Nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại nhà thuốc bệnh viện Bãi Cháy
Trang 1NÂNG CAO TỶ LỆ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2023
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện Bãi Cháy hàng năm tiếp nhận trung bình 1500 lượt khám bệnh/ngày, do đó thường xuyên gặp phải tình trạng ùn tắc tại quầy thuốc khi thanh toán, đặc biệt trong giờ cao điểm Khi thực hiện hình thức thanh toán bằng tiền mặt gặp phải những khó khăn sau: mất thời gian kiểm, đếm, vấn đề tiền giả; Trong tình trạng dịch bệnh tập trung đông người gây mất an toàn; Khó sắp xếp thứ tự bệnh nhân; Ùn tắc thanh toán trong giờ cao điểm, quá tải cục bộ khi thanh toán
Chính vì vậy, ngay sau khi Chính phủ ban hành Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND về việc triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025; Bệnh viện Bãi Cháy đã ban hành các văn bản và kế hoạch triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể: Kế hoạch số 536/KH-BVBC ngày 13/5/2022 của Bệnh viện Bãi Cháy
về triển khai đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Bãi Cháy năm 2022; Kế hoạch số 1206/KH-BVBC ngày 24/10/2022 của Bệnh viện Bãi Cháy về
Tổ chức Hội nghị triển khai thanh toán không dùng tiền mặt Hiện tại nhà thuốc bệnh viện đã triển khai nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ, thanh toán chuyển khoản, QR tĩnh
Qua khảo sát năm 2022 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại nhà thuốc bệnh viện còn tương đối thấp (số lượt thanh toán không dùng tiền mặt tại Nhà thuốc bệnh viện là 5%, tỷ lệ số tiền thanh toán không dùng tiền mặt là 10%)
Bệnh viện Bãi Cháy là đơn vị Y tế đầu tiên tại miền Bắc triển khai quét mã
QR động trong thanh toán viện phí, thanh toán tiền thuốc với những ưu điểm vượt trội sau: Hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; Người dân thực hiện được ở nhiều điểm; Hệ thống đối soát của ngân hàng và bệnh viện đã được kết nối tự động nên thông tin giao dịch và thực hiện giao dịch nhanh chóng mà không cần qua quầy thu ngân của bệnh viện, người thu tiền không phải kiểm tra đợi tiền về tài khoản Nhờ
đó rút ngắn thời gian và giảm tình trạng ùn tắc tại khu vực thanh toán mua thuốc
Trang 4Xuất phát từ thực trạng trên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại NTBVBC, đặc biệt với ưu điểm vượt trội của hình thức thanh toán qua Qrcode động; chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề án cải tiến chất lượng “ Nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Nhà thuốc Bệnh viện Bãi Cháy” với mục tiêu:
+ Triển khai thanh toán QR code động tại Nhà thuốc bệnh viện
+ Nâng tỷ lệ số tiền thanh toán không dùng tiền mặt tại nhà thuốc tăng từ 10% lên 30%
+ Nâng số lượt thanh toán không dùng tiền mặt trung bình từ 5% lên 15%
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở lý thuyết
- Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức thanh toán sử
dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, MobileBanking, InternetBanking hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ hiện nay
+ Ví điện tử hay còn được gọi là Ví tiền Online là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như: Thanh toán tiền điện, nước, học phí, nạp tiền điện thoại (Top Up), mua vé xem phim,
+ Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng của mình Điều kiện để sử dụng dịch vụ Mobile Banking là điện thoại của quý khách hàng phải có kết nối internet thông qua các hình thức như GPRS/3G/4G/wifi…
+ Những giao dịch mà dịch vụ Mobile Banking có thể thực hiện bao gồm các dịch vụ ngân hàng căn bản như:
Chuyển khoản
Truy vấn thông tin tài khoản
Mở tài khoản tiết kiệm, tất toán tài khoản tiết kiệm
Thanh toán hóa đơn dịch vụ, thanh toán tiền điện thoại trả sau, nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước…
+ Hạn mức giao dịch ngân hàng mà dịch vụ Mobile Banking cung cấp được quy định theo chính sách riêng của mỗi ngân hàng.Tính năng mà dịch vụ Mobile Banking mang lại được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, phương thức giao dịch đa dạng, tương thích với nhiều loại điện thoại, giao dịch đảm bảo an toàn và được bảo mật
+ Internet Banking (iBanking) (hay Online Banking) là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch như
Trang 6chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ tài chính, nạp tiền, nộp thuế thông qua thiết bị kết nối Internet
Giao dịch của dịch vụ Internet Banking chỉ được thực hiện một khi khách hàng nhập đúng được mã OTP xác thực được ngân hàng gửi về cho khách hàng
Chỉ cần đăng ký dịch vụ Internet Banking tại chi nhánh/Phòng giao dịch của ngân hàng và duy trì hàng tháng với mức phí trên dưới 10 nghìn đồng tùy ngân hàng và bạn sẽ thấy tiện lợi vô cùng vì:
Giao dịch mọi lúc mọi nơi chỉ cần có Internet mà không cần tới Ngân hàng hay ra cây ATM
An toàn bảo mật với hệ thống xác thực hai yếu tố
Rất nhiều tính năng được tích hợp chuyển tiền cùng ngân hàng - khác ngân hàng online, thanh toán tiện ích, gửi tiền online tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả hoạt động quản lý tài khoản cá nhân
+ QR-code (hay mã phản hồi nhanh) là một mã vạch ma trận được phát triển
bởi Công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994 Khởi đầu mã QR được sử dụng cho các bộ phận trong sản xuất xe hơi, sau đó được sử dụng trong quản lý kiểm kê nhiều lĩnh vực khác nhau Hiện nay, các thiết bị di động được trang bị phần mềm đọc mã QR QR được ứng dụng hoạt động khác nhau như quảng cáo, giải trí, bán lẻ,
và thanh toán (Yan và cộng sự, 2021) Trong lĩnh vực thanh toán, QR trở thành phương thức giao dịch thuận tiện thay thế cho thanh toán truyền thống và thẻ thanh toán Khi điện thoại thông minh tích hợp phần mềm đọc mã QR, khách hàng quét
mã và thông tin giao dịch được hiển thị và thực hiện thanh toán dễ dàng TTQC mang lại khách hàng các lợi ích như (1) nhanh chóng và dễ sử dụng, người dùng không cần nhập thông tin tài khoản, số thẻ hay số tài khoản, chỉ cần quét mã QR và nhập số tiền thanh toán, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí; (2) đơn giản và không cần thiết bị đặc biệt, khách hàng chỉ cần quét mã QR với camera được trang
bị sẵn trên điện thoại di động; (3) tính an toàn cao so với thanh toán truyền thống (như tiền mặt) hay thẻ thanh toán (như thẻ tín dụng) bởi vì nó được trang bị lớp bảo mật cùng định dạng đặc biệt của QR
Trang 71.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện tại Bệnh viện đã và đang triển khai nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: thanh toán thẻ (POS), thanh toán trực tuyến qua thẻ khám bệnh thông minh, chuyển khoản, Qrcode tĩnh, Qrcode động Bệnh viện Bãi Cháy là đơn
vị đầu tiên tại miền Bắc triển khai thành công hình thức thanh toán qua Qrcode động Bệnh viện đã phối hợp với ngân hàng Vietinbank Bãi Cháy tổ chức hội nghị
để tổng kết những kết quả đạt được trong giai đoạn đầu triển khai cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực hiện đến các đơn vị trong ngành y tế Quảng Ninh
- Thực tế qua khảo sát tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Nhà thuốc trong 3 tháng đầu năm 2023 vẫn thấp (số lượt thanh toán không dùng tiền mặt là 7,8%, tỷ lệ số tiền thanh toán không dùng tiền mặt là 16,4%) Nguyên nhân do hệ thống wifi còn hay bị nghẽn, máy tính chưa đầy đủ, bệnh nhân chưa có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (bệnh nhân cao tuổi không sử dụng điện thoại thông minh, bệnh nhân không mang thẻ ngân hàng, không có tiền trong tài khoản ) nhân viên y tế chưa tích cực tư vấn cho bệnh nhân
- Dựa vào thực trạng trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “ thanh toán
không dùng tiền mặt tại Nhà thuốc Bệnh viện Bãi Cháy ” để tiến hành cải tiến chất lượng Tuy nhiên hình thức ưu việt và có ứng dụng cao là sử dụng mã QRcode, đặc biệt là mã QRcode động có ưu điểm nhanh, chính xác và tiện lợi
1.3 Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025;
+ Kế hoạch số 536/KH-BVBC ngày 13/5/2022 của Bệnh viện Bãi Cháy về triển khai đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Bãi Cháy năm
2022
+ Kế hoạch số 1206/KH-BVBC ngày 24/10/2022 của Bệnh viện Bãi Cháy về
Tổ chức Hội nghị triển khai thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 8+ Kế hoạch số 821/KH-BVBC ngày 22/07/2022 về việc Tổ chức tham quan, học tập tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế: Tham quan, học tập mô hình liên kết giữa Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Huế triển khai thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng QR-code động
* Kế hoạch 97/KH-UBND về triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025
* Kế hoạch số 2013/KH-SYT ngày 04/4/2022 của Sở Y tế về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt gắn với chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh năm 2022
* Kế hoạch số 1190/KH-BYT ngày 10/09/2022 của Bộ Y tế về thúc đẩy triển khai thanh toán chi phí dịch vụ khám chữa bệnh không dùng tiền mặt tại các cơ sở y
tế đến cuối năm 2022
* Công văn số 4918/SYT-VP ngày 15/09/2022 của Sở Y tế V/v triển khai thực hiện kế hoạch số 1190/KH-BYT ngày 10/09/2022 của Bộ Y tế
Trang 9Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả bệnh nhân thanh toán tại nhà thuốc
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2023 đến tháng 09/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà thuốc bệnh viện Bãi Cháy
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu chuỗi thời gian trước - sau
2.1.4 Phương pháp thu thập số liệu
Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu hàng ngày
Chỉ số 1 Tỷ lệ tổng số tiền thanh toán không dùng tiền mặt tại
NTBV
Phương pháp tính
Tử số1 Doanh thu thanh toán không dùng tiền mặt tại NTBV
Mẫu số 1 Tổng doanh thu thanh toán tại NTBV
Chỉ số 2 Tỷ lệ lượt thanh toán không dùng tiền mặt tại NTBV
Phương pháp tính
Tử số1 Số lượt thanh toán không dùng tiền mặt tại NTBV
Mẫu số 1 Tổng số lượt thanh toán tại NTBV
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu
- Phần mềm quản lý bán hàng của bệnh viện
- Phần mềm quản lý của Ngân hàng
2.2 Phân tích nguyên nhân
Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá, như sau:
Trang 10Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp
Chưa được mua sắm bổ sung
Hệ thống wifi chưa được nâng cấp
Không có tiền trong tài khoản
Tập trung vào giờ cao điểm
Chưa tích cực
tư vấn
Chưa triển khai QR động tại quầy thuốc
Trang 11Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện,
sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:
Thực thi
Tích
số (HQ
* TT)
Lựa chọn
Máy tính chưa
được mua sắm
bổ sung
Mua bổ sung máy tính
Đề xuất phòng công nghệ thông tin-truyền thông mua bổ sung
Màn hình
QRcode động
Mua bổ sung màn hình QRcode động
Đề xuất phòng công nghệ thông tin-truyền thông mua bổ sung
Đề xuất phòng công nghệ thông tin-truyền thông
Đề xuất phòng công nghệ thông tin-truyền thông
Người bệnh
đông
Bổ sung nhân lực
Đề xuất phòng TCCB bổ sung nhân lực
Tập huấn kiến thức quy trình thanh toán không dùng tiền mặt
Tập huấn kiến thức quy trình thanh toán
Tổ chức giám sát thường xuyên tại khoa
Trang 122.4 Kế hoạch can thiệp
Phương pháp Các hoạt động Thời gian
thực hiện Địa điểm Người
thực hiện
Người phối hợp
Đề xuất Mua bổ sung máy tính Tháng
04/2023
Nhà thuốc
Triển khai
thanh toán QR
code động
Xây dựng quy trình thanh toán QR code
động
Tuần 1 tháng 04/2023
Nhà thuốc bênh viện
DS Hương
Nhân viên nhà thuốc
DS Hoa
Nhân viên nhà thuốc Đánh giá kiến thức đầu
vào của dược sỹ nhà
thuốc
Tuần 3 tháng 04/2023
Nhân viên nhà thuốc
Tổ chức tập huấn
Tuần 3 tháng 04/2023
Nhân viên nhà thuốc Đánh giá kiến thức đầu
ra của dược sỹ nhà
thuốc
Tuần 4 tháng 04/2023
Nhân viên nhà thuốc
Từ tháng
DS Hương
Tổng hợp số liệu kiểm tra hàng tuần, hàng
tháng
Hàng tháng, bắt đầu từ tháng 04/2023
Hương
Trang 13- Trước can thiệp: tháng 01, tháng 02, tháng 03 năm 2023
- Trong can thiệp: đánh giá hàng tháng, bắt đầu từ tháng 04/2023
- Sau can thiệp: tháng 09/2023
Trang 14Chương 3 KẾT QUẢ
3.1 Kiến thức về quy trình thanh toán không dùng tiền mặt trước và sau can thiệp Bảng 3.1 Kiến thức của nhân viên NTBV về quy trình thanh toán không dùng tiền mặt
trước và sau can thiệp
Thời gian Kiến thức đạt Kiến thức chưa đạt
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Sau khi được đào tạo 100% nhân viên đã được có đầy đủ kiến thức về quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thuần thục quy trình
* Hình ảnh tập huấn
Trang 163.2 Tỷ lệ số lượt thanh toán không dùng tiền mặt trước và sau can thiệp
Bảng 3.2 Tỷ lệ số lượt thanh toán không dùng tiền mặt trước và sau can thiệp
Tổng
Số lượng Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Hình 3.1 Tỷ lệ số lượt thanh toán không dùng tiền mặt
Số lượt thanh toán không dùng tiền mặt
Số lượt thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 17từ 512/7.410 đơn/tháng (chiếm 6,9%) vào tháng 1/2023 lên 1.993/11.310 đơn (chiếm 17,8%) vào tháng 9/2023
3.3 Tỷ lệ số lượng tiền thanh toán không dùng tiền mặt trước và sau can thiệp
Bảng 3.3 Tỷ lệ số lượng tiền thanh toán không dùng tiền mặt trước và sau can thiệp
02/2023 1.084.465.525 19,3 4.526.557.681 80,7 5.611.023.206 Tháng
Số tiền thanh toán không dùng tiền mặt
Số tiền thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 18Nhận xét: Số lượt thanh toán không dùng tiền mặt tăng dần từ tháng 1 đến tháng 9: tháng 1 số tiền là khoảng 709 triệu (chiếm 19,3%) tăng dần qua các tháng, đến tháng 9 là khoảng 1,9 tỷ (chiếm 33,4%)
3.4 Tỷ lệ số lượt tiền thanh toán qua QRcode động trước và sau can thiệp
Bảng 3.4 Tỷ lệ số lượt tiền thanh toán qua QRcode động trước và sau can thiệp
Trang 19can thiệp: trước can thiệp tỷ lệ chỉ chiếm 1,5%, bắt đầu can thiệp từ tháng 4, tỷ lệ tăng dần, đến tháng 9 tỷ lệ thanh toán qua QRcode động chiếm 28,7% (gần 1,7 tỷ đồng trong tháng 9 năm 2023)
Trang 20BÀN LUẬN 4.1 Bàn luận về kết quả đạt được/nghiên cứu
Sau khi được tập huấn 100% nhân viên tại Nhà thuốc bệnh viện đã nắm được quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là quy trình thanh toán qua Qrcode động
Bảng 3.2 cho thấy Tỷ lệ số lượt thanh toán không dùng tiền mặt (bao gồm quẹt thẻ, chuyển khoản, thanh toán Qrcode động) tăng dần sau khi can thiệp, kết thúc đề án tỷ
lệ là 1.993 lượt (chiếm 17,8%)
Bảng 3.2 cho thấy Tỷ lệ số lượng tiền thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng dần qua các tháng sau can thiệp, số tiền khá cao 1.956.104.796vnđ, chiếm 33,4% tại thời điểm kết thúc đề án
Hình 3.3 cho thấy Tỷ lệ số tiền thanh toán qua QRcode động có sự tăng vọt sau khi can thiệp, thời điểm kết thúc đề án đạt 1.681.083.075vnđ (chiếm 28.7%)
Qua kết quả trên cho thấy kể từ khi tăng cường tập huấn cho nhân viên y tế, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng đáng kể về số lượt cũng như số tiền thanh toán Đặc biệt, khi bệnh viện lắp đặt đầy đủ trang thiết bị để thực hiện quy trình thanh toán qua QRcode động, việc thực hiện diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tỷ lệ đã có sự tăng vọt so với trước khi can thiệp
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường tư vấn cho bệnh nhân hơn nữa để tỷ lệ thanh toán qua QRcode động phấn đấu đạt 50%
4.2 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án
- Cơ sở vật chất: Đầu tư hạ tầng trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt: viết phần mềm thanh toán Qrcode động kết nối với phần mềm của ngân hàng, nâng cấp hệ thống wifi free phục vụ bệnh nhân, nâng cấp đường truyền kết nối với ngân hàng, mua sắm các màn hình hiển thị mã Qrcode động tại các vị trí tiếp nhận thanh toán Qrcode động…là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai đề án tại Nhà thuốc bệnh viện
- Trang thiết bị : Bệnh viện đã bổ sung máy tính, màn hình quét Qrcode, hệ thống wifi để phục vụ cho việc thanh toán QRcode động
- Bệnh viện có đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ cao, nhân viên trong khoa là các cán bộ trẻ, năng động, tiếp thu và học hỏi nhanh đây là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai đề án