1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án cải tiến chất lượng: Nâng cao chất lượng bảo quản máy nội soi tiêu hóa của nhân viên y tế tại Khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy, năm 2020

36 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Bảo Quản Máy Nội Soi Tiêu Hóa Của Nhân Viên Y Tế Tại Khoa Thăm Dò Chức Năng
Tác giả Lê Thị Thắm, Tô Xuân Trọng
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Thể loại đề án cải tiến chất lượng
Năm xuất bản 2020
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Đề án hướng đến cải thiện quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa tại Khoa Thăm dò Chức năng, nhằm nâng tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình từ 90% lên 100% và giảm lỗi hỏng hóc thiết bị do bảo quản không đúng cách. Giải pháp: Xây dựng quy trình chuẩn hóa: Thống nhất và ban hành quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa. Đào tạo nhân viên y tế: Tổ chức tập huấn về quy trình bảo quản, thực hành mẫu, và đánh giá kiến thức trước và sau đào tạo. Tăng cường giám sát: Thực hiện kiểm tra định kỳ hàng tháng, kết hợp đánh giá qua camera giám sát. Bổ sung thiết bị và tài liệu hỗ trợ: Trang bị thêm tủ bảo quản chuyên dụng và các công cụ cần thiết. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ quy trình đạt 100% sau 6 tháng triển khai. Số lỗi máy nội soi giảm đáng kể: lỗi hình ảnh từ 12 xuống 2, lỗi rò rỉ và đứt cơ giảm về 0. 100% nhân viên nắm vững quy trình bảo quản, đảm bảo máy hoạt động ổn định và an toàn. Kết luận: Đề án thành công trong việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng bảo quản máy nội soi tiêu hóa, giảm chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Mô hình này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong toàn bệnh viện.

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN MÁY NỘI SOI TIÊU HÓA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG,

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020

ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

TÊN TÁC GIẢ: LÊ THỊ THẮM

TÔ XUÂN TRỌNG

Quảng Ninh, năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình

Danh mục biểu đồ

Danh mục sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 2

1 Mục tiêu chung 2

2 Mục tiêu cụ thể 2

Chương 1: TỔNG QUAN 3

I Máy nội soi tiêu hóa 3

1 Lịch sử ra đời 3

2 Nguyên lý cấu tạo 3

3 Cấu tạo máy 4

4 Bảo quản máy nội soi tiêu hóa 7

II Tình hình bảo quản máy nội soi tiêu hóa tại Việt Nam 8

III Thực trạng bảo quản máy nội soi tiêu hóa tại khoa Thăm dò chức năng, bệnh viện Bãi Cháy 9

Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11

2.1 Phương pháp nghiên cứu 11

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 11

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 11

2.1.4 Cỡ mẫu 11

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 11

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 12

Trang 3

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 12

2.2 Phân tích nguyên nhân 12

2.3 Lựa chọn giải pháp 14

2.4 Kế hoạch can thiệp 15

2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết 15

2.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian 16

2.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 17

Chương 3: KẾT QUẢ 18

3.1 Tuân thủ quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa sau can thiệp 18

3.2 Kiến thức của NVYT về quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa trước và sau can thiệp 19

3.3 Kết quả tuân thủ của NVYT theo các bước trong quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa sau kết thúc đề án 20

3.4 Số lỗi máy ghi nhận năm 2019 và năm 2020 211

Chương 4: BÀN LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Phụ lục 1 25

Phụ lục 2 28

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tóm tắt các bước xử lý máy nội soi ống mềm tại khoa TDCN………9

Bảng 3.1 Tuân thủ quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa……… 18 Bảng 3.2 Kiến thức của NVYT về quy trình bảo quản máy NSTH trước và sau

can thiệp……… 19

Bảng 3.3 Tuân thủ của NVYT theo các bước trong quy trình bảo quản máy

NSTH sau kết thúc đề án……… 20 Bảng 3.4 Số lỗi máy ghi nhận năm 2019 và năm 2020 ……… 21

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống máy nội soi tiêu hóa……… 4

Hình 1.2 Cấu tạo ngoài của máy nội soi……… 5

Hình 1.3 Cấu tạo trong của máy nội soi……… 6

Hình 1.4 Tủ chuyên dụng bảo quản máy nội soi……… 7

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tuân thủ quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa ………18

Biểu đồ 3.2 Kiến thức của NVYT về quy trình bảo quản máy NSTH trước và

sau can thiệp……… 19 Biểu đồ 3.4 Số lỗi máy ghi nhận năm 2019 và năm 2020 ………21

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình xử lý ống nội soi mềm của Bộ y tế ……….8

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý và sử dụng thiết bị y tế (TBYT) theo quy chế quản lý và sử dụng vật tư trang thiết bị y tế là một nhiệm vụ quan trọng của khoa Thăm dò chức năng (TDCN) Trong các TBYT của khoa TDCN thì hệ thống máy nội soi tiêu hóa (NSTH) là những máy móc đắt tiền, hiện đại và mang lại nhiều giá trị trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh Việc quản lý và sử dụng tốt hệ thống máy NSTH sẽ làm kéo dài thời gian sử dụng máy và giảm tỷ lệ hỏng máy do lỗi người sử dụng (1)

Theo quy chế quản lý và sử dụng vật tư trang thiết bị y tế thì việc bảo quản và sử dụng máy NSTH là trách nhiệm của mọi thành viên trong khoa phòng

Bảo quản là bước cuối cùng trong quy trình xử lý ống nội soi mềm Bảo quản đúng cách giúp tránh lây nhiễm và kéo dài thời gian sử dụng máy

Hầu hết các cơ sở y tế đều thực hiện bước bảo quản ống soi vào cuối ngày

làm việc trong các tủ chuyên dụng

Theo hướng dẫn xử lý ống nội soi mềm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của bộ trưởng Bộ y tế thì máy nội soi được đưa vào bảo quản ngay sau khi khử khuẩn mức độ cao và làm khô Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tế còn nhiều bất cập Thêm vào đó, theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì trước khi đưa máy vào tủ bảo quản, máy cần phải được kiểm tra lại và sấy khô để phát hiện sớm các lỗi của máy và đảm bảo an toàn cho máy trong thời gian không sử dụng Từ đó giảm chi phí sửa chữa máy, mang lại nhiều lợi ích kinh tế

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành chuẩn hóa và ban hành QT bảo quản máy NSTH tại bệnh viện Bãi cháy đồng thời đánh giá việc tuân thủ đúng QT bảo quản máy NSTH thông qua thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng bảo quản máy nội soi tiêu hóa của nhân viên y tế tại khoa Thăm dò chức năng, bệnh viện Bãi Cháy năm 2020”

Trang 10

MỤC TIÊU

1 Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng bảo quản máy nội soi tiêu hóa của nhân viên y tế tại khoa Thăm dò chức năng, bệnh viện Bãi Cháy năm 2020

2 Mục tiêu cụ thể

Tăng tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa của nhân viên y tế tại khoa Thăm dò chức năng lên 100% từ tháng 02/2020 đến tháng 09/2020

Trang 11

dạ dày (2)

Năm 1957, Hirschowitz chế tạo ra ống soi dạ dày mềm đầu tiên

Từ 1969 – 1970, hệ thống máy nội soi đại tràng toàn bộ ra đời

Từ khi ra đời máy nội soi ống mềm đã phát triển rất nhanh, mới đầu là máy nội soi fiber, đến năm 1990, máy nội soi mềm video ra đời đã tạo nên sự phát triển vượt bậc trong chất lượng hỉnh ảnh của máy nội soi Cùng với sự xuất hiện của nội soi video, các kỹ thuật nội soi khác cũng xuất hiện như nội soi sử dụng ánh sáng có chọn lọc (NBI), nội soi khuếch đại (imaging), siêu âm nội soi, nội soi can thiệp đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn khác so với khi nội soi mới ra đời

Máy nội soi là dụng cụ kỹ thuật cao, có cấu tạo phức tạp, đắt tiền, do vậy đòi hỏi một quy trình sử dụng và bảo quản chặt chẽ Người làm nội soi phải hiểu rõ cấu tạo máy, biết cách sừ dụng máy nội soi và các dụng cụ kèm theo máy một cách thành thạo, nếu không sẽ làm hỏng máy, gây tai biến cho bệnh nhân và cho chính người sử dụng máy Sử dụng, máy nội soi đúng cách sẽ nâng cao tuổi thọ của máy và giảm chi phí cho việc sửa chữa máy

2 Nguyên lý cấu tạo

Máy soi mềm dựa trên nguyên lý dẫn ánh sáng của bó sợi cáp quang học, có đường kính 2 - 3mm, bao gồm 20.000 - 40.000 sợi thuỷ tinh nhỏ có đường kính 10mm, chúng cỏ khả năng truyền dẫn ánh sáng với tiêu hao rất ít trên khoảng cách dài Ánh sáng được tập trung vào từng sợi cáp quang và được truyền theo hiện tượng khúc xạ bên trong Việc truyền hình ảnh phụ thuộc vào hướng đi của

Trang 12

sợi cáp quang và 2 đầu của bó sợi thuỷ tinh Phía ngoài của môi sợi cáp quang được bọc bởi một lớp thuỷ tinh để tránh ánh sáng bị truyền ra ngoài, do đó vỏ bọc này không truyền được ánh sáng

Vật kính truyền hình ảnh ở đầu dây được gắn thêm bộ phận gọi là CCD (Charge Coupling Device - chip), bộ phận CCD có 33.000 - 400.000 điểm cảm ửng quang học đã nhận hình ảnh từ niêm mạc ống tiêu hoá làm tăng độ nét của hình ảnh Những hình ảnh được truyền về CCD của bộ phận xử lý hình ảnh và truyền lên màn hình

Tất cả màu trắng, đen, xanh, đỏ của niêm mạc đường tiêu hoá được ghi nhận

và truyền lên màn hình một cách rõ nét và chi tiết là nhờ có bộ phận quay lọc màu gắn ờ nguồn sáng được gọi là màng lọc màu (2)

3 Cấu tạo máy

Hình 1.1 Hệ thống máy nội soi tiêu hóa

Trang 13

Hình 1.2 Cấu tạo ngoài của máy nội soi

3.1 Cấu tạo bên ngoài máy

3.1.1 Phần chỉnh máy

Nút điều chỉnh lên - xuống và khoá để cố định

Nút điều chỉnh trái - phải và khoá để cố định

3.1.2 Phần thân máy (Phần máy cho vào bệnh nhân)

Bao gồm 3 phần:

- Phần mềm (Flexible Portion)

Trang 14

- Phần cong (Bending Section)

- Đầu máy (Distal End)

3.1.3 Dây dẫn chung

Bó sợi cáp quang dẫn ánh sáng

Đường bơm khí và nước

Đường hút

Dây dẫn điện cho hệ thống tiếp xúc tự động dùng trong các thủ thuật

3.1.4 Phần nối với nguồn sáng

Phần trực tiếp nối với nguồn sáng

Đường dẫn khí

Phần tiếp xúc điện

3.2 Cấu tạo bên trong máy

Hình 1.3 Cấu tạo trong của máy nội soi

Trang 15

4 Bảo quản máy nội soi tiêu hóa

Hình 1.4 Tủ chuyên dụng bảo quản máy nội soi

Bảo quản máy NSTH là lưu giữ máy NSTH đúng cách để tránh lây nhiễm Treo máy NSTH ở tư thế đứng tại nơi có nguy cơ tái nhiễm thấp nhất,

hoặc lưu trữ trong tủ chứa chuyên dụng

Trang 16

II Tình hình bảo quản máy nội soi tiêu hóa tại Việt Nam

Ống nội soi mềm bị nhiễm nhiều vi khuẩn sau khi soi Nội soi dạ dày, ruột

bị nhiễm bởi máu, phân, mô niêm mạc với số lượng lên đến 9 log10 vi khuẩn bên ngoài ống và 5 log10 vi khuẩn trong lòng ống Ống nội soi mềm được thiết

kế để sử dụng lại nhiều lần, khó xử lý do ống làm bằng vật liệu không chịu được nhiệt độ cao, cấu trúc tinh vi: Có nhiều kênh, cổng vào, dụng cụ phụ tùng như: nguồn sáng; dây dẫn sáng; thấu kính… Quy trình xử lý ống nội soi mềm thường không đầy đủ do tần suất sử dụng cao, dụng cụ ít, cần quay vòng nhanh (3)

Hiện nay, hầu hết các cơ sở nội soi tiêu hóa tại Việt Nam thực hiện việc

xử lý máy nội soi theo hướng dẫn xử lý ống nội soi mềm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày

28/8/2017 của bộ trưởng Bộ y tế

Sơ đồ 1.1 Quy trình xử lý ống nội soi mềm của Bộ y tế

Hầu hết các cơ sở y tế đều thực hiện bước bảo quản ống soi vào cuối ngày làm việc trong các tủ chuyên dụng

Trang 17

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì trước khi đưa máy vào tủ bảo quản, máy cần phải được kiểm tra lại và sấy khô để phát hiện sớm các lỗi của máy và đảm bảo an toàn cho máy trong thời gian không sử dụng

Tuy nhiên, hiện nay hầu như máy được đưa vào tủ bảo quản mà không được kiểm tra lại hoặc kiểm tra không đầy đủ hoặc chưa được sấy khô hoàn toàn

III Thực trạng bảo quản máy nội soi tiêu hóa tại khoa Thăm dò chức năng, bệnh viện Bãi Cháy

Khoa Thăm dò chức năng được thành lập từ tháng 11/2011, trong đó Nội soi tiêu hóa bắt đầu triển khai từ năm 2004 Tính đến thời điểm tháng 1/ 2020, tổng số cán bộ, viên chức, lao động của khoa là 31 người, trong đó bao gồm 9 bác sỹ và 21 điều dưỡng

Với 8 hệ thống nguồn nội soi và 19 dây nội soi, hàng năm khoa Thăm dò chức năng thực hiện trên 30.000 ca nội soi đường tiêu hóa Trung bình có khoảng 150 ca nội soi tiêu hóa trong 1 ngày Quá trình xử lý máy nội soi đều được tiến hành theo hướng dẫn xử lý dụng cụ nội soi mềm của Bộ y tế Tuy nhiên, để đảm bảo quay vòng máy nhanh hơn, giảm thời gian chờ giữa các ca nội soi, bước kiểm tra rò rỉ của máy chỉ được làm sau những ca nội soi can thiệp và bước bảo quản máy được thực hiện vào cuối mỗi ngày làm việc hoặc sau khi

sử dụng để nội soi cấp cứu ngoài giờ Vì vậy, trước khi máy được bảo quản, máy cần phải được kiểm tra và sấy khô lại để phát hiện sớm các lỗi của máy và đảm bảo an toàn cho máy trong thời gian không sử dụng

Bảng 1.1 Tóm tắt các bước xử lý máy nội soi ống mềm tại khoa TDCN

Bước 1 Giai đoạn tiền làm sạch (làm sạch ban đầu - trước khi rút ống soi ra

khỏi nguồn sáng và bộ xử lý)

Bước 2 Tháo ống ra khỏi nguồn sáng và bộ xử lý

Bước 3 Giai đoạn làm sạch toàn bộ các bộ phận ống nội soi mềm

Bước 4 Khử khuẩn mức độ cao

Trang 18

Bước 5 Tráng và làm khô máy

Bước 6 Lắp ráp: Lắp các phụ kiện (van hút, van khí…) vào vị trí

Bước 7 Bảo quản máy nội soi (thực hiện vào cuối ngày làm việc hoặc sau

khi nội soi cấp cứu ngoài giờ) Hiện nay, tại khoa TDCN, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các bước của quy trình bảo quản máy NSTH được thực hiện không đồng bộ giữa các nhân viên y tế Từ đó, yêu cầu cấp bách cần phải chuẩn hóa và ban hành quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa

Trang 19

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Nhân viên y tế (NVYT) tại khoa TDCN có thực hiện quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa

- Tiêu chuẩn loại trừ: NVYT đi học, NVYT không thực hiện quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2020 đến tháng 09/2020

- Địa điểm nghiên cứu: khoa Thăm dò chức năng, bệnh viện Bãi Cháy

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu chuỗi thời gian trước - sau

2.1.4 Cỡ mẫu

Tổng số NVYT được thực hiện đánh giá: 11 kỹ thuật viên (loại trừ 01 điều dưỡng trưởng, 03 điều dưỡng phụ mê, 02 điều dưỡng hành chính, 03 điều dưỡng điện tim, 09 bác sỹ)

Số lượt đánh giá mỗi người: 01 lượt/người/ tuần

Do đó: Tổng số lượt đánh giá thực hiện cho mỗi tháng là

N = 4 x 11 = 44 (lượt)

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu hàng tháng Tổng

số lượt đánh giá cần thực hiện mỗi tháng là 44 lượt

Người đánh giá thực hiện đánh giá quy trình bảo quản và sử dụng máy nội soi tiêu hóa ngẫu nhiên bằng bảng kiểm, đánh giá ngẫu nhiên mỗi NVYT 04 lượt/tháng cho đến khi đủ cỡ mẫu

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu

- Bảng kiểm quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa

- Quan sát đánh giá qua camera giám sát

Trang 20

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính

Tên chỉ số Tỷ lệ NVYT tuân thủ đúng quy trình bảo

quản máy nội soi tiêu hóa

Lĩnh vực áp dụng Khoa TDCN

Đặc tính chất lượng An toàn

Thành tố chất lượng Đầu ra

Lý do lựa chọn Quy trình chưa được chuẩn hóa NVYT thực

hiện chưa đồng bộ

Phương pháp tính

Tử số Số lượt NVYT thực hiện đúng quy trình bảo

quản máy nội soi tiêu hóa

Mẫu số Tổng số lượt bảo quản máy nội soi tiêu hóa được

khảo sát Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát

Thu thập và tổng hợp số

Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao

Tần xuất báo cáo Hàng quý

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những NVYT đang công tác tại khoa Thăm dò chức năng, đã được đào tạo về quy trình kỹ thuật Hiện tại, khoa đang thực hiện quy trình bảo quản máy nội soi theo nội dung được thống nhất tại khoa TDCN của bệnh viện Bãi Cháy

Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ đúng quy trình là NVYT phải tuân thủ đúng và đầy đủ tất cả các bước của quy tình bảo quản máy nội soi

2.2 Phân tích nguyên nhân

- Thiếu quy trình chuẩn nên việc thực hiện không có sự đồng bộ giữa các NVYT khi thực hiện bảo quản máy nội soi tiêu hóa

Trang 21

- Những NVYT mới thường thực hiện không tốt hoặc không đầy đủ các bước quy trình bảo quản máy nội soi tiêu hóa

- Sự giám sát không thường xuyên

- Thiếu dụng cụ bảo quản máy nội soi tiêu hóa

- Nhiều máy nội soi cần phải kiểm tra trước khi đưa vào lưu trữ, vì vậy có thể gây ra tình trạng bỏ bước trong khi thực hiện quy trình của NVYT

Thiếu quy trình bảo

quản

Thiếu tủ bảo quản NVYT bỏ bước

Thiếu sự giám sát Bệnh nhân đông Nhiều máy cần bảo quản

Bảo quản máy không đúng

Ngày đăng: 23/01/2025, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w