BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI TỪ EU ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY S
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI
TỪ EU ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG EU:
TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Duy Đạt
Trang 2HÀ NỘI, 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng em chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ nhân viên KhoaKinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợicho nhóm em có cơ hội để tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học
Chúng em xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Thư viện trường Đại học ThươngMại đã hỗ trợ tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu và số liệu để hoàn thành bài nghiêncứu này
Đặc biệt nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Duy Đạt –người hướng dẫn và cũng là người đã luôn tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ và động viênchúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Trong quá trình thực hiện Nghiên cứu khoa học, nhóm em đã cố gắng hết sứcnhưng vì kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót; nhóm em rấtmong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô,các chuyên gia và những người quan tâm đến đề tài để bài nghiên cứu được hoàn thiệnhơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NHÓM NGHIÊN CỨU
Trần Phương Tiến ĐứcPhạm Thị Thanh HàNgô Thùy DungNguyễn Khánh Vi
Đỗ Mai Quyên
Trang 4LỜI CAM ĐOANChúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học: “NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI TỪ EU ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG EU: TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM” được
tiến hành một cách minh bạch, công khai Toàn bộ nội dung và kết quả được dựa trên
sự cố gắng cũng như sự nỗ lực của bản thân các bạn trong nhóm cùng với sự giúp đỡkhông nhỏ từ đơn vị thư viện và thầy cô hướng dẫn
Chúng em xin cam đoan kết quả nghiên cứu được đưa ra trong báo cáo là trungthực Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giáđược nhóm em thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Chúng em sẵn sàng chịu toàn bộ trách nhiệm với lời cam đoan trên
NHÓM NGHIÊN CỨU
Trần Phương Tiến ĐứcPhạm Thị Thanh HàNgô Thùy DungNguyễn Khánh Vi
Đỗ Mai Quyên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Bố cục bài nghiên cứu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Hỗ trợ thương mại
2.1.1 Khái niệm hỗ trợ thương mại
2.1.2 Vai trò, ý nghĩa hỗ trợ thương mại
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng khác
2.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
2.2.2 Khủng hoảng kinh tế
2.2.3 Sản lượng sản xuất
Năng lực cạnh tranh: Năng suất cao giúp doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu
2.2.4 Tỷ giá hối đoái
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu
Trang 63.2 Dữ liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1 Tổng quan thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
4.1.1 Thực trạng sản lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam
4.1.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
4.1.3 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
4.2 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Một số khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG Bảng 1………21 Bảng 2………23 Bảng 3………31
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1………11
Biển đồ 2………23
Biểu đồ 3………23
Biểu đồ 4………25
Biểu đồ 5………26
Biểu đồ 6………26
Biểu đồ 7………27
Trang 9DANH MỤC HÌNH Hình 1………16 Hình 2………24 Hình 3………24
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Nam – Liên minh Châu Âu
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu, cácnước phát triển có xu thế tập trung nguồn lực vào những sản phẩm có giá trị gia tăngcao Do vậy, họ có thể lựa chọn hỗ trợ các nước đang phát triển thúc đẩy xuất khẩunhững sản phẩm nguyên liệu thô hoặc giá trị gia tăng thấp để đáp ứng nhu cầu tiêudùng của người dân và sản xuất trong nước Trong đó phải kể đến ngành thủy sản đóng
mô •t vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu và nhu cầu dinh dưỡng củangười dân, đặc biệt ở các nước phát triển
Thị trường EU phụ thuô •c vào nhập khẩu ngành hàng thủy sản Theo số liệu gầnđây nhất từ Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳnăm 2020 Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sảncủa cả nước Với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước
ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước
ĐVT: Triệu USD - Nghìn tấn
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Trang 12Biểu đồ 1: Lượng và trị giá xuất khẩu từng tháng năm 2021
Biểu đồ cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thìlượng và trị giá xuất khẩu các tháng năm 2021 đều tăng so với năm trước
Liệu rằng có sự hỗ trợ của EU vào đối với Việt Nam trong hoạt động xuất khẩuthủy sản hay không? Và các hỗ trợ thương mại có góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủysản từ Việt Nam vào thị trường EU như thế nào?
Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu xác định tác đô •ng của hỗ trợ thương mại
từ EU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Đi sâu vào lĩnh vực này, Stiglitz vàCharlton (2006) đã khẳng định hỗ trợ thương mại như mô •t điều kiện tiên quyết để cảicách thương mại và tiếp cận thị trường ở các nước Bên cạnh đó, các nghiên cứu thựcnghiệm cho những kết quả cùng một chiều, cụ thể, mô •t số nghiên cứu kết luận hỗ trợthương mại có tác đô •ng tích cực đối với xuất khẩu như: Vijil và Wagner (2010), Cali
và Velde (2009), Ghimireee và cô •ng sự (2016)
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu Nghiên cứu này tâ •p trung tìm hiểu tác động của hỗ trợ thương mại từ
EU đến Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản vào EU giai đoạn ……
mô •t số chính sách để thúc đẩy hỗ trợ thương mại trong hoạt động xuất khẩu thủy sản,các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam.(2) Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ thương mại xuất khẩu thủy sản ViệtNam sang EU theo các nội dung và tiêu chí đã được xác định trong khuôn khổ lýthuyết; đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn
2002 – 2022, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về những kết quả đạt được, sự ảnh hưởng
Trang 13tích cực hay tiêu cực từ các yếu tố tác động thực tiễn đối với hoạt động xuất khẩu thủysản của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đánh giá sự hiệu quả từ các tác động đó
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại đếnviệc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Dữ liệu ngành thuœ sản được sử dụng gồm có 8 phân ngành nhỏ hơn là: Cásống (0301), cá tươi (0302), cá đông lạnh (0303), phile cá ướp lạnh hoặc đông lạnh(0304), cá hun khói và bô •t cá (0305), đô •ng vật giáp xác (0306), nhuyễn thể (0307),
đô •ng vật thuœ sinh khác và đô •ng vật thân mềm (0308) Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉtập trung phân tích, đánh giá về sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại đến xuất khẩunhóm mặt hàng động vật giáp xác (0306) vì đây là nhóm hàng xuất khẩu sang EUchiếm tỉ trọng lớn nhất theo các nội dung và tiêu chí đã xác định trong khuôn khổ lýthuyết
Về thời gian:
Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại đến xuất khẩu thủysản của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2022
Về không gian:
Xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp xử lý dữ liệu bảng với mẫu nghiên cứu gồm 26 nước trongliên minh Châu Âu nhập khẩu thủy sản từ thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2002 -
2022 nghiên cứu đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực của hỗ trợ thương mại đến xuất khẩuthủy sản Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm ra tác đô •ng của các yếu tố khác đến xuất khẩunhư: Chi phí thương mại có tác đô •ng nghịch biến, tœ giá hối đoái có tác đô •ng đồngbiến đối với xuất khẩu; và đặc biệt, sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm giảmtác đô •ng của hỗ trợ thương mại đối với xuất khẩu Khi mà các nghiên cứu trước chỉ tập
Trang 14trung vào ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại chung vào tổng xuất khẩu thì trong đề tàinày sẽ chỉ rõ vào tác động hỗ trợ thương mại từ thị trường EU (các nước nhập khẩuthủy sản) vào xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
1.5 Bố cục bài nghiên cứu
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, tài liệu thamkhảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và đánh giá
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Hỗ trợ thương mại
2.1.1 Khái niệm hỗ trợ thương mại
Hỗ trợ thương mại (Aid For Trade) đã nhanh chóng trở thành một khái niệmphổ biến trên thương mại quốc tế cũng như cái nhà tài trợ Theo WTO, hỗ trợ thươngmại là việc giúp đỡ các nước đang phát triển và các nước phát triển thấp nhằm xâydựng khả năng thương mại và cơ sở hạ tầng cần thiết để hưởng lợi từ việc mở cửathương mại
Hỗ trợ thương mại là tổng hợp các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển và nângcao thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các nước đặc biệt là các nước đang pháttriển và phát triển thấp có cơ hội được hội nhập kinh tế thế giới thông qua việc hỗ trợtrao đổi tài sản và dịch vụ, trực tiếp hay gián tiếp, hỗ trợ tài chính kỹ thuật, giao thôngvận tải,
Thương mại là hoạt động phức tạp mang tính toàn cầu gồm các khía cạnh:
Hỗ trợ kỹ thuật: các quốc gia sẽ được hỗ trợ phát triển, xây dựng các chiến lược
thương mại, tham gia đàm phán thương mại một cách hiệu quả
Cơ sở hạ tầng: hỗ trợ, đầu tư xây dựng các tuyến đường, cảng biển, hệ thống
viễn thông kết nối thị trường nội địa và thế giới, cải thiện chuỗi cung ứng, cácphòng ban ngành liên quan để tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường xuấtkhẩu trên thế giới
Năng lực sản xuất: các nước đầu tư vào các ngành công nghiệp và lĩnh vực để
các quốc gia nhận hỗ trợ có thể đa dạng hóa sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ xâydựng năng lực sản xuất để tăng năng suất sản xuất
Hỗ trợ điều chỉnh: hỗ trợ giảm các chi phí thuế quan, đồng thời hỗ trợ chính
sách và quy định thương mại, bao gồm: các chính sách thương mại và các quyđịnh, các can thiệp điều chỉnh liên quan đến thương mại
Trang 162.1.2 Vai trò, ý nghĩa hỗ trợ thương mại
Stiglitz và Charlton (2006) khẳng định rằng hỗ trợ thương mại như một điềukiện tiên quyết để cải cách thương mại và tiếp cận thị trường ở các nước, và là chấtxúc tác để tăng cường xuất khẩu Hỗ trợ thương mại là một phương tiện hỗ trợ cácnước khai thác đầy đủ các cơ hội hiện có để tham gia vào thị trường thương mại thếgiới
Hình 1 : Hỗ trợ thương mại và các tác động
Và theo IMF (2007), hỗ trợ thương mại có vai trò:
Hỗ trợ thương mại có thể bổ sung cho cải cách thương mại và mở cửa thịtrường
Xây dựng năng lực có thể giúp cho các nước đang phát triển tận dụngcác cơ hội thương mại
Hỗ trợ thương mại cũng có thể giúp giải quyết các nút thắt trong thươngmại về mặt giao thông vận tải, hay vận chuyển hàng hóa như cải thiệnđường sá, kho bãi, bến cảng và phân phối
Quả thực, gia nhập thị trường thôi là chưa đủ với một số nước khi họ phải đốimặt với các rào cản khi thương mại quốc tế như thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm,cũng như tài chính và hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém vì vậy hỗ trợ thương mạiđược sinh ra với mục tiêu chính là giúp đỡ các nước đang phát triển cũng như các
Trang 17nước phát triển thấp vượt qua được những hạn chế, giảm thiểu các rủi ro, phát triểnnăng lực trong thương mại để hưởng lợi từ sự hội nhập thương mại toàn cầu, đồng thờicải thiện thị trường thương mại quốc tế Nhờ vậy, các quốc gia nhận hỗ trợ thương mại
có thể xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựngđất nước phát triển bền vững Hỗ trợ thương mại giúp cho xuất nhập khẩu trở nên dễdàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nhận hỗ trợ gia tăng sản xuất và xuất khẩucác mặt hàng, đưa các sản phẩm vươn tầm thế giới
2.2.1.2 Ảnh hưởng của GDP đến xuất nhập khẩu
GDP là chỉ số quan trọng được Chính phủ lựa chọn để đánh giá và sosánh sự tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới Đây cũng là chỉ tiêuquan trọng để xây dựng chính sách điều hành vĩ mô
GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế và phản ánh rõ ràng
sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian Chẳng hạn, GDP tăngchứng tỏ nền kinh tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tưnhiều hơn, đây là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai
Ngược lại, khi tăng trưởng GDP thấp thể hiện cho nền kinh tế đi vào suythoái và dẫn đến tình trạng: người lao động thất nghiệp, trả lương thấphơn và các doanh nghiệp hạn chế việc đầu tư,
GDP được sử dụng trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phảnánh rõ ràng đặc điểm, tính chất tăng trưởng của một quốc gia
Đặc biệt, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuấtcủa nền kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung pháttriển khu vực kinh tế, vùng kinh tế phù hợp Đồng thời, các doanh
Trang 18nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạtđộng sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Khủng hoảng kinh tế
2.2.2.1 Khái niệm
Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn suy thoái kéo dài, liên tục trong hoạtđộng kinh tế ở một hoặc nhiều nền kinh tế Đây là một cuộc suy thoái kinh tế nghiêmtrọng hơn là suy thoái kinh tế, là sự chậm lại của hoạt động kinh tế trong quá trình củamột chu kỳ kinh doanh bình thường
2.2.2.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất nhập khẩu
Trước cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với hoạt động xuất nhậpkhẩu nói chung, xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng như các doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu gặp khó khăn trong huy động vốn cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình
Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnhvực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới Nhìn chung, xuất nhậpkhẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn bởi lẽ:
(i) Việt Nam là một trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn; (ii) Trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam nằm trong tốp 50quốc gia có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu thế giới với xuất khẩu đứnghàng thứ 50, chiếm tœ trọng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và nhập khẩuđứng hàng thứ 41, chiếm tœ trọng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa toàn cầu
2.2.3 Sản lượng sản xuất
2.2.3.1 Khái niệm
Sản lượng là mức độ hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch
vụ được sản xuất hoặc cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định Nó là kết quảcủa quá trình sản xuất hoặc cung cấp và có thể được đo bằng nhiều đơn vị khác nhautùy thuộc vào ngành công nghiệp và loại sản phẩm
2.2.3.2 Ảnh hưởng của sản lượng sản xuất đến xuất nhập khẩu
Trang 19Sản lượng sản xuất đóng một vai trò to lớn trong xuất nhập khẩu cũng như cánhcửa một quốc gia khi bước vào thị trường thương mại quốc tế Sản lượng sản xuấtcàng cao, xuất khẩu càng được phát triển và từ đó quốc gia có cơ hội nâng cao tiên tiếncác dây chuyền sản xuất cũng như cơ sở hạ tầng để có một năng lực sản xuất tốt hơn.
Vì vậy việc duy trì và tăng cường sản lượng sản xuất là quan trọng để thúc đẩy xuấtkhẩu và phát triển kinh tế
Ta biết rằng sản lượng sản xuất và xuất khẩu có mối quan hệ như sau :
Mối quan hệ trực tiếp:
Tăng sản lượng: Khi sản lượng sản xuất tăng, lượng hàng hóa sẵn
có để xuất khẩu sẽ tăng lên Điều này giúp đáp ứng tốt hơn nhucầu của thị trường quốc tế, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng
Giảm sản lượng: Ngược lại, nếu sản lượng sản xuất giảm, lượng
hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm theo, dẫn đến kim ngạch xuất khẩusụt giảm
Mối quan hệ gián tiếp:
Chất lượng sản phẩm: Năng suất cao giúp doanh nghiệp nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trườngquốc tế, thúc đẩy xuất khẩu
Giá thành sản phẩm: Năng suất cao giúp giảm giá thành sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh và thu hút nhu cầu nhập khẩu từ nướcngoài
Năng lực cạnh tranh: Năng suất cao giúp doanh nghiệp đầu tư
vào công nghệ, nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường xuấtkhẩu
2.2.4 Tỷ giá hối đoái
2.2.4.1 Khái niệm
Tœ giá hối đoái (còn được gọi là tœ giá trao đổi ngoại tệ, tœ giá Forex, tœ giá FXhoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tœ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi chomột đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểuhiện bởi một tiền tệ khác
Trang 202.2.4.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE (DNSE), khi đồng nội tệ tăng giá,doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hơn Lý do là vì lúc này giá trịđồng nội tệ tăng lên Doanh nghiệp sẽ phải trả ít tiền hơn so với trước kia để mua mộtlượng hàng hóa như nhau
DNSE phân tích, cách mà tœ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toànngược lại so với nhập khẩu Đồng nội tệ tăng giá sẽ khiến lượng doanh thu có được từhoạt động xuất khẩu giảm xuống Doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuấtkhẩu