Các di tích lịch sử và văn hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng và giới thiệu về tuyến du lịch tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên (Trang 37 - 51)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN

4. Các di tích lịch sử và văn hóa

Tây Nguyên có nhiều di tích lịch sử, lịch sử-văn hóa, văn hóa kiến trúc, di chỉ khảo cổ có ý nghĩa lịch sử, có giá trị khai thác, toàn vùng hiện có 59 hạng mục di tích lịch sử- văn hóa, trong đó có 14 di tích lịch sử, hai di tích lịch sử đặc biệt, tám di tích lịch sử văn hóa, hai di tích văn hóa đặc biệt, bảy di tích lịch sử cách mạng, 21 di tích danh thắng, một danh thắng đặc biệt, một di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, hai di tích văn hóa kiến trúc, một di tích khảo cổ được Nhà nước xếp hạng từ năm 1980 cho đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra còn có hàng trăm di tích cấp tỉnh được các tỉnh vùng Tây Nguyên xếp hạng… Tiêu biểu như:

4.1. Thánh địa Cát Tiên:

Nằm tập trung trong bồn địa rộng khoảng 30 ha, Thánh địa Cát Tiên (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) là một quần thể liên lập các phế tích kiến trúc đền tháp mang nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ giáo. Trong trường ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo ấy, cư dân cổ ở đây còn dung nạp thêm những yếu tố văn hóa ngoại sinh từ các nền văn hóa

lân cận như Chămpa, Phù Nam và Angkor nhưng vẫn khẳng định tính nội sinh độc đáo của mình.

Cư dân cổ Cát Tiên đã chọn vùng đất được bao bọc bởi những dãy núi hình bát úp ở phía Tây, phía Bắc và phía Đông, lại có con sông Đồng Nai án ngữ ở phía Nam như

Hình 8: Thánh địa Cát Tiên

ranh giới tự nhiên, để xây dựng một trung tâm tôn giáo. Chính địa thế của miền đất này, tạo nên vùng không gian kín, đủ yếu tố linh thiêng, thỏa mãn các giáo lý Bà la môn giáo. Bà la môn giáo, hay còn gọi Ấn Độ giáo, là tôn giáo phiếm thần xen lẫn đa thần, xuất hiện vào những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Trong quan niệm của Bà la môn giáo, Trời hay Thượng đế là tam vị nhất thể gồm 3 ngôi:

Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn) và Shiva (đấng hủy diệt).

Kiến trúc của những phế tích tại Cát Tiên bao gồm nhiều dạng đền tháp, mộ tháp, đài thờ, hệ thống dẫn nước, nhà dài, đường đi, lò gạch, chủ yếu được xây dựng bằng gạch sản xuất tại chỗ và đá mang từ nơi khác đến.

Các nhà khảo cổ học đã khoanh vị trí và phát hiện ra những bờ tường gạch xây từ bờ sông dẫn đến những gò đất cao. Bước đầu xác định 1 gò tại thị trấn Đồng Nai, 1 gò lớn tại xã Đức Phổ và 7 cụm gò đồi tại xã Quảng Ngãi. Các nhà khảo cổ học đã tiến hành nhiều đợt khai quật tại các cụm gò ở xã Quảng Ngãi và xác định đây là khu đền tháp và mộ tháp, một số trong số đó đã từng bị đào trộm trước khi được các nhà khảo cổ học vào cuộc. Cấu trúc những cụm đền tháp theo kiểu giật cấp với bờ tường dày 2m đến 2,5m; trong lòng các đền tháp này khá rộng và luôn có bệ thờ bộ Linga-yoni ở giữa, ngay dưới chân bệ thờ là lỗ thông hơi xuống tận dưới sâu qua nhiều lớp gạch, cát và dưới cùng là nhiều đồ vật như những lá vàng, các loại tượng đá nhỏ. Cấu trúc bên ngoài đền tháp ở những gò 2A và 2B có bờ tường điêu khắc cánh sen rất đẹp, có 2 cột đá lớn, mi cửa tháp (trán cửa) nặng trên 1 tấn được điêu khắc hoa sen, đám mây cách điệu mềm mại cùng nhiều hình ảnh sống động rất khác lạ so với các mi cửa của các tháp Chàm thường gặp.

Đã có khoảng 1.140 hiện vật các loại được phát hiện với nhiều chất liệu khác nhau như kim loại vàng (các mảnh phù điêu, nhẫn, linga nhỏ), thiếc và bạc (bình, vò), đồng (gương, đĩa, chân đèn, chũm chọe, chuông, vòng, nhẫn, mặt người, cánh tay, hộp, dao, rìu, khuôn đúc), sắt (giáo, dao, đinh); đá, đá màu, đá quý và đá bán quý (các tượng thờ Ganesa, linga, linga-yoni, mi cửa, cột tiện tròn, bậc thềm, thanh ốp, rìu, mảnh khắc chữ Phạn); đồ gốm (các mảnh gốm, sứ, gạch ngói, mộ vò, đèn gốm) v.v. Mức độ quý hiếm của hiện vật tìm thấy ở Cát Tiên tuy không được đánh giá cao bằng các nền văn hóa Chămpa, Chân Lạp hay Phù Nam, song nó lại có một số cá thể mang giá trị vượt trội. Đáng chú ý là 265 mảnh phù điêu bằng vàng khắc chạm "mê cung của các thần linh” với các hình vẽ ở được người xưa sử dụng phổ biến kỹ thuật vẽ chìm trong vàng

và kỹ thuật gò. Các nét vẽ, nét gò mảnh mai, phóng khoáng, hòa nhập vào nhau tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ rực rỡ, hưng thịnh. Ngoài những mảnh vàng dát mỏng cắt hình bông hoa hoặc khắc chữ cổ được tìm thấy nhiều trong quần thể di tích này, các nhà nghiên cứu còn gặp những mảnh vàng chạm hình người nhiều đầu, nhiều tay và hình người khỉ. Nhận định bước đầu có thể đây là những nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ như khỉ thần Hanuman, vua quỷ Ravana. Một nghi vấn khác liên quan đến Phật giáo cũng được phát hiện trong một hố thờ chứa đầy tro, đó là tám lá vàng chạm hình voi và rùa xếp ở bốn cạnh và bốn góc cùng một lá vàng chạm hình rắn bảy đầu uốn hình vòng cung. Người ta cho rằng đây có thể là hình tượng rắn bảy đầu bảo vệ di hài Đức Phật. Nhìn tổng thể, đề tài chủ đạo chạm khắc trên các lá vàng bao gồm hình ảnh các thần Siva, Umapavati, Brahma, tu sĩ, nam thần, nữ thần, vũ nữ, người dâng lễ, chiến binh; các chủ đề động vật dưới hình thái vật tổ luôn được tái hiện như sư tử, voi Airavata, lợn rừng, rắn, cá, bò Nandin, dê, chim, ngỗng Hamsa v.v.; các đề tài trang trí cung đình với hình sóng nước, hoa lá uốn lượn tự do, cánh sen kết dải, hoa dây, ốc xoắn, quả cầu, mặt trăng khuyết, văn tự chữ Phạn cổ v.v. Các đề tài đều phản ánh đời sống tinh thần của một trung tâm đô thị tôn giáo thuộc một cộng đồng cư dân cổ trong lịch sử Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Thánh địa Cát Tiên được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1997. Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên là tài sản hết sức quý giá về văn hóa, không chỉ của riêng Lâm Đồng. Những gì khai quật được mới là một phần rất nhỏ trong quần thể di tích này. Giá trị văn hóa và những bí ẩn đầy sức hấp dẫn của vùng đất thiêng này 4.2. Tháp Chàm Yang Prong

Hình 9: Tháp Chàm Yang Prong

Tháp Chàm Yang Prong là một điểm tham quan nổi tiếng tọa lạc ở thôn 5, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp. Nơi đây nằm cách thị trấn Ea Súp 15km và cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 100km. Cái tên Yang Prong có nhiều nghĩa nhưng theo người Ê đê thì nó là một vị thần tối cao chuyên cai quản mùa màng. Vì vậy đây là ngọn tháp thờ Thần Lớn của người Chăm cổ. Tháp Chàm còn được xuất hiện trong tác phẩm Rừng Mọi của tác giả Henri Maitre. Địa điểm này không chỉ là một Di tích văn hóa cấp Quốc gia thông thường mà nó còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử, kiến trúc đặc biệt quan trọng.

Yang Prông có nghĩa là tháp thờ Thần Lớn, vị thần chuyên cai quản mùa màng theo quan niệm của người Chăm cổ.

Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Shiva dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi, và ấm no hạnh phúc. Tháp Yang Prong được phát hiện vào khoảng những năm 1904 -1911 bởi một nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre. Nhà khoa học này đã khảo tả về công trình này trong cuốn Les jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản tại Paris năm 1912.

Năm 1906, người ta thấy ở trên khung cửa đá của tháp những dòng bia ký cổ của vị Vua Chăm trị vì vào cuối thế kỷ XIII. Những dấu tích vật chất quanh Yang Prông lại như chứng tỏ đây vốn là một khu thành trì dinh thự xưa của người Chăm ở Tây

Nguyên.

Năm 1990, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tìm đến và có một số công trình nghiên cứu về tháp. Các nhà khoa học đều khẳng định: Yang Prông được xây dựng vào thế kỷ 13, chứng tỏ cách đây khoảng 700 năm, Tây Nguyên không chỉ có người bản địa mà đã có những dân tộc khác cùng sinh sống. Yang Prông là một di tích có ý nghĩa lớn đối với các nhà dân tộc học, lịch sử, kiến trúc…

Đứng từ xa, bạn có thể nhìn thấy Tháp Chàm Yang Prong giấu mình dưới những tán cây cổ thụ xanh mướt của rừng Ea Súp, bên dòng sông Ea H’leo hiền hòa. Xung quanh tháp là những hàng cây xanh dây leo, những giỏ phong lan rực rỡ cùng hương sắc bằng lăng tím biếc tạo nên một không gian vô cùng thơ mộng.

Tháp Chàm Yang Prong có kiến trúc không quá đồ sộ, cao khoảng 9m, đáy được thiết kế theo hình vuông với độ dài cạnh là 5m. Tháp có 3 cửa giả theo ba hướng Tây, Nam và Bắc, duy nhất phía Đông có một cửa thật rộng 1m để vào ra. Vật liệu xây dựng nên Tháp Chàm này chính là gạch nung đỏ bền bỉ và chắc chắn. Bên cạnh đó là các phiến đá lanh tô trên cửa và đá xanh Cao Bằng làm bằng nền gạch tạo nên điểm nhấn cho tháp. Trên cửa giả, tường tháp được tô vẽ các họa tiết hoa lá, động vật và linh thú hết sức tinh xảo. Mặc dù Tháp Chàm Yang Prong đã bị phủ kín bởi rêu phong theo thời gian nhưng nơi đây vẫn còn chứa đựng nét đẹp vốn có của nó. Thêm một điểm đặc biệt của Tháp Chàm Yang Prong chính là phần phía trên tháp được mở rộng sau đó lại thu hẹp, tạo hình dáng như một củ hành, một tháp bút cực kỳ ấn tượng.

4.3. Làng kháng chiến Stơr

Làng kháng chiến Stơr thuộc xã Tơ Tưng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 70km. Đây là nơi anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên. Cũng tại đây, anh Núp đã phát động và lãnh đạo bà con dân làng đứng lên đánh Pháp. Mô hình “làng kháng chiến” từ chiến trường Gia Lai ra đời.

Dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở, Anh hùng Núp đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn dân làng Stơr đoàn kết, mưu trí, dũng cảm, sử dụng những vũ khí thô sơ như dao rựa, giáo mác, cung tên, chông tre, bẫy đá… đánh tan nhiều cuộc càn quét của địch. Làng Stơr và Anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của “Đất nước đứng lên”. ng kháng chiến Stơr thuộc xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách TP. Pleiku khoảng 140km Anh hùng Núp lớn lên giữa làng Stơr nghèo khổ, núi rừng đâu cũng có gót giày của kẻ thù xâm lược, không thể ngồi nhìn cảnh đồng bào bị giặc

pháp đàn áp, đói cơm lạt muối quanh năm, Anh hùng Núp đã tập hợp thanh niên lập làng kháng chiến, bố trí những hầm chông, bẫy đá, mũi tên tẩm độc đặt xung quanh làng, lòng dũng cảm và sáng kiến đánh Pháp bằng chiến thuật du kích của Anh hùng Núp đã làm cho địch phải khiếp sợ. Tên tuổi Anh hùng Núp đã bay qua chín suối, 10 đèo, cuộc đời Anh hùng Núp đã đi vào văn học với tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc để biết bao thế hệ những người con Gia Lai ngưỡng vọng và tự hào.

Anh hùng Núp còn có tên là Sar, sinh ngày 2/5/1914, Núp mồ côi cha từ khi 10 tuổi, năm 15 tuổi đã phải đi phu, bị đánh đập dã man nên ông sớm căm thù bọn giặc cướp nước, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, anh hùng Núp được dân làng và đồng đội tin yêu quí mến, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua giết giặc cứu nước của Tây Nguyên, anh hùng Núp được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

Làng Stơr – Anh hùng Núp tên đất, tên người ấy ngày nay không chỉ trở thành những cái tên bất hủ trong lòng dân tộc Việt Nam mà còn có sức truyền cảm mạnh mẽ đến toàn thể nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đây là một di tích lịch sử cách mạng kháng chiến của dân tộc Bahnar nói riêng, của cả dân tộc Việt Nam nói chung đã được Bộ Văn hóa Thông tin

Bảo tàng tỉnh Gia Lai lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu của Anh hùng Núp, trong đó có cái ná đã bắn chết tên Pháp năm 1941, cái ná đó Anh hùng Núp dùng làm vũ khí hoạt động cách mạng, cũng chính cái ná này Anh hùng Núp đã dùng tham gia đánh Pháp tại đồn Ka Nak và trận đánh GIM 100 năm 1953-1954. Năm 1941, lần đầu tiên anh Núp dùng ná bắn chết một tên quan Pháp, bác bỏ luận điệu tuyên truyền, người pháp giỏi như ông trời, có bắn cũng không lủng, không chảy máu của địch trong vùng đồng bào các dân tộc Tây nguyên. Mở ra thời kỳ mới trang lịch sử chống ngoại xâm của đồng bào Tây nguyên, từ đây họ tin ở sức mạnh của chính mình và vùng lên chống lại các thế lực ngoại xâm. Những cái ná, mũi tên, hầm chông, bẫy đá… với niềm tin sắt son vào đảng, Bác Hồ và lòng căm thù giặc là vũ khí và sức mạnh của dân làng Stơr trong suốt cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dân làng Stơr đã lập làng kháng chiến, kiên định đi theo tiếng gọi của đảng, của Bác Hồ trong suốt 2 cuộc kháng chiến.

Di tích làng Kháng chiến Stơr đã trở thành biểu tượng của các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng cho sự dũng cảm, kiên cường và lòng yêu nước vô bờ bến. Đây là địa điểm không thể bỏ qua khi đến với nơi này, du khách tìm đến để tưởng nhớ về người anh hùng dân tộc đã cống hiến hết mình cho kháng chiến vĩ đại.

4.4. Di tích Tây Sơn Thượng Đạo

Tây Sơn thượng đạo là chỉ vùng đất phía trên đèo An Khê, ngày ngay bao gồm 4 đơn vị hành chính là thị xã An Khê, huyện K’Bang, Đăk Pơ và Kông Chro. Tây Sơn hạ đạo là chỉ vùng đất huyện Tây Sơn – Bình Định ngày nay, nơi có bảo tàng Quang Trung.

Quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1991 và xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2021. Quần thể di tích này bao gồm 17 di tích chia làm 6 cụm phân bố đều cả 4 địa phương cụ thể An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro và Kbang. Trong đó, di tích trên địa bàn thị xã An Khê nhiều nhất với 3 cụm gồm: cụm di tích Hòn Bình, Hòn Nhạc, Hòn Tào, Gò Kho – Xóm Ké; cụm di tích Miếu Xà, Cây Ké phất cờ – Cây Cầy gióng trống và cụm di tích Gò Chợ, lũy An Khê, An Khê trường, đình An Lũy (An Khê đình).

Vùng trung tâm của Tây Sơn thượng đạo Thị xã An Khê là một trong hai đơn vị hành chính cấp thị xã trực thuộc tỉnh Gia Lai. Mặc dù còn non trẻ (được thành lập vào năm 2003 trên cơ sở tách từ huyện An Khê ra thành huyện ĐăkPơ và thị xã An Khê ngày nay) nhưng mảnh đất này gắn liền với bề dày lịch sử phát triển loài người và lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. An Khê là vùng chính của Tây Sơn Thương Đạo,

Hình 10: Di tích Tây Sơn Thượng Đạo

nơi Tam Kiệt – ba anh hùng áo vải nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chọn làm căn cứ khởi phát phong trào Tây Sơn.

Thị xã An Khê và vùng lân cận (huyện K’Bang, Kông Chro, Đăk Pơ) trở thành căn cứ xây dựng lực lượng, huấn luyện, tích trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa. Là nơi khởi đầu cho một chặng đường lịch sử huy hoàng của triều Tây Sơn. Đã hơn hai thế kỉ trôi qua, nơi đây còn để lại những di tích lịch sử của thời kì đó – nổi bật nhất là Khu di tích Tây Sơn thượng đạo.

Khu di tích lịch sử Tây Sơn thượng đạo nằm tại đường Nguyễn Thiếp, Phường Tây Sơn, thị xã An Khê (từ đường Quang Trung chỗ tiệm đồng hồ Lê Kha theo hướng Nam vào khoảng 800m). Từ năm 2021, sau khi được chính quyền địa phương đầu tư trùng tu, tôn tạo, khu di tích đã trở thành một điểm du lịch thu hút du khách gần xa.

Vào những ngày đầu xuân năm mới của Tết Nguyên Đán, nơi này trở thành điểm để du khách tham quan, bày tỏ lòng thành kính với những vị anh hùng của dân tộc.

Hàng rào khu di tích có những điểm đặc biệt. Tường rào phía trước xây bằng gạch thấp để người qua có thể nhìn ngắm cả khu từ bên ngoài, rào xung quanh là những dãy tre ngà vừa kín đáo lại vừa thoáng. Tre ngà gợi về truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre giết giặc cứu nước. Truyền thống yêu nước đó được tiếp nối đến thời anh hùng Nguyễn Huệ và mãi đến muôn đời sau. Ngày nay con cháu đến đây để dâng hương tưởng nhớ và tự hào về các anh hùng dân tộc.

Cổng vào là hai hàng trụ đá lớn màu xám được đẽo nguyên khối và trang trí thêm những biểu tượng của cồng chiêng Bahnar gợi vẻ trang nghiêm và đậm chất văn hóa Tây Nguyên.

Hai cánh cổng vào là hai bức phù điêu đắp nổi diễn tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Phù điêu tuy không lớn nhưng được làm rất tinh tế, từ những chiếc lá cây tinh xảo, cảnh người cưỡi voi rất sinh động, cảnh thồ hàng ra trận, cảnh những ngôi nhà rông, suối, đồi…Hình ảnh người Bahnar được khắc họa tinh tế, thể hiện được ngoại hình cũng như tính cách đặc trưng của họ, ngoài ra vẻ mặt họ còn toát lên niềm vui, sự tin tưởng vào thủ lĩnh Nguyễn Huệ, lòng trung trinh cũng như sự quyết tâm đồng lòng để chiến thắng. Bức phù điêu ngắn nhưng khách có thể ngắm và suy tư mãi về ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại cũng như khâm phục sự tài hoa của người nghệ sĩ điêu khắc.

Qua cổng, hai hàng ngựa đá trắng toát, dũng mãnh và kiêu hãnh sẽ đón chào quí khách. Ngựa được điêu khắc bằng đá trắng nguyên khối không tì vết, với tư thế đang

Một phần của tài liệu Xây dựng và giới thiệu về tuyến du lịch tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)