“Day học khám pháđược hiểu là phương pháp dạy học, trong đó, dưới sự hướng dan của giáo viên, thông qua các hoạt động, học sinh tự tim toi, khám pha phát hiện ra trí thức mới nào đó tron
Trang 1BỘ GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA VAT LÝ
TP HỒ CHÍ MINH
NGUYEN THỊ ÁI LIÊM
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí
Mã ngành: 7.140.211
Thành phố Hồ Chí Minh — 4/2024
Trang 2BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hải Mỹ Ngân
Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học
(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)
Thanh phố Hồ Chí Minh - 4/2024
Trang 3LOI CAM DOANTôi xin cam đoan công trình nghiên cứu nay là của riêng tôi, các số liệu và kếtquả thu được trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố bởi bat kì tác giả
nảo khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Ái Liêm
Trang 4LOI CAM ON Trong quá trình thực hiện khóa luận, tac giả phải trải quá khá nhiều khó khăn Dé
hoàn thiện được khóa luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, hỗ trợ và định
hướng trong SuỐt khoảng thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Đầu tiên, tác giả xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Hải Mỹ Ngân là
giảng viên hướng dẫn của tác giả người đã luôn tận tình trong việc định hướng, chỉ bảo
và giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận.
Tiếp theo, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường THPT Nguyễn Khuyến và cô Võ Thị Thanh Lan và lớp 10A2 năm 2023-2024 đã hỗ trợ va tạo điều kiệntốt nhất trong quá trình thực nghiệm sư phạm dé tác giả có thé thu được kết quả phục vụ
cho khóa luận.
Cuỗi cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh trong thời gianhọc tập, luôn động viên, ung hộ và hỗ trợ về moi mặt dé tác giả hoan thành khóa luậnnày trong điều kiện tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.
Thanh phố Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2024
Tác giả
Nguyễn Thị Ái Liêm
Trang 5MỤC LỤC
MỤC IUU:titiiiiiiiiiiiiiiistiisiitaitiai11431126111411885418401261156118ã136ã3558385538086118413831388158888756 iti
DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮT -ccccccrrrcx az.ssrrerrtte vii
DANH MỤC BANG BIE Us sssassssisesssscssssssssnsssssvvassossssasesnsseassnoarssasisarsoassavvosiis viii
DANH MUGHINHANHeeieaaeiaaonaaioaaaaiaaanaaoaaai ix
MỜ 3): i eer 1
1 Lý do chọn đề tai c.cccccccsccssscsessssessssesssecssvessovsnsvsnsovensesseesseersesssessienssenssnenseeneeee |
2 Mục đích của đề tài 22-55 2 1 1 S211 1121172117111 2172 111112211 11 xe 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên CUCU ccccccccssessessessecssrsssesssesesnsessvsssesseesteenteeeen 3
ä.IFEơnBBBápingbiôR:GfỦseseeaaiiieeoenreroioioiooidooooonoaiooaoineiiisi 3
3 NBiệm vụ nghiên CU :::::::::-::‹::cc::c:ccpcctciosiiintiisiostiigiictiis5125150538581865880556 45:(lgliriisigiRi0i8IBlii,.- 2s: 2:s01006615106565-251221061160121902880211821040301200)230012103210A30/42102216 4CHUONG I CƠ SỞ LÍ LUẬN -:: 5555c5ccccvvvcveeesreerrrrrrrrrrrrrre 5
1.1 Tổng quan để tải nigHiÊn COD aa sccisesscnsessosssesscassensssssssasisasssonssssassesisassonssssoas 5
1.1.1 Nghiên cứu về day học khám phá 2- 22 s222zzc22zzccczcee 51.1.2, Nghiên cứu về phim học tập -¿:- 2 2 22222212111 2111 112211211 c6 6
1-2 Dạy(HoelKhiim PH::s‹::s:i:cicciccciccci1201021104411611162116651685356835543193615956883556835g85: 7
1.2.1 Khái niệm day học khám phá (Inquiry-based learning) 7
1.2.2 Đặc điểm của dạy học khám phá -G S4 §
12:3; CRuitr]niliiKHẩiiDIPHẨLssassoosoosooaoaoiiiiiiitiosliiattiagi4451653138431631385818ã85558 10 12:4 \Chc mike: độ của đạy hoe Khám PRG sississasssassissississosasasasesiseaisssieassses H
1.2.5 Tiến trình day học khám phá - 2-22 ©z+zztEzctzzcvrzvrve- 121.2.6 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp day học khám phá 14
1.2.6.0 ¡vn la l4
Trang 61.2.6.2 Hạn CNG eesecssecsssssseessecsessnneeesecesssnneeeeeceessnnneeeseeeteanmneeseeeeee 14
1.3 Phim học tập trong day học SH ke, 15
1,30), Kani Gi phim HOC Gps: ca: :ce0:cca:secsscezecaraccasesascecaccasscasscszcenaseasseasses 15
1.3.1.1 Khái niệm phim Šiš8S 8š5ã5:885135583858ã8 Se 15
1.3.1.2 Khái niệm phim học tap SH 16
1.3.2 Vai trò của phim học tập trong day học . cccc<ceeeeee 16
1.3.3 Phan loai phim hoc tap (Tran Quang Hiệu, 2022) 18
1.3.4 Nguyên tắc xây dựng và lựa chọn phim hoe tập 19
1.3.5 Hinh thức xây dựng phim học tập (ch uee 20
1.3.6 Nguyên tắc sử dụng phim học tập trong day học 20
1.3.7 Quy trình xây dựng phim học tập - các seisseeerrrerre 21
1.3.8 Tién trinh day học khám pha với sự hỗ trợ của phim học tập 23 KẾTLUANGHUONGeeeeaanaaaaanaarrnrenanensnpnmnrenn 25
CHƯƠNG 2 TO CHỨC DẠY HOC KHAM PHA NỘI DUNG “ĐỘNGLƯỢNG" CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÍ 10 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIM HỌC TPAD Lnniontnti0100003811230055010300160183006085808H1888153119800801G83008301311830461188013401030048003380230118.084 26
2.1 Vị trí và tông quát về mạch nội dung “Động lượng” 2 26
2.2 Phân tích mạch nội dung Động lượng c nessereieerree 26
2.3 Kế hoạch bài dạy “Động lượng — Định luật bảo toàn động lượng” 28
2.3.1 Mục CHOU ccc ecceccesccescesecesesesesceeecensreasesuseuserssssceaseeareusreaseeaserscareeates 28
2.3.2 ¥ tưởng tiền trình day học khám pha có sử dung phim học tap 292.3.3 Hệ thong phim học tập 2-©222©222222Z222ZEE2EEE-EEEErrrrrrcrrvee 312.3.4 Tiền trình day học - ác nh 2211121171 02H 011112110211 re 34
2.3.5 \Céng cụ đánh giá năng lực vật ÌÍ - . -s ece~xseee 35
2.4 Kế hoạch bài dạy “CAc loại va chạm” 5s 5c 22c vcxcsczsczzcrrrce 40
"1n ai na a 40
2.4.2 Ý tưởng tiến trình dạy học khám phá có sử dụng phim học tập 41
Trang 72.4.3 Hệ thông phim học tập -. 222222222222 22EEcEESEEcrrcrrecrree 432.4.4 Tiến trình dạy học ¿6t th E1 H11 H11 1121111011 g1 ru 44
2.4.5 Công cụ đánh giá nang lize vật ÌI -: -~2 45
KẾT LUẬN CHUONG 2 naneaaannnnanannsnnnnannnnninnngiaiiiidisgiasnnaaanauonai 50
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIEM SƯ PHAM cs.ssscsssscsssssssscssessssetsncssessseaesnes 51
3.1 Mục đích thực nghiệm sư pham cc eeeecesecseeeeeccseeeeeeeereeeeeeaeeeeees 51
3.2 Déi tượng vả thời gian thực nghiệm sư pham occ ccc teens 51
3:3 Nội dung thực nghiGM Su PROM 2:::03:cc0:sccsccasscesscasscoascassscasssasscesssossseazees 51 3.4 Phuong pháp thu nhận và xử lí đữ liệu cesses ccseeeseeeteetersenennnees 51
3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiém 2
3.5.Ì, Thuận lỈQÌ:::::::::ccoccoisiisiiisiiitiiniiisgiiS507156533564651213505556586535831505838855860 $2
cae: ARCMIN |:213123543765457143182318418123332118521394318448441112831211844133441E481241852181443124 52
3.6 Kết quả thực nghiệm sư pham -.c.c0.c ccc ces eeseessesseeseeesesssesserseeeeeeseenees 52
PG), PRB CCH GN ic TT TT 000 0ÔÔÔỐÔÔ 52
3:6.2 Phân tích định WONG: sscccssscssscsiscsssssssccsssasssosssasssssssossesasscasssasasaassassees s9
3.6.2.1 Đánh giá mức độ đạt được năng lực vật lí của HS 59
3.6.2.2 Đánh giá qua bài kiểm tra cá nhân -.2- csccsec- 613.6.3, Khảo sát ý kiến và dé xuất cải tiền phim học tập - 63
3.6.3.1 Kết quả và đánh giá kết quả khảo sát thước phim “Hành Trình
Khám Pha Mat Trăng Của Tau Apollo l ͈” - 5-5 scs<ceeeeeeeeree 64
3.6.3.2 Kết qua khảo sát của thước phim “Hệ Hai Vật Chuyên Động Về
HãiiHưỚBEINEU06NHAIE Geeieeieeiiiiiieiiiiiiriiiiiiitiiiitiit111121111111031183116338581359385925550 65
3.6.3.3 Kết quả khảo sát của thước phim “Xe May Va Cham Xe Ô tô” và
“Lam Thế Nao Dé Lướt Sóng Trên Sông?`" ©2222222+cc2czzrccvzce- 67
KET LUẬN CHƯƠNG 3 2 22:-222222222212221721112112217211271112 21122122 69
TAD LIÊU THAM KEBAG iin ciiscsscasscaissnssinessvosinesinesinaiinessvessinsisosiiosivesionsiisesiios 72 PHU LUC 1 KE HOẠCH BAI DAY NỘI DUNG “DONG LƯỢNG" 1
Trang 82.2.1 Kế hoạch bài day bài Động lượng — Định luật bảo toàn động lượng 12.2.2 Kế hoạch bai day bai Các loại va chạm c5 22 HPHU LUC 2 PHIEU HOC TẬP NỘI DUNG “DONG LƯỢNG" 19PHU LUC 3 HƯỚNG DAN CÀI DAT VA SỬ DUNG TRACKER 27
PHU LUC 4 PHIEU HƯỚNG DAN THUC HANH THA VAT TREN MANG NGHIBENG 22 B-.Aa[T<TBDẦA 28
PHỤ LỤC 5 BÀI TEST CUÓI BÀI HỌC ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOAN ĐỘNG LƯỢNG 2 2S C21121 222111122 112121 1121012112121 11 22111215 29
PHU LUC 6 PHIẾU DANH GIÁ PHIM HỌC TẬP 6-5 s2 2252 31
Trang 10DANH MUC BANG BIEU
Bang 1 1 Kịch bản phân cảnh dựng phim che „22
Bảng 2 1 Yêu cau cần đạt mạch nội dung “Dong lượng” .:2 26
Bảng 2 2 Phân tích kiến thức trong mạch nội dung “Động lượng” 27
Bảng 2 3 Mục tiêu về pham chat, nang lực bài "Động lượng — Dinh luật bao CORI động NWO” :acosoiosiiissiiaiiistiiiagiiniE006110213151116131815585516535865168338833865186835563135858855556538858885 28 Bang 2 4 Hệ thong phim dùng trong bai '*Động lượng — Định luật bảo toàn động Bảng 2 5 Tiền trình day học tông quát bài “Động lượng — Định luật bảo toàn 0n ROM “scicieeiieiririiiiiiiiiiiiiiititiit111211012312101031893112235553333538535353813538105185853633853552383225835 34 Bảng 2 6 Công cụ đánh giá thành phần năng lực vật lí của học sinh trong bài “Động lượng — Định luật bảo toàn động lượng”” ác Scnieeiereieeieieeirke 35 Bảng 2 7 Mục tiêu về phẩm chat, năng lực bai “Cac loại va chạm” 40
Bang 2 8 Hệ thong phim dùng trong bai “Cac loại va chạm” 43
Bảng 2 9 Tiên trình day học tông quát bai “Cac loại va chạm” 44
Bảng 2 10 Công cụ đánh giá thành phần năng lực vật lí của học sinh trong bài "00 |Í0BI)A/0IGHOITR-¿.2::á6:2222:242220221222222272325222223222323793129350033525115333933723317863552386312232153525535237 45 Bảng 3 1 Bang đánh giá NL vật lí đạt được ở FÍŠ <Ăs<<<<xx<+ 59 Bang 3 2 Théng kê mức độ dat được của NL vật lí ở HS - 60
Bang 3 3 Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu khảo sát - 63
Bảng 3 4 Bang điểm trung bình và độ lệch chuẩn của phim L 64
Bảng 3 5 Bảng điểm trung bình và độ lệch chuân của phim 2 66 Bảng 3 6 Bang phân phối tần số điểm và các tham số đặc trưng của phim 3,4
Trang 11DANH MỤC HÌNH ANH
Hình 1 1 Chu trình khám phá Hs nhu ớ 10 Hình 1 2 Các mức độ day học khám phiá G5 SG St Sse<rreerereree 12
Hình 1 3 Tiên trình đạy học khám phá với sự hỗ trợ của phim học tập 24Hình 2 1 Sơ đồ cấu trúc mach nội dung “Động lượng - 26Hình 2 2 Sơ dé tiền trình DHKP có sử dụng phim học tập bài “Dong lượng -
Định luật báo toàn động NON” qicosooooeiiietistiiisiiettiotiioaiitEE116113831581516515065188188857581155 30
Hình 2 3 Sơ dé tiến trình DHKP có sử dụng phim học tập bài “Cac loại va cha
G18584188381523852538883393588658558184888583538 85383854 55595535158568885883888388858385453883835338613845885088988535838358885583agi 42
Hình 3 1 HS tham gia hoạt động mở đầu bài học c cuc 22c 53Hình 3 2 HS thực hiện thi nghiệm khảo sát các yếu tố phụ thuộc của khả năngtruyền chuyển động -2 22222 E222223222122212111111E 111111 1111121121121 re s4
Hình 3 3 Phiếu học tập của HS khi tìm hiểu về các yếu tố phụ thuộc trong sựtruyen 01/0 8757 .5 55
Hình 3 4 Câu trả lời trong phiéu học tập số 2 của HS - - 55
Hình 3 5 HS làm việc nhóm phân tích phim 5 2Ặ<Scc<ceeeeee 57
Hình 3 6 Bang số liệu thu được từ hoạt động phân tích phim của HS 37
Hình 3 7 HS trình bay bai tập được giao sách 58
Hình 3 8 Mức độ đạt được của từng chỉ số hành vi - 2-55-2552 60
Hình 3 9 Điểm số bài kiểm tra cá nhân Lee 62Hình 3 10 Biêu đỏ ti lệ HS trả lời đúng, sai cho từng câu hỏi 62
Trang 12MỞ ĐÀU
1 Lý đo chọn đề tài
Theo xu hướng phát trién chung của thé giới, việc nâng cao chất lượng giáo dục nhim đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam làvan đề cấp thiết hiện nay Những năm gan day, giáo dục Việt Nam đang có sự chuyênđịch mạnh mẽ từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận phát triển phẩm chat vànăng lực cho người học Cụ thé, chương trình giáo dục phô thông 2018 nhắn mạnh cácphương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh (HS) làm trung tâm và giáo viên(GV) đóng vai trò tô chức, định hướng cho HS hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chat(PC) va năng lực (NL) (Bộ Giáo dục và Dao tao, 2018) Bên cạnh việc thay đôi quanđiểm, mục tiêu về giáo dục thì việc đổi mới những phương pháp day học theo hướngtích cực cũng được đặt ra Theo điều 30 trong Luật giáo dục 2019 quy định “Phuong
pháp giáo duc pho thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; boi
dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tap, kỹ năng hop tác, kha năng tư duy độc
lập; phát triển toàn điện phẩm chất và năng lực của người học” (Luật giáo dục, 2019) Chương trình môn Vật lí 2018 được xây dựng theo quan điểm “tao điều kiện dé giáo
viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật li, khơi gợi sự ham thích
ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vat li trong thực tiễn Chútrọng tô chức cho học sinh tự học theo kế hoạch và sự lường dan của giáo viên" (BộGiáo dục và Dao tao, 2018) Những điều này đòi hỏi bài học phải khơi gợi được sự hứngthú học tập của HS Động cơ kích thích trực tiếp học sinh học tập gắn liền với quá trìnhhoạt động nhận thức và phải bắt nguồn từ bản thân HS có khát vọng tự tìm ra câu trả lờicho một van dé nêu ra, cảm giác hài lòng khi giải quyết thành công van đề (Lê Thị
Trung, 2020).
Một trong các phương pháp dạy học được nghiên cứu và vận dụng trong các môn
học ở cấp học khác nhau đó chính là day học khám phá (DHKP) “Day học khám pháđược hiểu là phương pháp dạy học, trong đó, dưới sự hướng dan của giáo viên, thông
qua các hoạt động, học sinh tự tim toi, khám pha phát hiện ra trí thức mới nào đó trong
chương trình môn hoc” (Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hong, & Nguyễn Thị Diễm My,2017) Đối với Vật lí là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về vật chất, năng lượng: Vật lí giúp chúng ta hiểu được thé giới hoạt động như thé nào, nghiên cứu về các thí
Trang 13nghiệm hoặc các hiện tượng xung quanh ta Chương trình Vật lí 2018 cũng đề cập đến rằng: “Vật lý là một môn học mang tính lý thuyết cao nếu như không có ứng dung, thực hành thì các em sẽ khó có thể tiếp thu kiến thức chính xác, cùng với đó khi được thực hành thì các em cũng sẽ học hỏi được một số vén dé thực tiền can áp dụng, nhằm giảiquyết công việc ” (Bộ Giáo dục và Dao tao, 2018) Việc sử dụng DHKP vao trong môn
Vật lí sẽ tạo ra hứng thú học tập cho HS, kích thích HS tham gia vào các hoạt động tim
tòi kiến thức mới trong quá trình học, từ đó kiến thức mà HS học được sẽ không chỉ là
lý thuyết suông khó nhớ Quá trình dạy học khám phá khiến các em học sinh “tré thành”nhà khoa học giái quyết một van dé thực tiễn gặp phải, từ đó có thẻ giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc.
Bên cạnh đó, trong tô chức đạy học, việc lựa chọn được các phương tiện phù hợp
sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho việc vận dụng phương pháp dạy học Trong quá trình
DHKP, HS sẽ lĩnh hội tri thức mới thông qua quá trình làm việc dựa trên các câu hỏi và
nhiệm vụ học tập Người GV cần biết khai thác các đặc điểm của phương tiện nghe nhìnnhư các hiệu ứng về màu sắc, âm thanh, hình ảnh song động, điều này có thê làm cho budi học trở nên sôi động kích thích trí tò mò, hứng thú tìm hiểu, và từ đó có thẻ phát
huy hết năng lực của HS trong quá trình day học Một nghiên cứu về khả năng ghi nhớ
kiến thức theo tháp hình nón của Dale: nếu chỉ nghe thì lĩnh hội được 20% lượng thôngtin, nếu chỉ nhìn thì lĩnh hội được 30% và nếu dùng phối hợp cả nghe, nhìn thì lượng
thông tin tiếp thu được sẽ là 50% (Dale, 1969) Chính vì thế đẻ kết hợp giữa giác quan
nghe và nhìn người GV có thé sử dung những thước phim dùng trong day học dé hỗ trợ
cho quá trình tô chức DHKP Việc sử dung phim học tập trong dạy học khám phá không
chỉ hướng đến mục tiêu tạo được ở HS sự tích cực, nhu cầu muốn được tham gia vào quá trình tìm hiểu tri thức mới ma còn nâng cao khả năng tiếp thu thông tin một cáchsâu sắc và chủ động cho HS Video và phim ding dé giảng dạy Vật lí đã có từ đầu những
nam 1950, từ khi Hiệp hội Giáo viên Vật lí Hoa Ki (American Association of Physics
Teachers) tải trợ cho một bộ phim hay các chương trình vật lí truyền hình của HarveyWhite bắt dau từ nửa cuối thập niên 1950 (Zollman & Fuller, 1994) Phim học tập hiệnnay được biết đến là những thước phim được xây dựng đề phục vụ cho việc dạy học, nội dung của phim phải gắn liền với nội dung bải học và phải đám bảo những yêu cầu
sư phạm cân thiết
Trang 14"Động lượng” là mach nội dung mới mà HS sẽ gặp trong Chương trình vật lí 10.
Đây là mạch nội dung có rất nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống nhưng lại gặp khó khăn về việc thực hiện thi nghiệm để kiểm chứng được định luật bảo toàn động lượng, điều này có thẻ khiến cho HS khó hình dung được vector động lượng va tônghợp các vector nay Việc thiết kế va tiến hành thi nghiệm với các dụng cụ truyền thống
cho quá trình va chạm giữa 2 vật còn khá khó khăn, bộ dụng cụ được sử dụng phô biến
hiện nay là “va chạm trên đệm không khí”, bộ thí nghiệm nay đòi hoi đồng hồ do thờigian hiện số và các cảm biến phải có độ nhạy cao Chính vì thế HS có thể gặp khó khăntrong quá trình ghi nhận số liệu một cách chính xác Một van dé khác là không phải ở bat cứ trường phô thông nảo cũng đều được trang bị đây đủ trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động thí nghiệm Việc sử dụng phim học tập cho quá trình nhận thức của học sinh
không chỉ giải quyết được vấn đề về va chạm giữa các vật diễn ra quá nhanh, mắt thường
không thé bắt kịp được; mà còn có thê dùng những thước phim này kết hợp với các phan
mềm phân tích video đề đưa ra được các thí nghiệm và phép tính toán một cách nhanh
Vận dụng day học khám phá trong dạy học mạch nội dung "Động lượng” chương
trình vật lí 10 với sự hỗ trợ của phim học tập dé nâng cao hiệu qua day học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình day học theo phương pháp day học khám phá
dưới sự hỗ trợ của phim học tập.
Pham vì nghiên cứu:
+ Mạch nội dung “Dong lượng” chương trình vật lí 10.
+ HS THPT ở địa bàn thành phố HCM
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu li luận: Nghiên cứu sách, bao, tạp chí chuyên ngành,
các luận văn, luận án có liên quan đến dé tải.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tô chức hoạt động dạy và hoc, ghi chép chụp ảnh, rút kinh nghiệm giờ day, phân tích điễn biến quá trình thực nghiệm.
Trang 15Phương pháp điều tra, quan sát: Quan sat hoạt động dạy và học ở trường phô
thông Khảo sát học sinh trước và sau khi thực nghiệm sư phạm sứ dụng phương pháp đạy học khám phá.
Phương pháp thông kê toán học: Xử lí số liệu các kết quả của quá trình thựcnghiệm nhằm nhận xét đánh giá tính hiệu quả của đề tài
Š Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lí luận của phương pháp dạy học khám phá
6 Gia thuyết khoa học
Tô chức day học khám phá với sự hỗ trợ của phim học tập một số kiến thức thuộcnội dung “Động lượng"- Vật lí 10 thì sẽ góp phan nâng cao hiệu qua day học.
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phan mở dau, kết luận, tài liệu tham khảo, cau trúc dự kiến của dé tài gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tổ chức day học khám phá nội dung "động lượng” chương trình vật
lí 10 với sự hỗ trợ của hệ thông phim học tập
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 16CHUONG 1 CO SO Li LUAN1.1 Tong quan đề tài nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học khám phá
Day học khám phá được xem la một phương pháp giáo dục trong đó HS lam theo
các phương pháp và thực hành tương tự như phương pháp của các nhà khoa học chuyên
nghiệp dé xây dựng kiến thức, nhờ đó khả năng HS tiếp thu và ghi nhớ kiến thức được
nâng cao Một số công trình nước ngoài đã khang định hiệu qua ma DHKP mang lại,
đơn cử như bài bao mang tên “Inquiry-Based Learning In Science And Mathematics”
của tác gia Wynne Harlen (2013) đã đưa ra những lập luận mạnh mẽ ủng hộ phương
pháp dạy học dựa trên khám phá trong khoa học và toán học vé mặt lợi ích cho cá nhân
và xã hội (Harlen, 2013) Hay trong an phẩm mang tên “Meta-Analysis of Inquiry-BasedLearning: Effects of Guidance” (2016) đã tông hợp kết quả của 72 công trình nghiêncứu cho thay DHKP có thé mang lại hiệu quả tốt trong dạy học (Lazonder & Harmsen,2016) DHKP cũng đã và đang được nhiều tác giá trong nước quan tâm nghiên cứu Một
số tác gia đã lựa chọn xây dựng tiết day của mình theo phương pháp DHKP, một trong
số đó có thé ké đến như: tác gid Lê Hải Mỹ Ngân (2013) với luận văn thạc sĩ về dé tài
“Tô chức day học khám phá các chương “C hat khí" và “Co sở của nhiệt động lực học”
- Vật lí lớp 10 ban cơ bán” Tác giả đã nêu cụ thé và rd ràng các đặc điểm và chu trình
của hoạt động khám phá và đưa ra được một tiền trình chung cho các hoạt động khámphá Đồng thời xây dựng bộ câu hỏi định hướng gắn liền với 2 chương “Chat khí" va
“Co sở của nhiệt động lực học” dé hỗ trợ quá trình day học (Lê Hai Mỹ Ngân, 2013).
Tác giả Nguyễn Văn Chỉ (2013) trong luận văn thạc sĩ về đề tài “Van dụng phương pháp
day học khám phá vào day học một số kiến thức chương “Cac định luật bảo toàn” - vật
lí 10 trung học phô thông” Tác giả đã nêu ra các ứng dụng cũng như là mức độ khả thi của phương pháp DHKP khi áp dụng vào chương trình phô thông (Nguyễn Văn Chỉ, 2013) Chương trình giáo dục phô thông mới đã được Bộ Giáo dục và Đảo tạo ban hànhtại Thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26/12/2018 Trước bối cảnh đó, một số tácgiả đã điều chính nội dung dạy học đẻ có thê vận dụng phương pháp dạy học khám phácho phủ hợp với chương trình giáo dục phô thông 2018 Trong đó có một số công trình điện hình như: Khóa luận tốt nghiệp về dé tài “Xay đựng tiến trình day học khám phá
nội dung "Bảo toàn động lượng” có sử dụng thí nghiệm Vật lý đại cương của trường Đại
học Sư phạm thành phố Hỗ Chí Minh cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục
Trang 17phô thông mới 2018" của tác giả Lê Trọng Tiến (Lê Trọng Tiến, 2021), Khóa luận tốt
nghiệp vẻ dé tai: “Xây dựng tiễn trình day học khám phá nội dung "Phương trình trang
thai" có sử dụng thí nghiệm Vật lý đại cương của trường Đại hoc Sư phạm thành phố
Hà Chí Minh cho học sinh lớp 12 theo chương trình giáo đục phố thông mới 2018” củatác giả Phan Thị Minh Anh (Phan Thị Minh Anh, 2022), Khóa luận tốt nghiệp về dé tải:
“T6 chức day học khám phá nội dung *Mô ta sóng” thuộc mạch nội dung “Sóng” trong
chương trình giáo dục phô thông 2018 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh lớp
11” của tác giả Trinh Hoàng Kim Ngân (Trịnh Hoang Kim Ngân, 2022), trong các khoá
luận trên các tác giá đều xây dựng được tiến trình dạy học khám phá ứng với các yêucầu cần đạt (ÝYCCĐ) của chương trình 2018 Các tác giả cũng đã chỉ ra được những PC,
NL cụ thé mà HS sẽ đạt được sau quá trình DHKP.
1.1.2 Nghiên cứu về phim học tập
Việc khai thác van dé can tìm hiểu thông qua phim học tập chính là một trong
những cách thức làm cho HS hứng thú học hỏi nhiều hơn, xử lí kiến thức được rõ ràng
hơn và cảm thấy thích thú trong khi học Việc sử dụng phim học tập ngày càng được sử
dụng phô biển hơn: An phẩm “The Unseen Potential of Film for Learning: Film's Interest
Raising Mechanisms Explained in Science and Mathematics Education” cung cap
hướng dẫn nhằm tối ưu hóa việc sử đụng phim trong dạy học đề thu hút sự quan tâm từ
HS Hay cụ thê hơn đối với bộ môn Vật lí việc dùng phim trong học tập không chỉ détạo hứng thú cho HS mà còn hỗ trợ phân tích tính chất vật lí của các hiện tượng trongcuộc sông (chuyền động của người nhảy sảo, vụ sập cầu Tacoma Narrows, ), điều này
đã được trình bày chi tiết qua bài báo “Teaching and Learning Physics with Interactive
Video” (Zollman & Fuller, 1994) Việc sử dung phim học tập trong day học cũng đã
được đề cập và sử dụng trong các công trình nghiên cứu ở nước ta, cụ thê: tác giả NguyễnQuốc Tuấn với dé tài “Nghién cứu xây dựng phim video giáo khoa và sử dụng trong dạyhọc địa lí lớp 6 (trung học cơ sở)” (Nguyễn Quốc Tuấn, 2003), tác giả Đặng Thị NgọcMai với luận văn thạc sĩ về đề tài “Str dung phim ảnh dé nâng cao hiệu quả day học phầnkim loại Hóa học lớp 12 trung học phô thông” (Đặng Thị Ngọc Mai, 2012), tác giả Trần Thị Ngọc Hà với luận văn thạc sĩ về đề tài “Sur dụng phim thí nghiệm dé phat trién nang lực ngôn ngữ cho học sinh trong day học hóa học trung học phô thông” (Tran Thị Ngọc
Ha, 2016), và gần đây là luận án tiến sĩ với đề tài *Xây dựng va sử dụng phim học tậptrong đạy học phần cơ học vật lý 10 nhằm bồi đưỡng năng lực giải quyết vấn đẻ của học
Trang 18sinh” của tác giải Trần Quang Hiệu (Tràn Quang Hiệu, 2022); cho thấy mức độ hiệu quả
mà phim học tập mang lại cảng được khăng định.
1.2 Dạy học khám phá
1.2.L Khái niệm day học khám phá (Inquiry-based learning)
Inquiry-based learning (viết tat IBL) la phương pháp day học trong đó HS làtrung tâm của hoạt động trải nghiệm học tập và làm chủ việc học của chính mình bằngcách đặt ra, điều tra và trả lời các câu hỏi (Caswell & LaBrie, 2017) Trong đó “Inquiry”trong giáo dục được định nghĩa là quá trình tìm kiếm sự thật, kiến thức, thông tin, bang
cách đặt cầu hỏi (Harlen, 2013) DHKP cũng được coi là một hình thức học tập tự định
hướng nơi mà HS chịu trách nhiệm về việc học của mình (Spronken-Smith & Walker,2010) Quá trình khám phá bắt đầu với việc xây dựng và thu thập thông tin, dit liệu
thông qua việc sử dụng các giác quan của con người (Ismail, Alias, & albakri, 2006).
J Bruner được biết đến là người đầu tiên đưa ra khái niệm “day học khám pha”.Ông cho rằng DHKP là một quá trình tích cực, trong đó người học có thé hình thành nêncác ý tưởng hoặc các khái niệm mới dựa trên kiến thức vốn có của mình, kết hợp việc
tương tác khám phá trong môi trường học tập (Bruner, 1961).
- John Dewey (1859-1952) nhan manh tam quan trọng của việc học tập qua trảinghiệm hay nói một cách đơn gián hơn là "học bằng cách làm” Ông lập luận rằng đẻ
giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, nội dung phải được trình bày theo cách cho phép HS liên
hệ thông tin với những trải nghiệm trước đó, từ đó làm sâu sắc thêm mối liên hệ với kiến
thức mới nay (Dewey, 1902).
- Jean Piaget (1896-1980) nhận định giáo dục nên lấy người học làm trung tâm.
Lý thuyết của Piaget cho rằng GV nên hình thành cho HS những khái niệm mới dựa vào
kiến thức sẵn có hoặc dựa trên các trải nghiệm của HS (Henson, 2003).
- Lev Vygotsky (1896-1934) cho rằng chương trình giảng day can tạo nhiều cơhội dé áp dụng các kỹ nang, kiến thức và kinh nghiệm trước đây, với các hoạt động chânthực, gắn liền với môi trường thực tế vì trẻ học được nhiều thông qua tương tác nênchương trình giảng day phải được thiết kế nhắn mạnh đến sự tương tác giữa người học
và nhiệm vu học tập (Dahms, và những tác gia khác, 2010).
Dựa trên triết lý răng giáo đục bắt đầu từ sự tò mò của người học, việc tìm hiểu
trong lớp học đặt trách nhiệm học tập lên học sinh và khuyến khích ho tự mình hiểu
được các khái niệm Lee va cộng sự cộng sự của minh (2004) định nghĩa học tập dựa
Trang 19trên yêu cau là "một loạt các hoạt động thực hành trong lớp nhằm thúc đây việc học của
HS thông qua việc khám phá có hướng dan”, “khả năng của các em được phát triển
thông qua việc: đặt những câu hỏi hay, xác định những gì cần học và những nguôn lực nao cân có dé trả lời những câu hỏi đó và chia sẻ việc học của các em với người khác”
(Lee Greene, Odom, Schechter, & Slatta, 2004).
- Theo tác giả Lê Viết Minh Triết, “DHKP là một quá trình day học trong đó nội
dung day học không được giới thiệu trước ma phải được tự khám phá bởi HS, lam cho
HS là người tham gia tích cực vào quá trình học”, “GV là người trợ giúp HS trở thành
chủ thé, thành trung tâm được định hướng dé tự minh xây dựng kiến thức mới” (Lê Viết Minh Triết, 2021).
- Bộ Giáo Dục và Dao tạo đã đưa ra khái niệm của DHKP như sau: “DHKP là
cách thức tô chức đạy học, trong đó HS tự tìm tòi, khám phá phát hiện ra tri thức mới
thông qua các hoạt động dưới định hướng của GV” (Bộ Giáo dục và Dao tạo & Chương
trình ETEP, 2020).
Tóm lại trong phạm vi đề tài này, chúng tôi cho rằng DHKP là phương pháp dạy
học tích cực, lay HS làm trung tâm Trong đó người học được tiếp cận tri thức mới thông qua các tình huéng có van dé, nhằm khơi gợi sự tò mò, kích thích nhu cau tìm hiểu ở
HS Và dưới sự định hướng của GV, HS sẽ làm việc nhóm hoặc cá nhân dé thu thậpthông tin, tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề này
1.2.2 Đặc điểm của dạy học khám phá
Theo Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, DHKP có các đặc điểm sau: (1) trong quá trình học HS bị thu hút bởi một số câu hỏi, một số van dé định hướng khoa học; (2) HS tiến hành tìm kiếm, thu thập các thông tin cần thiết và sử dụng chúng dé giải quyết cho những câu hỏi và van đề định hướng đã đặt ra ban dau; (3) HS chia sẻ kếtquả tìm kiếm, đánh giá va cùng thao luận để thông nhất các kiến thức khoa học (Lê Đình
Trung & Phan Thị Thanh Hội, 2016) Các nghiên cứu của Ausubel (Ausubel, 1961) và
Svinicki (Svinicki, 1998) cho thấy DHKP có ba đặc điểm: (1) người học tham gia tíchcực vào quá trình học tập nhằm giải quyết câu hỏi, van đề nhằm hình thành kiến thức;
(2) khi HS tham gia vào quá trình khám phá cá nhân hoặc nhóm, ở đó mỗi cá nhân có
thẻ xác định được quy trình giải quyết vẫn đề một cách độc lập, các kiến thức sẽ đượcxây dựng dựa trên những hiéu biết đã có của bản than HS: (3) quá trình khám phá khuyến
Trang 20khích liên hệ kiến thức mới vào vốn hiểu biết của HS và vào trong các tình huống thực tiễn cuộc sông.
Đồng quan điểm với nhóm tác giả Jacke Richards, John Platt và Heidi Platt
(Richards, Platt, & Platt, 1992); trong module 2 môn khoa học tự nhiên của Bộ Giáo dục
và Dao tạo (Bộ Giáo dục va Đào tạo & Chương trình ETEP, 2020) đã nêu cụ thê DHKP
có một sé đặc điểm sau:
(1) HS phát triền quá trình tư duy liên quan đến việc khám phá và tìm hiéu thông
qua quá trình quan sát, phân loại, đánh giá, tiên đoán, mô tả và suy luận.
(2) GV sử dụng phương pháp đạy học đặc trưng hỗ trợ quá trình khám phá vả tìm hiều của HS;
(3) Giáo trình giảng dạy hay sách không phải là nguồn thông tin, kiến thức duynhất cho HS;
(4) Kết luận sau khi khám phá được đưa ra với mục đích thảo luận chứ không
phải là khăng định cuỗi cùng;
(5) HS phải lập kế hoạch, tién hành và đánh giá quá trình học của mình với sự hỗ
2/ Trong DHKP người GV có nhiệm vụ sử dụng khéo léo các phương pháp dạy
học đẻ phát huy tối đa tính tích cực của HS, hỗ trợ quá trình khám phá lại những tri thức
trong kho tàng kiến thức của nhân loại.
3/ Những kiến thức thu nhận được có tính bền ving cao, đo có sự tác động đếnmặt bên trong của quá trình nhận thức bằng những câu hỏi hoặc những nhiệm vụ, màkhi HS giải đáp hoặc thực hiện được thì sẽ dần xuất hiện con đường dẫn đến tri thức
4/ Mục đích của phương pháp DHKP không chỉ là làm cho HS lĩnh hội sâu sắc
những tri thức của môn học, ma quan trong hơn là trang bị cho các em khả năng suy
nghĩ; những cách thức phát hiện va giải quyết van đề mang tính độc lập, sáng tạo: kỹ
nang van dụng tri thức vào cuộc sông.
Trang 21dé hỗ trợ và hướng dẫn trải nghiệm giáo dục cho người học Các giai đoạn của chu trình
bắt đầu với sự tò mò của người học: đặt câu hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, thảo luận về
những khám phá và kinh nghiệm mà chúng ta đã đạt được, đồng thời suy ngẫm về kiếnthức mới tìm thấy và đặt ra những câu hỏi mới (Bruce & Bishop, 2002)
- Đặt câu hỏi: Đây là bước đầu tiên trong bat ky qua trình khám pha nao là xâydựng câu hỏi hoặc bộ câu hỏi liên quan đến chủ dé cần điều tra Câu hỏi có thể do GV
hoặc (các) HS đặt ra Đôi khi câu hỏi được gọi là một giả thuyết hoặc một van đẻ đặt ra
- Kham phá, nghiên cứu: Khi một câu hỏi được đặt ra, HS được khuyến khíchtìm hiểu chủ đề bằng cách thu thập thông tin từ các nguồn mà giáo viên cung cấp, trongcác tài nguyên học tập hoặc công cụ có sẵn cho HS, liên hệ với các kiến thức đã học cóliên quan đến nội dung cần tìm hiểu.
Trang 22- Tổng hợp, sáng tạo: Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan đến chủ đề điêu tra,thông tin đó sẽ được sắp xép theo danh mục hoặc phác thao bằng cách đánh dau nhữngthông tin quan trọng liên quan đến chủ đề Người học bây giờ đảm nhận nhiệm vụ sáng tạo những kiến thức mới, điều này giúp HS kết nỗi được những kiến thức mới với kinh
nghiệm trước đây của bản thân.
- Thảo luận: Người học được chia sẻ những hiểu biết của bản thân, và lắng nghe
ý tưởng từ người khác Thông tin sẽ được tập thẻ lớp thảo luận và phân tích hoàn thiện,
GV có thê định hướng cuộc thảo luận và làm noi bật những hàm ý phát sinh từ cuộc thảo luận và chi ra nó liên quan như thé nào đến van đẻ can giải quyết.
- Phản hôi, đánh giá: Sự phản ánh của HS được khuyến khích và được xem nhưmột cách đề liên hệ trở lại câu hỏi ban đầu và truy xuất các bước dẫn đến kết luận Diềunay cũng giúp củng cô phương pháp học dé HS có thê lặp lại quy trình trong bat ki tình
hudng giải quyết van đẻ nao.
- Khám phá có kiểm soát (Controlled): GV chọn chủ đề khám phá, câu hỏi vàquy trình điều tra vẫn đo giáo viên cung cấp; tuy nhiên, HS sẽ trình bày kết quả tônghợp được từ nguồn tài liệu, thông tin ma HS đã thu thập (Banchi & Bell, 2008)
- Khám phá có hướng dẫn (Guided): Ở cấp độ thứ ba, khám phá có hướng dẫn,
GV chỉ cung cấp cho HS chủ đề nghiên cứu và HS thiết kế câu hỏi, tìm kiếm tài liệu bỗtrợ dé đưa ra hướng giải quyết nhằm kiểm tra câu hỏi do HS tự đặt ra và giải thích cáckết quả (Banchi & Bell, 2008)
- Khám phá mở (Open): Ở cấp độ cao nhất, HS có cơ hội dé hoạt động như cácnhà khoa học, đưa ra các chủ dé tự do, câu hỏi, tự thiết kế và thực hiện các cuộc điều tracũng như trình bày kết quả thu được Cap độ này đòi hỏi ở HS có tính suy luận khoa học
và nhu cầu nhận thức cao nhất (Banchi & Bell, 2008)
Trang 23Tién trình đạy học khám phá gồm hai giai đoạn cơ bản (Bộ Giáo dục và Đào tạo
& Chương trình ETEP, 2020).
Giai đoạn 1: Chuẩn bị Trong bước này, GV cần thực hiện các công việc chủ yếu:
- Xác định mục tiêu day học: Mục tiêu của chủ đề/bài học do GV thiết kế chính
là dựa vào các YCCĐ đối với các PC và NL mà HS đạt được qua các hoạt động khámphá, các YCCĐ này đã được quy định cho từng nội dung và phù hợp bối cảnh giáo dục
- Xây dựng chủ dé, nội dung khám phá: GV sẽ phân tích cau trúc nội dung củachủ đề dé xác định các kiến thức trọng tâm và nội dung chính, từ đó đưa ra được van đềcân khám phá Vấn đề được khám phá thường chứa đựng thông tin mới đặt dưới dạngcâu hỏi hoặc bai tập nhỏ Van dé khám phá can phù hợp với năng lực HS.
- Xây dựng các nhiệm vụ, hoạt động khám phá: Dựa vào mục tiêu đạy học và nội
dung khám phá, GV tiền hành xây dựng hệ thống các nhiệm vụ, hoạt động khám pha để
đáp ứng được mục tiêu đã đề ra
- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá: GV xây dựng các tiêu chi, cách thức đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ, hoạt động khám phá hoặc đánh giá người học qua
từng hoạt động tủy theo điều kiện cụ thê của lớp học.
- Xây dựng ké hoạch bài dạy cu thể: GV xây dựng hệ thông các hoạt động, tiễntrình dạy học chung cho toàn bài và tiến trình riêng cho từng hoạt động khám phá
Trang 24- Chuẩn bị các phương tiện day học: GV xây dựng hệ thông học liệu, các thiết
bj, phương tiện hỗ trợ cần thiết dé tăng tính trực quan cho HS trong quá trình học.
Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học khám phá Bước I, Giao nhiệm vụ học tập (tương đương với giai đoạn I của chu trình khám
pha)
GV cần đặt HS vào tình huéng có van dé gắn liên với thực tiễn cuộc sông, địnhhướng cho HS liên hệ với kiến thức đã có dé nảy sinh van đề, câu hỏi cần được giảiquyết GV phải đảm bảo HS xác định rõ vấn đề cần khám phá, mục đích của việc khám
phá đó cũng như cách thức hoạt động trong quá trình khám phá.
Bước 3 Thực hiện nhiệm vụ học tập khám phá (tương đương giai đoạn 2, 3 của
chu trình khám pha)
- Tìm tòi khám pha (giai đoạn 2): HS làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm, kết
hợp các kiến thức đã có và các thông tin từ các nguồn tài liệu được GV cung cấp; đồng
thời tìm kiểm, thu thập các thông tin có liên quan đến van dé từ các nguôn tai liệu bênngoài nhằm dé xuất giả thuyết hoặc đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi khám phá.
- Hình thành kiến thức (giai đoạn 3): Sau quá trình tim tòi, khám phá HS sẽ ghi nhận lại thông tin liên quan đến van đề khám phá vừa tìm ra Tiếp đến là quá trình ma
HS sẽ tông hợp và phân tích các thông tin thông qua các hoạt động thí nghiệm, khảo sát
và xử lí các dữ liệu đẻ thảo luận về tính đúng đắn của giả thuyết Nếu đúng, các em tiếnhành tong hợp đưa ra các tri thức mới Nếu chưa chính xác, HS lại đặt ra giả thuyết khác
dé trả lời câu hỏi khám phá vả tiễn hành lại quá trình khám phá Trong quá trình khámphá, GV đảm nhận việc quan sát, hỗ trợ dé có những định hướng kip thời về kiến thức
dé đặt ra, từ đó đưa dén cho các em hệ thông tri thức đã được chuan hóa.
Trang 25Sau quá trình GV tông kết lại hoạt động khám phá đã thực hiện, HS có thê nảysinh thêm các thắc mắc hay mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nội dung khám phá hoặc
GV dựa vào những kiến thức HS vừa khám phá đê khơi gợi sự tò mò, hứng thú cho vẫn
đẻ tiếp theo Van đề mới, câu hỏi mới cứ như vậy một chu trình khám phá mới được
hình thành.
1.2.6 Vu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học khám phá
1.2.6.1 Ưu điểm
- Là phương pháp dạy học thúc đây việc phát triển tư duy, năng luc, khả năng
nghiên cứu khoa học vì trong quá trình khám phá đòi hỏi người học phải có sự suy xét,
phân tích, đánh giá và tông hợp.
- Phát huy được nội lực, thúc day tính tích cực của người học trong các hoạt độngkhám phá Giải quyết thành công các vấn đề gần gũi trong thực tiễn chính là động cơ
kích thích trực tiếp lòng ham mê, hứng thú học tập và HS sẽ có ham muốn hướng tới
những việc làm khó hơn.
- DHKP cho phép người học rèn luyện kỹ nang làm việc nhóm, thông qua đó HS
sẽ học hỏi lẫn nhau Ngoài ra phương pháp DHKP còn giúp phát triển một số kỹ năng mềm khác như: thuyết trình, phản biện va tự đánh giá khả nang phân công tô chức công
Việc,
- Người học học được cách khám pha, cá nhân hóa trong học tập HS phải tự huy
động kiến thức, kinh nghiệm của mình dé giải quyết các van dé được đặt ra, từ đó biếncái chưa biết thành hệ thong trí thức của riêng mình, nâng cao kha năng ghi nhận và vậndụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống thực tiễn
- Sự tương tác, giao tiếp trong các hoạt động tìm tòi khám phá, cùng với sự tham gia tích cực của các em HS sẽ tạo nên bau không khí học tập sôi nôi, thân thiện cho lớp
học.
1.2.6.2 Han ché
- Dé áp dụng được phương pháp này, HS phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết,thực hiện các nhiệm vụ mang tính khám phá, tim ra trí thức mới Có thé gây nhằm lẫn
và khó khăn cho HS néu các em không có kiến thức nên tảng ban dau.
- Việc triển khai DHKP đòi hỏi người GV phải giỏi chuyên môn, nghiệp vụ vững
vàng, có sự chuẩn bị bài giảng hết sức kỹ lưỡng, có nhiều kinh nghiệm tô chức và quản
lí lớp học dé có thé điều tiết và dan đắt HS trong quá trình tham gia các hoạt động.
Trang 26- Thời gian của quá trình khám phá ra kiến thức mới chiếm khá nhiều trong toàn
bộ tiền trình của học từ đó có thẻ phá vỡ kế hoạch dự kiến của GV, nên tùy thuộc vàotừng nội dung, mục tiêu và sự phân phối thời gian day học mới có thê áp dụng phương
pháp này.
- Trong quá trình khám pha của học sinh thường nảy sinh những tinh huỗng,
những khám phá ngoài mục đích dạy học, có khi ngoài dự kiến của GV, đỏi hỏi sự linh
hoạt trong xử lý các tình huống của người người đạy Với vai trò là người định hướnghoạt động cho HS, GV phải biết chủ động, linh hoạt, tùy theo NL của từng đối tượng
HS cụ thê ma đưa ra những định hướng phù hợp.
- DHKP đòi hỏi cơ sở vật chất, phương tiện cho việc dạy và học phải được trang
bị day đủ hiện đại, đáp ứng việc tô chức các hoạt động day học và phù hợp với cácYCCĐ về nội dung bải học theo chương trình hiện hành
- GV cần phải hiểu và năm vững phương pháp DHKP, phải biết cân nhắc lựa chọn
va có kha năng kết hợp các kĩ thuật day học phù hợp, có sự sáng tạo không ngừng nhằm
khơi gợi sự tò mò, hứng thú nơi HS từ đó mới có thé nâng cao tính tích cực, chủ động,
sang tạo của các em.
1.3 Phim học tập trong dạy học
1.3.1 Khái niệm phim học tập
L3.1.1 Khai niệm phim
Xuất phát từ thuật ngữ “Cinématographe”, “Dién anh” được xuất hiện và biết đếnvới ý nghĩa khá rộng, bao gồm các bộ phim được tạo nên từ những hình ảnh chuyểnđộng kĩ thuật ghi lại hình ảnh, bố cục ảnh, âm thanh và ánh sáng dé tạo thành một bộ
phim (kỹ thuật điện ảnh), các hình thức nghệ thuật xoay quanh việc hình thành bộ phim.
Có thê hiểu phim điện ảnh là tác phẩm điện ảnh được ghi trên những cuộn phim rồi
chiếu lên man ảnh (C H IOrkeprmw, 1987)
Theo từ điên Bách khoa Điện ảnh của Liên Xô khái niệm phim video được định
nghĩa là phim được ghi trên băng từ chứ không ghi trên phim nhựa Sau này phim video
đã phát trién mạnh hơn với nhiều mối liên kết với màn hình tivi, nó có nhiều tính ưu việt
so với phim điện ảnh như tính thẩm mi, công nghệ sản xuất và các khía cạnh (phương pháp quay phim, ráp nối điện tử, tính năng đặc biệt cho phép tiếp nhận được sự phốihợp những cảnh phức tạp bất kì, băng từ có thể sử dụng nhiều lần đề ghi hình ảnh )(C H lOrkewraw, 1987) Qua khái niệm phim video có thé hiểu phim video là một thé
Trang 27loại của nghệ thuật điện anh Ngày nay, cùng với sự phát triên không ngừng của khoa
học kỹ thuật, phim video không chỉ dựa trên kĩ thuật điện tử và từ mà còn sứ dụng ki
thuật điện tử digital cho ra những tác pham có chất lượng âm thanh, hình ảnh với độ
trung thực ngày càng cao (Nguyễn Quốc Tuần, 2003).
Như vậy có thé hiển một cách khái quát: phim video là tác pham điện ảnh được ghi lại thành các tín hiệu điện từ và được phát thông qua các thiết bị chuyển đôi các tinhiệu điện từ thành hình ảnh (Trần Quang Hiệu, 2022)
1.3.1.2 Khái niệm phim học tap
Cùng với sự phát triển của các kĩ thuật đạy học, phim video dan được sử dụng đề
trở thành một phương tiện, công cụ dùng trong dạy học Việc dạy học với các bộ phim
video kích thích HS thé hiện cảm xúc từ đó nảy sinh các câu hỏi, kì vọng và tình huốngcan giải quyết trong quá trình day học (Blasco, Moreto, Blasco, & Janaudis, 2015) Tuy
nhiên không phải bat cứ phím video nào cũng có thé sử dung cho việc day học, người
đạy cần có sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với việc sử dụng chúng
Phim học tập được hiểu đơn giản là những phim ngắn được sử dụng trong giờ
học Phim chứa đựng các hình ảnh và âm thanh mô phỏng các sự kiện, hiện tượng trong
đời sông một cách chân thực, tự nhiên Nội dung phim cần chứa đựng những thông tin phù hợp với mục tiêu bài học đã đặt ra và thời lượng phim đảm bảo không quá dài để
có thể tô chức các hoạt động dạy học khác (Đỗ Hương Trà & Trần Quang Hiệu, 2015)
1.3.2 Vai trò của phim hoc tập trong day hoc
Khi phim học tập được đưa vào quá trình giảng day, hình anh âm thanh trong phim đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho bài học trở nên thú vị hơn Thông
thường, trong các lớp học HS phải tiếp xúc với vô số bai giảng được thiết kế dé giúp họ hiểu các nội dung giáo dục khác nhau, việc này có thẻ rất đơn điệu, khiến việc học trởnên nhàm chán, thiếu sự tập trung nơi HS Việc sử dụng phím học tập làm phương tiện,công cụ giảng day sẽ giúp việc học trở nên thú vị va thu hút hơn đối với HS
Việc dạy va học sẽ thực sự hiệu quả nếu như có sự tác động đến mặt bên trongcủa quá trình nhận thức của HS, băng cách đặt HS vào các tinh huồng có van đề đẻ các
em chủ động tham gia giải quyết tình huéng Theo Dale, con người có kha năng ghi nhớkiến thức: néu chỉ nghe thì lĩnh hội được 20% lượng thông tin, nếu chỉ nhìn thì lĩnh hộiđược 30% và nếu dùng phối hợp cả nghe, nhìn thì lượng thông tin tiếp thu được sẽ là50%, và 90% lượng thông tin được tiếp nhận từ những gì bạn nói và trải nghiệm (Dale,
Trang 281969) Chính vì thé việc sử dung phim học tập dé khơi gợi tình huống trong giảng dạy
là cách thức hữu hiệu dé mang lại niềm vui trong học tập, thúc day sự tò mò muốn đượckhám phá của HS, đây là bước đầu dé hình thành ở HS sự tích cực tham gia các hoạtđộng học tập Phim học tập tạo ra sự phong phú về cách điển đạt và hỗ trợ tư đuy sángtạo Nhờ phim học tap, câu chuyện giáo dục được tạo ra một cach ngắn gọn, điều này
giúp HS tập trung vào chủ dé mà người day mong muốn Phim học tập giúp tăng cường
khả năng ghi nhớ và hiêu (Kabadayi, 2012) Việc HS làm quen với việc suy nghĩ bằnghình ảnh trực quan và chuyển động về chủ dé này đã cụ thé hóa kiến thức, giúp HS dé đàng chiếm lĩnh tri thức, nhờ sự tham gia tích cực khá năng ghi nhớ lâu đài được hình thành, từ đó biến tri thức nhân loại thành vốn kiến thức cá nhân HS.
Khi phim được sử đụng như một phương tiện hỗ trợ giảng dạy, chúng giúp HS
dé dàng hiểu và hình dung tất cả các thông tin ma các em đang được học Điều này don
giản là vì phim học tập loại bỏ yếu t6 tưởng tượng thay vào đó là các sự kiện, hiện tượng
được vận hành chân thật; vì thế làm cho HS có nhận thức đúng đắn, chính xác hơn vềthé giới xung quanh Khi sử dụng phim, HS có thé thấy những gì đang diễn ra, khiến họ
dé dàng hình dung hơn nhiều so với khi học theo mô tả bằng lời Việc thé hiện mỗi liên
hệ giữa Vật lí với các hiện tượng bên ngoai lớp học giúp HS nhận thức được sự liên
quan giữa Vật lí với cuộc sống và các định luật trong Vật lí sẽ giúp các em hiểu về tựnhiên như thé nào
- Một số sự vật, hiện tượng khi giảng dạy không thé mô phỏng tại lớp học do hạnchế về không gian, gây nguy hiểm khi thực hiện như: va chạm giữa các phương tiện giaothông, ban súng đại bác Việc sử dung phim học tập cho phép quay lại các thước phimtại những địa điểm, thời điểm xáy ra sự kiện nào đó rồi phát lại lúc cần thiết hoặc GV sưu tam các nguôn video khác nhau vả biên tập cho phù hợp với hoạt động giáo dục (Tô
Xuân Giáp, 1999).
- Một số hiện tượng xảy ra quá nhanh, mắt thường không bat kip, hay ngược lại
một số hiện tượng lại xảy ra quá chậm hoặc các vật có kích thước quá nhỏ dẫn đến HS
khó hình dung vẻ hiện tượng Vật lí xảy ra bên trong đó như: quá trình tiếp đất của các
vận động viên trên đệm, va chạm giữa các vật Sử dụng phim học tập cho phép người
quay phim bắt kịp từng khoảnh khắc hiện tượng xảy ra, và khi được sử dụng, người xem
có thê điều chỉnh tốc độ tua ngược tua nhanh thúc đây các quá trình hoặc thu phóng
kích thước video cho phù hợp.
Trang 29dang cho qua trình day và học.
1.3.3 Phan loại phim học tập
Phim học tập có thê được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau: theo nội
dung, theo hình thức thé hiện, kỹ thuật tạo phim, Theo nghiên cứu của tác giả TrầnQuang Hiệu về phim học tập, tác giả đã đề xuất cách phân loại phim học tập là dựa trêntiễn trình giải quyết vấn dé (Tran Quang Hiệu, 2022) Dựa trên cơ sở đó, trong bài nghiên
cứu nảy chúng tôi phân loại phim tùy thuộc vào mục đích sử dụng cho từng giai đoạn
trong tiền trình DHKP.
a Phim tạo tình huốngPhim tao tình huống thường được chiếu trước khi HS nghiên cứu một chủ dé, như một phan giới thiệu, khơi gợi van dé cần tìm hiểu Từ những van dé, và thông tin
do phim video được chiều cung cấp, HS bước vào con đường tìm kiếm tri thức thôngqua câu trả lời cho các tinh huống được đặt ra
b Phim đề xuất giải pháp giải quyết vấn đềVới mỗi thước phim sẽ những nhiệm vụ khác nhau cần được giải quyết, tuy người
GV đã có sự điều chỉnh về mức độ các nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực chung củacác em HS, nhưng sự hỗ trợ cho các em trong quá trình khám phá và giải quyết vấn đề
là hoản toàn cần thiết Phim học tập chứa nội dung phủ hợp có thẻ là gợi ý để người học
có thê xuất giải pháp giải quyết van dé được đặt ra.
c Phim hỗ trợ thực hiện giải quyết vấn đềSau khi HS đưa ra được phương án giải quyết van dé, các em cần tiền hành thựchiện chúng đẻ đi đến con đường hình thành kiến thức Trong một số trường hợp HS cầnlàm thí nghiệm ghi nhận số liệu đề có thẻ đưa ra được câu trả lời gần đúng nhất cho một
vấn đẻ, tuy nhiên một số thí nghiệm thường khó thực hiện tại lớp học vì những lí do
như: hạn chế về thiết bj, thí nghiệm gây nguy hiểm, hạn chế về thời lượng tiết học, khi
đó có thé quay lại các thí nghiệm thật sử dụng kết hợp với các phần mềm phân tích
Trang 30tiễn khác nhau, đòi hỏi HS phải huy động được trí thức đã học dé giải quyết các tình
huống này Giải quyết thành công các van dé gần gũi trong thực tiễn sẽ càng hướng HSđến những van dé khó hơn, đến những thước phim chứa đựng sự nan giải hơn.
1.3.4 Nguyên tắc xây dựng và lựa chọn phim học tập
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn (2003) và Tran Quang Hiéu (2022) chorằng các video phim học tập phải đảm bao được các nguyên tắc của phim điện ảnh nóichung va nguyên tắc của một phương tiện dùng trong day học nói riêng.
a Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học
- Dam bao tính chính xác của các nội dung được đưa lên phim, các nội dung nay
can được sắp xếp có hệ thống, bố cục chặt chẽ khiến cho người xem để hình dung vềnội dung muốn truyền tải qua đoạn video.
- Doan phim phải chứa nội dung, kiến thức cần truyền tải, can nhắn mạnh vẻ mộtvấn đề được coi là quan trọng trong bài học; tránh dàn trải, mang tính liệt kê Cần đảm
bao dung lượng phim phù hợp với thời lượng hoạt động dạy học.
b Nguyên tắc 2: Đảm báo tính thẩm mĩHình anh, mau sắc trong phim phải sắc nét, hai hòa; âm thanh sông động, rõ ràng: đặc biệt phim can phản ánh đúng với màu sắc, độ rõ nét của các sự vật, hiện tượng trongđời sống đưới góc độ chân thực và tự nhiên nhất
c Nguyên tắc 3: Đảm bảo yêu cau của chương trình học và đặc điểm lita tuổi
- Việc sử đụng phim học tập phải thé hiện rõ được mục tiêu dạy học đã đề ra, gắn với một nội dung dạy học cụ thê và phù hợp với định hướng phát triển NL và PC người
học.
- Các yếu tố hình ảnh, âm thanh tác động đến các giác quan của HS, lam cho các
em bị thu hút vào tiền trình dạy học và có thê phát huy được tinh chủ động của mình.
Tuy nhiên can dam bảo sự tương thích của các loại hình phim học tập cho từng lứa tuổi
HS vì mỗi lứa tuôi sẽ có một đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nhận thức khác nhau.Chang hạn, đối với cấp tiêu học nên ưu tiên những phim chứa đựng bình ảnh với gam
Trang 31màu sắc tươi sáng, nội dung vui nhộn, nhằm tạo không khí cho lớp học Đến với cấpTHPT khi khả năng tư duy, suy luận của các em đã được nâng cao, có thể sử dụng các video phim mang tính khoa học nhiều hơn, đòi hỏi nhiều sự vận dụng kỹ năng, suy nghĩ
dé giải quyết hơn.
d Nguyên tắc 4: Phim học tập phải được đánh gia lại và hoàn thiện
Thông qua việc sử dụng phim học tập mà người GV có thé đánh giá được hiệu
quả khi sử dụng phim trong suốt quá trình day học Da phù hợp với mong muốn haychưa? Can nâng cao hiệu quả mang lại hay không? Nếu còn thiếu sót cần dé ra phương thức điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS.
1.3.5 Hình thức xây dựng phim học tập
Công nghệ quay phim ngày cảng rẻ hơn, máy quay tiện dụng trở nên phê biến,máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại di động có tính nang quay chụp khiến việc sản xuất
phim ngắn trở nên phô biến hơn (Kabadayi, 2012) Vì vậy, GV có thé dé dang sưu tam
được những thước phim ngắn tương ứng với bất kì sự kiện, hiện tượng nào Nhưng đôikhi nguồn tư liệu video tìm kiếm được vẫn chưa đáp ứng chứa đựng đủ nội dung mong muon, khi đó người GV có thé biên tập lại hoặc tự xây đựng cho phù hợp với nhu cầu
sử dụng trong giảng dạy Và hơn hết, GV cần xem xét đến nguôn kinh phí và bản quyền
sử dung của nguồn tư liệu cần dùng cho giảng day
I.3.6 Nguyên tắc sử dung phim hoc tập trong dạy học
Theo tac giả Lam Gia Hân (Lâm Gia Han, 2016), việc sử dụng phim học tập trong
tiễn trình đạy học tuân thủ theo một số nguyên tắc sau đây:
a Nguyên tắc 1: Sử dụng đúng thời điểmKhi thiết ke KHBD thi GV sẽ dựa vào YCCĐ được quy định, mục tiêu về PC và
NL cân đạt trong bai học mà tiễn hành biên tập, xây dựng các phim học tập phù hợp.Mỗi thước phim có thế đưa vào tại nhiều thời điểm trong tiết đạy, tuy nhiên GV sẽ cânnhac xem vị trí thích hợp ứng với mỗi video phim dé có thé phát huy được tối đa tácdụng của phim Một số thời điểm cụ thê sử dụng phim như:
- Đầu giờ học: Thường sử dụng dé mở đầu bài học, đặt ra tinh huéng có van đề
khơi gợi sự hứng thú, tính chủ động của HS.
- Giữa giờ học: Đây là những thước phim có vai trò hỗ trợ cho quá trình thực hiệngiải quyết van đề Thông qua việc xem phim HS có thé lay được gợi ý hoặc dùng chúnglàm công cụ dé giải quyết những câu hỏi, nhiệm vụ đã được đặt ra
Trang 32“
- Cuối giờ học: Những phim nay sẽ có tác dụng tông kết dé củng cố lại các kiếnthức, nội dung trọng tâm mà HS đã được học Hay la sự mở rộng sang các van đề mới hơn dé đòi hỏi HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học dé giải quyết.
b Nguyên tắc 2: Sử dụng đúng chỗ
GV cân nhắc khi long phim học tập vào tiến trình day hoc, không phải bat cứ bai
học nào cũng phù hợp với phương tiện dạy học này Mỗi một video đều là một mắc xích
cho bài học, GV cân xác định rõ khi đưa vào bài học thì nó sẽ đóng vai trỏ gi và mangđến lợi ích như thé nào, thỏa mãn mục tiêu nào của bài học.
c Nguyên tắc 3: Sử dụng đúng mức độỨng với mỗi thước phim sẽ có những nhiệm vụ học tập khác nhau Tùy thuộc vào mức độ nhận thức của các em HS trong lớp học mà GV có thể chỉnh sửa làm tăng
hoặc giảm độ khó của nhiệm vụ ứng với từng phim học tập vả đưa ra bộ câu hỏi định
hướng hoặc các công cụ hỗ trợ cần thiết.
d Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho HS suy nghĩ và giải quyết các nhiệm vụ
Sau khi xem một hoặc một vai thước phim, HS phải hoàn thành được các nhiệm
vụ dưới dang câu trả lời hoặc là sản phẩm Dé hoàn thành tốt nhiệm vụ và thật sự thông hiệu một van dé, HS cần có thời gian thích hợp dé suy nghĩ, thảo luận Tùy vảo trình độ của HS mà người GV có thé đưa ra khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ cho phủ hợp.
1.3.7 Quy trình xây dung phim hoc tập
Năm 1961, J Bruner đã đưa ra một kết luận vẻ các tài liệu đổi mới giảng dạy thời
kỳ cuối những năm 1950 “Việc sử dụng phương tiện nghe nhìn sẽ phụ thuộc việc chúng
ta có thê tích hợp kỹ thuật của các nhà làm phim với khả năng và sự vận dụng khéo léocủa người day” (Bruner, 1961) Ta thay việc xây đựng phim học tập cần có sự kết hợp
giữa người day và người làm phim, trong đó người dạy phụ trách về nội dung, bé cục
còn người làm phim phụ trách về mang kỳ thuật dựng phim (D6 Hương Trà & TranQuang Hiệu, 2015) Từ quy trình xây dựng phim nói chung và những nguyên tắc xây
dựng phim học tập nói riêng, và dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn vẻ phim
day học (Nguyễn Quốc Tuan, 2003) chúng tôi gợi ý quy trình thiết kế phim học tập theo
các bước sau:
a) Bước 1: Xác định mục đích phim học tập
© Xác định mục đích của phim phải gan liên với mục tiêu bài học đã được xác định
¢ Xác định thời lượng cho một thước phim.
Trang 33© Xác định sự can thiết phải xây dựng phim:
Việc xây dựng phim học tập phải trả lời được các câu hoi: tại sao phải sử dụng
phim học tập trong đơn vị kiến thức này? Phim học tập sẽ sử dụng ở vị trí nào của tiễn
trình dạy học? Và lợi ích mang lại khi phim được sử dụng.
e Xác định kha năng thực hiện việc xây dựng phim theo chủ đề
Việc tạo ra một thước phim có thê tự xây dựng hay phải sưu tầm từ các nguồn và cải biên lại Can xem xét đến bản quyền của các video được sưu tam.
b) Bước 2: Lên ý tưởng, viết kịch bản
e Y trưởng kịch ban:
Xác định cau trúc kịch bản phim: dựa vào mục tiêu của phim, kiến thức cầntruyền đạt, phương pháp thực hiện bài dạy đẻ xác định cau trúc của kịch bản sao cho kếthợp hài hoà giữa góc máy, cảnh quay, âm thanh, lời nói, chữ viết trên phim Cấu trúcphim chặt chẽ sẽ được thẻ hiện qua kịch bản phim (Tran Quang Hiéu, 2022)
© Viet kịch ban:
Dé viết được kịch bản phân cảnh cho phim video can phải xây dựng kịch bản
nhìn và kịch bản nghe Cần có sự kết hợp nhiệm vụ của cả người dạy và người làm phim
dé lựa chon ra hình ảnh thích hợp nhất theo đó la phan âm thanh phải phối hợp nhịpnhàng, chặt chẽ với phần hình ảnh, từ đó tạo ra thước phim hai hòa cả về phan nhìn lẫnphan nghe Có thé bố trí nội dung các phân cảnh theo bảng sau:
STT Thời gian | Phân cảnh | Nội dung
Hình ảnh | Âm thanh
Lời đọc | Am nhạc
c) Bước 3: Tô chức xây dựng phim
to
Chọn phan mém lam phim thích hợp, sắp xếp các bối cảnh, lồng tiếng, chèn âm
thanh tương ứng theo kịch ban đã xây dựng ở giai đoạn 2.
d) Bước 4: Đánh giá và chỉnh sửa thước phim đã xây dựng
Trang 34- Từng phân cảnh sau khi được xây dựng sẽ đối chiếu lại với kịch bản và mục đích xây dựng ban đầu hoặc nếu không thẻ xây dựng được thì sẽ chỉnh sửa kịch ban cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Trong quá trình sử đụng có thẻ chỉnh sửa, b6 sung hoặc xây đựng lại phim (nếu
cần).
1.3.8 Tiến trình dạy học khám phá với sự hỗ trợ của phim học tập
Trên cơ sở tông hợp của quy trình tô chức DHKP và nguyên tắc sử dụng phimhọc tập trong dạy học, chúng tôi đề xuất xây dựng quy trình DHKP với sự hỗ trợ của
phim học tập như sau:
Giai đoạn 1: Chuân bịTrong giai đoạn này, GV căn cứ vào nội dung bài học đẻ tiến hành các công việc
Sau:
- Xác định mục tiêu day học từ các YCCD quy định cho từng nội dung;
- Phân tích cấu trúc nội dung dé đưa ra vẫn dé cần khám phá;
- Xây dựng hệ thông các nhiệm vụ, hoạt động khám phá kết hợp với hệ thôngphim học tập dé đáp ứng được mục tiêu đã đề ra;
- Dự kiến các kỹ thuật dạy học cũng như các phương tiện được dùng trong dạy
học, đặc biệt là các phương tiện phục vụ cho việc xây dựng phim học tập.
Giai đoạn 2: Tổ chức DHKP
Trang 35Dé xuất giải pháp
Hồ trợ thực hiện
Đánh gia, kiếm nghiệm
Hình 1 3 Tiến trình dạy học khám phá với sự hỗ trợ của phim học tập
Từ sơ đồ trên có thẻ thay, phim hoc tap có thé được sử dung trong mọi giai đoạncủa tiễn trình DHKP từ việc xác định van dé cần giải quyết đến đề xuất các giải pháp,
thực hiện giải pháp và đánh giá giải pháp, phát hiện vẫn đề mới Các giai đoạn này tạođiều kiện cho việc bôi dưỡng các năng lực thành tố của NL vật lí
Trang 36KET LUẬN CHUONG 1Trong chương 1, chúng tôi trình bay hai van dé Thứ nhất là cơ sở lý luận củaphương pháp DHKP Thứ hai là cơ sở lý luận về phim học tập.
Đầu tiên chúng tôi trình bày những khái niệm, những nét cơ bản của mô hình
DHKP bao gồm: khái niệm, đặc điểm, chu trình, các mức độ vận dụng và ưu, nhược
điêm của DHKP.
Tiếp theo chúng tôi trình bày về phương tiện phim học tập dé hỗ trợ cho tiễn trình
DHKP bao gồm:
- Khai niệm, vai trỏ, phân loại phim học tập.
- Nguyên tắc xây dựng và lựa chon, củng với nguyên tắc sử dụng va quy trình
xây dựng phim học tập.
- Và cuỗi cùng là xây dựng tiến trình DHKP với sự hỗ trợ của phim học tập
Thông qua chương |, tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển tính
tích cực trong hoạt động học tập của HS, và DHKP kết hợp với phim học tập chính làmột trong những phương thức thúc đây HS chủ động tham gia vào các hoạt động dạy và
Trang 37CHƯƠNG 2 TÔ CHỨC DAY HỌC KHAM PHA NỘI DUNG “ĐỘNG LƯỢNG”
CHUONG TRÌNH MON VAT LÍ 10 VỚI SỰ HO TRỢ CUA PHIM HỌC TAP
2.1 Vị trí và tong quát về mạch nội dung “Động lượng"
Mạch nội dung “Động lượng” thuộc chương trình vật lí lớp 10 đã được tách thành
một nội dung riêng và được xếp sau mạch nội dung “Céng và năng lượng"
O mạch nội dung "Động lượng”, HS sẽ được tiếp cận với 3 nội dung chính, đượcphân bố trong thời gian 6 tiết bao gồm:
Trong hệ kín Thay đôi
Định luật bảo toàn
động lượng
p+ P:= Pị xr p;
Hình 2 1 Sơ dé cau trúc mạch nội dung “Động lượng”
2.2 Phân tích mach nội dung Động lượng
Từ những YCCĐ của mạch nội dung “Động lượng", chúng tôi tiến hành phântích để đưa ra một số nội đung dạy học.
Bảng 2 1 Yêu cầu cần đạt mạch nội dụng “Động lượng ”Nội dung Yêu cầu cần đạt
Trang 38Bảo toàn động — Thực hiện thí nghiệm va thảo luận, phat biêu được định luật bảo
lượng toàn động lượng trong hệ kín.
~ Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số
trường hợp đơn giản.
va chạm tốc độ thay đôi của động lượng (lực
tông hợp tác dụng lên vật là tốc độ thay đôi của động lượng của
vật).
~ Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm
đơn giản.
~ Thảo luận dé giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
~ Thảo luận đẻ thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc
độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm
bằng dụng cụ thực hành
Từ yêu cầu cần đạt, chúng tôi tiền hành phân tích nội dung kiến thức tương ứng:
Bang 2 2 Phân tích kiến thức trong mạch nội dung “Động lượng "
* Y nghĩa và định nghĩa động lượng:
Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyên động giữa các vật
thông qua tương tác gọi là động lượng.
Trang 39* Định luật bảo toàn động lượng:
Động lượng của một hệ kín là đại lượng bảo toàn.
Sau va chạm chỉ có động lượng của hệ được bảo toàn, động năng
lúc sau nhỏ hơn động năng lúc đâu.
2.3 Kế hoạch bài dạy “Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng"
Nêu được khái niệm hệ kín 2 VLI.I
Phát biều được định luật bảo toàn động
3 VLI.I lượng trong hệ kín.
Trang 40Tìm hiểu thế giới | Thực biện thí nghiệm kiêm chứng được
tự nhiên dưới góc | định luật bảo toàn động lượng trong hệ kin 4 VL2.4
độ vật lí
Vận dụng kiến Vận dụng được định luật bảo toàn động
thức, kĩ năng đã | lượng trong một số trường hợp đơn giản 5 VL3.1
2.3.2 Ý tưởng tiền trình dạy học khám phá có sử dụng phim học tập
Đề thực hiện được các mục tiéu dạy hoc, bài hoc có thê thực hiện theo định hướngkhám phá gắn với nguyên lí phóng của tau Apollo 11, hình 2.2 thể hiện ý tưởng tiếntrình dạy học với các phim học tập được đề xuất tương ứng