1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu triển khai kỹ thuật kết hợp xương sườn điều trị chấn thương ngực tại Bệnh viện Bãi Cháy

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu triển khai kỹ thuật kết hợp xương sườn điều trị chấn thương ngực
Tác giả Lê Ngọc Dũng, Vũ Trung, Hoàng Minh Tuân
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Thể loại sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Năm xuất bản 2024
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Đề án giới thiệu và triển khai kỹ thuật kết hợp xương sườn bằng nẹp vít tại Bệnh viện Bãi Cháy, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị chấn thương ngực. Đây là giải pháp tiên tiến để điều trị các tổn thương nặng như gãy xương sườn mất vững, mảng sườn di động, giúp giảm đau, cải thiện chức năng hô hấp và giảm tỷ lệ biến chứng. Giải pháp thực hiện: Xây dựng quy trình kỹ thuật kết hợp xương sườn và đào tạo đội ngũ y bác sĩ. Trang bị nẹp vít titan và các thiết bị chuyên dụng. Thực hiện phẫu thuật thử nghiệm thành công 10 ca bệnh đầu tiên. Phối hợp với chuyên gia từ các bệnh viện tuyến trên để giám sát và hỗ trợ kỹ thuật. Kết quả: 10 ca đầu tiên được thực hiện thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, giảm đau và tập vật lý trị liệu sớm. Tạo tiền đề để nhân rộng mô hình tại khu vực Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Đề án khẳng định hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng điều trị chấn thương ngực tại bệnh viện và xây dựng nền tảng chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở y tế khác.

Trang 2

Quảng Ninh, năm 2024

Trang 3

NLĐ : Tai nạn lao động

TNSH : Tai nạn sinh hoạt

VATS : Phẫu thuật nội soi hỗ trợ

CT-VT : Chấn thương-vết thương

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

ĐẶT VẤ ĐỀ 1

I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI, GIẢI PHÁP 3

1.1 Những thương tổn giải phẫu trong chấn thương ngực 3

1.2 Chẩn đoán chấn thương ngực 7

1.3 Phẫu thuật kết hợp xương sườn điều trị chấn thương ngực 9

1.4 Kết quả phẫu thuật K X sườn điều trị CTN ở Việt Nam và thế giới 13

II NỘI DUNG GIẢI PHÁP 18

2.1 Các giải pháp cải tiến 18

2.2 Kế hoạch triển khai thực hiện 18

2.3 Kết quả triển khai thực hiện 22

III TÍNH MỚI, TÍNH SÁNH TẠO, KHẢ Ă G P DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 29

3.1 Tính mới và sáng tạo 29

3.2 Hiệu quả và khả năng áp dụng 30

IV.BÀN LUẬN 33

4.1 Kết quả thực hiện 33

4.2 Thuận lợi khi triển khai đề án 33

4.2 Khó khăn 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LI U THAM KHẢO 1

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Hình ảnh gãy xương sườn dựng hình 3D trên phi chụp CLVT

(nguồn May, L8) 3

Hình 1 2 Hình ảnh giập phổi, tràn khí màng phổi, gãy xương sườn, tràn khí dưới da trên phim chụp CLVT3 5

Hình 1 3 Tổn thương giải phẫu trong chấn thương ngực 4 6

Hình 1.4 Hình ảnh TKMP mức độ ít trên Xquang và CLVT lồng ngực22 9

Hình 1.5 Chỉ định kết hợp xương sườn dịch theo Marc de Moya25 11

Hình 1 6 Hình ảnh phẫu thuật kết hợp xương sườn (nguồn Marc de Moya25) 12

Hình 2.1 Chỉ định phẫu thuật theo Marc de Moya (2017)25 18

ình 2.2 ư thế bệnh nhân trước phẫu thuật 38 19

Hình 2.3 Hình ảnh bố trí kíp phẫu thuật38 20

Hình 2 4 Phim chụp cắt lớp lồng ngực bệnh nhân khi nhập viện 23

Hình 2 5 Phim chụp dựng hình 3D xương sườn bệnh nhân khi nhập viện 24

Hình 2 6 Hình ảnh ổ cặn màng phổi sau dẫn lưu 25

Hình 2 7 Hình ảnh phim cắt lớp vi tính sau phẫu thuật K X sườn 27

Hình 2 8 Phim dựng hình 3D sau mổ 48h 27

Hình 2 9 Phim khám lại sau ra viện 01 tháng 28

Trang 7

ĐẶT VẤ ĐỀ

Chấn thương ngực là một cấp cứu nặng và thường gặp trong ngoại khoa Theo thống kê tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, phẫu thuật cấp cứu chấn thương ngực chiếm 4,4% cấp cứu ngoại chung, và 7,1% cấp cứu ngoại chấn thương 1 Trong đó 90-95% là chấn thương ngực kín, vết thương ngực chiếm 5-10%2,3 Hai rối loạn nghiêm trọng trong chấn thương ngực là rối loạn tuần hoàn và hô hấp, nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ

gây ra những hậu quả nặng nề kéo dài

Điều trị ngoại khoa chấn thương- ngực tùy theo mức độ nghiêm trọng

và vị trí tổn thương bao gồm phẫu thuật dẫn lưu màng phổi, phẫu thuật nội soi

hỗ trợ (VATS), phẫu thuật kết hợp xương sườn bằng nẹp vít hoặc phẫu thuật

mở ngực cấp cứu 4

Phẫu thuật kết hợp xương sườn là phương pháp điều trị mới được phát triển tại Việt Nam Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phẫu thuật này giúp giảm đau, giảm tỷ lệ viêm phổi và tử vong của bệnh nhân chấn thương ngực5

Phẫu thuật kết hợp xương sườn đặc biệt có giá trị đối với các tổn thương nặng như gãy mất vững nhiều xương sườn, mảng sường di động…

Nhằm ứng dụng, triển khai kỹ thuật kết hợp xương sườn bằng nẹp vít, giúp nâng cao chất lượng điều trị chấn thương ngực tại bệnh viện Bãi Cháy

chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu triển khai kỹ thuật kết hợp xương sườn tại bệnh viện ãi háy điều trị chấn thương ngực tại bệnh viện Bãi Cháy” với mục tiêu:

Trang 8

Mục tiêu chung: Ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương sườn

trong điều trị chấn thương ngực, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong

Mục tiêu cụ thể:

1 Xây dựng quy trình kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương sườn

2 Đào tạo đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có năng lực thực hiện kỹ thuật

3 Trang bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phẫu thuật

4 Thực hiện thành công cho ít nhất 10 ca bệnh trong năm đầu tiên thực hiện kỹ thuật

Trang 9

I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI, GIẢI PHÁP 1.1 Những thương tổn giải phẫu trong chấn thương ngực

Hình 1 1 Hình ảnh gãy xương sườn dựng hình 3D trên phi chụp CLVT

Trang 10

sườn tạo ra mảng sườn di động trước Do vậy, thường gây suy hô hấp rất nặng

và có thể gây thương tổn các tạng bên trong lồng ngực, đặc biệt là chấn thương tim 10

- Thủng thành ngực

Là thương tổn chỉ gặp trong vết thương ngực hở, dị vật xuyên thủng thành ngực làm khoang màng phổi thông thương với bên ngoài gây nên một loạt các rối loạn như: M, K màng phổi, mất áp lực âm, dấu hiệu phì phò máu khí, tràn khí dưới da trên lâm sàng 11

- Tổn thương mạch máu

Chủ yếu là bó mạch liên sườn và ngực trong Bó mạch liên sườn thường bị tổn thương do gãy xương sườn, biểu hiện rõ nhất trong vết thương ngực Bó mạch vú trong chủ yếu gặp trong vết thương ngực, có thể là thương tổn đơn thuần hoặc kèm theo vết thương tim 11

1.1.2 Thương tổn khoang màng phổi

- Tràn khí khoang màng phổi (tràn khí màng phổi): khí tràn vào dẫn đến mất áp lực âm trong khoang màng phổi, nhu mô phổi xẹp co dúm lại

- Tràn máu khoang màng phổi (tràn máu màng phổi): máu tràn vào gây mất áp lực âm trong khoang màng phổi, chèn ép vào phổi12

- Tràn máu - tràn khí màng phổi: là sự phối hợp của hai loại trên Tràn máu, tràn khí màng phổi: Là thương tổn thường gặp nhất trong chấn thương ngực 10,13

- Máu đông màng phổi: Là tình trạng máu đông lại đóng bánh trong khoang màng phổi, có thể từ thành ngực hoặc từ nhu mô phổi Đối với máu đông màng phổi, không thể điều trị khỏi bằng dẫn lưu màng phổi, mà chỉ có thể làm sạch máu trong màng phổi bằng phẫu thuật Nếu điều trị không tốt, máu đông màng phổi sẽ tiến triển thành ổ cặn, dầy dính màng phổi, hoặc mủ màng phổi Khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn và kết quả rất hạn chế 7,14

Trang 11

Hình 1 2 Hình ảnh giập phổi, tràn khí màng phổi, gãy xương sườn, tràn

khí dưới da trên phim chụp CLVT 3 1.1.3 Thương tổn các tạng trong lồng ngực

- Rách nhu mô phổi ngoại vi: do dị vật hoặc đầu các xương sườn gãy di lệch chọc vào, gây chảy máu và thoát khí vào khoang màng phổi 11

- Tụ máu- đụng giập phổi: nhu mô phổi bị rách- giập nát thành từng mảng, thường do cơ chế va đập mạnh trực tiếp 11

- Xẹp phổi: là thương tổn thường xuyên gặp trong CTN và gây ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc bệnh nhân và kết quả điều trị phẫu thuật Xẹp phổi là hiện thượng nhu mô phổi bị xẹp lại ở một số vùng hoặc toàn bộ một bên phổi, nguyên nhân do tắc phế quản làm phổi không nở ra được, không trao đổi khí, và dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề9

- Vỡ nhu mô phổi: là một tổn thương hiếm gặp của chấn thương ngực,

là tình trạng vỡ của mạch máu và phế quản tạo thành ổ máu khí trong nhu mô với nhiều mức độ khác nhau15,16

Trang 12

- Vỡ, rách khí-phế quản: hiếm gặp, thường do cơ chế giằng xé trong chấn thương ngực, gây tràn khí rất nhiều vào khoang màng phổi (có thể gây tràn khí dưới áp lực), và chảy máu vào trong lòng phế quản lớn dẫn đến dấu hiệu ho khạc ra máu sớm trên lâm sàng17,18,19

-Tổn thương tim và màng ngoài tim: gồm vết thương tim, chảy máu màng tim, rách vỡ màng tim, đụng giập cơ tim, rách cơ tim, vỡ tim và các vách ngăn trong tim, tổn thương các van tim và các dây chằng, cột cơ, tổn thương mạch vành Có thể làm rách màng ngoài tim

Tổn thương mạch máu lớn: Vỡ động mạch chủ do CTN, vết thương động mạch chủ ngực do vết thương ngực thường diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong trước khi đến viện cao 1,5

Hình 1 3 Tổn thương giải phẫu trong chấn thương ngực 4

1 Rách nhu mô phổi, 2 Tràn khí màng phổi, 3 Mảng sườn di động 4 Dập phổi,

5 ãy xương sườn, 6 Tràn máu màng phổi, 7 Thoát vị hoành 8 Vỡ khí quản,

Trang 13

9 Vỡ động mạch chủ ngực, 10 Vỡ nhu mô phổi, 11 Vỡ tim, 12 Tràn máu màng

tim, 13 Vỡ cơ hoành, 14 Vỡ thực quản

- Ho ra máu sớm: hiếm gặp, có thể xuất hiện trong vài giờ đầu sau khi

bị thương, rất có giá trị để hướng tới chẩn đoán chấn thương khí, phế quản lớn, hoặc đụng giập phổi nhiều

Biến dạng lồng ngực: ngực bên thương tổn phồng lên khi có TKMP nhiều, hoặc xẹp xuống khi có xẹp phổi, biên độ hô hấp giảm ở bên thương tổn

Phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp ở cổ- ngực: rõ khi có suy hô hấp nặng Nhịp thở nhanh nông, thường trên 25 lần/ phút khi suy hô hấp rõ

- Sờ: Sờ thấy điểm đau chói

Trang 14

ràn khí dưới da: thường ở quanh vùng bị tổn thương, có thể lan tỏa ra

cả cổ, bụng khi bị TKMP rất nhiều

- õ: gõ đục ở trường hợp TMMP, gõ vang trong TKMP

- Nghe: thấy rì rào phế nang mất hoặc giảm bên phổi tổn thương

- Xét nghiệm công thức máu: dấu hiệu thiếu máu nặng hay nhẹ, bạch cầu tăng

- Xét nghiệm sinh hóa máu: có thể rối loạn điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan giúp đánh giá tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn

- Xquang ngực thẳng: Phát hiện được tổn thương gãy xương sườn, tràn máu, tràn khí khoang màng phổi, dị vật màng phổi

- iêu âm: cho phép xác định và đánh giá mức độ TMMP Siêu âm là một phương pháp không xâm nhập, có thể áp dụng được ngay tại giường, hiện nay được áp dụng tương đối rộng rãi với độ nhạy cao trong chẩn đoán TMMP và máu cục trong khoang màng phổi Ngày nay một số nghiên cứu chỉ ra Kỹ thuật siêu âm rất có giá trị trong việc bổ sung thông tin chẩn đoán cho phim X quang phổi thẳng, đặc biệt là tổn thương mô mềm thành ngực, màng phổi hay trong chấn thương kín đáo của xương sườn21 iêu âm đồng thời cho phép thăm dò các tổn thương bụng phối hợp22

- Chụp CLVT lồng ngực: Là chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá chính xác vị trí, mức độ, và đặc điểm tổn thương trong chấn thương ngực Trong trường hợp bệnh nhân huyết động ổn định chụp CLVT lồng ngực nên được chỉ định cho tất cả các trường hợp chấn thương ngực 22,23 Tác giả Lê Trung Thi nghiên cứu năm 2023 tại An Giang cho thấy tỷ lệ chẩn đoán đúng gãy xương sườn trên phim chụp Xquang ngực chỉ là 54% so với phim chụp cắt

Trang 15

lớp vi tính24 Brittany T Lewis nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chấn thương ngực tại Hoa Kỳ đưa ra kết luận Xquang ngực tư thế nằm chỉ quan sát rõ trong khoảng 50% các trường hợp tràn máu, tràn khí màng phổi rường hợp tràn máu tràn khí mức độ ít thường không quan sát được trên phim chụp Xquang22 Cùng với việc phát triển của kỹ thuật chụp CLVT lồng ngực liều thấp an toàn hơn, giúp kỹ thuật này ngày càng được chỉ định rộng rãi trong trường hợp chẩn đoán và điều trị chấn thương ngực

Hình 1.4 Hình ảnh TKMP mức độ ít trên Xquang và CLVT lồng ngực 22

Chụp CLVT lồng ngực được cho là tiêu chẩn vàng trong chẩn đoán chấn thương ngực Phương pháp này có thể dựng hình 3D các cấu trúc trong lồng ngực, chẩn đoán chính xác các tổn thương khó phát hiện được trên Xquang ngực như vỡ khí quản, giập phổi, tổn thương mạch máu trong lồng ngực

Các thăm dò khác: xét nghiệm khí máu (hô hấp tế bào và thăng bằng kiềm toan), soi khí, phế quản, chụp cộng hưởng từ Chỉ định rất hạn chế trong chẩn đoán C N cho một số trường hợp rất đặc biệt

1.3 Phẫu thuật kết hợp xương sườn điều trị chấn thương ngực

1.3.1 Nguyên tắc chung

- ơ cứu ban đầu phải đúng, kịp thời

- uá trình điều trị chia làm hai giai đoạn

Trang 16

- Điều trị cấp cứu: phục hồi sinh lý hô hấp, tuần hoàn, hoạt động của khoang màng phổi, chống hô hấp đảo ngược, cung cấp đủ ôxy, bù khối lượng tuần hoàn

- Điều trị tiếp theo: phục hồi giải phẫu, chống nhiễm khuẩn

- Phẫu thuật phổ biến là dẫn lưu tối thiểu khoang màng phổi rồi theo dõi sát Mở ngực để xử lý tổn thương chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

- Lý liệu pháp hô hấp phải được tiến hành sớm, tích cực

- Nếu bệnh nhân có nhiều thương tổn phối hợp (ngực, bụng, sọ não…) phải ưu tiên điều trị những thương tổn cấp cứu hơn

1.3.2 Sơ cứu

- Khai thông đường hô hấp, thở ôxy

- Tạo ngay van một chiều khi có tràn khí màng phổi, dưới áp lực (van Petrov)

- rường hợp vết thương ngực hở thông thương với mội trường bên ngoài cần khâu kín, dẫn lưu màng phổi

- Cố định tạm thời mảng sườn di động

- Hồi sức, truyền dịch nếu có biểu hiện mất máu

- Bất động bệnh nhân, chuyển ngay đến cơ sở ngoại khoa có khả năng điều trị chấn thương ngực kín

1.3.3 Phẫu thuật kết hợp xương sườn

- Chỉ định phẫu thuật dựa theo chỉ định của Marc de Moya (2017)25

Trang 17

Hình 1.5 Chỉ định kết hợp xương sườn dịch theo Marc de Moya 25

- Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đi đến kết luận phẫu thuật kết hợp xương sườn là phẫu thuật mang lại hiệu quả cao, giảm đau và phục hồi chức năng hô hấp tốt cho bệnh nhân, đặc biệt với các bệnh nhân có suy hô hấp do mảng sườn di động 26,17,6

- Tác giả Xin liu và Kai Xiong trong nghiêu cứu so sánh kết quả điều trị giữa bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương sườn và không kết hợp xương sườn cho kết quả phẫu thuật kết hợp xương sườn giúp giảm đau, giảm tỷ lệ viêm phổi và tử vong của bệnh nhân chấn thương ngực, nhưng cho chi phí điều trị cao hơn so với nhóm không kết hơp xương sườn5

- Tác giả Nguyễn Hữu Ước, Phạm Hữu Lư, Nguyễn Việt Anh nghiên cứu tại bệnh viện Việt Đức kết luận phẫu thuật kết hợp xương sờn là phẫu thuật an toàn, hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vong, giảm đau tốt, giúp bệnh nhân vận động, lý liệp pháp sớm, giảm tỷ lệ xẹp phổi, viêm phổi27

- Tác giả Phạm Việt Thanh và cộng sự nghiên cứu trên 40 bệnh nhân kết hợp xương sườn đưa ra kết luận Phẫu thuật cố định xương sườn trong điều trịmảng sườn di động do chấn thương ngực kín chothấy an toàn và hiệu quả cao Việc lựa chọn số xương sườn cần cố định là khác nhau trên

Trang 18

từng trường hợp cụ thể, dựa vào các yếu tố: độ vững của thành ngực, vị trí xương gãy, mức độ di lệchcủa ổ gãy, giới hạn bóc tách giải phẫu trong mổ chụp CLVT ngực có vai trò chẩn đoán, định hướng cho lựa chọn vị trí xương gãy cần cố định28

Hình 1 6 Hình ảnh phẫu thuật kết hợp xương sườn (nguồn Marc de

Moya 25 ) 1.3.4 Điều trị hậu phẫu

* Lý liệu pháp hô hấp 29,30

- Lý liệu pháp hô hấp bao gồm: Tập thở, thay đổi tư thế, vỗ rung, vỗ

ho là liệu pháp hết sức quan trọng trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân chấn thương ngực, và là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả điều trị 31,32,33

Lý liệu pháp hô hấp cần được thực hiện sớm, tích cực

* Chăm sóc dẫn lưu màng phổi

- Chăm sóc dẫn lưu màng phổi bao gồm theo dõi dẫn lưu, xoay dẫn lưu, và rút dẫn lưu đúng chỉ định Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị ngoại khoa chấn thương ngực Dẫn lưu màng phổi không được chăm sóc tốt có thể gây ra các biến chứng như suy hô hấp, nhiễm trùng vết mổ, máu đông màng phổi, ổ cặn màng phổi34,32

* Giảm đau sau phẫu thuật35

- Đau trong chấn thương ngực kín có liên quan đến chức năng thông khí bị hạn chế, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng36 Nhiều phương

Trang 19

pháp giảm đau đã được đánh giá và so sánh trong nhóm bệnh nhân gãy xương sườn, bao gồm thuốc chống viêm không steroid, giảm đau ngoài màng cứng, giảm đau tiêm tĩnh mạch, gây tế thần kinh liên sườn và gây tê khoang cạnh đốt sống 18

- Phương thức giảm đau chiếm ưu thế nhất được báo cáo là giảm đau ngoài màng cứng Bằng chứng sẵn có cho những bệnh nhân bị gãy ba xương sườn trở lên cho thấy giảm đau ngoài màng cứng giúp giảm đau hiệu quả hơn

so với các phương pháp giảm đau khác và nó được áp dụng nhiều nhất cho những bệnh nhân bị tổn thương chức năng hô hấp thứ phát do đau 20 Một số nghiên cứu hồi cứu cho thấy bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau ngoài màng cứng so với dùng thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch làm giảm tỷ lệ tử vong 37

1.3.5 Điều trị khác

- Thuốc kháng sinh, long đờm

- Thuốc chống đông với vết thương tim, và chấn thương, vết thương mạch máu lớn

- hay băng vết mổ, chân dẫn lưu

- Dinh dưỡng, nâng cao thể trạng Uống nhiều nước

- Điều trị tổn thương phối hợp

1.4 Kết quả phẫu thuật K X sườn điều trị CTN ở Việt Nam và thế giới

1.4.1 Kết quả phẫu thuật KHX sườn điều trị CTN ở Việt Nam

Việt Nam có một số nghiên cứu về ứng dụng kết hợp xương sườn điều trị chấn thương ngực:

Tác giả Vũ ữu Vĩnh26 nghiên cứu trên 33 bệnh nhân gãy nhiều xương sườn, được chỉ định phẫu thuật kết hợp xương sườn tại bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả: Tuổi trung bình là 34, Nam giới chiếm tỷ lệ 75,6%, 4 bệnh nhân

có mảng sườn di động, suy hô hấp phải thở máy, chiếm tỷ lệ 9,1% Tỷ lệ bệnh

Trang 20

nhân có gãy xương khác kèm theo là 66,7%, chấn thương sọ não và chấn thương bụng kèm theo lần lượt là 30,4 và 39,3% Thời gian phẫu thuật trung bình là 75,3 ± 26,3 phút Thời gian nằm viện sau mổ là 6,5 ± 2,7 ngày Có 2 bệnh nhân bị biến chứng gồm 1 bệnh nhân bung vít và một bệnh nhân tụ dịch vết mổ Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét phẫu thuật cố định xương sườn gãy

là một phẫu thuật an toàn, có hiệu quả và có tình khả thi cao Phẫu thuật nẹp

cố định ổ gãy xương sườn có hiệu quả chấm dứt hoàn toàn đau do gãy xương, giúp liền xương nhanh, giúp phục hồi thể tích khung sườn, chấm dứt các biến chứng do gãy xương sườn gây ra như tràn máu màng phổi kéo dài và máu đông màng phổi Nẹp cố định xương sườn có giá trị tuyệt đối tốt cho mảng sườn di động, làm giảm hoặc không cần thở máy.Việc nẹp xương sườn giúp giảm thời gian nằm viện

Tác giả Châu Phú Thi nghiên cứu trên 40 bệnh nhân có mảng sườn di động được điều trị phẫu thuật kết hợp xương sườn cho kết quả: Đa phần bệnh nhân gãy xương sườn do chấn thương có giới tính là nam, chiếm tỉ lệ là Độ tuổi trung bình là 49, 8±11, 3 tuổi Điểm ISS trung bình của bệnh nhân là 23, 4±5, 8, được xếp vào mức độ đa chấn thương nặng Trên chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có dựng hình xương sườn, tổng số xương sườn gãy là 400 xương sườn; số lượng xương xườn gãy trung bình là 10 xương sườn Ghi nhận 92, 5% bệnh nhân được cố định xương sườn chỉ ở vùng mảng sườn di động Tỉ lệ số ổ gãy xương sườn được cố định/số vị trí di lệch trên một thân xương là: 135/200 (67, 5%) ổng số ổ gãy được cố định trên các xương sườn

4, 5, 6, 7 là 118, chiếm đến 87, 4% Đa số bệnh nhân được phẫu thuật cố định xương sườn sử dụng 3 hoặc 4 nẹp kim loại, chiếm 82, 5% 13 bệnh nhân phải nằm phòng hồi sức tích cực sau mổ, chiếm tỉ lệ 32, 5% Thời gian dẫn lưu màng phổi trung bình là 3, 6±2, 1 ngày Biến chứng viêm phổi sau phẫu chiếm tỉ lệ là 15,0% Không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng khoang màng phổi hay di lệch nẹp kim loại Ghi nhận 01 TH tử

Trang 21

vong do đa chấn thương ố vị trí di lệch hơn một thân xương ghi nhận được trên Chụp cắt lớp điện toán lồng ngực và số nẹp xương sườn sử dụng tương quan thuận khá chặt chẽ với nhau, r= 0,829 (p< 0, 01) Kết luận: Phẫu thuật

cố định xương sườn trong điều trị mảng sườn di động do chấn thương ngực kín cho thấy an toàn và hiệu quả cao CLVT ngực có vai trò chẩn đoán, định hướng cho lựa chọn vị trí

Tác giả Nguyễn Hữu Ước và cộng sự 17 cũng thực hiện nghiên cứu trên

22 bệnh nhân chấn thương ngực có chỉ định phẫu thuật kết hợp xương sườn bằng nẹp vít tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho kết quả như sau: uổi 45,3± 13,1 (23–68), nam chiếm 68,2 % Tỷ lệ chấn thương ngực thể nặng tương đối cao: Mảng sườn di động bên 40,9% (9 bệnh nhân), biến dạng lồng ngực 54,5% (12bệnh nhân) Số xương sườn gãy gãy phát hiện được trên chụp CLV là 8,86 ± 3,53 xương /1 bệnh nhân (6–19), cao hơn có ý nghĩa (p<0,05)

so với phim X quang ngực thẳng, nhưng tương đương nhau đối với các xương sườn 4-6 Thời gian phẫu thuật trung bình là 98,5 ± 12,5 phút Số lượng xương được kết hợp trung bình là 3,1 ± 1,03 xương, Không có các biến chứng đáng kể nào trong khi mổ Hiệu quả giảm đau sau mổ được thấy rõ ở hầu hết các bệnh nhân Kết quả sớm: khỏi không có biến chứng 86,4% (19 bệnh nhân), 2 bệnh nhân xẹp phổi và 1 bệnh nhân viêm phổi; thời gian nằm viện 12,2 ± 4,9 ngày (8-25); không có bệnh nhân nào tử vong trong nhóm nghiên cứu

1.4.2 Kết quả điều trị chấn thương ngực trên thế giới

Tác giả Xin Liu và Kai Xiong5 tổng hợp 14 nghiên cứu bao gồm 839 bệnh nhân chấn thương ngực nhằm so sách hiệu quả điều trị của nhóm phẫu thuật kết hợp xương sườn và nhóm không phẫu thuật (407 bệnh nhân trong nhóm được điều trị phẫu thuật; 432 bệnh nhân trong nhóm được điều trị không phẫu thuật) cho thấy, nhóm được phẫu thuật có chỉ số thời gian nằm viện, thời gian chăm sóc tích cực, thời gian thở máy, tỉ lệ tử vong, tỷ lệ viêm phổi và tỉ lệ mở khí quản đều thấp hơn nhiều so với nhóm điều trị không phẫu

Trang 22

thuật Tuy nhiên, nhóm được điều trị phẫu thuật phải chịu chi phí lớn hơn và không có sự khác biệt lớn về thời gian dùng kháng sinh giữa hai nhóm

1.4.3 Thực trạng điều trị chấn thương ngực tại bệnh viện Bãi Cháy

1.4.3.1.Tình hình điều trị ngoại khoa chấn thương ngực tại bệnh viện Bãi Cháy

Theo nghiên cứu của chúng tôi trong 6 năm (từ 2018 đến 2023), Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận và điều trị 192 bệnh nhân bị chấn thương ngực cần can thiệp phẫu thuật rong đó:

- 169 bệnh nhân bị gãy nhiều xương sườn chiếm 88%

- 148 bệnh nhân gãy từ 3 xương sườn trở lên (77%), gây đau đớn nặng

nề và suy giảm chức năng hô hấp

- 11 bệnh nhân có mảng sườn di động (5.73%), gây nguy cơ suy hô hấp cấp tính

1.4.3.2 Các phương pháp điều trị hiện tại

Hiện tại, bệnh viện chưa triển khai kỹ thuật kết hợp xương sườn

Điều trị chủ yếu bao gồm:

- Khâu treo mảng sườn: Giải pháp tạm thời, nhưng không mang lại hiệu quả cố định lâu dài

- Cố định trong bằng đặt nội khí quản

- Điểu trị nội khoa; Dùng thuốc giảm đau, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc bảo tồn

1.4.3.3 Hạn chế của phương pháp hiện tại:

- Đau nhiều và kéo dài: Bệnh nhân phải chịu đau nặng nề trong suốt quá trình điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

- Kéo dài thời gian điều trị: Không có kỹ thuật cố định xương vững chắc dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài, trung bình từ 10-14 ngày

- Hạn chế tập vật lý trị liệu hô hấp: Đau kéo dài khiến bệnh nhân khó thực hiện các bài tập phục hồi chức năng hô hấp, làm tăng nguy cơ viêm phổi

và suy hô hấp

Ngày đăng: 23/01/2025, 14:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN