1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Đánh giá khả năng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam

77 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Khả Năng Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế (IFRS) Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Thủy Linh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 37,91 MB

Nội dung

Dự báo khả năng áp dung trong tương lai --- 28 Chương 2: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tải chính quốc tế IFRS tại Việt Nam.--- 31 2.1.

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KE TOÁN- KIEM TOÁN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NANG AP DUNG CHUAN MUC BAO CAO TAI CHINH QUOC TE (IFRS) TAI VIET NAM.

Giảng viên: Ths Lê Thị Thùy Linh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Anh

Mã sinh viên: 19050824

Lớp: QH 2019-E Kế Toán CLC2

Hệ: Chính quy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan dé tài khóa luận : “Đánh giá khả năng áp dụng chuanmực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu

được thực hiện bởi chính cá nhân em Em đã tự thu thập dữ liệu, chạy mô hình,

bên cạnh đó em đã tự đọc các thông tin nghiên cứu, dịch tài liệu khác nhau và

tong hợp các kiến thức trên tat cả các nền tảng uy tin dé hoàn thiện nên khóa

luận này và đảm bảo rằng kết quả không sao chép ở bất cứ nguồn nào khác.Những lý thuyết được trình bày trong khóa luận đều được sử dụng từ các tàiliệu mà em đã tham khảo và được trích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo đã có

trong khóa luận.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề hoan thành khóa luận, lời đầu tiên em xin được cảm ơn các thầy côcủa khoa Kế toán Kiểm toán đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp cũng như bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến: ThS Lê Thị Thùy Linh

đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, do hạn chế về thời gian, kinhnghiệm thực tiễn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Kínhmong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô đề bài khóa luận được

hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

International Financial Reporting Standards

-Chuan mực báo cáo tài chính quốc tế

Vietnamese accounting standards - Chuan mực

kế toán Việt Nam

Báo cáo tài chính

Statistical Package for the Social Sciences

-Phan mềm dùng cho nghiên cứu khoa học

International Accounting Standards Board Hội dong Tiêu chuan Kê toán Quoc tê

-Quốc tế

CC

Klynveld Peat Marwick Goerdeler

PricewaterhouseCoopers

Japanese Generally Nguyên tắc Kế toán được Chấp nhận Pho biến

Accepted Accounting | tại Nhật Bản

Principles

Trang 5

DANH MỤC BANG

Bang 2.1: /Dr8iyì s11 Ỏ 37

Bang 3.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính - 2 2 2+ x+£E+£x+E+EzEzrrseee 45

Bang 3.2: Cơ cau mẫu theo độ tuồi - 2- 2 2©£+E£+EE+EE+£EzEezrerrxered 46

Bang 3.3: Cơ cấu mẫu theo ngành nghé - 2 2 2s E+x£++£++EzEzzzez 47

Bảng 3.4: Cơ cấu mẫu theo quy mô doanh nghiỆp - -«-+s-«<+ 48

Bảng 3.5: Descriptive Statistics - - c1 TH ng ng ng ngàng 50 Bảng 3.6: Case Processing SUMMATY - 5 c5 + ++svexeeexeeesreeess 51

Bang 3.7: Reliability SfafISfICS - 5 S111 ng ng 51

Bảng 3.8: Item-Total SŠta{ISẨICS - (c1 191 nh ng ng ngàng 52 Bang 3.9: KMO and Bartlett’s Test - c5 S5 + *EseEsereersereeerke 53

Bang 3.10: Total Variance Explained - - -ss + x + ssvsseesseeeseese 54 Bang 3.11: Component MatfrIX - << 319v vn ng kg 55

Bang 3.12: Correlations T6 ‹‹43 57

Bang 3.13: Model Summary - - - s13 113910119 1 991 1 1 ng ng 58 Bảng 3.14: ANOVA LH HH HT TH Ho nh TH HT HH HH Hiệp 59 Bang 3.15: 6095002 1n e 59 Bang 3.16: One-Sample - - - «1 kh TH HH nghiệt 64 Bang 3.17: One-Sample Án 64

Trang 6

Biểu đồ 3.

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3.

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

Biểu đồ 3

DANH MỤC BIEU DO, HÌNH ANH

Hình 2 1: Mơ hình nghiên cứu IERS 5 + + sEsseesseeeseese 34

1: tình hình áp dung IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam 39

2: tình hình áp dung IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam 40

3: tình hình áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam 40

4: tình hình áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam 4I 5: nghiên cứu hệ quả của việc áp dung IFRS tại Việt Nam 43

6: nghiên cứu hệ quả của việc áp dung IFRS tại Việt Nam 44

7: nghiên cứu hệ qua của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam 44

8: nghiên cứu hệ quả của việc áp dung IFRS tại Việt Nam 45

9: Cơ câu mẫu theo giới tính + ¿2s + ++£++£++£zxzxzed 46 10: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi - - s5 +x+Ex+EeEeEerkerxzxerxeree 47 11: Cơ câu mẫu theo ngành nghề -. ¿2 s2 s2 2 z+£zzs£2 48 12: Cơ cấu mẫu theo mơ hình doanh nghiỆp - « -«<- 49 13: HISfÒTAI - - G1 SH HH ng ng ky 61 2n 62

15: Scatter Plot 63

Biểu đồ 3

Trang 7

MỤC LỤC

LOI CAM DOAN -~ ~~ -~ -=~~====~=========================================r 2

LOT CAM ƠN -~-= -=-=~=====================>z=========z======r=========mer==e=e=zee 3

DANH MỤC CHU VIET TAT -= -==- 4

DANH MỤC BANG -~-~ -~-~-~-~~~==================rrrrrr=rrrrrr=r=r=rrmre 5 DANH MỤC BIEU ĐỎ, HÌNH ANH -~-~-================= 6

MỤC LUC -~-~=~~================================rrrr=r=rrrrrr=r=rrrmre 7 PHAN MO ĐẦU -~ ~~ ~~-~-=~~~============================>====>===~me 11 1 Tỉnh cap thiết cña dé lài==-—-= -= -.= -s-e -== -= -=== 11

2 Mục tiêu va nhiệm vu nghiên cứu - 12

2.1 Mục tiêu nghiên cứu - 12

2.2 Nhiệm vụ nghiên ctu - 12

3 Câu hỏi nghiên cứu - 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 12

4.1 Đối tượng nghiên cttu: - 12

4.2 Phạm vi nghiên cứu: - 12

5 Phương pháp nghiên cứu - 13

Trang 8

5.1.1 Thu thập thông tin sơ cấp -~~~~~========================= 13

5.1.1.1 Phương pháp phỏng van - 13

5.1.1.2 Phương pháp khảo sát - 13

5.1.2 Thu thập thông tin thứ cấp - 14

5.2 Phương pháp xử lý thông tin - 15

6 Đóng góp của dé tài - 15

EEÔ”97./ 00/2227 QQQƯƠ Ngg l6 PHAN NỘI DUNG CHÍNH -~~ -~~~~~~ ~~~~======~~~~======~~=~= 17

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về khả năng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS - 17

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kha năng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS - 17

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài - 17

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước - 20

1.2 Lý thuyết về chuân mực báo cáo tài chính quốc tế - 21

1.2.1 Khái niệm về chuân mực IFRS - 21

1.2.2 Tầm quan trọng của chuẩn mực IFRS - 22

1.3 Lý thuyết về việc áp dụng chuẩn mực IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam - 23

1.3.1 Đặc điểm doanh nghiệp tại Việt Nam - 23

1.3.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ - 23

1.3.1.2 Khái niệm doanh nghiệp lớn - 24

1.3.2 Quá trình và mức độ áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam - 24

1.3.3 Thách thức trong việc áp dụng chuân mực IFRS tại Việt Nam 26

Trang 9

1.4.1 Ưu, nhược điểm của việc áp dụng chuẩn mực IFRS - 27

1.4.2 Dự báo khả năng áp dung trong tương lai - 28

Chương 2: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tải chính quốc tế IFRS tại Việt Nam. - 31

2.1 Quy trình nghiên cứu - 31

2.2 Chon mẫu va dit liệu nghiên ctru - 33

2.3 Xay dung gia thuyét nghiên cứu và mô hình nghiên cứu - 33

2.3.1 Xây dựng giả thuyết nghiên ctru - 33

2.3.2 Mô hình nghiên cứu dé xuất - 34

2.3.3 Mô tả thang do - 34

2.3.4 Quy trình phân tích dữ ligu - 37

Chương 3: Kêt quả nghiên cứu của việc áp dụng chuân mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam. - 38

3.1 Tình hình áp dụng IFRS tại các doanh nghiỆp - 38

3.1.1 Kết quả thu được ở phần II của phiếu khảo sát cho thấy tình hình áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam - 38

3.1.2 Kết quả thu được sau khi phỏng vấn - 4I 3.2 Kết quả điều tra - 43

3.2.1 Tổng hợp thông tin mẫu và bién - 43

3.2.1.1 Cơ cầu mẫu theo giới tính - 45

3.2.1.2 Cơ câu mẫu theo độ tuổi - 46

3.2.1.3 Cơ cầu mẫu theo ngành nghé - 47

3.2.1.4 Cơ cầu mẫu theo quy mô doanh nghiép - 48

3.3 Phân tích thống kê mô tả - 49

3.4 Kiểm nghiệm độ tin cậy - 50

Trang 10

3.6 Phân tích tương quan - 56

3.7 Phân tích hồi quy - 58

3.8 Kiểm định Independent sample T-Test - 63

3.9 Tổng kết kết quả nghiên cứu sau khi thực hiện mô hình - 65

Chương 4: Đề xuất một số kiến nghị và kết luận nhằm nâng cao khả năng chuyên đổi theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam - 65

4.1 Một số kiến nghị khác nhằm nâng cao khả năng chuyển déi - 65

4.1.1 Đối với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ - 65

4.1.2 Đối với quy mô doanh nghiệp l6n - 66

4.2 Kết luận chung - 68

4.3 Hạn chế otra đề lài ———————————— 69 4.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo - 69

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO -~ ~~ =~ =============== 71

PHU LỤC -~ -=~-=~=============~==~======~==~===~=~=====r~=r========== 73

Trang 11

PHAN MO ĐẦU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

-Tính đến thang 3/2019, đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thé (chiếm tỷ lệ 93% các nước được Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB khảo sát) đã

tuyên bố về việc cho phép áp dụng IERS dưới các hình thức khác nhau Theo

ông Vũ Đức Chính (Cục Trưởng, Cục Quan lý Giám sát Kế toán — Kiểm toán):

“Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích về chất lượng Báocáo tài chính (BCTC); Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn đầu

tư, trong nước và trực tiếp nước ngoài về Việt Nam ” Vào ngày 16/03/2022,

Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 345/QD-BTC về việc phê duyệt “Dé

án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” Theo đó, quá trình

chuyên đối từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS sang Chuẩn mực Báo cáo

Tài chính Quốc tế IFRS sẽ được áp dụng bắt buộc từ năm 2025 Có thé thay đó

là một bước chuyền đổi quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển củanên kinh tế nước nhà hòa mình vào nền kinh tế thế giới, cùng với đó IFRS cũng

là công cụ giúp phản ánh các giá trị hợp lý cho các doanh nghiệp.

-Đặc biệt là một nhân lực đang học tập và làm việc trong ngành Kế toán Kiểm

toán, ban thân em thay việc phô cập kiến thức về IFRS là vô cùng quan trọng

vì nhân lực của ngành là một trong những nhân lực chính làm việc trực tiếp

dưới sự chuyền đổi này Điều đó cho thay sự chuyên đổi mạnh mẽ va hòa nhậpcủa nên kinh tế Việt Nam với thế giới, đồng thời cũng mở ra nhiều thách thức

giữa việc trung hòa giữa bôi cảnh kinh tê trong nước va nước ngoài.

Trang 12

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

-Đánh giá được mức độ áp dụng IFRS tại Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Xác định được mức độ áp dụng IFRS tại Việt Nam

-Đánh giá khả năng chuyên đổi theo chuan mực IFRS trong tương

lai.

-Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng chuyền đổi cho các

doanh nghiệp.

3 Câu hỏi nghiên cứu

-Qua nghiên cứu và phân tích, khả năng áp dung IFRS tại Việt

Nam như thế nào?

-Các giải pháp nâng cao khả năng chuyển đổi cho các doanh

nghiệp tại Việt Nam là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

-Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá khả năng áp dụng chuẩn mực báocáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” đó là khả năng áp dụng IFRS tại các

doanh nghiệp ở Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

-Thời gian: Tính đến thời điểm hiện tại tháng 5 năm 2023

Trang 13

-Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, trong đó có các doanh nghiệp đã chuyên

đổi sang IFRS hoặc chưa chuyên đổi sang IFRS/đang có kế hoạch chuyền đổi.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

5.1.1 Thu thập thông tin sơ cấp

5.1.1.1 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng van là một kỹ thuật thu thập thông tin trong nghiên cứukhoa học hoặc trong các quy trình tuyển dụng nhân sự Nó bao gồm việc hỏi

câu hỏi và lắng nghe câu trả lời của người được phỏng van dé xác định ý kiến,

kinh nghiệm hoặc kiến thức của họ về chủ đề cụ thé Khi thực hiện phỏng van,người phỏng van thường thiết lập một số câu hỏi trước dé đảm bảo rằng tất cả

các đối tượng được hỏi đều nhận được các câu hỏi giống nhau Các câu hỏi này

có thê được đưa ra theo cách khách quan hoặc chủ động, và có thê yêu cau trả

lời đúng hay sai, hoặc đưa ra một ý kiến hoặc suy nghĩ cá nhân Phương phápphỏng vấn có thé được sử dung dé thu thập thông tin từ một tập hợp đại diệncủa dân số như trong điều tra dân số hoặc dé đánh giá các ứng viên trong quátrình tuyên dụng Nó cũng có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu các chủ

đề như sức khỏe, tâm lý học, kinh tế học và xã hội học

5.1.1.2 Phương pháp khảo sat

Thông qua khảo sát các đối tượng liên quan đến đề tài nghiên cứu đề lấy số

Trang 14

kiêm toán viên, nhân viên tài chính, nhân viên thuê, giám doc tài chinh, sau

khi đã xây dựng xong bảng hỏi, ta thực hiện khảo sát Dữ liệu khảo sát được

thu thập qua cách tiếp cận với các đối tượng thông qua các phương tiện liên

lạc như mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram, ; qua điện thoại, gửi tin

nhắn văn bản; trong phạm vi gần có thê trò chuyện trực tiếp Kết quả cho Dữ

liệu thu thập được là dữ liệu định lượng.

5.1.2 Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp thông qua tài liệu như sách, báo, tạp chí, truyền

thông, mang xã hội va dién đàn, các nghiên cứu trước đây liên quan đên đê

xe

tal:

Đọc hiểu và tổng hợp tài liệu, chú ý đến các chỉ tiết quan trong và tông

hợp lại các thông tin có liên quan dé xây dựng cơ sở dữ liệu cho nghiên

cứu.

Phân tích nội dung trong việc phân tích và đánh giá các tài liệu bằng cáchtìm kiếm và phân tích các yếu tố quan trọng như chủ đề, đối tượng tìmkiếm, phát triển lịch sử, bối cảnh của tài liệu

Tìm kiếm trong các cơ sở đữ liệu như JSTOR, Google Scholar hay

ScienceDirect là những nơi cung cấp kho lưu trữ rất phong phú cho các

loại tài liệu để nghiên cứu, gồm cả sách, báo cáo, tạp chí, bài báo và văn

bản khác.

Sử dụng phần mềm quan lý tài liệu như EndNote hay Zotero dé quan ly

các tài liệu được thu thập và phân loại chúng theo chủ đề hay lĩnh vực

liên quan.

Trang 15

5.2 Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp xử lý thông tin là quá trình áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và

công nghệ dé thu thập, phân tích và tổ chức thông tin dé giải quyết các van dé

hoặc đưa ra quyết định Nó là một phần quan trọng của hầu hết các hoạt động

liên quan đến công nghệ thông tin, khoa học đữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Sau khi đã thu thập các dữ liệu sơ cấp, ta sử dung phần mềm dé xử ly dit liệu

nhằm phân tích, làm rõ thông tin, đưa ra đánh giá cho vấn đề nghiên cứu ở thờiđiểm hiện tại và dự đoán trong tương lai Với các dữ liệu thứ cấp thu thập được,

ta chọn lọc, tong hop va hoan thién thém dé dua phục vu cho bài nghiên cứu

-Các dit liệu thứ cấp sau khi tham khảo và xử lý, tổng hợp được diễn giải thành

các thông tin mô tả các lý thuyết và khái niệm, trích dẫn trong bài

-Các dit liệu sơ cấp thu thập qua khảo sát được xuất sang file Excel và đưa vào

phan mềm spss ((Statistical Package for the Social Sciences) là một phần mềmthống kê và phân tích dữ liệu được sử dung rộng rãi trong nghiên cứu khoa học,kinh doanh và quản lý Spss giúp phân tích đữ liệu thông kê, xây dựng mô hình

dự đoán, khai thác đữ liệu, quản lý dữ liệu, thống kê mô tả từ đó giúp ta phântích được vấn dé nghiên cứu và có thé đưa ra được các quyết định, dự đoán

trong tương lai.

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài đã kế thừa các nghiên cứu trước đây liên quan đến IFRS, thêm vào đó

nghiên cứu bổ sung về quá trình chuyên đổi từ chuẩn mực kế toán VAS sang

IFRS dé áp dụng trên báo cáo tài chính và phân tích tác động của việc áp dụng IFRS đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả những lợi ích và những rủi ro của việc chuyên đồi Việc phân tích cũng cung cấp thông tin hữu ích cho

Trang 16

nghiệp có thé chuyên đổi sang áp dụng IFRS một cách hiệu quả, giảm thiéu tácđộng tiêu cực và tăng cường lợi ích kinh tế, giúp nâng cao năng lực quản lý tài

chính và kế toán của các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện thuận

lợi cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

7, Cau trúc dé tai

Khóa luận được kết câu theo logic ngoai phan Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị;Tài liệu tham khảo; Phụ lục; Bảng biểu; Nội dung chính của khóa luận có kết

cau gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về khả năng áp

dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS.

Chương 2: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của việc áp dụng

chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam

Chương 3: Kết quả nghiên cứu của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tai chính

quốc tế IFRS tại Việt Nam.

Chương 4: Đề xuất một số kiến nghị và kết luận nhằm nâng cao khả năngchuyên đổi theo chuan mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS cho các doanh

nghiệp tại Việt Nam.

Trang 17

PHAN NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về khả năng

áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về khả năng áp dụng chuẩn mực

BCTC quốc tế IFRS

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Theo IASB năm 2016, có 137 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết áp dụng

IFRS, trong đó 15 nước cho phép miễn trừ nghĩa vụ lập và trình bày báo cáo

tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc gia nếu đã sử dung IAS Các tô chức

quan trọng như World Bank, IMF, G20 và một số tổ chức khác cũng ủng hộviệc áp dụng IFRS ở các quốc gia Australia đã là một trong những quốc giađầu tiên áp dung IFRS, và đã chuyền đổi từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang

IFRS từ năm 2002 và chính thức chuyển sang áp dụng IFRS từ ngày

01/01/2005 Các công ty niêm yết ở Australia và tất cả loại hình còn lại, ngoạitrừ những công ty rất nhỏ không niêm yết đều phải áp dụng IFRS

Về Pháp, nước này đã tham gia quá trình hội tụ kế toán thông qua Liên minh

châu Âu từ cuối thập niên 1970 Phương thức hội tụ kế toán quốc tế của Pháp

là duy trì tồn tại 3 hệ thống áp dụng cho 3 đối tượng khác nhau, trong đó việchội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS chỉ diễn ra đối với báocáo hợp nhất các công ty đại chúng Đối với các doanh nghiệp không phải đạichúng, các quy định kế toán chỉ được điều chỉnh theo hướng hội tụ khi cần thiết

và thích hợp Trong giai đoạn hội tụ sâu hơn, Pháp có khuynh hướng địa

Trang 18

Tương tự như Australia và Pháp, Trung Quốc đã thiết lập chuẩn mực kế toán

từ năm 1988 Tuy nhiên, trước áp lực của việc hội nhập kinh tế thế giới, Trung

Quốc đã chấp nhận xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán mới theo hướng hội

tụ kế toán quốc tế trên cơ sở IFRS gồm 38 chuẩn mực kế toán có hiệu lực từnăm 2007 Bộ Tài chính Trung Quốc đang tiếp tục sửa đôi chuan mực kế toán

quốc gia theo hướng phù hợp hơn với IFRS, tuy nhiên, cơ quan này chưa thông

báo bat kỳ kế hoạch nào nhằm áp dụng trực tiếp các IFRS tai Trung Quốc Như

vậy, tại Trung Quốc, việc áp dung IFRS được thực hiện thông qua quá trình

ban hành và kết hợp vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia

Tại Hàn Quốc, từ tháng 02 năm 2006 đến tháng 03 năm 2007, Hàn Quốc triểnkhai công việc xây dựng “Lộ trình đưa IFRS vào áp dụng ở Hàn Quốc” songsong với việc dịch thuật IFRS, đăng tải và lấy ý kiến tham gia của các đối tượngliên quan Lộ trình áp dụng IFRS được công bố vào tháng 03 năm 2007, và đếntháng 11 năm 2007 bản dịch nguyên văn IFRS sang tiếng Hàn Quốc được hoànthành và sau khi các thủ tục hành chính do Ủy ban Giám sát Tài chính Hàn

Quốc (FSC) được hoàn tất, K-IFRS chính thức có giá trị pháp lý dé áp dụng tại

Hàn Quốc Theo đó, các đối tượng bắt buộc và không bắt buộc áp dụng K-IFRS

được quy định như sau:

Các công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán

Hàn Quốc, các tổ chức tài chính (có hoặc không có niêm yết), doanh nghiệp

Nhà nước và các đơn vị có lợi ích công chúng khác đều thuộc diện bắt buộc ápdụng chuẩn mực K-IFRS cho các BCTC riêng và BCTC hợp nhất Các công tykhông niêm yết khác được tự nguyện áp dụng IFRS, riêng các công ty nhỏ vàvừa không niêm yết nhưng thuộc đối tượng phải kiểm toán độc lập bắt buộc áp

dụng K-GAAP nếu không chọn áp dụng IFRS đầy đủ Các công ty nước ngoài

niêm yết tại thị trường Hàn Quốc được tự nguyện lựa chọn một trong các khuôn

Trang 19

khổ để lập và trình bày BCTC hợp nhất cho mục đích niêm yết trên Sở Giao

dịch chứng khoán Hàn Quốc, bao gồm: Chuan mực IFRS; Chuẩn mực K-IFRS;

và Chuẩn mực Kế toán Mỹ (US GAAP) Như vậy, Hàn Quốc đã thành công áp

dụng K-IFRS sau 04 năm ké từ lúc lộ trình áp dung IFRS được công bố Năm

2016, Hàn Quốc đã đánh giá các tác động từ việc áp dụng K-IFRS, và chúng

đều là các tác động tích cực đến từ các hoạt động tải trợ quốc tế cho các công

ty tại Hàn Quốc.

Tại Nhật Bản, các công ty niêm yết và chuẩn bị niêm yết tại Nhật được quyền

lựa chọn áp dụng chuẩn mực IFRS dé lập và trình bày BCTC hợp nhất, nhưng

việc lập và trình bày BCTC riêng đề phục vụ cho mục đích thuế và quản lý củachính phủ thì cần tuân thủ JGAAP Tuy nhiên, Nhật Bản không cắm các doanh

nghiệp áp dụng IFRS cho việc lập và trình bày BCTC riêng phục vụ cho mục

đích quản trị riêng của doanh nghiệp, hợp nhất với BCTC của công ty mẹ ởnước ngoài, hoặc vay vốn trên thị trường quốc tế Theo số liệu thống kê của Sở

Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE), tháng 12 năm 2012 chỉ có 10 công ty

Nhật tự nguyện áp dụng IFRS, nhưng đến ngảy 30 tháng 06 năm 2017 đã có

170 công ty (chiếm 30% nguồn vốn hóa thị trường TSE) đã và đang có kế hoạch

áp dụng chuẩn mực IFRS Ngoài ra, TSE cũng cho biết, có 214 công ty khác

(chiếm 22% vốn hóa thị trường TSE) đã đề cập đến trong BCTC gần nhất của

mình rằng họ đang xem xét chuyên sang áp dụng chuẩn mực IFRS Các công

ty nước ngoải niêm yết ở Nhật Bản cũng được tự nguyện áp dụng chuẩn mựcIFRS để lập BCTC hợp nhất cho mục đích niêm yết ở thị trường Nhật Bản

Ngoài ra, từ năm 2005, JGAAP có 26 nội dung khác biệt lớn với IFRS nhưng

sau khi Thỏa thuận Tokyo được ký kết giữa Uy ban Chuan mực Kế toán Quốc

tế (IASB) và Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Nhật Bản (ASBJ) về việc đây nhanh

quá trình hội tụ giữa JGAAP với IFRS, đến năm 2008, JGAAP về cơ bản đã

Trang 20

tương thích với IFRS, không còn điểm khác biệt lớn nào Hiện nay, ASBJ vanđang điều chỉnh JGAAP dé ngày càng tương đồng với IFRS.

Từ tình hình áp dụng IFRS tại các quốc gia ở trên, ta có thê thấy có quốc gia đãđây mạnh và áp dụng thành công ở quy mô toàn quốc, cũng có quốc gia đangkhuyến khích áp dụng hoặc chỉ áp dụng một phan Tùy thuộc vào đặc điểm, bốicảnh kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia mà mức độ áp dụng IFRS cũng khác nhau.Qua quan sát từ các quốc gia trên, chúng ta có thé lay đó làm kinh nghiệm détham khảo cho Việt Nam dé có thé nâng cao khả năng áp dụng và day mạnh

cho quá trình hội nhập quốc tế.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Từ năm 2007, Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi hệ thống kế toán theo chuẩn mực IFRS và các chuân mực tài chính quốc tế khác Trong quá trình chuyển

đổi, Việt Nam đã đưa ra một số quy định hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyênđổi, bao gồm tai liệu hướng dẫn và quy định về thời gian áp dụng

Từ năm 2015, việc sử dung IFRS tại Việt Nam được áp dụng bắt buộc đối vớicác doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, các ngân hàng và các công

ty bảo hiểm Ngoài ra, các doanh nghiệp khác có thé tự nguyện áp dụng IFRS

dé nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của minh.

Các nghiên cứu trước tại Việt Nam đã đánh giá được phần nào mức độ áp dụngIFRS tại thời điểm đó Các đề tài như “Mức độ sẵn sàng” hay “Khả năng nhận

thức” đều liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu về IFRS Bên cạnh đó,

hệ thông pháp luật và thông tư cũng bao gồm IFRS, trong đó Luật Kế toán năm

2015 quy định về khung pháp lý cho việc lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn

quốc tế hay Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

hướng dân về áp dụng tiêu chuan kê toán quôc tê vào lập báo cáo tài chính Bên

Trang 21

cạnh đó các thông tư liên quan: Bộ Tài chính đã ban hành một số thông tưhướng dẫn chi tiết về việc áp dụng IFRS, bao gồm Thông tư số 76/2017/TT-

BTC, Thông tư số 61/2017/TT-BTC, và Thông tư số 273/2016/TT-BTC Thêm vào đó, các tạp chí và báo khoa học cũng đã đề cập đến các vấn đề xoay quanh

IFRS Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức khi

áp dụng IFRS, bao gồm khó khăn trong việc chuyển đổi hệ thống kế toán, đàotạo nhân lực, cập nhật và giám sát quy trình kế toán, tài chính Tuy nhiên, với

sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, áp dụng IFRS tại Việt Nam

được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền

kinh tế Việt Nam nói chung

Nhìn chung tổng quan nghiên cứu trước đây đã đánh giá được tình hình áp dụngIFRS tại Việt Nam ở mỗi thời điểm theo cập nhật và đôi mới từ hệ thống pháp

luật và chỉ đạo của nhà nước, góp phần dự đoán khả năng chuyên đổi của các

doanh nghiệp trong tương lai.

1.2 Lý thuyết về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

1.2.1 Khái niệm về chuẩn mực IFRS

IFRS (International Financial Reporting Standards) được gọi là các chuẩn mựcBáo cáo tài chính quốc tế gồm các chuẩn mực kế toán được ban hành bởi Hộiđồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board -IASB) với mục tiêu đặt ra các quy tắc chung dé báo cáo tài chính có thé thống

nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới

Lợi ích của IFRS là nó giúp công ty duy trì và báo cáo tài khoản của họ, xác định các loại giao dịch và sự kiện khác có tác động tài chính Các chuân mực

Trang 22

chung, để các doanh nghiệp và báo cáo tài chính của họ có thể thống nhất vàđáng tin cậy từ công ty này sang công ty khác, quốc gia này sang quốc gia khác.

1.2.2 Tầm quan trọng của chuẩn mực IFRS

e Tao ra ngôn ngữ kế toán chung khuôn khổ quốc tế dé lập, trình bày báo

cáo tài chính một cách thống nhất, đáng tin cậy trên toàn thé giới;

e Giúp mọi doanh nghiệp, tô chức, nhà đầu tư, kiểm toán viên và kế toán

viên trên thế giới có thé hiểu, sử dụng và có cái nhìn toàn cảnh về tàichính doanh nghiệp, tổ chức;

e Giúp phản ánh hợp lý giá trị của tổ chức và doanh nghiệp, hơn so với

chuẩn mực kế toán riêng của mỗi quốc gia như Chuẩn mực kế toán ViệtNam (VAS) của Việt Nam và chuan mực kế toán quốc tế cũ như IAS

(1973 - 2000);

e Tiết kiệm chi phí chuyên đổi báo cáo tài chính cho các công ty, doanh

nghiệp có chi nhánh ở nhiều quốc gia Nhờ việc tuân thủ theo các chuẩn

mực của IFRS, tổ chức và doanh nghiệp có thé đơn giản hóa được các

thủ tục kế toán băng một loại ngôn ngữ chung

e C6 nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu bắt buộc hoặc dự kiến chuyên

sang chuẩn mực quốc tế IFRS Năm 2016, có tới hơn 100 quốc gia yêu cầu áp dụng hoặc cho phép sử dụng các Chuẩn mực Báo cáo tai chính

quốc tế (IFRS) Tính đến tháng 4/2018, theo IFRS.org, có tới 144/166quốc gia khảo sát (chiếm 87%) đã bắt buộc dùng chuẩn mực kế toán quốc

tế IFRS Phần lớn trong 22 quốc gia còn lại dang trong lộ trình triển khai

hoặc đã cho phép ap dụng IFRS.

e Theo xu hướng, Việt Nam sẽ tiến tới năm 2020 áp dụng 20 chuẩn mực

IFRS đơn giản va từ sau năm 2025 áp dụng IFRS tại Việt Nam dựa theo

Trang 23

1.3 Lý thuyết về việc áp dụng chuẩn mực IFRS của các doanh nghiệp tại

Việt Nam

1.3.1 Đặc điểm doanh nghiệp tại Việt Nam

1.3.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo:

-Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017;

-Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Trang 24

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp được phân loại dựa trên các tiêu

chí về vốn, số lượng lao động và doanh thu sản phẩm Theo tiêu chí của Nhóm

Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ được định nghĩa là doanh nghiệp

có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ

10 đến dưới 200 người và nguồn vốn dưới 20 tỷ Doanh nghiệp vừa có từ 200

đến 300 lao động và nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ Tuy nhiên, ở Việt Nam, doanh

nghiệp vừa được định nghĩa là có từ 200 đến 300 lao động, trong khi doanhnghiệp nhỏ là từ 10 đến 200 lao động, và doanh nghiệp siêu nhỏ là dưới 10 lao

động.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếng Anh được gọi là Small and Medium-sized

Enterprises (SMEs).

1.3.1.2 Khai niệm doanh nghiệp lớn

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa định nghĩa một khái niệm cụ thể về "doanh

nghiệp lớn" Thay vào đó, đánh giá về quy mô của một doanh nghiệp thường

dựa trên các yếu tố như vốn đầu tư, lực lượng lao động và doanh thu/hoạt động

sản xuất Ba chỉ tiêu này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô

của một doanh nghiệp:

-Vốn đầu tư vào cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

-Số lượng nhân viên lao động trong doanh nghiệp

-Quy mô sản xuất/ doanh thu từ hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Trang 25

Ở Việt Nam, một doanh nghiệp được xem là lớn khi tổng nguồn vốn đạt trên

100 tỷ đồng và số nhân viên là 300 người trở lên Ví dụ, một số tập đoàn và

công ty lớn tại Việt Nam bao gồm Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cô phần FPT, Công ty cô phan dau tư Thế Giới Di Động, và Ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Tuy nhiên, ở các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trongCộng đồng Kinh tế Châu Âu (EU), khái niệm doanh nghiệp lớn có quy mô

khác Thông thường, một doanh nghiệp lớn được định nghĩa là có từ 250 nhân

viên trở lên, doanh thu trên 50 triệu Euro hoặc tổng tài sản trên 43 triệu Euro

Vi dụ, ở Philipines, doanh nghiệp lớn có tổng tài sản trên 60 triệu Peso, trong

khi ở Malaysia, một doanh nghiệp được coi là lớn khi có trên 75 nhân viên làm việc và von điêu lệ trên 1 triệu USD.

1.3.2 Quá trình và mức độ áp dung chuẩn mực IFRS tại Việt Nam

Lộ trình áp dụng này gồm 3 giai đoạn:

e _ Giai đoạn chuẩn bi: từ năm 2019 đến hết năm 2021

e Giai đoạn áp dụng tự nguyện: từ năm 2022 đến hết năm 2025

e _ Giai đoạn bat buộc áp dụng: từ sau năm 2025

-Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng IFRS phải áp dụng tất cả các chuẩnmực thuộc IFRS đã có hiệu lực theo quy định của LASB tại cùng một thời điểm.Khi IASB có sự sửa đôi, bố sung các chuẩn mực thì Việt Nam sẽ áp dụng chậm

nhât sau 3 năm kê từ thời điêm các sửa đôi, bô sung chuân mực có hiệu lực.

-Doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng IFRS lập báo cáo tài chínhhợp nhất hoặc báo cáo tài chính riêng không phải lập báo cáo tài chính theo

Trang 26

VAS, chỉ phải lập duy nhất một bộ báo cáo tài chính theo IFRS dé công bồ theo

pháp luật Việt Nam.

1.3.3 Thách thức trong việc áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam

- Thiếu thông tin và hiểu biết: Doanh nghiệp và các chuyên gia kế toán tại ViệtNam có thé gặp khó khăn trong việc hiểu rõ và áp dụng IFRS do thiếu thôngtin và hiểu biết sâu về chuẩn mực này Việc tăng cường giáo dục, dao tạo vatruyền thông về IFRS là cần thiết để nâng cao nhận thức và kiến thức của các

bên liên quan.

-Sự khác biệt văn hoá kế toán: Hệ thống kế toán truyền thống của Việt Nam có

những đặc thù riêng, và có thé khác biệt so với IFRS Sự thay đổi văn hoá kế

toán và cách tiếp cận mới có thé đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và quy trình

kê toán của các doanh nghiệp.

-Hạn chế cơ sở hạ tầng kế toán: Một số doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đangđối mặt với hạn chế về cơ sở hạ tầng kế toán, hệ thống thông tin tai chính, vaquy trình quan lý thông tin Điều này có thé gây khó khăn trong việc thu thập,

xử lý va báo cáo thông tin theo IFRS.

-Thay đổi quy trình và hệ thống thông tin: Áp dụng IFRS có thể đòi hỏi cácdoanh nghiệp thay đổi quy trình kế toán, hệ thống thông tin và phương pháp

báo cáo tài chính hiện có Điều này có thể đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ thông tin và sự thay đổi tổ chức nội bộ dé đảm bảo tuân thủ IFRS.

-Sự điều chỉnh pháp lý và chính sách: Dé thúc đây việc áp dụng IFRS tại ViệtNam, sẽ cần điều chỉnh và cập nhật pháp lý, quy định và chính sách liên quan

đến kế toán và báo cáo tài chính Các biện pháp hỗ trợ và khung pháp lý rõ ràng

Trang 27

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình chuyên đổi và áp

dụng IFRS.

-Thách thức về sự thống nhất: Việc áp dung IFRS tại Việt Nam đòi hỏi sự thốngnhất và nhất quán trong việc hiểu, diễn dịch va áp dụng các quy định của chuẩnmực này Điều này có thé gặp khó khăn do sự đa dạng và phức tạp của các giao

dịch kinh doanh và ngành công nghiệp trong nước.

1.4 Đánh giá khả năng áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam

1.4.1 Ưu, nhược điểm của việc áp dụng chuẩn mực IFRS

-Ưu điểm:

Tăng tính minh bạch của các công ty: Áp dụng IFRS giúp các công ty tại ViệtNam đưa ra báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tẾ, tăng tính minh bạch và

trung thực trong báo cáo tài chính.

Nâng cao chất lượng thông tin tài chính: IFRS yêu cầu các công ty phải tuân thủ các quy định kế toán chặt chẽ hơn, từ đó giúp nâng cao chất lượng thông

tin tài chính của các công ty.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong quan hệ với các nhà đầu tư: Báo

cáo tài chính được thực hiện theo IFRS sẽ giúp tang sự tin tưởng của các nha

đầu tư trong và ngoài nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong việchuy động vốn

Tiết kiệm chỉ phí: Áp dụng IFRS giúp các công ty tiết kiệm chỉ phí trong việcbáo cáo tài chính, do không cần phải tuân thủ các quy định kế toán khác nhau

cua từng quoc gia.

Trang 28

Việt Nam, từ đó tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực

và trên thê giới.

-Nhược điểm:

Độ phức tạp: IFRS là một chuẩn mực kế toán phức tạp và chi tiết, đòi hỏi sựhiểu biết và áp dụng chính xác từ phía các doanh nghiệp và chuyên gia kế toán.Việc thực hiện IFRS có thể đòi hỏi nhân viên kế toán và kiểm toán có trình độ

cao và khả năng đào tạo liên tục.

Chi phí: Chuyên đổi sang IFRS đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào hệthống kế toán, phần mềm và dao tạo nhân viên Chi phí này có thé đáng kê, đặcbiệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian và công sức: Quá trình chuyền đổi từ hệ thống kế toán truyền thốngsang IFRS đòi hỏi thời gian và công sức đáng kể Các doanh nghiệp phải nắm

vững các quy định, điều chỉnh quy trình và xử lý thông tin theo IFRS Điều này

có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh thường ngày và yêu cầu sự cam kết

và tập trung cao từ phía các thành viên trong doanh nghiệp.

Sự khác biệt với quy định pháp luật và thuế tại Việt Nam: IFRS có thé khônghoản toàn phù hợp với quy định pháp luật và thuế tại Việt Nam Do đó, việc ápdung IFRS có thể tạo ra sự không nhất quán giữa báo cáo tài chính theo IFRS

và yêu cầu của pháp luật và thuế trong nước

Sự thay đổi liên tục: IFRS là một chuẩn mực kế toán đang tiếp tục phát triển vàthay đôi theo thời gian Do đó, việc duy trì tuân thủ và cập nhật với các sửa đổi

và bổ sung mới có thé là một thách thức đối với các doanh nghiệp và chuyêngia kế toán

Tác động đến cô đông và nhà đầu tư: Việc chuyên đổi sang IFRS có thé tạo ra

sự không nhất quán trong báo cáo tài chính và cách thức đánh giá hiệu quả kinhdoanh Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tin của cô đông và nhà đầu tư, đặc

Trang 29

biệt là khi so sánh các chỉ số tài chính giữa các doanh nghiệp áp dụng IFRS và

không áp dụng.

1.4.2 Dự báo khả năng áp dụng trong tương lai

Dự báo cho thấy khả năng áp dụng IFRS tại Việt Nam trong tương lai là rấtcao Có một số lý do chính dé giải thích điều này:

- Su phát triển của kinh tế Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đang phát trién rất

nhanh và ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu Việc áp dụngIFRS sẽ giúp cho các công ty Việt Nam có thé cạnh tranh trên thị trường

quốc tế và thu hút được các nhà đầu tư.

- Quyết tâm của chính phủ Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đã cam kết áp

dụng IFRS theo ké hoach va dua ra 16 trinh cu thé Viéc nay thé hiện sự quan

tâm và nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và thu

hút dau tư nước ngoài.

- Tính tiêu chuẩn của IFRS: IFRS là chuẩn mực tài chính được sử dụng

rộng rãi trên thế giới, giúp đảm bảo tính đồng bộ và tin cậy của thông tin

tài chính Việc áp dụng IFRS sẽ giúp các công ty tại Việt Nam tránh được những rủi ro trong kinh doanh và tăng cường tính minh bạch của thông

tin tài chính.

- Xu hướng toàn cầu hóa: Thế giới đang đi vào xu hướng toàn cầu hóa vàcác quốc gia đang ngày càng sát nhập với nhau Việc áp dụng IFRS sẽ giúp chocác công ty Việt Nam có thé hoạt động một cách linh hoạt và hiệu quả trên thịtrường quốc tế

Trang 30

- Sự hỗ trợ từ các tô chức và đối tác quốc tế: Các tô chức và đối tác quốc

tế đã cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai IFRS, đồng thời chia sẻkinh nghiệm và kiến thức đề giúp Việt Nam áp dụng IFRS một cách thành công.Bên cạnh đó, thông qua tổng hợp ý kiến của các công ty kiểm toán lớn thuộcbig 4, ta có thể tham khảo các ý kiến mang tính chuyên sâu về khả năng áp

dụng IFRS trong tương lai như sau:

PwC: Theo PwC, Việt Nam đang tiến gần hơn tới mục tiêu chuyền đổi hoàn

toàn sang IFRS Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, bao gồm

sự thiếu hụt nguồn lực, chất lượng đữ liệu kém va sự hiểu biết về IFRS của cácnhân viên kế toán PwC đề xuất một số giải pháp để giải quyết những tháchthức này, bao gồm đào tạo và phát triển kỹ năng cho các nhân viên, cải thiện

chất lượng dữ liệu, và nâng cao sự nhận thức và sự hiểu biết về IFRS của các

bên liên quan.

Deloitte: Deloitte đánh giá rằng việc chuyền đổi sang IFRS tại Việt Nam sẽ tạo

ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và giúp tăng tính minh bạch và độ tin cậy

của thông tin tài chính Tuy nhiên, Deloitte cũng nhận thay rang sự chuẩn bị

cho chuyển đổi vẫn còn hạn chế và các doanh nghiệp cần đây mạnh các hoạt

động chuân bị va dao tao cho các nhân viên kê toán.

EY: EY cho rằng việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là cần thiết và sẽ đem lạinhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, EY cũng nhận thấy rằng đàotạo và phát triển kỹ năng cho các nhân viên là rất quan trọng và cần thiết déđảm bảo chất lượng thông tin tài chính Ngoài ra, EY cũng đề xuất việc nângcao chất lượng đữ liệu và thiết lập các hệ thống báo cáo tai chính hiệu quả

Trang 31

KPMG: KPMG đánh giá rằng khả năng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế IFRS tại Việt Nam đang được cải thiện nhờ sự tăng cường giám sát và

kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên vẫn còn một số thách

thức về khía cạnh chuyền đôi và áp dụng IFRS, đặc biệt là đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ Công ty KPMG đề xuất các giải pháp dé nâng cao khả năng

chuyên đổi và áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

=> Tóm lại, dự báo cho thay sẽ có nhiều thách thức trong quá trình chuyềnđổi, tuy nhiên nếu biết áp dụng các giải pháp phù hợp thì khả năng áp dụng

IFRS tại Việt Nam trong tương lai là rất khả quan, và việc này sẽ giúp cho các

công ty tại Việt Nam có thé cạnh tranh trên thị trường quốc tế và thu hút được

các nhà đâu tư.

Chương 2: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của việc áp

dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam

2.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu van dé bao gồm các bước được tiến hành lần lượt theo

trình tự như sau:

- Dat van đề nghiên cứu: Nghiên cứu đặt van dé là đánh giá khả năng áp

dụng IFRS tại Việt Nam và các vấn đề liên quan

- Xác định mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng

áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải phápnhằm nâng cao chất lượng áp dụng IFRS tại Việt Nam

- Tim hiểu lý thuyết liên quan: Tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến IFRS

Trang 32

Phát triển mô hình đánh giá khả năng áp dụng IFRS: Phát triển một mô

hình dé đánh giá khả năng áp dung IFRS tại Việt Nam, bao gồm việc xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, đánh

giá khả năng áp dung IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam, va đưa

ra các khuyến nghị và giải pháp dé nâng cao chất lượng áp dung IFRS

tại Việt Nam.

Thực hiện nghiên cứu: Tiến hành thu thập dữ liệu và tiễn hành nghiên

cứu thực nghiệm dé đánh giá khả năng áp dung IFRS tại Việt Nam Quátrình thực hiện nghiên cứu được tiễn hành như sau:

Xác định mục đích khảo sát => Lên danh sách câu hỏi => Xây dựng

phiếu khảo sát => Phát phiếu khảo sát và thu thập kết quả =>Phân tích

dữ liệu thu được qua phần mềm spss => Đánh giá kết quả thu được.

Phân tích kết quả nghiên cứu: Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu

dé đưa ra những kết luận và khuyến nghị về việc nâng cao chất lượng áp

dụng IFRS tại Việt Nam.

Trình bày kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu băng các

báo cáo, bài báo và các phương tiện truyền thông khác, nhằm chia sẻ kết

qua va dé xuất các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng IFRS tại Việt

Nam.

Kết luận và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao và phát triển cho

vân đê nghiên cứu.

Trang 33

2.2 Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu

Đề tài đánh giá khả năng áp dụng IFRS tại Việt Nam, do đó các mẫu được lựachọn theo tiêu chí thuộc các doanh nghiệp Việt Nam, am hiểu và làm việc với

báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chủ yếu có nhiều kinh nghiệm làm việc Ở

đây em đã tiễn hành khảo sát với nhân lực làm việc trong các lĩnh vực kế toán,kiểm toán, tài chính và thuế, có độ tuổi chủ yếu từ 25-45, thuộc các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lón.

Ngoài việc khảo sát dé lấy dữ liệu nghiên cứu, dé tài cũng bổ sung thông tin

thông qua việc phỏng vấn chuyên gia và tổng hợp, chọn lọc thông tin từ các tàiliệu, nghiên cứu và các ý kiến chuyên gia từ tạp chí, buổi phỏng vấn đã đượccông bố và xuất bản trước đây

2.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

2.3.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Qua việc xác định các yếu tố liên quan đến khả năng áp dung IFRS tại Việt

Nam, ta có các giả thuyết nghiên cứu sau:

HI: Sự chuẩn bị về mặt pháp lý tác động cùng chiều với khả năng áp dụng IFRS

tại Việt Nam.

H2: Trình độ nhân lực tác động cùng chiều với khả năng áp dung IFRS tại Việt

Nam.

H3: Hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng và đầu tư tác động dương đến khả năng

áp dung IFRS tại Việt Nam.

H4: Sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý tài chính tác động quan hệ cùng chiều đến

khả năng áp dụng IFRS tại Việt Nam.

H5: Sự hỗ trợ từ các chuyên gia về IFRS tương quan cùng chiều đến khả năng

Trang 34

H6: Các yếu tố văn hóa tổ chức của doanh nghiệp tác động dương đến khả năng

áp dung IFRS tại Việt Nam.

2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất xoay quanh việc đánh giá khả năng áp dụng IFRStại Việt Nam qua 6 yếu tô ảnh hưởng chính:

Sự chuân bị về mặt pháp lý

Trình độ nhân lực

Hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng

Và aay be Kha năng áp dung IFRS

Sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý

Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu IFRS

2.3.3 Mô tả thang đo

Các biến quan sát trong các thang đo khả năng áp dụng được tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan và nghiên cứu định tính Kết quả các biến quan sát từ

nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp tham van ý kiến chuyêngia, nhằm chỉnh sửa, b6 sung các biến quan sát trong thang đo Trong đó, các

Trang 35

biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, với 1: “Hoàn toàn

không đồng ý”, đến 5: “Hoàn toàn đồng ý”

là dạng thang đo tiêu biểu trong nghiên cứu thái độ Thang đo này dùng một chuỗi nhóm từ dé diễn dat sự đánh giá đặc tính nghiên cứu Ưu điểm của thang

đo Likert là người được phỏng vấn chỉ quan tâm đến một nhóm từ cho mỗi biến

quan sát được hỏi Đồng thời người nghiên cứu có thé dé cập nhiều biến quan

sát đại điện cho van dé dé tiến hành phỏng van đáp viên theo mẫu đánh giáchung của thang đo.Thang do Likert sẽ có 2 dang bậc điểm chan và lẻ Tương

ứng với mỗi bậc điểm chăn hay lẻ sẽ có số điểm khác nhau Thông thường các

nghiên cứu Marketing tại Việt Nam thường sử dụng thang điểm bậc lẻ với hệđiểm là 5 điểm dé đánh giá đặc tính Thang do Likert được dùng dé đo lườngmột tập hợp các biến quan sát của một đặc tính nghiên cứu Số đo của khái niệm

là tổng điểm của phát biểu Các số đo của khái niệm chỉ được lấy tổng khi

kháiniệm đó có sự đảm bảo về tính đơn nguyên trong nghiên cứu (Gerbing &Anderson 1988).Xét trên phương diện lý thuyết thì thang đo Likert có đặc tinhkhá tương đồng với thang đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của chủ thểnghiên cứu thông qua thang điểm Likert xây dựng Tuy nhiên nếu bậc điểm củathang đo Likert xây dựng từ 5 trở lên thì tính chất của dạng thang đo này lại

thuộc kiểu thang đo khoảng cách (Rankin, 1983) Chính vì vậy thang đo Likert

được sử dụng rộng rãi như một thang đo khoảng cách với bậc điểm biến thiên

từ 5 trở lên.

Cụ thể, các biến quan sát trong các thang đo được mô tả ở bảng dưới đây

Trang 37

hóa tô chức của

doanh nghiệp

Bang 2 1: Mô tả thang do

2.3.4 Quy trình phan tích dữ liệu

Nghiên cứu thông qua khảo sát từ đối tượng nghiên cứu ở đây là 157 kế toán,

kiểm toán viên, nhân viên làm việc trong lĩnh vực tai chính và thuế, thuộc các

doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy mô vừa và nhỏ; quy mô lớn Kết quả thuđược sẽ được xử lý và phân tích thông qua phần mềm spss Dưới đây là các

bước phân tích:

Bước | - Nhập dỡ liệu: Dữ liệu được nhập vào SPSS thông qua tập tin dữ liệu.

Trong quá trình nhập liệu, cần kiểm tra lại tính chính xác của các giá trị và giảiquyết các giá trị thiếu hoặc không hợp lệ nếu có

Bước 2 - Kiểm tra tính phù hợp của đữ liệu: Trước khi phân tích, cần kiểm tratính phù hợp của dữ liệu với các giả định của phân tích thống kê Các kiểm tra

này bao gồm kiểm tra tính phân phối chuẩn, kiểm tra tính đồng nhất của phương

sai và kiêm tra sự tương quan giữa các biên.

Bước 3 - Tiến hành phân tích thống kê mô tả: Trong phân tích thống kê mô tả,các biến được tổng hợp và mô tả bằng các chỉ số thống kê như trung bình, độlệch chuẩn, trung vi, tỉ lệ phần trăm, độ tương quan và hệ số alpha Cronbach

Trang 38

Bước 4 - Tiến hành phân tích yếu tô (factor analysis): Nếu cần thiết, có thé tiễn

hành phân tích yếu tố để xác định các yếu tố ân đằng sau các biến đo lường Các yếu tô này có thé được giải thích bang cách tìm ra các mẫu tương quan

giữa các biên và xác định cách nhóm các biên lại với nhau.

Bước 5 - Tiến hành phân tích hồi quy (regression analysis): Nếu cần thiết, cóthé tiến hành phân tích hồi quy dé xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập

và biến phụ thuộc.

Bước 6 - Tiến hành phân tích đa biến (multivariate analysis): Phân tích đa biến

là một phương pháp phân tích nâng cao dé khám pha mối liên hệ giữa nhiều

biến đồng thời Các phương pháp phân tích đa biến bao gồm phân tích phân

tán, phân tích hợp nhất, phân tích nhân tố, phân tích trục, phân tích chuỗi thời

gian và phân tích cụm.

Bước 7 - Đánh giá kết quả phân tích: Cuối cùng, cần đánh giá kết quả phân tích

đê đưa ra nhận xét và kêt luận vê dữ liệu và mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Két quả nghiên cứu của việc áp dụng chuân mực báo cáo tàichính quốc tế IFRS tại Việt Nam

3.1 Tình hình áp dung IFRS tại các doanh nghiệp

3.1.1 Kết quả thu được ở phần II của phiếu khảo sát cho thấy tình hình

áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Ở phần II của phiếu khảo sát, các câu hỏi xoay quanh về tình hình các doanh

Ngày đăng: 17/01/2025, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w