kính lên các vị Thần, mong họ sẽ ban mưa thuâ -n, gió hòa Hơn nữa, Rượu Cần như là cách thức để người dân đến gần hơn với đấng tối cao và giao tiếp vớihọ

Trong cuô -c sống đời thường, Rượu Cần là phương tiê -n để mọi người cùng bên nhau, chia sẻ và thêu dê -t mối lương duyên

Dù mang ý nghĩa nào đi chăng nữa thì Rượu Cần cũng là mô -t nét đẹp văn hóa ẩm thựcTây Nguyên tinh tế cần phải được gìn giữ Điều này thể hiê -n mô -t cuô -c sống tinh thần

no đủ, sung túc và tươi vui đối với người dân vùng đất Tây Nguyên Rượu Cần Tây Nguyên là sự chắt lọc nhưng tinh túy nhất từ hạt gạo mà người dân làm nên Không chỉ đă -c biê -t từ cách chưng cất để thành phẩm mà phương thức uống cũng ẩn tượng không kém

Trang 28

Bất kể mọi người khi đến với vùng đất Tây Nguyên đều sẽ được mời uống Rượu Cần như mô -t cách để thể hiê -n sự tôn trọng và hiếu khách của người dân Nếu được mời, dù không phải là người biết uống nhưng hãy mô -t lần thử món Rượu Cần của người đồng bào nhé! Vừa là cơ hô -i để bạn trải nghiê -m văn hóa của người dân tô -c vừa thể hiê -n sự thân thiê -n và đáp lễ từ bản thân.

Ẩm thực Tây Nguyên là mô -t nét riêng và góp phần tạo nên sự phong phú, cuốn hút cho nền ẩm thực Viê -t Hương vị thơm ngon, đă -c biê -t mà núi rừng mang lại đảm bảo sẽkhiến bạn chìm đắm trong cơn mê và muốn ở lại nơi đây lâu hơn

3 Kiến trúc đặc biệt của Tây Nguyên

3.1 Vật liệu

Ở Tây Nguyên nói chung và ở nơi các đồng bào dân tộc thiểu số Trường Sơn nói riêng, kiến trúc nhà ở và nhà mồ chính là nét đặc trưng cơ bản, độc đáo và khác biệt nhất

Thứ nhất, vật liệu hoàn toàn từ thiên nhiên như gỗ, tre, nứa,lồ ô… Cột là những thân

gỗ to chắc như trắc, hương đảm bảo không bị mối mọt mục ruỗng Mái lá thì thường làmái cỏ tranh lợp thành nhiều lớp Người thôn bản tự thiết kế, tạo hình bằng những chiếc rìu (Sagac) theo đặc trưng kiến trúc dân tộc

Thứ hai, các cột hay xà nhà của nhà sàn hoặc nhà rông chỉ đặt chồng lên nhau hoặc ghép mấu vào nhau

Thứ ba, trên các thân cột và xà ngang được chạm trổ, điêu khắc, vẽ những hình ảnh thân thuộc về đời sống sinh hoạt của dân miền núi như chim, rùa, kỳ đà, mặt trời, cây cối,… Các ngôi nhà thường được dựng theo hướng Bắc-Nam để đón gió và tránh nắng

3.2 Các kiểu kiến trúc tiêu biểu

3.2.1 Nhà rông:

Nhà rông là một trong những nét đặc trưng văn hóa nổi bật của đồng bào dân tộc cư ngụ tại Tây Nguyên Đây là nơi diễn ra toàn sinh hoạt cộng đồng của buôn làng.Bên cạnh đó, nhà Rông Tây Nguyên còn thể hiện sự kết nối tâm linh trong cộng đồng

và truyền đạt cho thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa truyền thống

Loại hình nhà văn hóa này thường được bắt gặp tại các buôn làng người dân tộc Ba

Na, Gia Rai ở phía Bắc vùng Tây Nguyên Đặc biệt là ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai

Trang 29

Tại Việt Nam, nhà Rông ở Tây Nguyên còn được biết đến là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc Đây là đặc trưng văn hóa tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc.

Nét kiến trúc độc đáo của nhà Rông Tây Nguyên

Nhà Rông rất nét văn hóa rất quan trọng đối với mỗi người dân Tây Nguyên Vì vậy việc xây dựng nhà Rông là thiêng liêng đối với họ Trong đó, vị trí đặt nhà Rông được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng

Bên cạnh đó, những nghi thức cũng được quan tâm không kém mỗi khi xây dựng Vì tính chất trang trọng nên nghi thức xây dựng phải được những người già làng tài giỏi nhất thực hiện

Những yếu tố cần đạt được khi chọn vị trí xây dựng nhà Rông:

Phải là nơi cao ráo, thoáng mát về mùa nắng và ấm áp về mùa mưa

Phải được xây dựng ở trung tâm của làng, từ các con đường xa cũng nhìn thấy Nhà Rông

Phải tiện lợi cho người dân di chuyển đến địa điểm này

Phải bằng phẳng, rộng, đủ để khi tập trung phải ít nhất 2 – 3 lần số người của làng

Gỗ là chất liệu chất liệu chủ đạo xây dựng nên nhà Rông bên cạnh các vật liệu tre, mây, nứa, lá cây, cỏ tranh,… Hầu hết các vật liệu xây dựng nên nhà Rông đều được lấy từ rừng

Việc đi vào rừng lấy gỗ cũng được tính toán chu đáo bởi các già làng giỏi nhất Khi

Hình 6: Nhà Rông – một kiến trúc độc đáo của người dân Tây Nguyên

Trang 30

xuất phát, buôn làng sẽ chọn thêm 2 người có sức khỏe, nhanh nhẹn và tháo vát để đi lấy gỗ cùng đoàn.

Khi xuất phát, họ phải chuẩn bị đầy đủ lương thực và vật dụng cho 9 ngày ở trong rừng tìm gỗ Khi tìm được cánh rừng có nhiều gỗ tốt, cả đoàn sẽ dừng lại, đứng vòng quanh, giơ rìu hú 9 tiếng lớn Ngày hôm sau, họ sẽ đến lấy cho đủ gỗ xây dựng.Vào tháng 10 âm lịch, họ sẽ chọn ngày dựng nhà Rông Ngày đó, làng có các nghi thức cúng kiến và múa hát cùng nhau Hoạt động này mang ý nghĩa là chào mừng một cuộc sống mới bắt đầu trong nhà Rông

Gỗ là chất liệu mộc mạc nhưng mang lại sự vững chắc

Các đặc điểm trong thiết kế của nhà Rông:

 Dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 đến 16m

 Không dùng đến sắt thép, các chỗ nối hay chắp đều được chặt đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc

 Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng Một dải trang trí đặc biệt chạy dọc trên sóng nóng

 Những tấm đan tre lồ ô, nứa hoặc cây giang thường được ghép trên sàn nhà

 Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc Lan can này là chỗ dựa cho những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội

Ngoài ra họ sẽ sử dụng cặp sừng trâu để trang trí và khắc hình sao tám cánh, hình thôi,chim, người,… một cách tinh xảo trên cây cột chính giữa

Về cầu thang, nhà Rông thường được đẽo từ 7 đến 9 bậc Hình trang trí trên đầu cầu thang sẽ khác nhau tùy theo mỗi dân tộc Ví dụ như người Gia Rai sẽ trang trí hình quảbầu đựng nước, người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn,

Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên: Gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái

 Nhà Rông trống, trong tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót Có nhà cao đến 30m Nhà Rông trống được trang trí rất công phu

 Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn

Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên với các cột liên kết với nhau theo hình thức cột kèo Để

đỡ toàn bộ sàn và mái nhà là phần chân đế gồm 10 đến 14 cột nâng Trong đó có 8 cột

Trang 31

chính và 2 đến 6 cột phụ nhà “chồ” nơi đặt cầu thang.

Nhà Rông Tây Nguyên thường lớn vì theo quan niệm của người dân, nhà Rông càng tothì chứng tỏ buôn làng đó càng giàu có, sung túc

Đồng bào Tây Nguyên có quan niệm nhà rông là nơi thu hút khí thiêng của đất trời để đem đến nhiều sự may mắn và bình an cho người dân trong làng Do đó trong mỗi nhà rông đều có một nơi trang trọng để thờ các vật được người dân cho là thần linh trú ngụnhư con dao, hòn đá, sừng trâu… Ngoài ra, nơi đây còn là một bảo tàng lưu giữ các hiện vật truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành buôn làng như cồng chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong ngày lễ

Nhà rông không phải nhà dùng để lưu trú của đồng bào Tây Nguyên Mặc dù có kết cấu giống với một ngôi nhà có thể ở được, nhà rông mang các nét kiến trúc đặc sắc và cao, rộng hơn nhiều Dải họa tiết trang trí dài dọc theo nóc nhà rông là một điểm dễ thấy mà nhà sàn không có Đây thường là nơi để người dân tụ họp các sự kiện của buôn làng

Do nhà rông là nơi quan trọng nhất trong làng nên thường được đàn ông thay nhau ngủqua đêm để trông coi Ngoài mục đích gìn giữ không gian thiêng, nhà rông còn là nơi người dân trao đổi những câu chuyện, kinh nghiệm trong đời sống Nam nữ độc thân trong làng có thể quây quần tại nhà rông để thăm hỏi, tìm bạn đời, tuy nhiên không được phép đi quá giới hạn

Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có kiểu làm nhà rông khác nhau Kích thước nhà rông nhỏ

và thấp nhất là của người Giẻ Triêng Nhà rông của người Xê Ðăng cao vút Nhà rông của người Gia Rai có mái mảnh, dẹt như lưỡi rìu Nhà rông của người Ba Na to hơn nhà Gia Rai, có đường nét mềm mại và thường có các nhà sàn xung quanh Sàn nhà rông được thiết kế gắn liền với văn hóa quây quần uống rượu cần của đồng bào

3.2.2 Nhà mồ Tây Nguyên

Trang 32

Hình 7: Nhà mồ Tây Nguyên

Nhà mồ và tượng mồ là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung

bộ, Việt Nam) Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ, tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng Nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường được bố trí ở những cánh rừng già khá thâm

u, cùng với vô vàn tượng gỗ đủ hình thù, tư thế, khiến người ta có cảm giác như lạc vào ranh giới giữa thế giới thực tại và thế giới tâm linh Tượng Nhà mồ được các nghệ nhân của đại ngàn làm ra để dùng cho lễ bỏ mả - cuộc chia tay tưng bừng cuối cùng giữa người sống và người chết, để tiễn những linh hồn về thế giới ông bà Sau lễ bỏ

mả, tượng Nhà mồ cũng nằm lại nghĩa địa cùng thời gian, mưa nắng Quần thể tượng

mô tả sự hình thành, ra đời và lớn lên của một đời người với đủ các cảnh sinh hoạt và các mối quan hệ của con người Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả Nhà mồ có nhiều loại khác nhau Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng Tượng mồ là những tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của đồng bào các dân tô -c vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả

Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ

hộ là đẽo tượng mồ Nếu như một ngôi nhà mồ dự định bỏ vào tháng 3 trong năm, thì

từ tháng 1 năm đó người chủ hộ đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng Ở những ngôi nhà mồ

to đẹp, bề thế trước đây, cột tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt như gỗ cây hương, cây cà chít Tuy nhiên, thời gian gần đây do những loại gỗ tốt cạn kiệt, người dân không thể kiếm được gỗ tốt nên hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến hành bỏ mả,

Trang 33

người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, dễ trồng như gỗ cây gạo (pơ lang) để đẽo tượng

Gỗ đẽo tượng được kéo về dựng tại nghĩa địa của làng, bên cạnh ngôi nhà mồ sắp bỏ

mả, trước khi đẽo tượng mồ, người Gia rai có cúng thần nhà rông (yang rôông), thần bến nước (yang ia), xin phép đẽo tượng mồ cho người chết ở trong làng, lễ cúng thường được mổ lợn làm vật hiến sinh Dụng cụ đẽo tượng hữu hiệu và thông dụng nhất là chiếc rìu (jong), dụng cụ có một đầu lưỡi sắc, một đầu lưỡi tù, cán được tra bằng một thanh gỗ dài Một loại dụng cụ nữa là cây chà gạc (loại dao đa năng thông dụng của người Gia rai) dùng để sửa lại các chi tiết trên mặt tượng

Trong thời gian gần đây phong cách tượng nhà mồ thay đổi, kèm theo đó là những biến đổi về kỹ thuật đẽo tượng Từ phong cách truyền thống chỉ sử dụng mảng khối trên một thân gỗ cố định, không quan tâm đến thể hiện chi tiết tỷ mỉ, chuyển sang xu thế hiện đại thiên về tả thực, gọt đẽo các chi tiết; loại tượng cũng đa dạng hơn trước, mất đi tính mộc mạc nguyên sơ của kiểu tượng truyền thống Người Gia rai thường đẽo tượng tại khu nghĩa địa, kề ngay sát ngôi nhà mồ chuẩn bị dựng làm lễ bỏ mả Trong quá trình đẽo tượng người có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng cho người ít kinh nghiệm Họ không hề giữ bí quyết nào trong cách truyền nghề tạc tượng, những bức tượng đẹp phụ thuộc vào “hoa tay” và óc thẩm

mỹ của người đẽo tượng Đẽo tượng thường theo nguyên tắc nhất định, một bức tượng khi hình thành, ngoài việc phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian, truyền tải những thông tin mang tính chất xã hội của cộng đồng người Gia-rai, về kết cấu phải đảm bảo tính vững chắc của hàng rào nhà mồ Vì mỗi cột tượng sẽ đóng vai trò là mô -t trong những cột chính trong hàng rào, để giữ hàng rào chắc chắn bao quanh nhà mồ Do vậy khi đẽo tượng bao giờ người Gia-rai cũng chủ động tạo ra một khe hở rộng giữa hai chân của bức tượng hình người, khe hở giữa chân và đuôi tượng chim, khe hở giữa hai chân trước và hai chân sau của tượng thú bốn chân Khe hở đó là nơi xuyên một thanh

gỗ dài chạy qua, giống như hệ thống mộng giằng để giữ tất các cột tượng với nhau, và giữ các cột phụ chôn sát cột chính liên kết tạo thành hàng rào

Những bức tượng mồ Gia rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia rai còn

sử dụng đến màu sắc để trang điểm Màu sắc là một trong những yếu tố cơ của nghệ

Trang 34

thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ Trong bảng màu tự nhiên của người Gia rai có đầy đủ các sắc

màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia rai thiên về dùng màu đỏ, đây là màu chủ đạo, được sử dụng

vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái Màu đỏ được tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựacủa cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, bút vẽ cho tượng là những thanh tre đập dập

Nghệ thuật tượng mồ còn bắt nguồn từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng Hầuhết các bức tượng đều diễn tả các trạng thái động của con người Người Gia rai khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức tượng trở nên sinh động như có hồn Khi tham dự lễ bỏ

mả của người Gia rai, được chiêm ngưỡng tượng mồ sẽ chúng ta có cảm giác như mình đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ hội bỏ mả Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm một cách tự nhiên

Theo quan niệm của người Gia rai và Ba na thì người chết có linh hồn biến thành ma (atâu) Sau khi chết, linh hồn cứ lẩn quất gần nơi chôn, lưu luyến với cuộc sống dươngthế, không siêu thoát được Người thân hàng ngày phải mang cơm nước đến, quét dọn nhà mả, gọi là thời kỳ giữ mả Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả thì linh hồn mới được siêu thoát, trở về với thế giới bên kia một cách nhẹ nhàng, không còn lưu luyến gì với cuộc sống trước đây, mà người sống cũng yên tâm trở về làm ăn với ý nghĩ hồn ma đã yên nghỉ, không còn lẩn quất và quấy phá dương gian

Trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia rai và Ba na vào rừng chọn cây gỗ tốt để dựng nhà mồ Nhà mồ được xây dựng tập thể, người già có nhiều kinh nghiệm thì chịutrách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc hơn Khi đo đạc làm nhà mồ, người ta không dùng thước mà dùng những đơn vị cơ thể người như một sải tay, mô -t cánh tay, mô -t bàn tay… Những ngôi nhà mồ Tây Nguyên là những công trình nhỏ nhưng mang dáng vẻ hoành tráng đồ sộ, mang tầm khái quát cao Kỹ thuật dựng nhà mồ hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa,

lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu Chính điều đó tạo cho nhà

Trang 35

mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.

Những nghi lễ diễn ra xung quanh không gian nhà mồ đầy linh thiêng cũng là tập hợp những hoạt động văn nghệ dân gian như ca hát, nhảy múa, cồng chiêng, cúng tế, nấu ăn… của người Gia rai và Ba na Tất cả kết hợp hài hòa, trở thành một pho sử sống vô cùng quý giá trên mảnh đất Tây Nguyên Đối với đồng bào Tây Nguyên, nhà mồ và tượng mồ được làm ra chỉ để phục vụ Lễ bỏ mả, sau đó những bức tượng đó được bỏ lại nghĩa địa Qua thời gian cùng nắng mưa, những bức tượng đó sẽ bị hư hỏng, tan biến, trở thành cát bụi hòa lẫn vào đất mẹ Trong khi đó, do không được bổ sung mới nên tượng Nhà mồ ngày càng vắng bóng tại các nghĩa địa của đồng bào địa phương và theo sự phát triển của kinh tế, xã hô -i ngày nay một di sản văn hóa độc đáo đang dần mai mô -t

3.2.3 Nhà dài Ê-Đê:

Nhà dài hay còn gọi là nhà sàn dài của người Ê Đê là một phần không thể thiếu trong văn hóa Tây Nguyên Nó không chỉ là biểu tượng về kiến trúc độc đáo mà còn là một phần quan trọng trong cuộc sống và tư tưởng của cộng đồng

Những ngôi nhà dài không chỉ là nơi sinh hoạt hằng ngày mà còn là trung tâm của các hoạt động văn hóa, tôn giáo, lễ hội Đó là nơi những câu chuyện dân gian được kể lại,

và các bữa tiệc văn hóa dân gian được diễn ra

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, nhà dài của người Ê Đê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống hằng ngày, tín ngưỡng và tâm linh, là một công trình sáng tạo văn hóa vật chất đầy ấn tượng.Trong xã hội cổ truyền của người Ê Đê, nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ Ngôi nhà thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong đại gia đình xây dựng gia thất Người con trai lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không

có quyền hành gì Thông thường ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê Đê có từ 7 - 9 cặp vợ chồng chung sống

Già làng Ama Jeny, buôn Akô Dhông (P Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, nhà sàn dài của người Ê Đê thường làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc

bẻ gập xuống vào bên trong

Người Ê Đê thường làm nhà theo hướng Bắc - Nam Nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng

Trang 36

một cái thuyền Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian.

Không gian nhà dài Ê Đê theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt Từ cửa chính đi vào là một phần rộng, chiếm 1/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và là nơi sinh hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý Gah và Ôk được ngăn bởi vi cột Kmeh Kpăng có khắc hình, trong đó cột phía đông là cột chủ, bên cạnh kê một bộ phản để người đứng đầu gia đình ngồi khi hội họp, trong khi đó cột phía Tây là cột trống nơi cóđặt chiếc trống cái trên ghế Kpan cao 0,50m, dài từ 10 - 20m để nhạc công ngồi đánh chiêng, trống, cồng Gầm ghế thường là nơi để cồng chiêng Sát vách phía sau hàng cột phía đông là nơi để hàng ché Bên cạnh bếp khách còn có bếp nấu ăn khi có lễ nghi

Phía trước cửa nhà của người Ê Đê có hai cầu thang, một dành cho khách và một dành cho người nhà khi lên xuống, mỗi cầu thang có khoảng 5-7 bậc, làm bằng gỗ quý, được đẽo bằng tay và phía đầu cầu thang nơi tiếp giáp với hiên nhà được tạc hình mặt trăng lưỡi liềm, dưới hình lưỡi liềm được tạc hai bầu vú căng tròn, tượng trưng cho uy quyền của người phụ nữ trong gia đình Dưới mái nhà dài là không gian diễn xướng cồng chiêng, không gian lễ hội, hát kể sử thi, dệt thổ cẩm, sinh hoạt cộng đồng Trong ngôi nhà dài truyền thống, các nét điêu khắc, trang trí, tạo hình đều phỏng theo

mô típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực Không gian nhà dài bố trí ghế Kpan ngồiđánh chiêng, bếp lửa sinh hoạt, các sản vật thể hiện sự giàu có của gia chủ như: chiêng, ché, sừng trâu, trống, rượu cần,…

“Trong mỗi ngôi nhà dài, người Ê Đê chạm khắc rất nhiều hình con vật như voi, cua,

cá Sự giàu có của chủ nhà được thể hiện trên những hoa văn đó Ví dụ như hoa văn hình con voi thì phải những gia đình nào sở hữu những con voi thật thì mới có quyền chạm khắc hoa văn hình con voi ở trên đấy”, già Ama Jeny nói.

Nhà dài là nét đẹp văn hóa rất tiêu biểu của dân tộc Ê Đê Ngôi nhà mang những giá trị, sắc thái, đậm ý nghĩa nhân văn của văn hóa truyền thống từ ngày xưa cho đến bây giờ, góp phần quan trọng làm đa dạng hơn cho truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa người Việt Nam

Mang trong mình ý nghĩa và tầm quan trọng nhất định trong bản sắc văn hóa dân tộc Ê

Đê là thế, nhưng trước những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, hình ảnh

Trang 37

những ngôi nhà dài đang dần thay đổi, không còn giữ được nét truyền thống như xưa, thậm chí có nguy cơ bị mất dần.

Hiện nay Nhà dài, với các bếp lửa trên sàn; các bộ bàn, ghế được đẽo từ những cây cổ thụ nguyên vẹn, những giá trị truyền thống đầy bản sắc được gìn giữ nâng niu trong nóvẫn là một sản phẩm du lịch rất ăn khách của Du lịch Đắk Lắk

Ở Khu Du lịch thác Bảy nhánh ở Bản Đôn Đắk lắk còn có một ngôi nhà dài trên 100m được phục dựng rất quy mô và tôn trọng các nét truyền thống, đang được xem là nhà dài nhất Đắk Lắk và cả nước hiện nay

4 Các di tích lịch sử và văn hóa

Tây Nguyên có nhiều di tích lịch sử, lịch sử-văn hóa, văn hóa kiến trúc, di chỉ khảo cổ

có ý nghĩa lịch sử, có giá trị khai thác, toàn vùng hiện có 59 hạng mục di tích lịch văn hóa, trong đó có 14 di tích lịch sử, hai di tích lịch sử đặc biệt, tám di tích lịch sử văn hóa, hai di tích văn hóa đặc biệt, bảy di tích lịch sử cách mạng, 21 di tích danh thắng, một danh thắng đặc biệt, một di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, hai di tích văn hóa kiến trúc, một di tích khảo cổ được Nhà nước xếp hạng từ năm 1980 cho đến thời điểm hiện tại Ngoài ra còn có hàng trăm di tích cấp tỉnh được các tỉnh vùng Tây Nguyên xếp hạng… Tiêu biểu như:

sử-4.1 Thánh địa Cát Tiên:

Nằm tập trung trong bồn địa rộng

khoảng 30 ha, Thánh địa Cát Tiên

(xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên,

tỉnh Lâm Đồng) là một quần thể liên

lập các phế tích kiến trúc đền tháp

mang nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ

giáo Trong trường ảnh hưởng văn

hóa Ấn Độ giáo ấy, cư dân cổ ở đây

còn dung nạp thêm những yếu tố văn

hóa ngoại sinh từ các nền văn hóa

lân cận như Chămpa, Phù Nam và Angkor nhưng vẫn khẳng định tính nội sinh độc đáocủa mình

Cư dân cổ Cát Tiên đã chọn vùng đất được bao bọc bởi những dãy núi hình bát úp ở phía Tây, phía Bắc và phía Đông, lại có con sông Đồng Nai án ngữ ở phía Nam như

Hình 8: Thánh địa Cát Tiên

Trang 38

ranh giới tự nhiên, để xây dựng một trung tâm tôn giáo Chính địa thế của miền đất này, tạo nên vùng không gian kín, đủ yếu tố linh thiêng, thỏa mãn các giáo lý Bà la môn giáo Bà la môn giáo, hay còn gọi Ấn Độ giáo, là tôn giáo phiếm thần xen lẫn đa thần, xuất hiện vào những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ I trước Công nguyên Trong quan niệm của Bà la môn giáo, Trời hay Thượng đế là tam vị nhất thể gồm 3 ngôi: Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn) và Shiva (đấng hủy diệt).

Kiến trúc của những phế tích tại Cát Tiên bao gồm nhiều dạng đền tháp, mộ tháp, đài thờ, hệ thống dẫn nước, nhà dài, đường đi, lò gạch, chủ yếu được xây dựng bằng gạch sản xuất tại chỗ và đá mang từ nơi khác đến

Các nhà khảo cổ học đã khoanh vị trí và phát hiện ra những bờ tường gạch xây từ bờ sông dẫn đến những gò đất cao Bước đầu xác định 1 gò tại thị trấn Đồng Nai, 1 gò lớntại xã Đức Phổ và 7 cụm gò đồi tại xã Quảng Ngãi Các nhà khảo cổ học đã tiến hành nhiều đợt khai quật tại các cụm gò ở xã Quảng Ngãi và xác định đây là khu đền tháp

và mộ tháp, một số trong số đó đã từng bị đào trộm trước khi được các nhà khảo cổ học vào cuộc Cấu trúc những cụm đền tháp theo kiểu giật cấp với bờ tường dày 2m đến 2,5m; trong lòng các đền tháp này khá rộng và luôn có bệ thờ bộ Linga-yoni ở giữa, ngay dưới chân bệ thờ là lỗ thông hơi xuống tận dưới sâu qua nhiều lớp gạch, cát

và dưới cùng là nhiều đồ vật như những lá vàng, các loại tượng đá nhỏ Cấu trúc bên ngoài đền tháp ở những gò 2A và 2B có bờ tường điêu khắc cánh sen rất đẹp, có 2 cột

đá lớn, mi cửa tháp (trán cửa) nặng trên 1 tấn được điêu khắc hoa sen, đám mây cách điệu mềm mại cùng nhiều hình ảnh sống động rất khác lạ so với các mi cửa của các tháp Chàm thường gặp

Đã có khoảng 1.140 hiện vật các loại được phát hiện với nhiều chất liệu khác nhau nhưkim loại vàng (các mảnh phù điêu, nhẫn, linga nhỏ), thiếc và bạc (bình, vò), đồng (gương, đĩa, chân đèn, chũm chọe, chuông, vòng, nhẫn, mặt người, cánh tay, hộp, dao, rìu, khuôn đúc), sắt (giáo, dao, đinh); đá, đá màu, đá quý và đá bán quý (các tượng thờ Ganesa, linga, linga-yoni, mi cửa, cột tiện tròn, bậc thềm, thanh ốp, rìu, mảnh khắc chữ Phạn); đồ gốm (các mảnh gốm, sứ, gạch ngói, mộ vò, đèn gốm) v.v Mức độ quý hiếm của hiện vật tìm thấy ở Cát Tiên tuy không được đánh giá cao bằng các nền văn hóa Chămpa, Chân Lạp hay Phù Nam, song nó lại có một số cá thể mang giá trị vượt trội Đáng chú ý là 265 mảnh phù điêu bằng vàng khắc chạm "mê cung của các thần linh” với các hình vẽ ở được người xưa sử dụng phổ biến kỹ thuật vẽ chìm trong vàng

Trang 39

và kỹ thuật gò Các nét vẽ, nét gò mảnh mai, phóng khoáng, hòa nhập vào nhau tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ rực rỡ, hưng thịnh Ngoài những mảnh vàng dát mỏng cắt hình bông hoa hoặc khắc chữ cổ được tìm thấy nhiều trong quần thể di tích này, các nhà nghiên cứu còn gặp những mảnh vàng chạm hình người nhiều đầu, nhiều tay và hình người khỉ Nhận định bước đầu có thể đây là những nhân vật trong

sử thi Ramayana của Ấn Độ như khỉ thần Hanuman, vua quỷ Ravana Một nghi vấn khác liên quan đến Phật giáo cũng được phát hiện trong một hố thờ chứa đầy tro, đó là tám lá vàng chạm hình voi và rùa xếp ở bốn cạnh và bốn góc cùng một lá vàng chạm hình rắn bảy đầu uốn hình vòng cung Người ta cho rằng đây có thể là hình tượng rắn bảy đầu bảo vệ di hài Đức Phật Nhìn tổng thể, đề tài chủ đạo chạm khắc trên các lá vàng bao gồm hình ảnh các thần Siva, Umapavati, Brahma, tu sĩ, nam thần, nữ thần,

vũ nữ, người dâng lễ, chiến binh; các chủ đề động vật dưới hình thái vật tổ luôn được tái hiện như sư tử, voi Airavata, lợn rừng, rắn, cá, bò Nandin, dê, chim, ngỗng Hamsa v.v.; các đề tài trang trí cung đình với hình sóng nước, hoa lá uốn lượn tự do, cánh sen kết dải, hoa dây, ốc xoắn, quả cầu, mặt trăng khuyết, văn tự chữ Phạn cổ v.v Các đề tài đều phản ánh đời sống tinh thần của một trung tâm đô thị tôn giáo thuộc một cộng đồng cư dân cổ trong lịch sử Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Thánh địa Cát Tiên được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm

1997 Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên là tài sản hết sức quý giá về văn hóa, không chỉ của riêng Lâm Đồng Những gì khai quật được mới là một phần rất nhỏ trong quần thể di tích này Giá trị văn hóa và những bí ẩn đầy sức hấp dẫn của vùng đất thiêng này

4.2 Tháp Chàm Yang Prong

Trang 40

Hình 9: Tháp Chàm Yang Prong

Tháp Chàm Yang Prong là một điểm tham quan nổi tiếng tọa lạc ở thôn 5, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp Nơi đây nằm cách thị trấn Ea Súp 15km và cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 100km Cái tên Yang Prong có nhiều nghĩa nhưng theo người Ê đê thì

nó là một vị thần tối cao chuyên cai quản mùa màng Vì vậy đây là ngọn tháp thờ ThầnLớn của người Chăm cổ Tháp Chàm còn được xuất hiện trong tác phẩm Rừng Mọi của tác giả Henri Maitre Địa điểm này không chỉ là một Di tích văn hóa cấp Quốc gia thông thường mà nó còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử, kiến trúc đặc biệt quan trọng Yang Prông có nghĩa là tháp thờ Thần Lớn, vị thần chuyên cai quản mùa màng theo quan niệm của người Chăm cổ

Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Shiva dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi, và ấm no hạnh phúc Tháp Yang Prong được phát hiện vào khoảng những năm 1904 -1911 bởi một nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre Nhà khoa học này đã khảo tả về công trình này trong cuốn Les jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản tại Paris năm 1912.Năm 1906, người ta thấy ở trên khung cửa đá của tháp những dòng bia ký cổ của vị Vua Chăm trị vì vào cuối thế kỷ XIII Những dấu tích vật chất quanh Yang Prông lại như chứng tỏ đây vốn là một khu thành trì dinh thự xưa của người Chăm ở Tây

Ngày đăng: 03/02/2025, 16:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN