1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích khái niệm và vấn Đề phát triển bền vững, cơ hội thách thức, giải pháp cho vấn Đề này thể hiện ý tưởng và quan Điểm cá nhân

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khái niệm và vấn đề phát triển bền vững, cơ hội thách thức, giải pháp cho vấn đề này
Tác giả Trịnh Khánh Huyền, Nguyễn Văn Giang, Vương Duy Nghĩa
Người hướng dẫn GVHD: Phạm Mạnh Hải
Trường học Trường Đại Học Điện Lực
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp và năng lượng
Thể loại Báo cáo học phần
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 6,04 MB

Nội dung

Phát triển bền vữngkhông chỉ nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế mà còn đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa giữacác yếu tố xã hội và môi trường, để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho thế hệ hiện t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG

-*** -BÁO CÁO HỌC PHẦN Môn: NĂNG LƯỢNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chủ đề 18 :

Phân tích khái niệm và vấn đề phát triển bền vững, cơ hội thách thức, giải pháp cho vấn đề này Thể hiện ý tưởng và quan điểm cá nhân về vấn đề này tại Việt Nam Đóng góp của cá nhân trong việc giải quyết vấn đề này?

GVHD: Phạm Mạnh Hải Lớp: D18H1

Nhóm sinh viên:

Trịnh Khánh HuyềnNguyễn Văn GiangVương Duy Nghĩa

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2

1 Định nghĩa phát triển bền vững 2

2 Các yếu tố cấu thành phát triển bền vững 2

2.1 Kinh tế bền vững 2

2.2 Xã hội bền vững 2

2.3 Môi trường bền vững 3

3 Những vấn đề hiện tại liên quan đến phát triển bền vững 3

3.1 Biến đổi khí hậu 3

3.2 Ô nhiễm môi trường 4

3.3 Suy thoái tài nguyên thiên nhiên 4

3.4 Gia tăng dân số và đô thị hoá 4

3.5 Bất bình đẳng xã hội 4

3.6 Chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cộng đồng 5

3.7 Quản lý và sử dụng năng lượng 5

CHƯƠNG 2 5

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5

1 Cơ hội 5

1.1 Tiềm năng phát triển kinh tế xanh 5

1.2 Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế 6

1.3 Lợi ích từ việc bảo vệ mội trường và sức khoẻ cộng đồng 7

2 Thách thức 7

CHƯƠNG 3 9

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 9

1 Giải pháp về chính sách và pháp luật 9

1.1 Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý 9

1.2 Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp 9

1.3 Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng 10

1.4 Thúc đẩy hợp tác quốc tế 10

1.5 Thực hiện các biện pháp kiểm soát và giám sát 10

2 Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật 11

2.1 Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo 11

2.2 Ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý tài nguyên 11

Trang 3

2.3 Công nghệ xanh trong xây dựng 12

2.4 Nâng cao hiệu quả sủ dụng năng lượng 12

2.5 Giải pháp về giáo dục và nâng cao nhận thức 13

CHƯƠNG 4 14

Ý TƯỞNG VÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM 14 1 Ý tưởng 14

1.1 Về kinh tế 14

1.2 Về xã hội 15

1.3 Về môi trường 16

2 Quan điểm cá nhân 16

CHƯƠNG 5 17

ĐÓNG GÓP CỦA CÁ NHÂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 17

1 Các hành động cụ thể mà cá nhân có thể thực hiện 17

1.1 Tiết kiệm năng lượng và nước 17

1.2 Giảm thiểu và tái chế rác thải 18

1.3 Sử dụng các phương tiện giao thông bền vững 18

1.4 Tiêu dùng có trách nhiệm 19

1.5 Giáo dục và nâng cao nhận thức 19

1.6 Áp dụng công nghệ xanh 19

2 Tác động của những hành động cá nhân đối với cộng đồng và giáo dục 19

2.1 Tác động đối với cộng đồng 20

2.2 Tác động đối với giáo dục 20

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngàycàng trở nên nghiêm trọng, khái niệm phát triển bền vững đã và đang trở thành một yếu tốcốt lõi trong chiến lược phát triển của mọi quốc gia trên thế giới Phát triển bền vữngkhông chỉ nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế mà còn đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa giữacác yếu tố xã hội và môi trường, để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho thế hệ hiện tại màkhông gây hại cho khả năng của các thế hệ tương lai

Tại Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và sự gia tăng dân số, việcthúc đẩy phát triển bền vững đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết Điều nàykhông chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân mà còn đóng góp vào việcbảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này,Việt Nam cần đối mặt với nhiều thách thức và phải tận dụng mọi cơ hội để thực hiện cácgiải pháp hiệu quả và bền vững

Bài báo cáo này sẽ phân tích khái niệm và vấn đề phát triển bền vững, xem xét các

cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang đối diện, và đề xuất các giải pháp cụ thể Đồngthời, bài báo cáo cũng sẽ trình bày ý tưởng và quan điểm cá nhân về phát triển bền vững tạiViệt Nam hiện nay, và những đóng góp cá nhân có thể thực hiện để góp phần giải quyếtvấn đề này Hy vọng rằng, qua bài báo cáo này, mỗi chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn về vaitrò và trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, từ đó cùng nhau hànhđộng để bảo vệ hành tinh xanh cho các thế hệ tương lai

Trang 5

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

để phục vụ cho hoạt động phát triển ngắn hạn, bất kể tác động của nó đến quá trình pháttriển của toàn nhân loại (Nguyễn Hữu Dũng, 2019)

2 Các yếu tố cấu thành phát triển bền vững

2.1 Kinh tế bền vững

Kinh tế bền vững hay thuật ngữ Tiếng Anh còn gọi là Economic Sustainability,không chỉ đơn thuần là một nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà còn phảiđảm bảo rằng những nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ được đáp ứng mà không gâytổn thất đối với tài nguyên và môi trường Điều quan trọng là sự cân bằng giữa pháttriển kinh tế, sự công bằng xã hội, và bảo vệ môi trường Vi du, một nền kinh tế bềnvững sẽ không chỉ tập trung vào việc tăng trưởng GDP mà còn xem xét sự cải thiên vềchất lượng cuộc sống, giảm độ chênh lệch tài sản, và giảm thiểu tác động xấu đối vớimôi trường Có thể thấy, kinh tế bền vững là một thành phần quan trọng của khái niệmphát triển bền vững, khái niệm này đòi hỏi sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế bềnvững, môi trường bền vững và xã hội bền vững (PGS TS Bùi Tất Thắng, 2017)Kinh tế bền vững có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của con người và tương laicủa hành tinh chúng ta Đầu tiên, nó mang lại cơ hội kinh doanh và việc làm, giúp nângcao chất lượng cuộc sống của mọi người Thành công kinh tế không chỉ đo lường bằngviệc tạo ra lợi nhuận, mà còn đo lường bằng việc tạo ra giá trị xã hội và môi trường.Ngược lại, một kinh tế không bền vững có thể gây ra các vấn đề như sự chênh lệchtài sản gia tăng, thiếu công bằng xã hội, và tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường như ônhiễm không khí và sự suy thoái đa dạng sinh học

2.2 Xã hội bền vững

5

Trang 6

Xã hội bền vững hay thuật ngữ Tiếng Anh còn gọi là Sustainable Society, là một môhình xã hội được tạo ra với mục tiêu chính là đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại

mà không gây ra bất kỳ rủi ro hay tác động tiêu cực nào đến thế hệ tương lai Xã hội bềnvững là một thành phần quan trọng của khái niệm phát triển bền vững, khái niệm này đòihỏi sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế bền vững, môi trường bền vững và xã hội bềnvững

Xã hội bền vững mang lại ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống con người và tương laicủa hành tinh chúng ta Đầu tiên, xã hội bền vững tạo điều kiện cho cuộc sống của conngười tốt đẹp hơn, bằng cách đảm bảo an sinh xã hội và tiến bộ kinh tế Ví dụ, trong một

xã hội bền vững, mọi người có quyền tiếp cận với nền giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng.Đồng thời có nhiều cơ hội làm việc để cải thiện chất lượng cuộc sống Ngoài ra, xã hội bềnvững đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên Ví

dụ, các biện pháp như sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý bền vững rừng và biển, và giảmthiểu lượng rác thải giúp duy trì sự cân bằng và đa dạng sinh học của hành tinh Cuối cùng,

xã hội bền vững đặt mục tiêu công bằng xã hội lên hàng đầu, không phân biệt đối xử dựatrên tầng lớp, giới tính, tôn giáo và nhiều yếu tố khác Ví dụ, trong một xã hội bền vững,tất cả mọi người có cơ hội bình đẳng để tham gia vào quyết định và tận hưởng quyền lợi xãhội mà không bị kỳ thị hay phân biệt đối xử

2.3 Môi trường bền vững

Bền vững về môi trường là quá trình đảm bảo rằng các hoạt động kinh tế và xã hộikhông gây hại cho môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, mà phải bảo vệ và cảithiện chúng cho các thế hệ hiện tại và tương lai Tình hình môi trường hiện nay đang diễnbiến phức tạp và khẩn cấp Các hiện tượng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước

và đất, suy thoái đất, cháy rừng, mất rừng, giảm đa dạng sinh học đang gây ra những ảnhhưởng tiêu cực đến sức khỏe, an ninh lương thực, an sinh xã hội và kinh tế của con người

Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta cần xác định có những biện pháp cụ thể và hiệu quả

từ cá nhân đến cấp quốc gia và quốc tế Bền vững về môi trường được xác định là mộttrong ba mặt của phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế và phát triển xã hội bềnvững

3 Những vấn đề hiện tại liên quan đến phát triển bền vững

3.1 Biến đổi khí hậu

Trang 7

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu,với các hiện tượng như bão lũ, hạn hán, và nước biển dâng cao Những hiện tượng nàykhông chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa đến an ninh lương thực, sức khỏe cộngđồng và sự ổn định xã hội.

3.2 Ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm không khí, nước và đất đang trở nên nghiêm trọng ở nhiều khuvực, đặc biệt là tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp Nguyên nhân chính của tìnhtrạng này bao gồm khí thải từ các phương tiện giao thông, chất thải công nghiệp và sinhhoạt, cùng với việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

3.3 Suy thoái tài nguyên thiên nhiên

Sự khai thác quá mức và không bền vững các tài nguyên thiên nhiên như rừng, đấtđai, và nguồn nước đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể của những tài nguyên này Tình trạngphá rừng, suy thoái đất và cạn kiệt nguồn nước ngầm đang ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạngsinh học và khả năng phát triển bền vững của đất nước

3.4 Gia tăng dân số và đô thị hoá

Tốc độ gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đặt ra nhiều thách thứccho việc quản lý và sử dụng tài nguyên Sự bùng nổ dân số tại các đô thị dẫn đến tình trạngquá tải về cơ sở hạ tầng, giao thông, và các dịch vụ công cộng, đồng thời làm tăng áp lựclên môi trường tự nhiên

Hình 1: Dân số trung bình của Việt Nam từ 2019-2023 (Nguồn: Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn/dan-so/ )

7

Trang 8

3.6 Chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cộng đồng

Chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và các khuvực nghèo, vẫn còn thấp Các vấn đề về y tế, giáo dục và an sinh xã hội chưa được giảiquyết triệt để, ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của con người và cộng đồng

3.7 Quản lý và sử dụng năng lượng

Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức lớn trong việc đảm bảo nguồn cung nănglượng bền vững và hiệu quả Sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch như than

đá và dầu mỏ không chỉ gây ô nhiễm mà còn làm gia tăng hiệu ứng nhà kính Việc chuyểnđổi sang các nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ và chiphí

Những vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm và hành động từ cả chính phủ, doanh nghiệp

và cộng đồng Việc nhận diện và hiểu rõ các thách thức hiện tại là bước đầu quan trọngtrong quá trình tìm kiếm và triển khai các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển bềnvững

CHƯƠNG 2

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1 Cơ hội

1.1 Tiềm năng phát triển kinh tế xanh

Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững đảm bảo pháttriển kinh tế hiệu quả và bền vững đồng thời góp phần quan trọng vào thực hiện chống biếnđổi khí hậu Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có rất nhiều tiềm năng về phát triểncác lĩnh vực kinh tế xanh, không thâm dụng tài nguyên và lao động Bởi vì, Việt Nam cóchất lượng nguồn nhân lực cao và đặc biệt là lao động chất xám của Việt Nam tương đốitốt so với các nước trong khu vực Việc phát triển kinh tế xanh mở ra nhiều cơ hội quantrọng trong việc cải thiện chất lượng mội trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng caođời sông xã hội (PGS TS Ngô Văn Cẩm, 2022)

Trang 9

Việt Nam có tiềm năng lớn về các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặttrời, gió, sinh khối và thủy điện nhỏ Với đường bờ biển dài và nhiều khu vực nắng gió,Việt Nam có thể phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió quy mô lớn Sự đầu tư vàonăng lượng tái tạo không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà còn tạo raviệc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp bềnvững và nông sản hữu cơ Việc chuyển đổi sang các phương pháp canh tác thân thiện vớimôi trường, giảm sử dụng hóa chất và thúc đẩy sản xuất nông sản hữu cơ có thể giúp bảo

vệ đất đai, nguồn nước và đa dạng sinh học, đồng thời nâng cao giá trị và sức cạnh tranhcủa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú, từ rừng núi, đồng bằng cho đến

bờ biển và hệ sinh thái biển đảo, Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ du lịch sinhthái và du lịch bền vững Việc đầu tư vào du lịch xanh không chỉ bảo vệ môi trường tựnhiên mà còn tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho các cộng đồng địa phương, thúc đẩyphát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa

1.2 Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế

Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), và các quỹ môi trường toàn cầu như Quỹ Khí hậuXanh (GCF) đã cung cấp nguồn tài chính và kỹ thuật đáng kể cho các dự án phát triển bềnvững tại Việt Nam Những khoản viện trợ và vay vốn ưu đãi này được sử dụng để đầu tưvào cơ sở hạ tầng xanh, năng lượng tái tạo, và các chương trình giảm thiểu biến đổi khíhậu

Sự hợp tác quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và tri thứcmới trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên, nông nghiệp bền vững,

và xử lý chất thải Các quốc gia phát triển và tổ chức quốc tế đã và đang chia sẻ kinhnghiệm, công nghệ và thực tiễn tốt nhất thông qua các chương trình hợp tác, hội thảo vàđào tạo (Nguyễn Đình Tháp, 2022)

9

Trang 10

Hình 2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Lễ ký một

số văn bản hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Pháp, tại Paris (Pháp), ngày 27-3-2018

(Nguồn: https://www.tapchicongsan.org.vn/ )

1.3 Lợi ích từ việc bảo vệ mội trường và sức khoẻ cộng đồng

Việc bảo vệ môi trường giúp giảmthiểu ô nhiễm không khí và nước, từ đó cải thiệnchất lượng cuộc sống của người dân Không khí trong lành và nước sạch là những yếu tốthiết yếu cho sức khỏe con người, giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, và cácbệnh do ô nhiễm nước gây ra

Một môi trường sạch sẽ và lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng Giảmthiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính và cấptính, từ đó giảm gánh nặng y tế và chi phí chăm sóc sức khỏe Đồng thời, môi trường xanh

và sạch cũng thúc đẩy lối sống lành mạnh, khuyến khích hoạt động thể dục thể thao và cảithiện tinh thần

2 Thách thức

TS Lê Việt Anh nhận định rằng, nhiều mục tiêu phát triển bền vững khó có khảnăng đạt được vào năm 2030, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường, xung đột địachính trị diễn ra gay gắt, dịch Covid-19 để lại những hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ vềbiến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường còn lớn, phát triển kinh tế - xã hội trong nước cònbộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế

Trang 11

Hình 3: Sương mù dày đặc bao phủ Hà Nội, bầu trời mờ mịt trong sáng 4/3, là thành phố ô

nhiễm thứ 2 thế giới theo IQAir (Nguồn: https://baodantoc.vn/ )

Thực trạng tăng trưởng kinh tế vẫn phải đối mặt với các thách thức như: Năng suất,chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao; chất lượng nguồn nhân lựcchưa đáp ứng nhu cầu; phát triển khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa tạo thành chậm,

mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ; đổi mới sáng tạo, tăngtrưởng phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng đầu tư, trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh

tế - xã hội rất lớn, nguồn vốn nhà nước, vốn ưu đãi và viện trợ đều có xu hướng giảm.Quản lý, phát triển xã hội còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển Một

số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử và những vụ việc bạo lực giađình, bạo hành trẻ em gây bức xúc xã hội Chênh lệch giàu - nghèo có xu hướng gia tăng,đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồngbào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng,miền còn khá lớn

Tình trạng phá rừng, khai thác cát, đá, sỏi trái phép còn diễn ra ở nhiều địa phương.Chất lượng môi trường ở nhiều nơi xuống cấp, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làngnghề, lưu vực một số sông Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội, một số mặtcòn hạn chế, bất cập Năng lực, phẩm chất, ý thức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, côngchức, viên chức chưa cao; còn tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, gây bức xúc cho người

11

Trang 12

dân, doanh nghiệp Chưa tận dụng, khai thác tốt những cơ hội và điều kiện thuận lợi tronghội nhập quốc tế.

Hình 4: 47,3 ha rừng tự nhiên bị tàn phá ở Bình Định

(Nguồn: Nguyên Linh, trang thông tin kinh tế TTXVN)

Đặc biệt, quá trình xây dựng và thực thi khung khổ chính sách phát triển bền vữngcòn gặp nhiều vướng mắc, hiệu lực thực thi chính sách chưa cao, sự tham gia của một sốbên liên quan còn hạn chế (Phương Anh, 2022)

Để vượt qua những thử thách này, Việt Nam cần có các biện pháp và chiến lược cụthể

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1 Giải pháp về chính sách và pháp luật

1.1 Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý

Cập nhật và hoàn thiện hệ thống luật: Rà soát, bổ sung và sửa đổi các văn bản phápluật liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững Luật phápcần phải rõ ràng, minh bạch và có tính thực thi cao để đảm bảo tuân thủ từ mọi thành phầntrong xã hội

Đưa ra các quy định cụ thể: Ban hành các quy định cụ thể về quản lý tài nguyên,kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng năng lượng tái tạo Các quy địnhnày phải phù hợp với thực tiễn và có khả năng thực thi hiệu quả

1.2 Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp

Ngày đăng: 23/01/2025, 12:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN