1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chất phóng xạ

5 598 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT PHÓNG XẠ I. Khái niệm chung về chất phóng xạ. Tia phóng xạ là những tia mắt thường không trông thấy được, phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và có khả năng ion hoá vật chất. Những nguyên tố hạt nhân nguyên tử phát ra các tia này gọi là nguyên tố phóng xạ. Hiện nay người ta đã biết khoảng 50 nguyên tố phóng xạ tự nhiên và 1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo. Dưới đây là một số chất phóng xạ thông dụng nhất. chất phóng xạ chu kỳ bán huỷ tia phóng xạ Coban - Co 60 5,3 năm γ Uran - U 238 4,5.109 năm α, β, γ Rađi - Ra 226 1620 năm α, β ,γ Cacbon - C 14 5600 năm β Bary - Ba 130 13 ngày β, γ Iot - I 131 8 ngày γ Lưu huỳnh - S 36 87 ngày β Fôtfo - P 32 14 ngày β Hạt nhân nguyên tử có thể phát ra những loại tia phóng xạ sau đây: Tia α là chùm hạt nhân mang điện tích dương, khối lượng hạt bằng 4 và điện tích điện bằng 2 tương ứng với chùm hạt nhân nguyên tử Hêli (2He4). Khả năng đâm xuyên qua vật chất kém, nhưng khả năng gây ion hoá lại rất lớn. Trong không khí đi được khoảng 10-20cm, cứ mỗi mm đường đi tạo được 6000 ion. Năng lượng hạt α từ 4-9 Me V. Tia β – là chùm các hạt điện tử điện tích bằng 1 và khối lượng không đáng kể (1eo). Có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia α, trong không khí đi được 10m cứ 1mm đường đi tạo được 6 ion. Năng lượng của hạt β từ 0,1-10 MeV Tia β+ (positon) – là những hạt có khối lượng bằng khối lượng điện tử và mang điện tích dương, được tạo nên do sự phân huỷ của một số đồng vị phóng xạ nhân tạo. Tia γ- là một bức xạ điện từ phát ra từ hạt nhân nguyên tử có tốc độ bằng tốc độ ánh sáng. Nó gây ra hiện tượng ion hoá gián tiếp nhờ 3 hiệu ứng quang điện, compton và sinh đôi hạt nhân. Có khả năng xuyên qua vật chất mạnh, muốn cản nó phải dùng tấm chì hoặc bê tông dày. Năng lượng dao động trong khoảng 0,05-10 MeV. Tia Rơnghen hay tia X - về bản chất cũng là một loài bức xạ điện từ giống như tia γ nhưng có bước sóng dài hơn (λ=0,06-200A). Khả năng đâm xuyên và gây ion hoá vật chất tương tự như tia γ. Tia Nơtrôn ( Trung tử)- là chùm tia gồm những hạt nơtrôn chứa trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố (trừ hyđrô), không mang điện tích và có khối lượng bằng 1. Tuỳ theo năng lượng người ta chia ra: Nơtrôn nhanh có năng lượng của các tia phóng xạ, người ta thường dùng các đơn vị sau: Curi (Ci) là hoạt tính phóng xạ của chất nào đó trong 1 giây có 3,7 x 1010 nguyên tử phân tử, còn dùng: Milicuri (mCi)=10-3curi Microcuri (μCI)= 10-6 curi Rơnghen (R) là liều lượng của tia Rơnghen hoặc tia γ, khi chiếu vào 1cm không khí ở điều kiện tiêu chuẩn 0oC và 760mmHg) thì tạo ra được 2,08.109 cặp ion, tương đương với 1 đơn vị tĩnh điện cho mỗi dấu. 1R=100milirơnghen (mH=1.000.000 microrơnghen (μR). Tương đương với R là Rep (Roentgen equivalent physic) đơn vị liều tác dụng vật lý dùng cho tia α , β hoặc nơtrôn. Rad ( Radiation absorbed dose) là liều lượng hấp thụ bức xạ vật lý, nó tương ứng với năng lượng hấp thụ 100 erg trong 1g vật chất bị chiếu xạ. Khi chiếu vào 1g không khí, 1R cho một năng lượng hấp thụ là 84 rad. Khi dùng đơn vị Rad cần nói rõ tia chiếu là loại tia gì. Rem (Rontgen equivalent man) - liều tác dụng sinh vật học – là liều tác dụng sinh vật học gây nên ở tổ chức sinh vật bị chiếu phóng xạ, khi trong tổ chức này hấp thụ được một năng lượng 100 erg hay 1rad của tia rơnghen. Rem = Rad x hệ số sinh vật học tương đối. Hệ số sinh vật học tương đối của các tia phóng xạ như sau: Tia X, (tia rơnghen) = 1. Tia α, proton, nơtrôn nhanh = 10 Nơtrôn chậm = 3 Tia β = 1 Để đo hoạt tính phóng xạ ta dùng các loại máy radiometre, còn khi đo liều lượng phóng xạ ta dùng máy dosimetre. Để theo dõi tính trạng bị chiếu xạ của từng người ta có thể dùng loại bút hoặc dùng phim để đo liều lượng phóng xạ. Việc sử dụng các chất đồng vị phóng xạ vào kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu khoa học ngày càng phổ biến. Nó đã giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp, đưa lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực công nghiệp, người ta dùng CO60, Ir192, TU170 phát ra tia gamma để phát hiện những khuyết tật nằm bên trong các tấm kim loại và kiểm tra chất lượng các mối hàn, Chất đồng vị Ca45, Sr90, Tl204, phát ra các tia β dùng trong các máy đo và khống chế độ dày mỏng của các tấm giấy, nilông, phim, CO60., Cs137, Ba138, phát ra tia gamma thì dùng trong máy đo và khống chế độ dày của các tấm thép, tấm đồng hoặc lá kim loại, Chất đồng vị phóng xạ còn được dùng vào việc đo lường tự động độ cao các mặt dung dịch ở trong các bể chứa kín, theo dõi tình trạng hao mòn của thành trong lò cao, thăm dò dầu mỏ và khí đốt, khử tĩnh điện, sinh ra do ma sát ở các máy móc, dụng cụ và sản phẩm, chế tạo các chất phát quang dùng cho mặt kín đồng hồ,v.v…… Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi ngư nghiệp, các chất đồng vị phóng xạ cũng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Người ta dùng P32, K 42 để nghiên cứu quá trình dinh dưỡng của cây trồng (Phương pháp nguyên tử đánh dấu); chiếu tia phóng xạ để xử lý hạt giống, bảo quản lương thực, thực phẩm diệt trừ ruồi muỗi, sâu bọ, hoặc kích thích cây trồng tăng trưởng nhanh. Dùng các đồng vị phóng xạ của P, S, Cu, Fe, I, có thể biết được tác dụng của các nguyên tố này đối với gia súc, từ đó cải tiến thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi. Trong lâm nghiệp, dùng các đồng vị phóng xạ người ta có thể nghiên cứu mối quan hệ của sự trao đổi chất dinh dưỡng của các loai cây trong rừng, trong ngư nghiệp phương pháp nguyên tử đánh dấu giúp ta thăm dò chính xác khối lượng cá trong ngư trường, nghiên cứu tình trạnh di chuyển của các đàn cá và những điều kiện sống tốt nhất cho chúng. Trong y học, tia rơnghen, tia gamma được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh và trong một số trường hợp để điều trị các bệnh ung thư, nhiều đồng vị phóng xạ được sử dụng để nghiên cứu chuyển hoá chất trong cơ thể, phát hiện những tình trạng bất thường trong các cơ quan, theo dõi sự phân bố và bài xuất của các lọai thuốc chữa bệnh hoặc các chất độc công nghiệp khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể, nghiên cứu tình trạng khuếch tán của các chất độc trong không khí, mức độ pha loãng của nước thải sau khi đổ ra sông ngòi, hồ ruộng, v.v… Có thể nói không một nghành nào là không ứng dụng các tính chất của đồng vị phóng xạ và tia phóng xạ. Trong tương lai với những máy gia tốc, những lò phản ứng nguyên tử những nhà máy điện nguyên tử mỗi ngày một nhiều, việc ứng dụng các chất phóng xạ sẽ đi vào đời sống hàng ngày của con người. II. Ảnh hưởng của tia phóng xạchất phóng xạ đối với cơ thể. Tia phóng xạ khi chiếu từ bên ngoài vào bề mặt cơ thể thì được gọi là tia tác dụng ngoại chiếu. Chất phóng xạ xâm nhập vào trong cơ thể (qua đường thở, đường tiêu hoá), tới tận máu, tận xương, tận các tổ chức của cơ thể và đồng thời gây tác dụng nội chiếu (bị chiếu xạ từ bên trong) Chiếu xạ từ bên ngoài hay từ bên trong đều có thể gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng chiếu xạ từ bên trong thường gây nghuy hiểm hơn vì thời gian bị chiếu xạ lâu hơn, diện chiếu xạ rộng hơn cách đào thải chất phóng xạ ra ngoài cơ thể cũng có những khó khăn nhất định. Về mặt lâm sàng khi bị chiếu tia phóng xạ hoặc bị nhiễm chất phóng xạ quá liều, cơ thể có những biểu hiện sau đây: I. Những ảnh hưởng sớm - Bệnh nhiểm phóng xạ cấp tính. Bệnh nhiễm phóng xạ cấp tính có thể xẩy ra rất sớm sau vài giờ hoặc vài ngày, khi cơ thể bị nhiễm xạ toàn thân trong một lúc một liều phóng xạ trên 300 Rem. Trong bệnh phóng xạ cấp tính có thể có các triệu chứng: 1.Hiện tượng rối loạn chức phận của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là ở vỏ não. Nhức đầu chóng mặt, buồn nôn, nôn mữa, dễ hồi hộp cáu kỉnh, khó ngủ, kém ăn, cảm giác mệt mỏi. 2. Da bị bỏng hoặc tấy đỏ ở chỗ tia phóng xạ chiếu qua. 3. Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, các tế bào máu ở ngoại vi và ở tuỷ xương bị giảm, đặc biệt là dòng bạch cầu và tiểu cầu, hồng cầu cũng giảm nhưng muộn hơn, kết quả là bệnh nhân bị thiếu máu nặng, giảm khả năng chống đỡ các bệnh nhiễm trùng chảy máu kéo dài. 4. Gầy sút cân, dần dần chết trong tình trạng suy nhược toàn bộ cơ thể hoặc bệnh nhiễm trùng nặng. 5. gây đột biến gen và ung thư. Trong bệnh phóng xạ còn có những rối loạn chuyển hoá chất về nhiều mặt. II. Những ảnh hưởng muộn - Bệnh nhiễm phóng xạ mãn tính Trong bệnh nhiễm phóng xạ mãn tính các triệu chứng bệnh xuất hiện muộn, nhiều khi lâu tới hàng năm, hàng chục năm kể từ lúc bị chiếu tia phóng xạ hoặc nhiễm chất phóng xạ. bệnh xẩy ra khi cơ thể bị nhiễm một lúc liều phóng xạ khoảng trên dưới 200 Rem hoặc nhiễm những liều nhỏ tia hoặc chất phóng xạ nhưng trong một khoảng thời gian dài. Triệu chứng sớm nhất trong bệnh phóng xạ nhiễm tính là những biểu hiện của hội chứng suy nhược cơ thể , suy nhược thần kinh, tiếp đó là hiện tượng rối loạn chức phận cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển hoá chất đường, lipít, prôtít, muối khoáng cuối cùng là sự thoái hoá suy sụp chức phận ở toàn bộ các cơ quan và hệ thống. Bệnh nhân bị nhiễm xạ mãn tính có thể có hiện tượng đục nhãn mắt, ung thư da, ung thư xương.v.v…… Bệnh phóng xạ có xẩy ra hay không bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố: - Tổng liều chiếu xạ và liều lượng chiếu xạ mỗi lần. Tổng liều càng lớn, tác hại càng mạnh. Nhiễm 300 Rem, bệnh nhẹ có thể chữa được. Nhiễm 600 Rem, bệnh nặng chắc chắn chết, cùng một tổng liều, nếu bị chiếu phân tán thành nhiều liều nhỏ thì tác hại sẽ ít hơn là bị chiếu gộp cả một lần. - Diện tích cơ thể bị tia phóng xạ chiếu càng rộng càng nguy hại, bị chiếu toàn thân nguy hiểm hơn khi bị chiếu ở một bộ phận. Vùng bị chiếu gây ra những tác hại nặng nề nhất là vùng đầu, vùng bụng. - Các tế bào trẻ như tế bào ung thư, tế bào của tổ chức thai nhi có tính mẫn cảm với các tia phóng xạ cao hơn các tế bào già trưởng thành. - Tình trạng cơ thể mệt mỏi, đói, nhiễm độc, nhiễm trùng làm tăng thêm tính nhạy cảm của cơ thể đối với tác dụng của tia phóng xạ. - Bản chất vật lý của tia phóng xạ và đặc tính lý hoá của chất phóng xạ tia X và nơtrôn gây ion hoá mạnh hơn tia γ. Chất phóng xạ Na24 tác dụng đến toàn thân nhưng thời gian tác dụng ngắn, chất I131 tập trung ở tuyến giáp, chất Sr40 tích luỹ ở xương,v.v…. Biết rõ đặc tính và tác hại của các loại tia phóng xạchất phóng xạ chúng ta có thể đề ra được những biện pháp phòng chống lớn nhất để ngăn ngừa những ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể. MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TẦN SỐ CAO VÀ CỰC CAO Trong các lĩnh cực kinh tế và quốc phòng, các máy phát được sử dụng ngày càng nhiều (như trong các nghành vô tuyến truyền hình, vô tuyến truyền thanh, rađa, vô tuyến thiên văn, vật lý trị liệu,v.v….) Ở nhiều ngành công nghiệp, năng lượng của dòng điện tần số cao được dùng để đốt nóng kim loại như khi đúc, rèn, nhiệt luyện, tán nối và còn được dùng để sấy, dán, thiêu kết các chất phi kim loại. việc sử dụng dòng điện tần số cao cho phép tiến hành quá trình công nghệ nhanh chóng hơn, đảm bảo chất lượng gia công cao hơn, đồng thời tạo điều kiện để ứng dụng rộng rãi các thiết bị cơ khí hoá và tự động hoá. Sự thay thế các lò đúc, lò sấy đốt nóng bằng nhiên liệu bằng các lò dùng dòng điện tần số cao đã làm giảm hẳn độ bụi bẩn của không khí trong sản xuất rút ngắn thời gian và giảm cường độ bức xạ của các tia nhiệt đến cơ thể. Các thiết bị nhiệt luyện bằng điện cao tần phát ra năng lương điện từ, các năng lượng này lại biến thành công có ích. Song khi đó trong vùng làm việc có một trường điện từ có thể gây tác hại đối với cơ thể con người. Vì sự xuất hiện tác hại đó ta không nhìn thấy được và tác hại của chúng cũng không cảm thấy được bằng các giác quan nên sự nguy hiểm do nhiễm các tia năng lượng này lại càng tănglên. 1. Sự hình thành trường điện từ tần số cao. Ta đã biết rằng xung quanh dây dẫn điện xuất hiện đồng thời một điện trường và một từ trường. Các trường này sẽ không có liên hệ với nhau nếu dòng điện không thay đổi theo thời gian (dòng điện một chiều). Khi dòng điện thay đổi (dòng điện xoay chiều chẳng hạn) trường từ và trường điện có liên hệ với nhau nên khi nghiên cứu chúng cần phải tiến hành đồng thời và coi chúng như một trường điện từ thống nhất. Trường điện từ tần số cao có khả năng toả lan ra không gian không cần dây dẫn điện với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. V = C/n C - Vận tốc ánh sáng (3.10 3 km/s) n- CHiết suất của môi trường. Trường điện từ thay đổi theo tần số của dòng điện sinh ra nó. Thời gian cần cho một chu kỳ biến đổi của dòng điện đúng bằng chu kỳ dao động của trường điện từ. Tần số và chu kỳ của trường điện tử có quan hệ tỉ lệ nghịch. 1 F = 1/T Trong đó: f - tần số dao động của trường điện từ T- chu kỳ dao động của trường điện từ khoảng cách mà trường điện từ đã lan ra sau một chu kỳ gọi là bước sóng của trường điện từ λ = CT /n = λ0/n = C/ nf λ - Bước sóng λ0 - Bước sóng của dòng điện tử trong chân không Bước sóng của dòng điện từ phụ thuộc môi trường, nó có bước sóng lớn nhất trong chân không. Sóng điện từ (đơn sắc) được phân loại theo độ lớn cúa tần số (Hz) hay bước sóng (trong chân không). Sự lan toả trường điện từ trong không gian mang theo năng lượng của nó. Trong công nghiệp người ta thấy ứng dụng các trường điện từ tần số cao, khoảng 3.104 – 3.106Hz, bước sóng từ 100cm đến 1m, tần số cực cao 3.108 – 3.1011Hz, bước sóng từ 100cm đến 0.1cm. Các lò cao tần dùng để nung nóng các vật liệu, phôi và chi tiết khác nhau. Từ trường được tạo thành trong các lò này chính là nhờ các cuộn dây cảm ứng, các máy biến áp và các thiết bị cảm ứng đốt nóng. Khi đặt một vật bằng kim loại trong từ trường thay đổi liên tục thì vật bị cảm ứng một sức điện động với tần số của trường. Dưới tác dụng của sức điện động này, vật kim loại sẽ phát sinh dòng điện xoay chiều (dòng điện). Nó làm nóng kim loại dòng điện cảm ứng phát sinh chủ yếu trên bề mặt của vật bằng kim loại. Khi tần số của dòng số của dòng điện trên càng cao thì lớp bề mặt bị nung nóng càng mỏng. Sự đốt nóng các lớp kim loại sâu hơn phải chờ vào quá trình truyền nhiệt. Các vật liệu cách điện không thể nung nóng bằng phương pháp này vì dòng điện phát sinh trong chúng không đủ lớn để nung nóng chúng. Để nung nóng các vật phi kim loại, người ta đặt chúng trong các tấm kim loại, nhờ dòng điện cảm ứng, những tấm kim loại này nóng lên rồi truyền nhiệt cho chúng. Mặt khác dưới tác dụng của điện trường, một số ít các điện tử tự do có trong vật phi kim loại tạo ra một dòng điện nhỏ, còn số lớn điện tử liên kết với nhau bằng sức hút phân tử được sắp xếp lại theo hướng của điện trường, nghĩa là bị phân cực của các điện tử không tự do xẩy ra phụ thuộc vào sự thay đổi hướng của điện trường và có tần số như tần số của điện trường. Lực hút phân tử chống lại quá trình phân cực này. Cũng giống như hiện tượng ma sát của hai vật rắn trong chuyển đồng trượt, cơ nặng tiêu hao để khắc phục lực ma sát sẽ biến thành nhiệt năng, trong trường hợp này, năng lượng của trường điện từ tiêu hao để chống lại lực hút phân tử sẽ biến thành nhiệt năng rồi nung nóng vật cách điện. 2. Tác dụng của trường điện từ đến cơ thể người. Cạnh các nguồn của các trường cao tần hình thành một vùng cảm ứng và vùng bức xạ. Các nguồn phát không quá 1/6 bước sóng sẽ là vùng có ưu thế cảm ứng, được gọi là vùng cảm ứng, bên ngoài vùng này được gọi là vùng bức xạ trường điện thay đổi theo chu kỳ còn trong vùng bức xạ thì trường điện từ tác dụng lên con người cùng một lúc với tất cả các thành phần tử và điện thay đổi đều đặn. Mức độ tác dụng của trường điện lên có thể con người phụ thuộc vào độ dài bước sóng. Tính chất công tác của nguồn (xung hay liên tục). Cường độ bức xạ, thời gian tác dụng, khoảng cách từ nguồn đến cơ thể và sự cảm thụ riêng của từng người. Tần số càng cao (nghĩa là bước sóng càng ngắn), năng lượng điện từ mà cơ thể hấp thụ càng tăng: Tần số cao : 20% Tần số siêu cao : 25% Tần số cực cao: 50% Bước sóng Độ thấm sâu Loại milimet Loại centimet Loại đêxemet Lọai mét - Bề mặt lớp da - Da và các tổ chức dưới da - Vào sâu trong các tổ chức khoảng 10-15cm - Vào sâu hơn 15cm Song tác hại của sóng điện từ không chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ bị hấp thụ mà còn phụ vào độ thấm sâu của sóng bức xạ vào cơ thể. Độ thấm sâu càng cao thì tác hại càng nhiều. Độ thấm sâu cho trong bảng và năng lượng hấp thụ nêu trên có thể làm rõ các đặc tính sau đây của sóng điện từ: Sóng đềxi mét gây biến đổi lớn nhất đối với cơ thể so với sóng centimet và sóng mét. Sóng milimet gây tác dụng bệnh lý rất ít so với sóng centimet và đeximet. Dưới tác dụng các trường điện từ tần số cao, các iôn của các tổ chức cơ thể sẽ chuyển động , trong các tổ chức này sẽ xuất hiện một dòng điện cao tần, do đó mà một phần năng lượng của trường bị thấm hút. Trị số độ truyền dẫn của tổ chức cơ thể tỷ lệ với thành phần chất lỏng có trong tổ chức đó. Độ truyền dẫn mạnh nhất là ở máu và các bắp thịt còn yếu nhất ở các mô mỡ . Chiều dày lớp mỡ ở nơi bị bức xạ có ảnh hưởng đến mức độ phản xạ sóng bức xạ ra ngoài cơ thể. Đại não, tuỷ xương sống có lớp mỡ mỏng, còn mắt thì hoàn toàn không có nên các bộ phận này chịu tác dụng nhiều hơn cả… Mức độ hấp thụ năng lượng điện từ và sự toả nhiệt trong các bộ phận phụ thuộc vào tần số của nguồn bức xạ. Song vì các cơ quan bên trong có độ truyền dẫn khác nhau nên tác dụng nhiệt có thê có tính lựa chọn và xuất hiện ở một số cơ quan nhất định nào đó mạnh mẽ hơn. Năng lượng điện từ được hấp thụ gây ra sự phá huỷ sự định hướng không gian của dịch thể phân tử lưỡng cực chứa trong cơ thể. Năng lượng đó được biến thành nhiệt và nung nóng các tổ chức. Cường độ nung nóng phụ thuộc vào cường độ bức xạ và mức độ tản nhiệt của bộ phận cơ thể hấp thụ. Ở các bộ phận được cấp ít máu (như nhân mắt, ống dẫn tinh,…) và ở các cơ quan nước bảo hoà cao (như gan, tuyến tuỵ, lá lách, thận…) dễ bị nung nóng. Tác dụng của sóng điện từ lên các cơ quan này thường làm tăng các quá trinh viêm mãn tính, gây đau đớn cho cơ thể Ảnh hưởnh của quá trình nung nóng cơ thể gây ra những vết loét bên trong làm lan truyền chúng, chảy máu. Đặc biệt nguy hiểm là sự bỏng nhiệt ở các tổ chức nằm sâu bên trong, gây ra do sự thấm sâu của các tia bức xạ. Chịu tác dụng của trường điện từ có tần số khác nhau và cường độ lớn hơn cường độ giới hạn cho phép một cách có hệ thống và kéo dài sẽ dẫn tới sự thay đổi một số chức năng của cơ thể, trước hết là hệ thống thần kinh trung ương mà chủ yếu là làm rối loạn hệ thần kinh thực vật và rối loạn hệ thống tim mạch, sự thay đổi đó có thể làm nhức đầu mệt mõi, khó ngủ hoặc buồn ngủ nhiều, suy yếu toàn thân sinh ra nóng nảy, và hàng loạt triệu chứng khác, ngoaì ra nó có thể làm chậm mạch, giảm áp lực máu, đau tim, khó thở, làm biến đổi gan và lá lách. Tác dụng của năng lượng điện từ tần số siêu cao là có thể làm biến đổi máu, giảm sự thính mũi, biến đổi nhân mắt. Những triệu chứng trên có thể xuất hiện ngay sau vài tháng làm việc. Tuổi nghề càng tăng, tỉ lệ bệnh càng cao. Sóng vô tuyến còn có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nói chung phụ nữ chịu tác dụng của sóng điện từ mạnh hơn nam giới. Tác dụng sinh vật của trường điện từ có thể làm tổn thương các chức năng của cơ thể và có khả năng tích luỹ lại, nhưng ngược lại những tổn thương này có thể mất đi nếu ngừng tiếp xúc với các tia bức xạ và nếu điều kiện lao động được cải thiện. Để đánh giá lượng bức xạ của trường điện từ tần số cao và siêu cao, người ta dùng cường độ tác dụng của trường mà cường độ này được biểu thị bằng trị số điện áp của nó. Trị số điện áp giớ hạn cho phép của trường tương ứng với các tần số này quy định là 5V/m ở chỗ làm việc, còn đối với lò đúc cảm ứng và các thiết bị cảm ứng nung nóng, vì có khó khăn về kỹ thuật, không thể bao che kín được nên tạm thời cho phép điện áp của trường đến 10V/m. Để đánh giá lượng bức xạ của trường điện từ tần số cao và siêu cao, người ta dùng cường độ tác dụng của trường mà cường độ bức xạ mà cường độ này được biểu thị bằng trị số mật độ của dòng công suất trung bình trong khoảng không gian ở nơi đó. Mật độ dòng công suất được xác định bằng số năng lượng truyền qua diện tích 1cm2 vuông góc với phương truyền sóng trong 1giây. Đơn vị tính toán là μW/cm2, mW/cm2, W/cm2, Trị số cường độ bức xạ giới hạn cho phép của trường điện từ tần số cực cao tại chỗ làm việc được xác định như sau:Khi chịu tác dụng cả ngày làm việc thì cường độ bức xạ không lớn hơn 10μW/cm2 , khi chịu tác dụng không quá 2 giờ trong một ngày thì không lớn hơn 100μW/cm2 , khi chịu tác dụng không quá 15 – 20 phút trong một ngày thì không lớn hơn 1mW/cm2, và khi đó nhất thiết phải đeo kính để bảo vệ mắt. . người. II. Ảnh hưởng của tia phóng xạ và chất phóng xạ đối với cơ thể. Tia phóng xạ khi chiếu từ bên ngoài vào bề mặt cơ thể thì được gọi là tia tác dụng ngoại chiếu. Chất phóng xạ xâm nhập vào trong. lúc bị chiếu tia phóng xạ hoặc nhiễm chất phóng xạ. bệnh xẩy ra khi cơ thể bị nhiễm một lúc liều phóng xạ khoảng trên dưới 200 Rem hoặc nhiễm những liều nhỏ tia hoặc chất phóng xạ nhưng trong. hơn, diện chiếu xạ rộng hơn cách đào thải chất phóng xạ ra ngoài cơ thể cũng có những khó khăn nhất định. Về mặt lâm sàng khi bị chiếu tia phóng xạ hoặc bị nhiễm chất phóng xạ quá liều, cơ

Ngày đăng: 01/07/2014, 04:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w