1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích bản chất pháp lí của công ty hợp danh theo pháp luật hiện hành Để thấy Đây là một công ty Đặc trưng của công ty Đối nhân và bài tậptình huống

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Bản Chất Pháp Lí Của Công Ty Hợp Danh Theo Pháp Luật Hiện Hành Để Thấy Đây Là Một Công Ty Đặc Trưng Của Công Ty Đối Nhân Và Bài Tập Tình Huống
Tác giả Trần Khánh Linh, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Thảo Ly, Nguyễn Tiến Mạnh, Hoàng Bình Minh, Nguyễn Đức Minh, Lê Quang Minh, Nguyễn Trà My, Trần Hà My, Nguyễn Phương Nam, Đặng Vũ Minh Ngọc, Trịnh Minh Ngọc, Dương Đình Nhật
Người hướng dẫn Nguyễn Thái Trường, Nguyễn Thị Tình
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Khái niệm về công ty hợp danh và công ty đối nhân Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng tham gia quản lý và ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH BẢN CHẤT PHÁP LÍ CỦA CÔNG TY HỢP DANH THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐỂ THẤY ĐÂY LÀ MỘT CÔNG TY ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TY ĐỐI NHÂN VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THÁI TRƯỜNG, NGUYỄN THỊ TÌNH NHÓM: 5

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 25103PLAW4411

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúcBIÊN BẢN HỌP NHÓM

- Các thành viên nhóm 05 - 25103PLAW4411:

Trần Khánh Linh, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Thảo Ly, Nguyễn Tiến Mạnh, Hoàng Bình Minh, Nguyễn Đức Minh, Lê Quang Minh, Nguyễn Trà My, Trần Hà My, Nguyễn Phương Nam, Đặng Vũ Minh Ngọc, Trịnh Minh Ngọc, Dương Đình Nhật, Nguyễn Phương Nam

II HÌNH THỨC CUỘC HỌP

- Online: Qua ứng dụng Microsoft Team

- Thời gian : Từ 20:00 đến 22:00

- Ngày : 17/9/2024

III MỤC TIÊU CUỘC HỌP

- Trình bày ý tưởng bài thảo luận, bàn luận và thống nhất ý kiến trong bài thảo luận với chủ đề : “Phân tích bản chất pháp lí của công ty hợp danh theo pháp luật hiện hành để thấy đây là một công ty đặc trưng của công ty đối nhân và bài tập tình huống”

- Phân công công việc

IV NỘI DUNG CUỘC HỌP

- Thống nhất nội dung thảo luận

THƯ KÝ NHÓM TRƯỞNG

TRẦN HÀ MY NGUYỄN TRÀ MY

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1 : Lý thuyết: Phân tích bản chất pháp lý của công ty hợp danh theo pháp luật hiện hành để thấy đây là công ty đặc trưng của công ty đối nhân 5

1.Khái niệm về công ty hợp danh và công ty đối nhân 5

Công ty hợp danh: 5

Công ty đối nhân: 6

2 Ví dụ về công ty hợp danh 6

3 Một số đặc điểm của công ty hợp danh 7

4 Đặc điểm pháp lí của công ty hợp danh và công ty đối nhân 8

Công ty hợp danh 8

Công ty đối nhân 10

5 Quy chế về vốn trong công ty hợp danh 10

6 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty hợp danh và công ty đối nhân 12

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh 12

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty đối nhân 13

Sự giống nhau của công ty hợp danh và công ty đối nhân 15

PHẦN 2: Bài tập tình huống: Bài tập tình huống về hợp đồng thương mại 15

Câu 1 :Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ 16

Câu 2 : Yêu cầu của cty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không? Tại sao ? 17

Câu 3: Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền hay không? Tại sao? 21

Câu 4: Yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2016 của cty Sơn Trà có căn cứ hợp pháp hay không? Tại sao? 24

Câu 5: Yêu cầu của các bên có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao ? 26

Câu 6: Yêu cầu đòi tiền phạt và tiền bồi thương thiệt hại của cty Sơn Trà có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao? 28

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 36

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong khu vực kinh tế tư nhân có nhiều cơ hội hơn khi lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình Bằng sự đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là việc lần đầu tiên ghi nhận thêm một loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh đã tạo thêm cơ hội cho người dân thực hiện quyền

tự do kinh doanh của mình đối với một quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế vớikhu vực và thế giới thì môi trường pháp lý nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng vô cùng quan trọng Công ty đối nhân là loại hình công ty được thành lập và hoạt động dựa trên sự tin cậy của các thành viên về nhân thân, sự góp vốn chỉ là thứ yếu Công

ty đối nhân có đặc điểm quan trọng là không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài sản của công ty Công ty hợp danh và công ty pháp lý có liên quan gì tới nhau không ? Vậy nên nhóm 5 sẽ phân tích bản chất pháp lý của công ty hợp danh theo pháp luật hiện hành để thấy đây là công ty đặc trưng của công ty đối nhân

Trong quá trình làm bài, nhóm 5 có tham khảo rất nhiều các tài liệu khác nhau và không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ cô và cácbạn để bài thảo luận của chúng em có thể hoàn thiện hơn

Cuối cùng, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô đã giúp chúng em

có những buổi học bổ ích, tiếp thu đủ kiến thức để hoàn thành bài thảo luận này Nhóm 5 xin cảm ơn!

Trang 5

PHẦN 1 : Lý thuyết : Phân tích bản chất pháp lý của công ty hợp danh theo pháp luật hiện hành để thấy đây là công ty đặc trưng của công ty đối nhân

1 Khái niệm về công ty hợp danh và công ty đối nhân

Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng tham gia quản lý và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty Điều này có nghĩa là các thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty Các đặc điểm chính của công ty hợp danh gồm:

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp yêu cầu tối thiểu 02 cá nhân làm chủ sở hữu, cùng nhau hoạt động kinh doanh dưới một tên gọi chung

Công ty hợp danh có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mìnhđối với các nghĩa vụ của công ty Bên cạnh đó, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, người chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Công ty hợp danh được công nhận tư cách pháp nhân kể từ khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Như vậy, theo Luật Doanh Nghiêp 2022, bản chất công ty hợp danh chính là công

ty trách nhiệm vô hạn Vì vậy, việc huy động vốn trong thị trường dưới hình thức phát hành chứng khoán (công cụ nợ) sẽ bị hạn chế bởi pháp luật

Công ty đối nhân:

Công ty đối nhân là những công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi chế

độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia cùng nhau, trong đó yếu tố góp vốn chỉ là thứ yếu - Công ty không có sự phân biệt giữa tài sản cá nhân hay tài sản chung củacông ty

Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản công ty và ít nhất phải có một thành viên đứng ra chịu trách nhiệm vô hạn về nợ của công ty

Sự tin cậy, tín nhiệm giữa các thành viên mới là cơ sở chính cho sự hình thành, tồn tại vàphát triển của công ty Vì chỉ cần một thành viên rút ra khỏi thì công ty rất có thể sẽ phải

đi đến giải thể

Trang 6

* Lưu ý: Công ty đối nhân là mô hình thường sẽ tồn tại phát triển dưới dạng công ty hợp danh, vì theo điểm a, b, c điều 177 LDN 2020:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh,công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

2 Ví dụ về công ty hợp danh

Hiện nay, các công ty hợp danh thường được lựa chọn rất nhiều đặc biệt là các công tyngành luật, ví dụ như:

Công ty Luật TNHH Hợp Danh:

Các công ty luật thường hoạt động dưới hình thức hợp danh vì nó cho phép các luật sư cùng nhau chịu trách nhiệm và đóng góp tài chính Ví dụ, Công ty Luật TNHH Hợp Danh

“& Partners” là một công ty luật hợp danh nổi tiếng tại Việt Nam

Công ty Hợp Danh Tư Vấn Tài Chính:

Một số công ty tư vấn tài chính hoạt động dưới hình thức hợp danh để các chuyên gia cùng chia sẻ rủi ro và trách nhiệm Ví dụ, “B&Co Financial Advisory” là một công ty tư vấn tài chính hoạt động dưới hình thức hợp danh

Công ty Kiểm Toán và Định Giá:

Một số công ty kiểm toán và định giá cũng lựa chọn mô hình hợp danh vì nó cho phép các chuyên gia trong ngành cùng chịu trách nhiệm Ví dụ, “HD&Partners Auditors” là một công ty kiểm toán hợp danh nổi tiếng

Các công ty hợp danh thường hoạt động trong các lĩnh vực mà sự tin cậy và trách nhiệmcao rất quan trọng, chẳng hạn như luật, kiểm toán và tư vấn tài chính Dưới đây là một sốcông ty hợp danh tại Việt Nam :

– Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt

Địa chỉ: Số 1 – Lô 13A trung Yên 6 – phố Trung Hòa – phường Trung Hòa – Cầu Giấy –

Hà Nội

– Công ty Đấu giá Hợp danh Bắc Trung Nam:

Trang 7

Địa chỉ: Số 6 Mạc Thái Tổ – Yên Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội.

– Công ty Luật hợp danh Đông Thành:

Địa chỉ: Số 1 Trung Hòa – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

– Công ty Luật Hợp danh Hoàng Đàm và Toàn cầu:

Địa chỉ: Số 376 Đê La Thành – Thành Công – Đống Đa – Hà Nội

3 Một số đặc điểm của công ty hợp danh

Thứ nhất, công ty hợp danh là loại hình công ty có tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh là một trong bốn loại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Vì vậy, công ty hợp danh là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh

Thứ hai, công ty hợp danh có chế độ trách nhiệm vô hạn

Công ty hợp danh có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn, xuất phát từ quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty thì thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty Đặc điểm này của công ty giống với loại hình doanh nghiệp tư nhân

Thứ ba, công ty hợp danh có hai loại thành viên với quy chế pháp lý khác nhau, trong đó bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.Thành viên hợp danh là loại thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh , đó là những cá nhân cùng tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình Các thành viên hợp danh đều là chủ sở hữu chung của công ty, có quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạtđộng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận Do đó, hành vi “cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung” được hiểu dưới góc độ mỗi thành viên HD có thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi các ngành, nghề kinh doanh của công ty và mỗi thành viên hợp danh là đại diện theo pháp luật của công ty Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm

2020 quy định số lượng tối thiểu thành viên hợp danh trong công ty hợp danh là hai thành viên và không hạn chế số lượng tối đa

Thứ tư, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau:

(i) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

(ii) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

Trang 8

(iii) Chứng khoán phái sinh;

(iv) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định Phát hành chứng khoán là cách thức để huy động vốn hiệu quả, giúp cho tổ chức phát hành huy động được nguồn cần thiết phục vụ cho quá trình đầu tư kinh doanh Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Như vậy, kênh huyđộng vốn rộng rãi trong công chúng đã bị ngăn lại

Về bản chất, công ty hợp danh mô hình công ty mang tính đối nhân, nhân thân của thành viên hợp danh là yếu tố quan trọng để quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của loại công ty này Nhân tố quan trọng giúp công ty hợp danh kinh doanh thành công chính là các thành tố tích cực thuộc về mặt “nhân thân” của thành viên hợp danh như uy tín, năng lực, kinh nghiệm, mối quan hệ làm ăn… Cho nên, mô hình này chủ yếu được một số nhà đầu tư hoạt động trong các ngành, nghề mang tính đặc thù lựa chọn như tư vấn pháp luật, công chứng, kiểm toán…

4 Đặc điểm pháp lí của công ty hợp danh và công ty đối nhân

Công ty hợp danh :

Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 đã định nghĩa công ty hợp danh là doanh nghiệp trong

đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanhdưới một tên chung Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viêngóp vốn Công ty hợp danh có những đặc điểm sau:

Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên:

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới các thành viên hợp danh phảichịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty.Trách nhiệm này không bị giới hạn đối với bất kỳ thành viên nào Nếu họ có thỏa thuậnkhác, lập tức công ty sẽ chuyển sang thành công ty hợp vốn đơn giản

Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trongphạm vi số vốn đã góp vào công ty

Về thành viên công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, được thành lập trên cơ sở sự tin cậy, tínnhiệm lẫn nhau giữa các thành viên Với đặc trưng này, số lượng thành viên công ty hợpdanh thường là rất ít

Trang 9

Công ty hợp danh có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.Thành viên hợp danh là các cá nhân thỏa thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm

vô hạn và liên đới Một công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh.Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi vốn đã gópvào công ty

Về quyền quản lý, điều hành công ty hợp danh:

Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công

ty Trong quá trình hoạt động công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diệntheo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Mọihạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày củacông ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó biết hết về hạn chế đó

Thành viên góp vốn không được tham gia vào việc điều hành công ty

Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng kýdoanh nghiệp

Huy động vốn: Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.Việc chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng mộtphần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khácđồng ý

Nếu thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danhnếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý

Cơ cấu tổ chức: Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do cácthành viên thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty, song phải bảo đảm các thành viênhợp danh đều được quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty Tất cảthành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên bầu một thành viênhợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giámđốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác

Công ty đối nhân :

Trang 10

Công ty đối nhân là khái niệm bao quát, trong đó công ty hợp danh là một dạng đặc thù,

vì vậy các đặc điểm của công ty hợp danh cũng có thể được xem là các đặc điểm của công ty đối nhân

1 Tư cách pháp nhân: Thông thường, công ty đối nhân không có tư cách pháp nhân độc lập hoặc nếu có, thành viên vẫn chịu trách nhiệm cá nhân về nghĩa vụ của công ty

2 Thành viên: Thành viên phải có mối quan hệ tin cậy cao và thường tự chịu trách nhiệm

cá nhân về các nghĩa vụ của công ty Không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản của công ty

3 Trách nhiệm: Các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty

4 Quản lý và điều hành: Các thành viên đều tham gia quản lý và điều hành công ty trực tiếp Không có sự phân chia rõ ràng giữa thành viên quản lý và thành viên chỉ góp vốn

5 Chuyển nhượng vốn: Phần vốn góp của các thành viên rất khó chuyển nhượng vì công

ty phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên

5 Quy chế về vốn trong công ty hợp danh

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 Vốn điều lệ của một công ty được hiểu

là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đãđược đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Mỗi loại hình công ty thì lại có những quy chế riêng biệt về vốn góp, từ việc góp vốn,chuyển nhượng vốn hay vay vốn Sở dĩ có sự khác biệt này là do đặc điểm pháp lý củamỗi loại hình công ty là khác nhau, về quy mô, tính chất,…đặc biệt đối với loại hình công

ty hợp danh có những quy định về quản lý vốn khắt khe hơn so với các loại hình công tykhác, loại hình công ty này mang tính chất đối nhân chặt chẽ hơn nên pháp luật cũng sẽ

có những quy định để phù hợp với tính chất này

Đối với công ty hợp danh thì thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn bằng tiền ViệtNam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trítuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản ghi trong Điều lệ công ty

Thành viên góp vốn có thể góp đủ từ khi thành lập công ty hoặc có thể góp theo thời gian, tiến độ đã cam kết và có sự nhất trí của các thành viên khác Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh phải góp đủ và không vượt quá thời hạn đã cam kết trong hợp đồng

Trang 11

Trường hợp có thành viên nào vi phạm vào một số đặc điểm của công ty hợp danh gây nên thiệt hại cho thì thành viên đó phải chịu bồi thường thiệt hại cho công ty Ví dụ như việc không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và trong thời hạn số vốn đã cam kết thì phần vốn chưa hoàn thành sẽ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty Thành viên góp vốn có liên quan có thể bị loại trừ khỏi công ty dựa trên quyết định của Hội đồng thành viên

Các thành viên sẽ nhận được Giấy chứng nhận phần vốn góp khi đã góp đủ vốn Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không quy định rõ thời hạn hoàn thành góp vốn nên thời hạn này sẽ được các thành viên thỏa thuận và tuân theo quy định tại Điều lệ công ty.Thành viên hợp danh có quyền rút vốn, chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hay cho người không phải là thành viên công ty Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này sẽ khó khăn hơn so với chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần hay công

ty TNHH

Dưới đây là bảng so sánh giữa công ty hợp danh và công ty đối nhân, với các đặc điểm chính được nêu rõ:

còn phổ biến theo quy định hiện hành)

Quản lý và

điều hành Các thành viên hợp danh tham gia quản lý; thành viên góp vốn không

tham gia điều hành

Tất cả thành viên đều có quyền tham gia quản lý

Lợi nhuận Lợi nhuận được phân chia theo thỏa

thuận trong hợp đồng hợp danh Lợi nhuận được phân chia theo thỏa thuận hoặc quy

chế nội bộ

Trang 12

Hợp đồng Được quy định chi tiết trong hợp đồng

hợp danh Thỏa thuận giữa các thành viên trong công ty đối nhân

6 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty hợp danh và công ty đối nhân

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh

Cơ cấu tổ chức cũng như mô hình quản lý của công ty hợp danh sẽ bao gồm : Hội đồng thành viên với người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Trang 13

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty đối nhân

Công ty đối nhân là khái niệm bao quát, trong đó công ty hợp danh là một dạng cụ thể, nhưng công ty đối nhân không nhất thiết phải có cơ cấu như công ty hợp danh Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, công ty đối nhân có các đặc điểm quản lý như sau:

1 Thành viên:

- Tất cả các thành viên của công ty đối nhân đều có quyền quản lý và tham gia vào hoạtđộng điều hành công ty Mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên đóng vai trò quan trọngtrong việc điều hành

- Các quyết định quản lý thường được đưa ra dựa trên sự đồng thuận hoặc thỏa thuận giữa các thành viên Việc có thành viên chịu trách nhiệm vô hạn tạo nên tính liên đới cao

3 Không có phân loại thành viên góp vốn và quản lý:

- Không giống như công ty hợp danh, công ty đối nhân không có sự phân biệt giữa thành viên góp vốn và thành viên quản lý Tất cả các thành viên đều đóng vai trò như những người đồng sở hữu và đồng quản lý

Trang 14

Kết luận rằng công ty hợp danh và công ty đối nhân là một là hoàn toàn chính xác trong phạm vi pháp luật Việt Nam.

Công ty hợp danh là một loại hình cụ thể của công ty đối nhân, với các đặc điểm sau đây thể hiện sự tương đồng:

1 Mối quan hệ cá nhân: Công ty đối nhân, bao gồm công ty hợp danh, được thành lập

dựa trên mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh tin tưởng và biết rõ nhau, cùng nhau điều hành công ty

2 Trách nhiệm vô hạn: Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh chịu trách

nhiệm vô hạn và liên đới với nghĩa vụ của công ty Điều này cũng là một đặc trưng điển hình của công ty đối nhân, khi mà trách nhiệm của các thành viên không chỉ giới hạn trong phần vốn góp

3.Sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên: Công ty đối nhân, bao gồm cả công ty hợp

danh, thường có quy định chặt chẽ về việc kết nạp hoặc chuyển nhượng vốn giữa các thành viên, thể hiện tính cá nhân và sự phụ thuộc vào nhau giữa các thành viên

Kết luận :

Tóm lại, công ty hợp danh là một loại hình của công ty đối nhân, và chúng có chung bản chất về việc dựa trên sự tin tưởng và trách nhiệm cá nhân của các thành viên trong công ty

Trang 15

PHẦN 2: Bài tập tình huống: Bài tập tình huống về hợp đồng thương mại

ĐỀ BÀI

Công ty TNHH Sơn Trà, trụ sở tại tỉnh N, có chức năng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Công ty Cổ phần Thái Dương, trụ sở tại tỉnh P, chức năng kinh doanh dịch vụ xây dựng

Ngày 03/01/2019, công ty Sơn Trà do bà Nguyễn Vân Trà, phó GĐ làm đại diện

ký hợp đồng bằng văn bản số 01/HĐ với cty Thái Dương do ông Thái, Phó Giám đốc ctylàm đại diện, có ủy quyền của ông Dương, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Theo hợpđồng, cty Sơn Trà bán cho công ty Thái Dương gạch bê tông lát đường Hợp đồng có một

số nội dung sau:

Tên hàng: Gạch bê tông lát đường

Số lượng: 300.000 viên

Thời gian giao hàng: Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3/2016

Thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hóa vàtrước khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua

Phạt vi phạm hợp đồng:

- Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% tổng giá trị hợp đồng

- Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhậnchậm cho mỗi đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm

Câu hỏi 1 Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số:

01/HĐ.

Tình tiết bổ sung

Ngày 07/01/2019, ông Dương nhân danh công ty Thái Dương gửi công văn yêucầu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ, với lý do: hợp đồng số 01/HĐ không có giá trị vì thiếuđiều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng Công ty Sơn Trà phản đối yêucầu của cty Thái Dương và yêu cầu cty Thái Dương phải thực thiện hợp đồng theo thỏathuận

Câu hỏi 2 Yêu cầu của cty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không? tại sao

Tình tiết bổ sung

Trang 16

Ngày 10/01/2019 hai công ty, với thành phần đại diện như khi ký hợp đồng ngày03/01/2019, đã thỏa thuận bổ sung nội dung của hợp đồng số 01/HĐ với nhữngđiều khoản sau:

- Chất lượng: theo mẫu hàng

- Đơn giá: 2.500 đ/viên

- Tổng giá trị hợp đồng: 750.000.000 đồng

- Địa điểm giao hàng: tại kho của công ty Sơn Trà, quận M, Tp HCM

Do giá gạch lát bê tông trên thị trường tăng cao, ngày 20/01/2019 ông Sơn,Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trà gửi công văn thông báo chocty Thái Dương với nội dung không chấp nhận hợp đồng và cho rằng hợp đồng

số 01/HĐ bị vô hiệu, vì hợp đồng này do phó Giám đốc công ty Sơn Trà kýkhông có giấy ủy quyền của Giám đốc Công ty Thái Dương gửi công vănphản đối việc hợp đồng bị vô hiệu của cty Sơn Trà, vì trước khi ký hợp đồng số01/HĐ, ông Trần Sơn đã chấp thuận (qua điện thoại) để bà Trà ký hợp đồng

Câu hỏi 3: Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền hay không? tại sao?

Tình tiết bổ sung

Tại Điều 5 của hợp đồng các bên thỏa thuận:

Hàng giao theo lịch biểu giao hàng như sau:

- Đợt 1: từ ngày 05/02/2019 đến ngày 15/02/2019, giao một lần 100.000viên

- Đợt 2: từ 05/03/2019 đến 15/03/2019, giao một lần 200.000 viên Ngày 03/02/2019, công ty Sơn Trà thông báo cho Cty Thái Dương là sẽgiao hàng đợt 1 (100.000 viên) vào ngày 07/02/2019, nhưng công ty Thái Dươngtrả lời từ chối nhận hàng vì chưa chuẩn bị được phương tiện vận chuyển Công tyThái Dương đề nghị được nhận hàng vào ngày 15/2/2019, nhưng vì có khó khăn

về kho bãi nên công ty Sơn Trà không chấp nhận, đồng thời yêu cầu công ty TháiDương phải nhận hàng vào ngày 07/02/2019

Câu hỏi 4 Yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2016 của cty Sơn Trà có căn cứ hợp pháp hay không? tại sao?

Tình tiết bổ sung

Ngày 07/02/2019, công ty Thái Dương đến nhận hàng tại kho của công ty Sơn Trà,sau khi kiểm tra hàng đã phát hiện 50% số hàng giao (50.000 viên) không đảm bảo chấtlượng theo đúng mẫu hàng Công ty Thái Dương từ chối nhận và ngừng thanh toán số

Trang 17

hàng không đúng chất lượng, đồng thời yêu cầu cty Sơn Trà nộp phạt vi phạm giao hàngkhông đúng chất lượng theo Điều 5 của hợp đồng Cty Sơn Trà chấp nhận việc từ chốinhận hàng của cty Thái Dương, nhưng không chấp nhận nộp tiền phạt, đồng thời yêu cầucông ty Thái Dương đến nhận số hàng còn thiếu (của đợt 1) vào ngày 15/02/2019 CtyThái Dương không chấp nhận yêu cầu giao hàng (vào ngày 15/10/2019) của cty Sơn Trà,

vì việc tổ chức vận chuyển làm hai lần đối với số hàng của đợt 1 sẽ làm phát sinh chi phícho công ty

Câu hỏi 5: Yêu cầu của các bên có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? tại sao ?

Vì không nhận được đủ hàng hóa (50% của đợt 2), cty Thái Dương đã không thanh toán

số hàng này cho cty Sơn Trà Cty Sơn Trà yêu cầu cty Thái Dương:

- Thanh toán tiền cho số hàng hóa hư hỏng do rủi ro (hỏa hoạn) gây ra là:100.000x2500 đồng = 250.000.000 đồng

- Nộp phạt vi phạm nghĩa vụ nhận hàng (nhận hàng chậm 10 ngày), với số tiền là:5%x200.000x2500x2 đồng = 50.000.000 đồng

- Bồi thường 10.000.000 đồng tiền chi phí bảo quản hàng hóa, ngăn chặn và hạnjchế thiệt hại (do cty Thái Dương nhận hàng chậm và do xảy ra hỏa hoạn)

Câu hỏi 6: Yêu cầu đòi tiền phạt và tiền bồi thương thiệt hại của cty Sơn Trà có căn

cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? tại sao?

BÀI LÀM

Câu 1 : Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ.

- Nội dung hợp đồng : Điều 385 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau :

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền

và nghĩa vụ dân sự” Từ đây ta có thể thấy hợp đồng số 01/HĐ giữa công ty Thái Sơn và

Trang 18

công ty Sơn Trà được xác định là hợp đồng dân sự Mà theo điều 1 luật dân sự 2015 quy định về phạm vi điều chỉnh của luật dân sự thì " Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân

và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)" Vì vậy, hợp đồng số 01/HĐ chịu sự điều chỉnh của luật dân sự 2015

- Theo khoản 1 điều 1 Luật thương mại 2005 thì Luật Thương Mại 2005 điều chỉnh các

"hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Hoạt động thương mại được định nghĩa theo khoản 1 điều 3 Luật Thương Mại là

"hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, dầu

tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác" Việc kí kết hợp đồng giữa 2 công ty ở đây là hoạt động mua bán hàng hóa, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (theo khoản 8 điều 3 Luật Thương Mại 2005) nhằm mục đích sinh lợi cho cả 2 bên, do

đó, hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại 2005

Vậy, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ bao gồm:

- Luật dân sự 2015

- Luật thương mại 2005

Câu hỏi bổ sung: Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tình huống trên (giả định có trọng tài hay không – tự giả định)

1 Giả định không có điều khoản trọng tài:

• Trường hợp các bên không có thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án nhân dân Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là loại tranh chấp kinh doanh, thương mại và thuộc thấm quyền giải quyết của tòa án

• Vì Công ty Thái Dương có trụ sở tại tỉnh P, nếu không có thỏa thuận khác, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Công ty Thái Dương đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết

2 Giả định có điều khoản trọng tài:

• Nếu các bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc

về trọng tài thương mại, theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010

Trang 19

• Trong trường hợp có điều khoản trọng tài trong hợp đồng, các bên phải tuân thủ phươngthức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài và không được đưa tranh chấp ra tòa án, trừkhi thỏa thuận trọng tài vô hiệu

3 Phương thức giải quyết tranh chấp:

• Nếu giải quyết tranh chấp thông qua tòa án: Các bên sẽ gửi đơn khởi kiện và yêu cầu tòa án xét xử vụ việc

• Nêu giải quyết tranh chấp qua trọng tài: Trọng tài viên sẽ được chỉ định hoặc các bên chọn ra một trọng tài viên, sau đó tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy trình trọng tài Trong trường hợp này, phương thức giải quyết thông qua tòa án hoặc trọng tài đều có thể xảy ra tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về điều khoản giải quyết tranh chấp

Câu 2 : Yêu cầu của cty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không? Tại sao ?

Để phân tích chi tiết yêu cầu của Công ty Thái Dương trong việc hủy bỏ hợp đồng

số 01/HĐ và đánh giá xem yêu cầu này có căn cứ hợp pháp theo Bộ luật Thương mại 2005 hay không, chúng ta cần xem xét một số khía cạnh chính của hợp đồng

và pháp luật thương mại

1 Tính hợp pháp của hợp đồng số 01/HĐ

Công ty Thái Dương lập luận rằng hợp đồng số 01/HĐ không có giá trị vì thiếu cácđiều khoản về chất lượng, giá cả, và địa điểm giao nhận hàng Tuy nhiên, điều này không đủ căn cứ để làm cho hợp đồng vô hiệu dựa trên Bộ luật Thương mại 2005

a Về giá cả:

Theo Điều 52 Bộ luật Thương mại 2005, trong trường hợp hợp đồng không quy định về giá, giá sẽ được xác định theo giá thông thường trên thị trường hoặc giá màcác bên đã thỏa thuận trước đó Nếu các bên không thỏa thuận về giá thì điều này không làm hợp đồng vô hiệu Hợp đồng vẫn có thể thực hiện dựa trên giá trị thị trường hiện tại của sản phẩm

Ngày đăng: 23/01/2025, 12:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN