1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vận dụng Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội Dung Nguyên Lý Mối Liên Hệ Phổ Biến. Vận Dụng Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Nguyên Lý Vào Quá Trình Học Tập Của Sinh Viên Hiện Nay
Tác giả Trần Danh Quang, Trần Đình Kiến Quốc, Dương Tấn Sang, Nguyễn Văn Soàn, Nguyễn Ngọc Thái Sơn, Tạ Tiến Tài
Người hướng dẫn TS. An Thị Ngọc Trinh
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY...15 2.1 Khái quát về hoạt động học tập của sinh viên...15 2.2 Đánh giá việc vận dụng ý nghĩa phươ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

.

LỚP DL02 - NHÓM 10 - HK 233

NGÀY NỘP 11/08/2024 Giảng viên hướng dẫn: AN THỊ NGỌC TRINH

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP 1031

Nhóm/Lớp: DL02 - Tên nhóm: Nhóm 10

Đề tài:

NỘI DUNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP

LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

ST

Tỷ lệ % thành viên nhóm tham gia BTL

Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Ngọc Thái Sơn - Số ĐT:0338646706 - Email: son.nguyenngocthai@hcmut.edu.vn

Trang 3

Trang 4

MỤC LỤC Trang

1 PHẦN MỞ ĐẦU: 1

2 PHẦN NỘI DUNG: 4

Chương 1 NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 4

1.1 Khái niệm 4

1.1.1 Liên hệ 4

1.1.2 Mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến 5

1.2 Tính chất các mối liên hệ 7

1.2.1 Tính khách quan 7

1.2.2 Tính phổ biến 8

1.2.3 Tính đa dạng, phong phú 10

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến 11

Chương 2 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 15

2.1 Khái quát về hoạt động học tập của sinh viên 15

2.2 Đánh giá việc vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động học tập của sinh viên hiện nay 16

2.2.1 Những kết quả đạt được 16

2.2.2 Những hạn chế nhất định 17

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế trong việc trong việc vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động học tập của sinh viên 19

3 KẾT LUẬN 20

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đội ngũ trí thức tập trung vào vai tròquan trọng của họ trong sự phát triển xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa Đội ngũtrí thức là tập hợp những người có trình độ học vấn cao, kiến thức chuyên sâu trongnhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, nghệ thuật và các ngànhnghề khác Họ có khả năng tư duy sáng tạo, phân tích, giải quyết vấn đề và đóng gópquan trọng vào sự phát triển của xã hội Vai trò của đội ngũ trí thức rất đa dạng vàquan trọng Họ nâng cao tri thức và giáo dục, đóng vai trò chủ chốt trong việc truyềnđạt kiến thức và đào tạo thế hệ trẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Độingũ trí thức là những người tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, côngnghệ, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội Họ cũng đóng vai tròphê bình, định hướng xã hội thông qua việc phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến về cácvấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, giúp định hướng dư luận và chính sách Trong lĩnhvực văn hóa, trí thức góp phần bảo tồn, phát triển và lan tỏa các giá trị văn hóa truyềnthống, đồng thời sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới Họ tham gia vào các hoạt động

xã hội, bảo vệ quyền lợi của các nhóm yếu thế, góp phần xây dựng một xã hội côngbằng và tiến bộ hơn Ngoài ra, đội ngũ trí thức còn đóng góp vào chính sách và quản

lý, cung cấp các nghiên cứu, tư vấn và giải pháp khoa học cho các cơ quan nhà nước,góp phần xây dựng và thực thi các chính sách hiệu quả

Đội ngũ tri thức ở nước ta hiện nay là những học sinh – sinh viên đang từngngày góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển đất nước Vì vậy quá trình học

Trang 6

tập của sinh viên nắm vai trò chủ chốt và là hành trang không thể thiếu trên hành trìnhxây dựng và bảo vệ tổ quốc Quá trình học tập của sinh viên là một hành trình khôngchỉ định hình cá nhân mà còn có tác động sâu rộng đến sự phát triển của đất nước Từkhi bước chân vào cánh cổng đại học, sinh viên được tiếp cận với một kho tàng trithức phong phú, từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng mềm Họ học cách tư duy phảnbiện, phân tích vấn đề, và tìm ra giải pháp sáng tạo Đây là những kỹ năng quan trọnggiúp họ trở thành những cá nhân tự tin và năng động trong tương lai Trong suốt quátrình học tập, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn trải qua nhiều trải nghiệmthực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa, thực tập, và nghiên cứu khoa học Nhữnghoạt động này không chỉ giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế mà còn pháttriển kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, và quản lý thời gian Hơn nữa, môi trường họctập tại đại học giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ, kết nối với bạn bè và thầy cô, tạonên một mạng lưới hỗ trợ quan trọng trong hành trình sự nghiệp sau này Sau khi tốtnghiệp, sinh viên mang theo mình không chỉ là những tấm bằng mà còn là những khátvọng và hoài bão lớn lao Họ gia nhập lực lượng lao động, mang lại nguồn năng lượng

và ý tưởng mới mẻ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng Với kiến thức và kỹnăng được trang bị, họ có khả năng thúc đẩy sự đổi mới, cải tiến công nghệ, và tạo ranhững giá trị mới cho xã hội Sinh viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảiquyết các vấn đề xã hội và môi trường Họ là những người tiên phong trong các phongtrào bảo vệ môi trường, bình đẳng xã hội, và phát triển bền vững Thông qua nghiêncứu và các dự án cộng đồng, sinh viên góp phần tìm ra các giải pháp để cải thiện chấtlượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững Tác động của sinh viên đối với sựphát triển của đất nước là không thể phủ nhận Họ không chỉ là tương lai của quốc gia

mà còn là những người định hình hiện tại Bằng sự nỗ lực và sáng tạo, sinh viên gópphần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và thịnh vượng Đầu tư vào giáo dục và

hỗ trợ sinh viên phát triển toàn diện chính là đầu tư vào tương lai tươi sáng của đấtnước

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến giúp sinh viên nhận thức rõ ràng hơn về sự đadạng và phức tạp của các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội Điều này không chỉnâng cao năng lực tư duy logic mà còn giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện, không

Trang 7

luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào quá trình học tập giúp sinh viên phát triển

kỹ năng tư duy hệ thống, khả năng liên kết kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau.Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà tri thức ngày càng phânmảnh và đòi hỏi sự tích hợp liên ngành để giải quyết các vấn đề phức tạp Nghiên cứu

đề tài này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo Nó giúp định hướng phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng mở, sáng tạo vàứng dụng cao Từ đó, không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức một cách sâu rộng

mà còn trang bị cho họ khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội

và thị trường lao động

Tóm lại, việc nghiên cứu nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vận dụng

ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý vào quá trình học tập của sinh viên hiện naykhông chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn mang lại nhiều giá trị thực tiễn, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Mục đích nghiên cứu: Nắm được những nội dung cơ bản của nguyên lí mối liên

hệ phổ biến, giúp người đọc có thể vận dụng những nguyên lý đó để phân tích, vậndụng vào thực tiễn Từ đó đạt được những kết quả trong học tập và công việc Đánhgiá quá trình học tập của sinh viên qua đó đưa ra được những phương hướng giải phápnhằm nâng cao tính hiệu quả trong quá trình học tập của sinh viên hiện nay

Đối tượng nghiên cứu: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép duy vật

biện chứng từ đó vận dụng ý nghĩa của nguyên lí vào quá trình học tập của sinh viênhiện nay

Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ các khái niệm, vấn đề liên quan, bài tiểu

luận của nhóm sẽ bám sát các công trình nghiên cứu đi trước Vì vậy, bài tiểu luận sửdụng các phương pháp như sau:

Về phương pháp luận: Dùng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng

Về phương pháp nghiên cứu: Quy nạp, diễn dịch, tổng hợp tài liệu, phân tíchnhững tài liệu chính thống, đáng tin cậy

Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm

Trang 8

02chương và 06 tiểu tiết.

Trang 9

Ví dụ: Trong cuộc sống, mọi vật đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau dễdàng thấy nhất là sự cần thiết của nước, không khí đối với sự sống của động vậtnói chung; chuỗi thức ăn trong tự nhiên nếu một loài tuyệt chủng dẫn đến sựtuyệt chủng của 1 hay nhiều loài.

Trái ngược với liện hệ, “cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng,khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác,không làm chúng thay đổi.”2 Có thể hiểu cô lập là sự biến đổi của một sự vật ởcác khía cạnh mà không làm ảnh hưởng đến sự vật,sự việc khác

Ví dụ: Chuyển động quay của trái đất không ảnh hưởng đến các giá trị đạođức của con người; sự biến đổi khí hậu không làm ảnh hưởng đến khái niệm củacon người về một vật, một khái niệm bất kì.”

Liên hệ và cô lập tưởng chừng trái ngược nhau nhưng chúng tồn tại cùng

1 Bộ Giáo dục đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, tr 87

2 Bộ Giáo dục đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, tr 87

Trang 10

nhau, có mối quan hệ qua lại, thống nhất với nhau ở nhiều khía cạnh và đóng vaitrò là những mặt tất yếu của mọi mối quan hệ cụ thể giữa các đối tượng.

Cô lập: Mặc dù có sự liên hệ, mỗi loại tế bào vẫn có sự cô lập nhất định.Mỗi tế bào có cấu trúc, chức năng và quá trình sinh học riêng biệt Ví dụ, tế bàothần kinh hoạt động dựa trên các xung điện và hóa chất thần kinh, trong khi tếbào cơ hoạt động bằng cách co và giãn Một vấn đề ở một loại tế bào cụ thể(chẳng hạn như sự suy giảm chức năng của tế bào gan) không nhất thiết ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động của tế bào da Các tế bào giữ một mức độ độc lậpnhất định để thực hiện chức năng chuyên biệt của chúng

Trong cơ thể con người, cả sự liên hệ và sự cô lập giữa các tế bào đềuđóng vai trò tất yếu Sự liên hệ đảm bảo rằng các tế bào hoạt động cùng nhau mộtcách hài hòa, còn sự cô lập đảm bảo rằng mỗi tế bào có thể thực hiện chức năngriêng của mình một cách hiệu quả Cả hai mặt này là cần thiết để duy trì hoạtđộng ổn định và sự sống của cơ thể

1.1.2 Mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ

“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộctương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong mộtđối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.”1

Ví dụ:

Trong tự nhiên (cơ thể động vật): Mối liên hệ giữa các cơ quan: tuần hoàn,

hô hấp, tiêu hoá…

Trang 11

Trong xã hội: Mối liên hệ cung và cầu hàng hoá; giữa chính trị, kinh tế,văn hoá trong một quốc gia…

Trong tư duy, tư tưởng: Mối liên hệ giữa các giai đoạn nhận thức; giữa tưtưởng tiến bộ và lạc hậu…

Mối liên hệ phổ biến

Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệmchỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiệntượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, “các sự vật, hiện tượng của thế giới tồntại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóalẫn nhau, không tách biệt nhau”1 Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ làtính thống nhất vật chất của thế giới Theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phútrong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duynhất

Ví dụ:

Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến: Khi làm kiểm tra Toán, Lý,Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức Văn học để phân tích đề bài, đánh giá đềthi Đồng thời, khi học các môn xã hội, chúng ta cũng phải vận dụng tư duy,lôgic của các môn tự nhiên

Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, bản chất

và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu nhiên, lượng và chất,.(những mối quan hệ này

có ở mọi sự vật, hiện tượng)

Vì vậy tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới, luôn luôn tồn tạitrong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật hiệntượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ

1.2 Tính chất các mối liên hệ

1.2.1 Tính khách quan

1 Bộ Giáo dục đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, tr 88

Trang 12

“Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên

hệ, tác động trong thế giới Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượngvật chất với nhau Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiệntượng tinh thần Có mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau (mốiliên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức) Các mối liên hệ, tác động

đó suy đến cùng đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộclẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.”2

Phân tích định nghĩa trên, nhóm tác giả nhận thấy bốn đặc trưng chínhtrong tính khách quan của mối liên hệ phổ biến, gồm:

Thứ nhất, sự quy định: Tất cả các mối liên hệ và tác động giữa các sự vật,

hiện tượng đều tuân theo một số quy luật, nguyên lý hoặc điều kiện nhất định Ví

dụ, các nguyên lý trong vật lý, hóa học, sinh học… hoặc là các quy tắc, quy ước

xã hội trong các mối quan hệ con người

Thứ hai, tác động qua lại: Các sự vật, hiện tượng không chỉ tác động lên

nhau mà còn phản hồi lại tác động đó Ví dụ, trong môi trường sinh học, các sinhvật có thể cạnh tranh lẫn nhau để chiếm lãnh thổ hay nguồn thức ăn, và cũng cóthể hợp tác để bảo vệ lợi ích chung

Thứ ba, chuyển hóa: Các mối tương tác giữa các yếu tố không chỉ dừng lại

ở mức độ ban đầu mà có thể dẫn đến các thay đổi, biến đổi trong tính chất, hìnhdạng hay tác động của chúng lẫn nhau Ví dụ, sự thay đổi về môi trường có thểdẫn đến thay đổi trong hệ sinh thái và cả những thay đổi về cách con người tươngtác với nó

Thứ tư, phụ thuộc lẫn nhau: Các yếu tố trong một hệ thống thường phụ

thuộc vào nhau để tồn tại và hoạt động Ví dụ, trong một mạng lưới thực vật, mỗiloài cây có thể phụ thuộc vào sự tồn tại của loài thú xung quanh để lan rộng hạtgiống, trong khi động vật có thể phụ thuộc vào cây cối để cung cấp thức ăn

Chẳng hạn, mối liên hệ giữa các yếu tố trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới làkhách quan, tức là nó tồn tại và hoạt động độc lập với ý thức của con người Các

Trang 13

quy luật tự nhiên, như sự cạnh tranh và hợp tác, tác động qua lại, chuyển hóa, vàphụ thuộc lẫn nhau, vẫn diễn ra dù con người có nhận thức được hay không.Chúng không bị ảnh hưởng bởi ý muốn hay ý thức của con người và sẽ tiếp tụchoạt động theo các quy luật của tự nhiên Con người chỉ có thể quan sát, nghiêncứu và dựa vào những hiểu biết đó để can thiệp hoặc bảo vệ hệ sinh thái, nhưngkhông thể thay đổi bản chất khách quan của các mối liên hệ này.

Tóm lại, mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là cái vốn có, nó không phụthuộc vào ý thức con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mốiliên hệ

1.2.2 Tính phổ biến

“Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ ở đâu, trong tựnhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ nhữngvai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiệntượng Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ởmọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, cácyếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.”1

Phân tích định nghĩa trên, nhóm tác giả nhận thấy bốn đặc trưng chínhtrong tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến, gồm:

Thứ nhất, tính đa dạng và phong phú của các mối liên hệ: Tất cả các tổ

chức, cả trong tự nhiên và xã hội, đều bao gồm vô số mối quan hệ Ví dụ, chúng

có thể là các quan hệ sinh học giữa các loài, các quan hệ kinh tế giữa các quốcgia, hoặc thậm chí là các quan hệ tinh thần giữa các cá nhân

Thứ hai, vai trò và vị trí khác nhau: Mỗi mối quan hệ có vai trò và vị trí

riêng trong hệ thống lớn hơn mà nó tồn tại Ví dụ, trong một hệ sinh thái rừng,các mối quan hệ giữa cây cối, động vật, vi khuẩn và yếu tố môi trường như nước

và ánh sáng, đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái

Thứ ba, mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau: Đây là ý

tưởng về sự tương tác đa chiều và động lực hóa giữa các mối quan hệ Chẳng

1 Bộ Giáo dục đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, tr 89

Trang 14

hạn, sự phát triển của một loài cây có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cácloài động vật phụ thuộc vào nó, đồng thời các động vật này cũng có thể ảnhhưởng đến sự phát triển của cây bằng cách làm phân hủy và phân bố hạt giống.

Thứ tư, diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình: Các mối quan hệ

không giới hạn trong phạm vi của một cá thể hay một sự kiện duy nhất, màchúng tồn tại và tương tác với nhiều khía cạnh, yếu tố và quá trình khác nhau Ví

dụ, trong xã hội, mối quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình có thể baogồm các quan hệ gia đình, tài chính, và xã hội, và chúng tác động lẫn nhau trongsuốt quá trình phát triển và thay đổi của mỗi thành viên

Chẳng hạn, hệ thống chăm sóc sức khỏe trong một thành phố thể hiện tínhphổ biến của mối liên hệ qua sự đa dạng và phong phú của các quan hệ giữa bệnhviện, phòng khám, nhà thuốc, cơ sở nghiên cứu y học, bệnh nhân và các chuyêngia y tế Mỗi mối quan hệ đóng vai trò và vị trí riêng, từ cung cấp dịch vụ chămsóc sức khỏe đến nghiên cứu phương pháp điều trị mới và quản lý chất lượng y

tế Các mối quan hệ này tác động và chuyển hóa lẫn nhau: Khi bệnh viện cải tiếncông nghệ, sự hài lòng của bệnh nhân tăng lên, thúc đẩy bệnh viện điều chỉnhdịch vụ Ngoài ra, các mối quan hệ này tương tác với nhiều khía cạnh như chínhsách y tế, kinh tế, xã hội và công nghệ, tạo nên một mạng lưới phức tạp và đachiều, phản ánh tính toàn diện của mối liên hệ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe

Tóm lại, mối liên hệ trong thành phố hiện đại thể hiện tính phổ biến ở chỗchúng tồn tại trong mọi lĩnh vực và khía cạnh của đời sống, từ tự nhiên, xã hộiđến tư duy Các mối quan hệ này không chỉ là đặc thù của một hệ thống hay môitrường cụ thể mà có mặt ở khắp mọi nơi, trong mọi tổ chức, hoạt động và quátrình Chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên một mạng lưới phức tạp

và đa chiều, phản ánh tính phổ biến và toàn diện của mối liên hệ trong thế giới

Ngày đăng: 23/01/2025, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w