Nghề và làng nghề truyền thống của Tây nguyên

Một phần của tài liệu Xây dựng và giới thiệu về tuyến du lịch tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN

5. Nghề và làng nghề truyền thống của Tây nguyên

Hình 12: Làng nghề thổ cẩm Đắk Lắk

Đến Tây Nguyên hôm nay, du khách sẽ được tận hưởng những âm sắc ngân nga của những điệu cồng chiêng, đắm mình và ngất ngây trong những chén rượu cần, để rồi sẽ

chẳng bao giờ quên những nét chắt lọc cả tinh hoa của đất, của trời, của rừng xanh, thác bạc trong mỗi mặt hàng thổ cẩm Tây Nguyên.Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động khá công phu và mệt nhọc từ trồng bông, cán bông, kéo sợi, nhuộm màu và dệt. Khung dệt của đồng bào Tây Nguyên tuy đơn giản nhưng rất đa dạng, có loại chuyên dành cho việc dệt váy, dệt chăn, lại có loại chuyên dệt những tấm vải có kích thước nhỏ hơn như là túi thổ cẩm, là khăn địu, là khố…

Dưới đôi bàn tay uyển chuyển của người thiếu nữ, những họa tiết đều mang tính cách điệu cao và thường thể hiện bằng các hoa văn chấm dải, gồm các mô típ: bông hoa, con chim, con ba ba, chiêng, ché, ngà voi…dần được hiện lên với nhiều sự phối trộn màu sắc tinh tế khác nhau. Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên: nền vải màu đen đặc trưng cho đất đai mà cả cuộc đời họ gắn bó – lúc sống cũng như lúc chết; màu đỏ biểu tượng cho sự đam mê, cho sự vươn lên, cho khát vọng, tình yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Với người Êđê, màu đen và đỏ là 2 màu được ưa chuộng nhất, còn đối với người Thượng là sự kết hợp các sợi màu đỏ, vàng rực rỡ ở “gam màu”

nóng tương phản rõ nét với nền đen. Cũng có màu trắng nhưng dường như nó xuất hiện đột khởi nhắc nhở sự tiềm ẩn như đã mờ phai theo thời gian năm tháng để phù hợp với hoàn cảnh sống, canh tác, nơi núi rừng. Dày và thô – rất “rừng”, là hàng người Kơ Ho, người Lạch còn vải dệt của một số dân tộc phía Nam Cao Nguyên hay ven biển như những dân tộc Chàm, Châu Ro, người Stiêng lại lấy màu nền trắng làm chủ đạo, tựa như để hòa lẫn với sóng biển bạc đầu…Công phu, ấn tượng, hoa văn tỉ mỉ và có độ dày đáng “nể”. được ngoại khách chuộng nhất có lẽ là hàng của người Mạ.

Nếu người Anh, Đức, Bỉ thích thổ cẩm dân tộc Mạ, Kơ Ho thì người Hà Lan, Nhật lại chuộng hàng người Chàm.

5.2. Làng nghề làm rượu cần của người Jrai

Làng đồng bào người Jrai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai là cái nôi của văn hóa làm rượu cần truyền thống. Khi cây rừng bị lâm tặc triệt hạ, rừng càng lùi xa với bản làng thì việc tìm các loại lá cây làm nên hương men rượu cần khó khăn hơn, nhưng người dân vẫn chịu khó mang gùi đi kiếm tìm.Người đồng bào Jrai làm rượu cần quanh năm nhưng làm nhiều nhất là vào thời điểm cuối năm, khi có nhiều ngày trọng đại như lễ cúng lúa mới, lễ cúng giọt nước, lễ hội đâm trâu…Bên chén rượu cần ngày xuân, dân

làng chúc nhau sức khỏe, năm mới mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.

Rượu cần thực thụ của người Tây Nguyên phải do chính bàn tay người dân bản địa làm ra, với công thức được họ nắm giữ từ lâu đời. Việc tìm lá, rễ cây đặc biệt khó nên rượu cần làm ra không nhiều, chỉ đủ phục vụ hội hè, đình đám ở buôn làng. Nhiều sản phẩm rượu cần Tây Nguyên hiện nay được bày bán ở ngoài thị trường nhưng rất khó chứng minh được chất lượng sản phẩm và hương vị như rượu chính thống của người đồng bào làm ra.

5.3. Nghề làm gốm của người M’nông

Quy trình sản xuất gốm hoàn toàn thủ công và cách nung gốm lộ thiên. Nguyên liệu để chế tác gốm là loại đất sét được đánh nhuyễn, không pha trộn được lấy ở nơi có nước sạch. Gốm người M’nông không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng. Sản phẩm gốm được nung lộ thiên khoảng 30 phút. Khi lớp củi trên cùng gần cháy hết người ta lấy ra và tạo màu cho sản phẩm bằng vỏ trấu và mùn cưa.

Vì nét độc đáo này mà sản phẩm gốm của buôn Dơng Bắk khác biệt được nhiều người ưa chuộng. Nhưng đây lại là làng nghề truyeefn thống có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

5.4. Nghề đan lát của người M’nông

Đan lát là một trong nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của người M’nông, do nam giới đảm nhận. Với đôi bàn tay khéo léo và tài hoa, người đàn ông M’nông đã tạo ra các sản phẩm như gùi, nia, dụng cụ đánh bắt cá và các vật dụng khác phục vụ nhu cầu tự cung, tự cấp hằng ngày trong gia đình. Các sản phẩm này còn được dùng để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm, công cụ lao động và bán lại cho gia đình khác để tăng thêm nguồn thu nhập. Để tạo ra một sản phẩm đan lát hoàn chỉnh và có tính thẩm mỹ cao đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn, có kinh nghiệm và mất khá nhiều thời gian (thường từ 15 - 20 ngày).

5.5. Nghề chế tác nhạc cụ Jrai

Từ những thanh tre, nứa và đôi tay khéo léo, các nghệ nhân Jrai (Gia Lai) đã tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo, âm vang khắp những bản làng Tây Nguyên. Ngày xưa, người già làm một cây đàn T'rưng phải mất cả tháng trời mới xong. Tre phải ngâm dưới bùn ao đến 3 năm mới có thể mang lên để làm đàn. Giờ những công đoạn đó đơn giản hơn. Tre chặt về phơi nắng 3 tháng, rồi đem luộc, sau đó lại đem sấy trên

dàn bếp. Sau công đoạn ấy, những đoạn tre thẳng nhất, già và vàng nhất mới được đem làm đàn. Một cây đàn T'rưng làm chỉ trong một ngày là xong nhưng nguyên liệu để làm nó phải chuẩn bị trước hơn 4 tháng. Qua đôi bàn tay tài hoa của hai người nghệ nhân này, rất nhiều cây đàn đã được làm ra. Không ít người trong và ngoài nước khi nghe tiếng những nghệ nhân đều tìm đến để mua về nhà trưng bày hoặc tập luyện.

Một phần của tài liệu Xây dựng và giới thiệu về tuyến du lịch tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)