1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Diễn Đàn nhóm môn pháp luật về các hoạt Động thương mại diễn Đàn 1

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Diễn Đàn Nhóm Môn: Pháp Luật Về Các Hoạt Động Thương Mại Diễn Đàn 1
Tác giả Huỳnh Ngọc Long, Nguyễn Phạm Nhật Minh, Phạm Thị Lâm Oanh, Lê Hữu Nhân, Nguyễn Thu Diệu Thảo, Huỳnh Thị Tuyết Mai, Trần Huỳnh Trà My, Nguyễn Dương Kỳ Mỹ, Phạm Nguyễn Anh Thư
Trường học Trường Đại Học Mở Tp.Hcm
Chuyên ngành Pháp luật về các hoạt động thương mại
Thể loại bài diễn đàn
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định, thươ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

KHOA LUẬT

DIỄN ĐÀN NHÓM Môn: Pháp luật về các hoạt động thương mại

DIỄN ĐÀN 1 Nhóm 5 – BL2202

Trang 2

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Trang 3

NHÓM 5 - BÀI DIỄN ĐÀN SỐ 1

ĐỀ: Hãy cho biết “Các dấu hiệu pháp lý nhận diện thương nhân theo pháp luậtthương mại hiện hành, có bao gồm tất cả các đối tượng sống bằng nghề thươngmại không Theo các anh/ chị Có nên công nhận khái niệm thương nhân thực tếkhông? Vì sao?

1 Thương nhân có những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau:

a Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

Thương nhân và hành vi thương mại có mối quan hệ logic với nhau Điều

đó được thể hiện ngay chính trong Luật Thương mại, tại khoản 1 Điều 6 LuậtThương mại năm 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức cá nhân hoạt độngthương mại ” Như vậy, thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại.Muốn xem chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó

có thực hiện hành vi thương mại hay không Thực hiện hành vi thương mại làmột đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây là tiêu chí quan trọng

để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân

b Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định, thươngnhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập Như vậy, theo tinh thần củapháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩachính mình và vì lợi ích bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thểtham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không.Trong hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia như ngườilàm công ăn lương, các nhân viên quản lý điều hành Do đó, cần phải dựa vàotính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để xác định chủ thể có tư cáchthương nhân Thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chínhmình và vì lợi ích của bản thân mình được hiểu là thương nhân thực hiện hành

vi thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân và tựchịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó Khi thực hiện hành

vi thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của chủ thể khác màđược hoạch định bởi ý chí của chính thương nhân Việc nhân danh của thươngnhân xuất phát từ quyền độc lập kinh doanh của chủ thể Bởi vậy, nếu thiếu điềukiện trên thì chủ thể không có tư cách thương nhân Ví dụ, người làm công ănlương, người quản lý do chủ doanh nghiệp thuê, người quản lý một chi nhánhhoặc một cửa hàng thương mại v.v đều không phải là thương nhân

Trang 4

c Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên

Hoạt động thương mại thường xuyên là một trong các dấu hiệu pháp lýkhông thể thiếu để xác định tư cách thương nhân Một chủ thể thực hiện hành vithương mại một cách độc lập, tự thân, nhân danh chính mình những hành vithương mại đó không diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì không thể làthương nhân Điều đó được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật thương mại củacác nước Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005quy định: “Thương nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên ";

Như vậy, pháp luật thương mại thừa nhận sự cần thiết của hai yếu tố: tínhnghề nghiệp và tính thường xuyên để xác định tư cách thương nhân Để trởthành thương nhân thì các chủ thể phải thường xuyên thực hiện những hành vithương mại, điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện những hành vi thương mạimột cách thực tế, lặp đi, lặp lại, kế tiếp mang tính nghề nghiệp Các chủ thể thựchiện hành vi thương mại một cách riêng lẻ sẽ không có ta cách thương nhân Ví

dụ, một người thỉnh thoảng mua chứng khoán, mặc dù với mục đích là để tìmkiếm lợi nhuận nhưng không mang lại cho người đó tư cách thương nhân Hoặc,một hộ gia đình có nhà ở không dùng hết cho một nhóm giáo viên thuê đị luyệnthi đại học trong một mùa hè thì không trở thành thương nhân Song nếu hộ giađình đó xây nhà để cho các doanh nghiệp thuê một cách liên tục thì có thể trởthành thương nhân

Bên cạnh tỉnh thường xuyên của hoạt động thương mại, khi xác định tưcách thương nhân cũng cần quan tâm đến tính nghề nghiệp Mặc dù, trong tínhthường xuyên đã hàm chứa những nội dung của tính nghề nghiệp: “Mỗi nghềnghiệp chỉ nhằm vào một loại hoạt động nào đó, làm một nghề nghiệp là hằngngày thực hiện những hành vi thuộc loại hoạt động ấy, như bác sĩ ngày nàocũng khám bệnh kê đơn, nhà buôn lúc nào cũng tiếp xúc với khách hàng, muabán” Như vậy, hoạt động thương mại mang tính chất nghề nghiệp của thươngnhân phải được hiểu là những hoạt động thường xuyên, liên tục được thươngnhân thực hiện nhằm tạo ra những thu nhập chính cho thương nhân

Trên thực tế, có một số người làm nhiều nghề khác nhau Nếu nghềnghiệp chính của họ là nghề thương mại thì họ có tư cách thương nhân, ngượclại nếu nghề thương mại chỉ là nghề phụ, có nghĩa là thu nhập từ nghề thươngmại chiếm tỉ lệ không đáng kể so với thu nhập từ nghề khác thì không có tưcách thương nhân Thương nhân phải là người hoạt động thương mại thườngxuyên, liên tục Tính chất nghề nghiệp không chỉ là dấu hiệu quan trọng để xácđịnh tư cách thương nhân mà còn là yêu cầu bắt buộc của pháp luật thương mại

Trang 5

Việt Nam đối với thương nhân Nếu một thương nhân không hoạt động thươngmại thường xuyên, liên tục thì có thể bị pháp luật buộc chấm dứt thương nhânthông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giảithể.

d Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại

Năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cá nhân bằng những hành vicủa chính bản thân mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp

lý Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách là chủ thểcủa quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thựchiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm vềnhững hành vi của mình Năng lực hành vi trong lĩnh vực thương mại là khảnăng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiệnquyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại

e Thứ năm, thương nhân phải có đăng ký kinh doanh

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhângồm và có đăng ký kinh doanh” Như vậy, đăng ký kinh doanh vừa có thểđược nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi như là mộtyêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân Thựcchất, đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp) là sự ghi nhận bằng văn bảncủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của thương nhân.Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí cũng như về mặtthông tin:

- Về mặt pháp lý, đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhànước có thẩm quyền về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơquan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách thươngnhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thươngmại;

- Về mặt thông tin, khi đăng ký kinh doanh, những thông tin chủ yếu vềthương nhân (tên thương mại, trụ sở, mục tiêu ngành nghề kinh doanh ) đượcghi nhận vào số đăng ký kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn cóthông tin về một thương nhân cụ thể thì chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyềncũng có được những thông tin cần thiết

Việc đăng ký doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhànước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấpthông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham giaquan hệ với doanh nghiệp

Trang 6

2 Thương nhân có bao gồm tất cả đối tượng sống bằng nghề thương mại không?

Từ các dấu hiệu pháp lý kể trên, thì thương nhân không bao gồm tất cảđối tượng sống bằng nghề thương mại

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị Định 39/2007/NĐ-CP: “Cá nhân hoạt độngthương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộcác hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượngphải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh vàkhông gọi là “thương nhân” theo quy định.” Cụ thể hơn tại các điểm a, b, c, d,

đ, e của khoản này

Như vậy, ta có thể thấy được rằng có 2 loại thương nhân đang tồn tại baogồm: thương nhân pháp lý và thương nhân thực tế Không phải tất cả các đốitượng sống bằng nghề thương mại đều được coi là thương nhân theo pháp luật

mà còn có “thương nhân thực tế” (Thương nhân thực tế là các chủ thể có hoạtđộng thương mại độc lập, thường xuyên nhưng chưa thực hiện việc đăng kýkinh doanh và đối tượng này cũng phải chịu sự điều chỉnh của luật thương mại)

Ví dụ như các cá nhân hoặc tổ chức có thể thực hiện các hoạt động kinhdoanh mà không cần phải đăng ký doanh nghiệp (tiệm tạp hóa vặt nhỏ lẻ, bánhàng rong, thương lái, ) thì họ sống bằng nghề thương mại, hoạt động mua bánhàng hóa thường xuyên nhưng không phải là thương nhân theo pháp luật địnhnghĩa vì họ không đăng ký kinh doanh với các cơ quan quản lý có thẩm quyền

3 Có nên thừa nhận thương nhân thực tế không:

Theo quan điểm của nhóm thì thương nhân thực tế là các chủ thể có hoạtđộng thương mại độc lập, thường xuyên nhưng chưa thực hiện việc đăng kýkinh doanh Nhóm có một số phân tích sâu về vấn đề trên:

Thứ nhất, việc thừa nhận thương nhân thực tế sẽ góp phần tăng cường sựminh bạch trong hoạt động kinh doanh và vai trò quản lý của nhà nước: Việcthừa nhận thương nhân thực tế sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước dễdàng theo dõi và giám sát hoạt động kinh doanh, góp phần hạn chế các hành vigian lận, trốn thuế, Bên cạnh đó, việc quản lý các thương nhân thực tế có thểgặp nhiều khó khăn hơn so với các thương nhân đã đăng ký kinh doanh, do đócác cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đối với cácthương nhân thực tế, bao gồm việc khuyến khích họ đăng ký kinh doanh, kêkhai thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Trang 7

Thứ hai, là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế: Việc tạo điều kiện chocác thương nhân thực tế hoạt động hợp pháp sẽ giúp thu hút thêm nguồn vốnđầu tư, tạo thêm việc làm và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ ba, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh nhỏ và linh hoạt: Việccông nhận thương nhân thực tế có thể tạo ra một môi trường kinh doanh linhhoạt hơn, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ và mới nổi Những người hoạtđộng kinh doanh không cần phải đối mặt với các yêu cầu phức tạp, từ đó tạođiều kiện cho họ tập trung vào việc phát triển kinh doanh và sáng tạo

Thứ tư, khuyến khích sự đa dạng, sáng tạo và tạo ra cơ hội cho ngườinghèo và cộng đồng dân cư địa phương: Việc công nhận thương nhân thực tế cóthể khuyến khích sự đa dạng và sáng tạo trong cộng đồng kinh doanh Những cánhân có ý tưởng mới và sự sáng tạo có thể dễ dàng tham gia vào thị trường màkhông bị ràng buộc bởi các yêu cầu pháp lý nặng nề Bên cạnh đó còn có thể tạo

ra cơ hội kinh doanh cho những người nghèo và cộng đồng dân cư địa phương.Các nhà kinh doanh nhỏ có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ địa phương, từ

đó tạo ra thu nhập và cơ hội việc làm cho những người trong cộng đồng.Thứ năm, pháp luật cũng cần xác định rõ chế độ chịu trách nhiệm củathương nhân thực tế trong kinh doanh Do pháp luật nếu công nhận " thươngnhân thực tế" là không phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu

sự điều chỉnh của luật thương mại nên chế độ trách nhiệm của thương nhân thực

tế cũng giống như là thương nhân Ví dụ như:

+ Phải hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn,dưới các hình thức và các phương thức mà pháp luật không cấm.+ Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhànước bảo hộ

+ Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tinđầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ màmình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm vè tính chính xác của cácthông tin đó

+ Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm

về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mà mình kinhdoanh

Kết luận: Việc thừa nhận thương nhân thực tế có cả ưu điểm và nhượcđiểm Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan trước khi quyết định.Cần xác định và dự đoán trước những rủi ro pháp lý có thể xảy ra Đặc biệt làcần lưu ý rằng việc công nhận thương nhân thực tế cũng cần phải đi đôi với cácbiện pháp giám sát và kiểm soát cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và côngbằng trong quan hệ kinh doanh Đồng thời, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữacác bên liên quan, bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, để đảm

Trang 8

bảo rằng việc công nhận thương nhân thực tế mang lại lợi ích cho tất cả mọingười

Ví dụ thực tế, gần đây có khá nhiều vụ việc liên quan đến những

“Thương nhân thực tế” đem lại những ảnh hưởng tiêu cực cho người tiêu dùng

đó chính là việc Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục An ninh mạng

và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục Thươngmại điện tử và Kinh tế số và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia bất ngờ kiểm tra khohàng của “hot girl” Nguyễn Hoàng Mai Ly Hàng hóa tại đây đa phần là sảnphẩm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng, tiêu dùng, trên vỏhộp thể hiện xuất xứ từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada Một lượng lớn hàng hóa vừađược vận chuyển về kho, còn nguyên đai nguyên kiện thì bị lực lượng chứcnăng tiến hành kiểm tra Phần lớn sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếngViệt Nam, chưa rõ nguồn gốc xuất xứ,…

Vì vậy cho nên ngoài những lợi ích kể trên thì cần xây dựng hành langpháp lý phù hợp, tăng cường công tác quản lý của cơ quan nhà nước Bên canh

đó nên khuyến khích các thương nhân thực tế đăng ký kinh doanh nhằm ra tạomôi trường kinh tế và cạnh tranh lành mạnh

Trang 9

Huỳnh Ngọc Long - 2254062093

DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN 1: Hãy cho biết “Các dấu hiệu pháp lý nhận diệnthương nhân theo pháp luật thương mại hiện hành, có bao gồm tất cả các đốitượng sống bằng nghề thương mại không Theo các anh/ chị Có nên công nhậnkhái niệm thương nhân thực tế không? Vì sao?

1 Thương nhân có những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau:

a Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

Thương nhân và hành vi thương mại có mối quan hệ logic với nhau Điều

đó được thể hiện ngay chính trong Luật Thương mại, tại khoản 1 Điều 6 LuậtThương mại năm 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức cá nhân hoạt độngthương mại ” Như vậy, thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại.Muốn xem chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó

có thực hiện hành vi thương mại hay không Thực hiện hành vi thương mại làmột đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây là tiêu chí quan trọng

để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân

b Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danhnghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định, thươngnhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập Như vậy, theo tinh thần củapháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩachính mình và vì lợi ích bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thểtham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không.Trong hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia như ngườilàm công ăn lương, các nhân viên quản lý điều hành Do đó, cần phải dựa vàotính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để xác định chủ thể có tư cáchthương nhân Thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chínhmình và vì lợi ích của bản thân mình được hiểu là thương nhân thực hiện hành

vi thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân và tựchịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó Khi thực hiện hành

vi thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của chủ thể khác màđược hoạch định bởi ý chí của chính thương nhân Việc nhân danh của thươngnhân xuất phát từ quyền độc lập kinh doanh của chủ thể Bởi vậy, nếu thiếu điềukiện trên thì chủ thể không có tư cách thương nhân Ví dụ, người làm công ănlương, người quản lý do chủ doanh nghiệp thuê, người quản lý một chi nhánhhoặc một cửa hàng thương mại v.v đều không phải là thương nhân

Trang 10

c Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghềnghiệp thường xuyên

Hoạt động thương mại thường xuyên là một trong các dấu hiệu pháp lýkhông thể thiếu để xác định tư cách thương nhân Một chủ thể thực hiện hành vithương mại một cách độc lập, tự thân, nhân danh chính mình những hành vithương mại đó không diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì không thể làthương nhân Điều đó được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật thương mại củacác nước Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005quy định: “Thương nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên ";

Như vậy, pháp luật thương mại thừa nhận sự cần thiết của hai yếu tố: tínhnghề nghiệp và tính thường xuyên để xác định tư cách thương nhân Để trởthành thương nhân thì các chủ thể phải thường xuyên thực hiện những hành vithương mại, điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện những hành vi thương mạimột cách thực tế, lặp đi, lặp lại, kế tiếp mang tính nghề nghiệp Các chủ thể thựchiện hành vi thương mại một cách riêng lẻ sẽ không có ta cách thương nhân Ví

dụ, một người thỉnh thoảng mua chứng khoán, mặc dù với mục đích là để tìmkiếm lợi nhuận nhưng không mang lại cho người đó tư cách thương nhân Hoặc,một hộ gia đình có nhà ở không dùng hết cho một nhóm giáo viên thuê đị luyệnthi đại học trong một mùa hè thì không trở thành thương nhân Song nếu hộ giađình đó xây nhà để cho các doanh nghiệp thuê một cách liên tục thì có thể trởthành thương nhân

Bên cạnh tỉnh thường xuyên của hoạt động thương mại, khi xác định tưcách thương nhân cũng cần quan tâm đến tính nghề nghiệp Mặc dù, trong tínhthường xuyên đã hàm chứa những nội dung của tính nghề nghiệp: “Mỗi nghềnghiệp chỉ nhằm vào một loại hoạt động nào đó, làm một nghề nghiệp là hằngngày thực hiện những hành vi thuộc loại hoạt động ấy, như bác sĩ ngày nàocũng khám bệnh kê đơn, nhà buôn lúc nào cũng tiếp xúc với khách hàng, muabán” Như vậy, hoạt động thương mại mang tính chất nghề nghiệp của thươngnhân phải được hiểu là những hoạt động thường xuyên, liên tục được thươngnhân thực hiện nhằm tạo ra những thu nhập chính cho thương nhân

Trên thực tế, có một số người làm nhiều nghề khác nhau Nếu nghềnghiệp chính của họ là nghề thương mại thì họ có tư cách thương nhân, ngượclại nếu nghề thương mại chỉ là nghề phụ, có nghĩa là thu nhập từ nghề thươngmại chiếm tỉ lệ không đáng kể so với thu nhập từ nghề khác thì không có tưcách thương nhân Thương nhân phải là người hoạt động thương mại thườngxuyên, liên tục Tính chất nghề nghiệp không chỉ là dấu hiệu quan trọng để xácđịnh tư cách thương nhân mà còn là yêu cầu bắt buộc của pháp luật thương mại

Trang 11

Việt Nam đối với thương nhân Nếu một thương nhân không hoạt động thươngmại thường xuyên, liên tục thì có thể bị pháp luật buộc chấm dứt thương nhânthông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giảithể.

d Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại

Năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cá nhân bằng những hành vicủa chính bản thân mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp

lý Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách là chủ thểcủa quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thựchiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm vềnhững hành vi của mình Năng lực hành vi trong lĩnh vực thương mại là khảnăng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiệnquyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại

e Thứ năm, thương nhân phải có đăng ký kinh doanh

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhângồm và có đăng ký kinh doanh” Như vậy, đăng ký kinh doanh vừa có thểđược nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi như là mộtyêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân Thựcchất, đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp) là sự ghi nhận bằng văn bảncủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của thương nhân.Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí cũng như về mặtthông tin:

- Về mặt pháp lý, đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhànước có thẩm quyền về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơquan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách thươngnhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thươngmại;

- Về mặt thông tin, khi đăng ký kinh doanh, những thông tin chủ yếu vềthương nhân (tên thương mại, trụ sở, mục tiêu ngành nghề kinh doanh ) đượcghi nhận vào số đăng ký kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn cóthông tin về một thương nhân cụ thể thì chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyềncũng có được những thông tin cần thiết

Việc đăng ký doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhànước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấpthông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham giaquan hệ với doanh nghiệp

Trang 12

2 Thương nhân có bao gồm tất cả đối tượng sống bằng nghề thươngmại không?

Từ các dấu hiệu pháp lý kể trên, thì thương nhân không bao gồm tất cảđối tượng sống bằng nghề thương mại Vì hoạt động thương mại thườngxuyên chỉ là một trong những dấu hiệu pháp lý của thương nhân Chỉnhững đối tượng nào thỏa mãn tất cả các dấu hiệu pháp lý trên thì mớiđược thừa nhận là thương nhân theo quy định của pháp luật

3 Có nên thừa nhận thương nhân thực tế không:

Theo quan điểm của tôi thì thương nhân thực tế là các chủ thể có hoạtđộng thương mại độc lập, thường xuyên nhưng chưa thực hiện việc đăng

ký kinh doanh Cá nhân có một số phân tích sâu về vấn đề trên:

Thứ nhất, việc thừa nhận thương nhân thực tế sẽ góp phần tăngcường sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh và vai trò quản lý củanhà nước: Việc thừa nhận thương nhân thực tế sẽ giúp cho các cơ quanquản lý nhà nước dễ dàng theo dõi và giám sát hoạt động kinh doanh, gópphần hạn chế các hành vi gian lận, trốn thuế, Bên cạnh đó, việc quản lýcác thương nhân thực tế có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với các thươngnhân đã đăng ký kinh doanh, do đó các cơ quan quản lý nhà nước cầntăng cường công tác quản lý đối với các thương nhân thực tế, bao gồmviệc khuyến khích họ đăng ký kinh doanh, kê khai thuế và thực hiện cácnghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Thứ hai, là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế: Việc tạo điềukiện cho các thương nhân thực tế hoạt động hợp pháp sẽ giúp thu hútthêm nguồn vốn đầu tư, tạo thêm việc làm và thúc đẩy sự phát triển củanền kinh tế

Thứ ba, pháp luật cũng cần xác định rõ chế độ chịu trách nhiệmcủa thương nhân thực tế trong kinh doanh Do pháp luật nếu công nhận "thương nhân thực tế" là không phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh vàvẫn phải chịu sự điều chỉnh của luật thương mại nên chế độ trách nhiệmcủa thương nhân thực tế cũng giống như là thương nhân Ví dụ như: + Phải hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn,dưới các hình thức và các phương thức mà pháp luật không cấm.+ Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhànước bảo hộ

+ Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thôngtin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ

mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm vè tính chính xáccủa các thông tin đó

Trang 13

+ Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu tráchnhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mà mìnhkinh doanh.

Kết luận: Việc thừa nhận thương nhân thực tế có cả ưu điểm và nhược điểm Do

đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan trước khi quyết định Cần xácđịnh và dự đoán trước những rủi ro pháp lý có thể xảy ra Bên canh đó cần nênkhuyến khích các thương nhân thực tế đăng ký kinh doanh để tạo môi trườngkinh tế và cạnh tranh lành mạnh

Trang 14

Phạm Nguyễn Anh Thư - 2254060057

DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN 1: Hãy cho biết “Các dấu hiệu pháp lý nhận diệnthương nhân theo pháp luật thương mại hiện hành, có bao gồm tất cả các đốitượng sống bằng nghề thương mại không Theo các anh/ chị Có nên công nhậnkhái niệm thương nhân thực tế không? Vì sao?

Bài làm

Các dấu hiệu pháp lý nhận diện thương nhân theo pháp luật thương mại hiệnhành, có bao gồm tất cả các đối tượng sống bằng nghề thương mại không?-Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005: ” Thương nhân bao gồm tổchức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cáchđộc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Như vậy, để là thương nhâncần có đủ 3 điều kiện:

+ tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp hoặc cá nhân

+ phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên

+ có đăng ký kinh doanh

- Tuy nhiên, không phải tất cả các đối tượng sống bằng nghề thương mại đềuđược coi là thương nhân theo định nghĩa pháp luật Đối với một số trường hợp

cụ thể, việc xác định một đối tượng có được coi là thương nhân hay không cònphụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm mục đích kinh doanh, quy môhoạt động và việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật địa phương

Cụ thể đó là tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạtđộng thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinhdoanh thì chỉ là cá nhân hoạt động thương mại

Theo các anh/ chị Có nên công nhận khái niệm thương nhân thực tế không? Vìsao?

Theo em, nên công nhận khái niệm thương nhân thực tế Vì việc công nhậnkhái niệm thương nhân thực tế có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý

và điều chỉnh hoạt động kinh doanh Dưới đây là một số lý do:

Trang 15

-Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan: Việc xác định và công nhận cácthương nhân thực tế giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, baogồm cả khách hàng, đối tác kinh doanh, và cộng đồng.

-Tạo điều kiện cho pháp luật can thiệp khi cần thiết: Khi có mâu thuẫn hoặctranh chấp phát sinh, việc công nhận thương nhân thực tế giúp pháp luật canthiệp và giải quyết mâu thuẫn một cách công bằng và hiệu quả

-Tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng: Việc xác định và côngnhận thương nhân thực tế giúp tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch vàcông bằng, giúp tăng cường niềm tin từ phía người tiêu dùng và các đối tác kinhdoanh

-Tuy nhiên, việc công nhận khái niệm thương nhân thực tế cũng cần phải đượccân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo rằng quy trình công nhận được thực hiện một cáchcông bằng và minh bạch, đồng thời đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩnđược tuân thủ đúng đắn

Trang 16

Huỳnh Thị Tuyết Mai - 2254062096

Hãy cho biết :" Các dấu hiệu pháp lý nhận diện thương nhân theo pháp luậtthương mại hiện hành, có bao gồm tất cả các đối tượng sống bằng nghề thươngmại không? Theo các anh/ chị có nên công nhận khái niệm thương nhân thực tếkhông, vì sao?

1 Các dấu hiệu pháp lý nhận diện thương nhân theo pháp luật thương mại hiệnhành, có bao gồm tất cả các đối tượng sống bằng nghề thương mại không?

- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa về thươngnhân: "Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhânhoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinhdoanh"

Ta có các dấu hiệu pháp lý nhận diện doanh nhân như sau:

2 Theo các anh/ chị có nên công nhận khái niệm thương nhân thực tế không, vìsao?

Theo tôi, ta nên công nhận thương nhân thực tế vì:

- Đóng góp lớn cho nền kinh tế

Trang 17

- Giảm tỉ lệ thất nghiệp: Việc công nhận thương nhân thực tế có thể tạo ra cơhội kinh doanh cho những người nghèo và cộng đồng dân cư địa phương Cácnhà kinh doanh nhỏ có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ địa phương, từ đó tạo

ra thu nhập và cơ hội việc làm cho những người trong cộng đồng

- Tăng cường sự linh hoạt trong kinh doanh: Thương nhân thực tế thường có sựlinh hoạt, thích nghi cao từ đó có thể dễ dàng nắm bắt thị trường, thúc đẩy pháttriển kinh tế

Ngày đăng: 15/01/2025, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN