1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bằng các quy Định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận Định sau “quá trình phát triển của pháp luật Đất Đai qua các thời kỳ

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Phát Triển Của Pháp Luật Đất Đai Qua Các Thời Kỳ
Tác giả Đặng Trần Minh Ngọc, Hồ Bảo Ngọc, Nghiêm Minh Ngọc, Trần Phương Nguyên, Đỗ Bình Khánh Ninh
Người hướng dẫn Ninh Đỗ Bình Khánh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Đất Đai
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Trước hết, xét dưới góc độ quyền của chủ thể sử dụng đất, theo Từ điển luật học năm 2006 định nghĩa: “QSDĐ là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ vi

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: LUẬT ĐẤT ĐAI

ĐỀ 5:

Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “quá trình phát triển của pháp luật đất đai qua các thời kỳ có xu hướng ngày càng quan tâm mở rộng các quyền cho người sử dụng đất” anh (chị) có nhận định, đánh giá gì về việc

tổ chức thực thi quyền của người sử dụng đất trên

thực tế thời gian qua?

Hà Nội, 2023

NHÓM :

01

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

1, Nhóm: 01

2, Lớp: N - TL2

3, Số lượng: 05 thành viên

4, Bảng đánh giá cụ thể

ST

Tiến độ thực hiện

giá xếp loại

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Hà nội, ngày 29 tháng 11 năm 2023

Trưởng nhóm Ninh

Đỗ Bình Khánh Ninh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đất đai xưa nay là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó không chỉ là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà còn là tư liệu sản xuất, đồng thời là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng của chủ sử dụng đất Để có thể tận dụng tối ưu hóa nguồn lực đất đai, thì pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định pháp lý về QSDĐ để mở rộng quyền cho NSDĐ, từ đó tạo tiền để phát triển kinh tế, xã hội Vì vậy, để có cái nhìn

cụ thể và sâu sắc hơn về quá trình phát triển, cũng như sự hoàn thiện của LĐĐ theo từng thời kì về việc mở rộng quyền năng cho NSDĐ, bọn em xin chọn đề bài số 1

để nghiên cứu, làm sáng tỏ

NỘI DUNG CHÍNH

I Các vấn đề lý luận về QSDĐ

1 Khái niệm về QSDĐ

Hiện nay, do QSDĐ chưa được quy định cụ thể trong luật, vì vậy QSDĐ được tiếp cận dưới nhiều góc độ Trước hết, xét dưới góc độ quyền của chủ thể sử

dụng đất, theo Từ điển luật học năm 2006 định nghĩa: “QSDĐ là quyền của các

chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…” Dưới góc

độ này, QSDĐ là quyền mà Nhà nước trao lại cho các chủ thể sử dụng đất thông qua các hình thức khác nhau như cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, để khai thác, sử dụng, đồng thời tạo ra của cải vật chất, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trong xã hội Ngoài ra, xét dưới góc độ quyền sử

dụng là loại tài sản đặc biệt Trước hết, Đảng ta xác định “QSDĐ là một loại tài

sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là QSH” 1 Ngoài ra, do chưa có định nghĩa chính thức nào về QSDĐ ngoài quy định tại Điều 105 và Điều 115 BLDS năm 2015 xác định QSDĐ là một loại quyền tài sản, quyền tài sản là một loại tài sản, từ đó suy luận ra QSDĐ là một loại tài sản

Trang 5

2 Đặc điểm QSDĐ

Thứ nhất, QSDĐ là một loại quyền tài sản Theo Điều 105 BLDS năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Điều 115 BLDS

năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm

quyền tài sản đối với QSH trí tuệ, QSDĐ và các quyền tài sản khác” Như vậy,

dưới góc độ này QSDĐ được coi là một loại quyền tài sản Loại tài sản này đặc biệt

ở chỗ luôn được xác lập trên một tài sản và tài sản này luôn gắn liền với đất đai Khi Nhà nước trao QSDĐ cho NSDĐ, thì QSDĐ là một loại quyền tài sản NSDĐ

có quyền tự mình khai thác công dụng từ đất hoặc được thực hiện các giao dịch đối với QSDĐ của mình như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho QSDĐ

Thứ hai, QSDĐ là một vật quyền hạn chế Vì QSDĐ có đối tượng là vật, cụ thể là dưới dạng đất đai Do đặc tính có ích của đất nên mọi hoạt động của con người đều phải thực hiện trên đất và tác động vào đất nên tính chất đối vật của QSDĐ là không thể phủ nhận Ngoài ra, căn cứ vào Điều 166 LĐĐ năm 2013 quy

định các quyền năng chung của QSDĐ bao gồm: “Quyền được cấp GCN QSDĐ;

hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình ;” Ngoài ra,

những quyền năng riêng phụ thuộc vào từng loại đất cụ thể và hình thức làm phát sinh QSDĐ như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn QSDĐ

Thứ ba, QSDĐ có tính hạn chế Vì QSDĐ là quyền phái sinh từ quyền SHTD về đất đai, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân thực hiện trao QSDĐ cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận QSDĐ thì lúc này mới làm phát sinh QSDĐ của các chủ thể

Thứ tư, QSDĐ là quyền phụ thuộc Cụ thể, QSDĐ bị hạn chế về rất nhiều nội dung như không phải chủ thể nào có QSDĐ cũng có đầy đủ các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ;

Trang 6

khi được Nhà nước trao QSDĐ phải sử dụng đúng mục đích đất, không được tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất

Thứ năm, QSDĐ không có tính vĩnh viễn Nó được thể hiện qua hạn sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê là không quá 50 năm hoặc dài nhất theo quy định của luật hiện hành thì chỉ có thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được Nhà nước gia hạn thì QSDĐ của các chủ thể

bị chấm dứt

II Bình luận, đánh giá nhận định

1 Thực trạng pháp luật sử dụng đất thời kỳ từ năm 1945 - 1986

1.1 Những kết quả đạt được

Sau CMT8, các quy định của pháp luật triều Nguyễn về ruộng đất đều bị bãi

bỏ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 tuyên bố với quốc dân đồng bào rằng: “Nhà nước

sẽ bảo hộ quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam” 2 Áp dụng vào lĩnh vực đất đai, có thể hiểu rằng, Nhà nước bảo bộ quyền tư hữu về ruộng đất, song với các giai cấp khác nhau sẽ thực hiện theo các chính sách khác nhau, và QSH ruộng đất của địa chủ vẫn chưa bị đụng chạm đến Chính sách đất đai của Đảng trong CMT8 năm 1945 và những năm kháng chiến chống Pháp là tạm gác lại khẩu hiệu về ruộng đất, chỉ tiến hành giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất của đế quốc và tay sai cho dân cày, chia lại công điền công thổ hợp lý Chính nhờ mang lại ruộng đất cho nông dân

và thực hiện chính sách giảm tô đã bước đầu xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho nông dân tin tưởng, đi theo cách mạng, đưa đến thắng lợi to lớn sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, giải phóng miền Bắc

Năm 1953, Quốc hội ban hành Luật Cải cách ruộng đất Đây được coi là pháp luật thành văn đầu tiên của Việt Nam tập trung các quy định về đất đai Trong Luật này, Nhà nước chủ trương tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào trao cho dân cày (chủ yếu là bần, cố nông), đồng thời bảo hộ QSH của họ trên những diện

Trang 7

tích đất được chia Đến tháng 7/1956, công cuộc Cải cách ruộng đất cơ bản hoàn thành Kết quả là QSH ruộng đất của địa chủ, phong kiến bị thủ tiêu Số ruộng đất lấy được đem chia cấp cho nông dân, QSH ruộng đất đã chuyển từ địa chủ sang nông dân cá thể, chủ yếu là trung, bần nông Mục đích của cải cách ruộng đất là thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” Từ vị trí người làm thuê, nay người nông dân đã trở thành chủ nhân của đồng ruộng Năm 1957, 8 chính sách quan trọng về ruộng đất đã được Đảng và Nhà nước ban hành, đó là: trao QSH ruộng đất cho nông dân, cho thuê mướn lao động, phát triển kinh tế hộ, khuyến khích đổi công, khuyến khích khai hoang phục hóa

Song, sở hữu tư nhân về ruộng đất chỉ tồn tại và chiếm ưu thế trong một thời gian rất ngắn Hiến pháp năm 1959 xác nhận chỉ có 3 hình thức sở hữu đất đai là sở hữu Nhà nước (SHTD), sở hữu tập thể (sở hữu HTX) và sở hữu của người lao động riêng lẻ (sở hữu tư nhân) Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể được khuyến khích, còn sở hữu tư nhân tiêu giảm dần và không còn vai trò đáng kể trong đời sống kinh

tế - xã hội QSH ruộng đất trên danh nghĩa là SHTD, sở hữu tập thể do HTX quản

lý, xã viên chỉ là người làm thuê cho HTX

1.2 Những hạn chế tồn tại

Như vậy, PLĐĐ năm 1953 của nước ta đã bước đầu thừa nhận quyền của NSDĐ, cũng là “người được chia ruộng đất”, đó là “QSH ruộng đất đó” Tuy nhiên, pháp luật nước ta không hề đưa ra một lý giải rõ ràng về QSH ruộng đất mà chỉ quy định rất khái quát quyền của NSDĐ lúc ấy là QSH ruộng đất được hình thành trên

cơ sở “được chia ruộng đất” và quyền đó, về mặt pháp lý, được thể hiện ở “GCN QSH” ruộng đất được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đoạn ba Điều

31 Luật cải cách ruộng đất có cụ thể hóa những quyền cơ bản của NSDĐ thời kì này Những người được chia đất thì có QSH tư nhân đối với đất của mình bao gồm các quyền chia, cầm, bán, cho…, tuy nhiên, lại chưa rõ ràng và cụ thể Vì vậy có thể thấy, các quy định của LĐĐ giai đoạn này chỉ mới dừng lại ở bước thừa nhận,

Trang 8

thông báo chứ chưa thực sự thể hiện rõ được những quyền cơ bản của NSDĐ là gì

và được thực thi như thế nào trong thực tế

2.3 Thực trạng pháp luật sử dụng đất thời kỳ từ năm 1986 - 1993

2.3.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, ở thời kì này xuất hiện sự ra đời của LĐĐ năm 1987, đây là một trong hai đạo luật ra đời sau khi nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, bao gồm những đặc điểm nổi bật sau đây:

Một là, Luật khẳng định chỉ có một chế độ sở hữu đất đai là SHTD, có nghĩa

là không thừa nhận sở hữu tư nhân của nông dân cá thể không vào HTX cũng như

sở hữu tập thể của xã viên HTX Ở phương diện này, có thể hiểu, Nhà nước đã quốc hữu hoá toàn bộ đất đai

Hai là, NSDĐ nhận đất do Nhà nước giao để sử dụng ổn định có thời hạn hoặc tạm thời được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao; kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao khi không còn sử dụng đất và đất đó được giao cho người khác sử dụng; nộp thuế

sử dụng đất theo quy định của pháp luật Song, NSDĐ chỉ có quyền quyền sử dụng trực tiếp đất, không có quyền thuê lại để hưởng địa tô, không được chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác, khi không trực tiếp sử dụng phải giao trả lại cho CQNN

Thứ hai, Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 đã xác lập cơ chế giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân; trong đó, quy định giao khoán ruộng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đồng thời xác định địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân trong sản xuất nông nghiệp Như vậy, việc giao khoán trong HTX nông nghiệp mà thực chất là giao đất với quyền năng hạn chế cho hộ gia đình nông dân cá thể cùng với việc đổi mới quản lý trong HTX đã tạo xung lực mới cho sản xuất nông nghiệp, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng sản lượng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ này

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại

Trang 9

Thứ nhất, các nguyên tắc thị trường chưa được lồng ghép và thể hiện trong nội dung các quy định của LĐĐ năm 1987 NSDĐ chưa được quyền thực hiện các giao dịch về QSDĐ Pháp luật chưa quy định việc giao đất phải nộp tiền sử dụng đất, không thừa nhận đất có giá, nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức,

Thứ hai, các quy định về QSDĐ của tổ chức kinh tế, của nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam còn khá mờ nhạt, chưa đầy đủ và đồng bộ

Thứ ba, chưa quy định cụ thể, đầy đủ về thu hồi đất cũng như cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đồng thời, nguyên tắc công khai, minh bạch và tham vấn ý kiến của người dân trong thu hồi đất chưa được coi trọng, quy định trong LĐĐ năm 1987 Bên cạnh đó, quy định thu hồi đất vì lý do

“Cần sử dụng đất cho nhu cầu của Nhà nước và xã hội” đã cho phép CQNN có3

thẩm quyền thu hồi đất tùy tiện ở phạm vi lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của NSDĐ

2.4 Thực trạng pháp luật sử dụng đất thời kỳ từ năm 1994 - 2003

2.4.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Hiến pháp năm 1992 được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1980,

đã hiến định rõ ràng quyền giao đất của Nhà nước và QSDĐ có thể chuyển nhượng được của NSDĐ

Thứ hai, LĐĐ năm 1993 đã đưa một số nguyên tắc thị trường vào trong nội dung các quy định như lần đầu tiên thừa nhận đất đai có giá bằng quy định khung giá đất (Điều 12); quy định Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là NSDĐ) sử dụng ổn định lâu dài và họ được chuyển QSDĐ trong thời hạn sử dụng đất; quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền thừa kế và quyền thế chấp QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân;… Bên cạnh đó, ngày

Trang 10

14/10/1994, UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh cụ thể hoá quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam của LĐĐ năm 1993

Thứ ba, Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 kèm theo bản quy định về giao đất nông nghiệp, cho thuê đất nông nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp đã xác định đất nông nghiệp theo quy định trên dựa theo căn cứ về nguyên tắc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân là giao chính thức và người được giao đất, cho thuê đất nông nghiệp được cấp GCN QSDĐ

2.4.2 Những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, quy định về hạn mức đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là rào cản cho việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá Hơn nữa, thời hạn 20 năm giao đất, cho thuê đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản làm cho NSDĐ không yên tâm gắn bó lâu dài với đất, không thực hiện các hoạt động đầu tư, tu bổ, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Thứ hai, LĐĐ năm 1993 chưa quy định trực tiếp đến thị trường QSDĐ: chưa

đề cập đến những giao dịch chuyển QSDĐ nào được thực hiện trên thị trường bất động sản, điều kiện để được tham gia vào loại thị trường, từ đó, dẫn đến việc NSDĐ không tận dụng được tối đa quyền năng của mình

Thứ ba, các quy định về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam còn khá mờ nhạt Nội dung quy định quyền của các chủ thể trên chỉ được ghi nhận trong Pháp lệnh, có giá trị pháp lý thấp hơn đạo Luật, do đó, thể hiện được sự không công bằng trong việc

4 Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước sử dụng đất và Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ

Trang 11

thực hiện QSDĐ của các chủ thể.

2.5 Thực trạng pháp luật sử dụng đất thời kỳ từ năm 2003 - 2013

2.5.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, việc quy định về QSDĐ đã có sự thay đổi rõ nét Lần đầu tiên,

LĐĐ đã quy định một chương riêng về QSDĐ (Chương IV LĐĐ năm 2003), đồng thời quy định cá biệt về quyền năng sử dụng đất tuỳ vào mục đích, hình thức sử dụng đất Các chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 9 LĐĐ 2003, tạo nền tảng cho sự bình đẳng cho các chủ thể trong xã hội trong việc tiếp cận QSDĐ Đồng thời, việc

mở rộng nhiều QSDĐ: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, , trong đó, sự

bổ sung quy định về quyền tặng cho và QSDĐ trong thị trường bất động sản giúp

mở rộng quyền năng của NSDĐ, đảm bảo sự công bằng trong quá trình sử dụng đất đai của NSDĐ

Thứ hai, LĐĐ 2003 đã quy định về các tổ chức dịch vụ công về đất đai Các

tổ chức dịch vụ công gồm văn phòng đăng ký QSDĐ (có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ) và tổ5

chức phát triển quỹ đất (có chức năng tổ chức thực hiện viê …c bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ) Bằng quy định trên, người dân đã có cơ sở tiếp cận, khai thác, sử6

dụng quyền năng của mình, đồng thời tạo sự công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai hiệu quả hơn

b Những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, LĐĐ 2003 chưa giải quyết được sự bất bình đẳng về quyền và

nghĩa vụ giữa các chủ thể sử dụng đất Có thể thấy, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng ngược lại, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân

5 Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC

Ngày đăng: 22/01/2025, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w