Chính sự lệch chuẩn của “các chàng trai tài giỏi nhất thời đại” Phan Ngọc nay, mà các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định trái chiều trong cách gợi tên, định vị và dè đặt khi cho rằng
Trang 1S
THO CHU HAN CUA NGUYEN DU NHIN TU’
LOẠI HÌNH NHÀ NHO TÀI TỬ
HÀ NGỌC HÒA?
1 Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học trung đại Việt Nam, giải
đoạn nữa cuối thế kí XVIH - nửa đầu thế kf XIX là giai đoạn đặc biệt về loại hình tác giả, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, Hầu hết các nhà nghiên cứu
đều nhận thấy, gắn liễn với trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn
này là những con người “mới”, đội ngũ sáng tác mới Cũng giống cha ông, họ lớn
lên trong Cửa Không sân Tiình, nhưng “nhập thể cục”, thì có phần lệch chuẩn,
không chấp nhận chính danh, yên phận mà thiên về tình yêu, hưởng thụ lạc thú ở đời Chính sự lệch chuẩn của “các chàng trai tài giỏi nhất thời đại” (Phan Ngọc) nay, mà các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định trái chiều trong cách gợi tên, định vị và dè đặt khi cho rằng bên cạnh hai loại hình: nhà nho hành đạo và nhà nho Ấn dat vốn tồn tại từ lâu trong văn học, thì nay đã bất đầu xuất hiện một loại hình nhà nho mới- loại hình nhà nho tài tử
Khái niệm nhà nhọ tài tử xuất hiện lẫn đầu trong văn học Việt Nam trong
công trình Tâm li va ne tưởng Nguyễn Công Trứ của Trương Từu (1943) Đề tiếp
cận, lý giải quan niệm hành lạc cầm, kì, thi, tru của Uy Viễn tướng công, ông cho
rằng: “Quan niệm “cẩm kì thi tửu” là một quan niệm tải tử Bằng danh từ này, người ta thường chỉ hạng Nho sĩ lơ đăng với công việc kinh bang tế thế (hành đạo) mà thiên trọng về văn học, về sự vưi sống cầu kì (hành lạc) Đỗ Pha, Ly Bạch, Lưu Linh là những nhà Nho tài tử vậy Họ không sống cho tổ quốc, không sống vì đạo lí Họ không sống cho họ, sống vì nghệ thuật, sống vì đẹp Suốt đời, họ chỉ đi tìm cái đẹp Cái ý vị của cuộc sống, theo quan niệm tài tử,
không phải ở chỗ phụng sự mà là ở chỗ hưởng thụ, ở uống rượu, ở làm thơ, ở gây dan, & gidng gid, ở sông núi Nếu không biết thưởng thức những trò chơi ấy một
TS - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Trang 2
cách mĩ thuật thì đù có sống dén nghin tudi cũng như là chết non mà thôi (thiên
tuế điệc vi thương)“? Theo Trường Từu, người tài tử uẩn hành trong cuộc đời
của Nguyễn Công Trứ chỉ nhằm đổi kháng lại tầng lớp phú hộ “Cho nên, muốn
chống phú hộ, Nguyễn Công Trứ đã dùng đến triết lý hành lạc của phường tài tử Ông đã ca tụng rượu, đàn, thơ, cờ, giăng, gió Hơn nữa, ông đã sống đầy đủ, sống nghênh ngang triết lí tài tử, suốt một kiếp người”? Tuy không đi sâu, mở rộng vấn đề, nhưng những gợi ý cửa có giáo sư về loại hình nhà nho này đã được nhiều
người kế tục quan tâm, tìm hiểu, nhất là cố giáo sư Trần Đình Hượu Sau năm
1975, khái niệm nhà nho tải từ trở nên phổ biến và được nghiên cứu một cách có
hệ thống, thông qua các công trình tiêu biểu như Văn học Việt Nam giai đoạn
giao thời !900-1030 cửa Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng; Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiểu của Phan Ngọc và Loại hình tác giả văn học - Nhà
nho tài tử và văn học Việt Nam của Trần Ngọc Vương, Tuy khác nhau trong cách tiếp cận, nhưng các cộng trình nghiên cứu trên đều cho rằng chính đời sống đô thị,
nền “văn hóa phí cô truyền” (Phan Ngọc) là mẫu chốt hình thành nên loại hình
nhà nho này “Có một mẫu nhà nho khác, theo chúng tôi, đối lập với mẫu người
hành đạo- Ấn dật Đó là nhà nho tài tử Người tài tử coi “tài” và “tình” chứ không
phải đạo đức làm nên giá t con người Đó là chỗ để họ tự phân biệt với người thánh hiển”): *Tự tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói
an ban lac đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính", Được trời cho “Thông
minh vốn sẵn”, các nhà nho thị đân từng là những học trò xuất sắc nơi Cựu
Không sản Trình, nên “Từ thuờ thiếu thời, người tài tử đã luôn tâm niệm về “tính
trội” của mình và luôn lăm le sử dụng khi có dịp Tài năng, đó là ưu thế hàng đầu,
là tiền để số một khiến cho một nho sinh trở nên một tài tử đích thực””!, Từ những dẫn chứng trên cho thấy, triết lí hành lạc, cậy tài, khoe tài đã trở thành mẫu
số chung cho đội ngũ áo zhe khăm đóng giai đoạn này Chính cuộc đời và những đứa con tỉnh thắn của họ đã làm nên “Dòng riêng giữa nguồn chung” (Trần Ngọc
Vuong) cho văn học Việt Nam trung cận đại Thoát ra khói “lực hút về tâm của
Nho giao” (La Nhâm Thìn), những chàng trai khoe sài và đa tỉnh này ít nhiều đã khác biệt sọ với loại hình nhà nho hành đạo, ấn dật “Khó lòng có thể hình dung
nổi rằng những con người khoe khoang về tài năng của mình như thể lại là con
chấu những cụ giả lững thững dưới trăng, ăn nói đè đặt và khiêm tổn như Nguyễn Bình Khiêm, chỉ trước đó một thế ký“ Nhưng đù có khác biệt, có đô thị hóa
đến đâu, thì con người tài tử cũng không thể bỏ qua đờm (hanh uấn để khẳng định
với cuộc đời Nói như cổ giáo sư Trẳn Đình Hượu “Trong điều kiện của chế độ chuyên chế, muốn có sự nghiệp tắt phải qua con đường công danh, làm theo
Trang 3Thơ chữ Hán 7
mệnh vua, Dầu thị tài, dầu kiêu ngạo, người tài tử cũng không thể qua mặt chí tôn
mà có sự nghiệp phi thường được”?, Và đây là điểm hội tụ của các loại hình nhà nho khi “Đã mang tiếng ở trong trời đất” (Nguyễn Công Trứ), mặc đầu thường trực trong nhà nho tài tử luôn “Rắp mong treo ấn từ quan” (Truyện Kiêu) Điều băn khoăn của các nhà nghiên cứu là liệu có khả thi khi xem nhà nho tài tử là một loại hình tồn tại độc lập với những biểu hiện như đã nêu hay có sự kết hợp, dan xen giữa nó với hành đạo và ân dật Nhà nghiên cứu Phạm Văn Hưng để xuất sự kết hợp của ba loại nhà nho trong bài viết Trân Đình Hượu với việc phân loại ba
mẫu nhà nho trong văn học Việt Nam trung cận đại Bằng sự cẩn trọng, nghiêm
túc trong tư liệu và trong những nhận định, anh cho rằng “có ba dạng kết hợp của những mẫu nhà nho là: hành đạo - dn đật như trường hợp Nguyễn Trãi, ân đột ~ tài tử như trường hợp Phạm Thái và hành đạo — tài tử như trường hợp Nguyễn Công Trứ”“® Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, nhà nghiên cứu Đoàn
Lê Giang chia nhà nho thành hai loại đối lập: nhà nho chính thống (hành đạo và
ẩn dật) và nhà nho phi chính thống “được thể hiện trong văn học thành người tài tử/ nhà nho tài tử” Theo nhà nghiên cứu “Người quân tử để cao Tâm, Chí, Đạo, Nghia, Khí” và “Người tài tử khác với người quân tử, để cao Tài, Tình, Tính, Du, Mĩ” Sự kết hợp và cách phân chia từ những bài viết trên chưa hắn là ưu việt, nhưng rõ rằng đã gợi mở nhiều hướng tiếp cận mới cho những ai quan tâm, tìm hiểu Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sử đụng dạng kết hợp “hành đạo - tài tử” và đựa trên những phẩm chất của người tài tử để tìm hiểu sự thể hiện của loại
hình này trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
2 Thơ chữ Hán Nguyễn Du gồm có ba tập: Thanh Hiện thí tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục gắn liền với cuộc đời nỗi trôi của nhà thơ, từ những
ngày lưu lạc ăn nhờ ở đậu cho đến những tháng năm làm quan, hành phương Bắc
xa xử Có thé khẳng định, hiện diện trên từng con chữ của 249 bài thơ là nỗi
buôn, là vạn cỗ sầu “Sầu đong càng lắc càng đầy” (Truyện Kiều) day đứt Có
những nỗi sâu phảng phất “Thế sự phù trằm”; có những nỗi sầu man mác thương
thân nhưng cũng có những nỗi sau vô cớ, cứ bắt chợt đây lên trong từng chiều
hoang hoải, trong từng đêm lạnh “Minh nguyệt lạc thùy gia” (Lý Bạch) Những
biển cố, giông bão của cuộc đời, khiến nhân vật trữ tình trong thơ trở nên sầu
muộn, buôn bã “Bạch đầu bị hướng thiên” Không còn chàng tài tử Kim Trọng đã từng tin tướng “Xưa nay nhân định thắng thiền cũng nhiều”, mà chỉ còn con người lặng lẽ chấp nhận “Kiếp sinh ra thế”: Tính thành hạc hình hà dụng đoạn
(Ty than - Kỳ nhấn); (Chân hac dai la do tính trời sao chặt ngắn được? - Than thân (Bài môi)", Bản thân nhà thơ cũng từng khăng định: Tr¡ giao ngũ quái sâu da
Trang 4
méng Ngdu đê (Bạn bè thân thiết lầy làm lạ rằng ta hay sầu mộng - Tình cờ làm
thơ) Khó có thể tìm thấy trong thơ chữ Hán Nguyễn Du một ngày vui trong cuộc đời buổn Khi sầu mộng đã trở thành bản chất, máu thịt của tâm hồn, thì hành lạc
chưa hẳn là một phượng thức sống Thấp thoáng trong thơ, Nguyễn Du có nói đến
hành lạc, nói đến dao vàng, tiệc ngọc, khuyên mọi người nên Mizu khuyên thả tụ sdt/ Hite tea thủ tụ hạnh - Hành lạc từ ï (Có chó cứ nên giếU Có rượu cứ nghiéng bau - Bai sừ hành lạc J), nhưng âm vang bài thơ vẫn bàng bạc buồn, bởi
tự trong sâu thắm, nhà thơ luôn cảm nhận: Sơn thượng hữu đào hoa/ Xước ước
nhự hông ÿ/ Thanh thận lộng xuân nghiên/ Nhật mộ trước nề rU Hảo hoa vô
bách nhậu Nhân thọ vô bách tuể - Hành lạc từ II (Trên núi có hoa đào/ Mềm mại
nhự lụa đỏ/ Sớm mai cọt đùa sắc xuân đẹp/ Chiều tối dính bùn nhơ/ Hoa đẹp chẳng trăm ngày/ Người thọ chẳng trăm tuổi - Bài rừ hành lạc 2) Câu thơ gợi nhớ bài Tương điền tửu của Lý Bạch Hựu bắt kiến cao đường mình kính bị bạch phát/ Thiêu như thanh tỉ mộ nhay nuyết (Biết chăng nhẽ đài gương mái tóc bạc/ Sớm như
tơ mà tôi đã như sương)!!! Điều này giúp chúng ta lý giải được, tại sao khi bạn
bè, những tài tứ cùng thời đều hăm hở lựa chọn thể hát nói, đều xem hát nói là phương tiện ưu việt để chuyến tải những triết lý hành lạc, tài- tình trọng cuộc đời, góp phân đưa hát nói “từ giã các hành viện của ả đảo để bước lên đài danh dự của những thể thơ truyền thống của dân tộc””"” thì Nguyễn Du lại tỏ ra thờ 9, lạnh
nhạt Cái tôm hồn “Mang mang thiên cổ sằu” ấy hình như không có chỗ cho nhịp trống chầu tom chát Cho nên những nhận định của nhà nghiên cứu Phan Ngọc về
tư tưởng thị đân đôi hỏi hướng lạc, đòi hỏi hạnh phúc và Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ đều tự nhận mình là nhà nho tài từ mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên, có
le chỉ đúng với trường hop Uy Vien tướng công, đúng với những con người “tuy
vấn nhọc nhắn cặm cụi với nhân sinh, nhưng cũng là kẻ “bốc giời”, phung phí mà không tiếc tay những kho tàng của vũ trụ, những kẻ biết sống mà cũng biết chơi,
biết làm tròn nghĩa vụ và cũng biết vỗ cái đùi non mà đốc hớp rượu cuối cing”
Nếu luôn quan niệm nhà nho tải tử là những con người chú trọng Tài và Tình, thường xuyên cậy tài, khoe tải, thì Tố Như khó đứng trong tập hợp này Khác với
Truyén Kiêu, thơ chữ Hán Nguyễn Du là một con người khác, một tâm hồn khác,
mà có khi ngón ngữ của người trắng dâu, trằng gai không dễ gì biểu hiện
Ở trên, chứng tôi đã để cập, để khẳng định “nhà nho tải tử người tải tử là một
khái niệm có thột trong lịch sử”, nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang đã mở rộng “những
đặc tính” của loại hình này so với các công trình của có giáo sư Trần Đình Hượu, Phan Ngọc, Trần Ngọc Vương thành những phẩm chất: Tài (Tài hoa), Tinh (Ai
tình), Tính (Tính duc), Dw (The giang hồ; Thú phong lưư tlành lạc), Mỹ (Mỹ cảnh,
Trang 5
mỹ nhân) Thiết nghĩ, áp dụng những phẩm chất này vào nghiên cứu thơ chữ Hán
Nguyễn Du, sẽ giúp cho người đọc có thêm những cách nhìn mới, cảm nhận mới về
một con người luôn khắc khoải về “hậu bất kiến”: Thiên hạ hà nhân khắp TỔ Như?
Tai - theo nhận định của các nhà nghiên cứu là yếu tổ đầu tiên làm nên phẩm
chất nhà nho tài tử Theo Phan Ngọc: “Nét tiêu biểu [ ] của thời đại này là mọi người
đều ý thức về cái tài của mình, đều khoe tài, và đều đòi hỏi phải đãi ngộ xứng đáng
với cái tài của họ”tt®, Tài làm nên phẩm chất, làm nên điện mạo, nhưng cũng chính
tài khiến người trước kẻ sau có một chung cục khá bị thảm Chế độ phong kiến không
để yên cho “Phường trốn chúa, quân lộn chồng” (7uyện Kiểu) quấy đạp Vì thế, luận
đề “Tài - Mệnh tương đồ”, “Tạo vật đồ toàn” giăng mắc khắp nơi, So với bạn bẻ,
những người cùng thời, Tổ Như hầu như không máy khi để cập đến đến tài năng và
phô diễn tai ning Dam chìm trong tâm trạng sầu mộng, buồn bã, nhà thơ luôn cho
rằng cuộc đời vốn phù hoa hư áo, chỉ là giác mộng Nam kha:
Da ti vinh hoa than ngoại huyễn
Triêu vân danh lợi nhan tién phi
(Đại tác cứu thú tư quy 1)
(Vinh hoa như mặc 40 gam đi đêm, chỉ là ảo mộng ngoài thân Danh lợi như mây buổi sớm, đổi khác ngay trước mắt)
(Làm thay người đi thú lâu năm, nhớ nhà 1)
Tranh hùng xưng bá, cát cứ một phương, chung cục mấy ai vẹn toàn Lý
tưởng người anh hùng “chọc trời khuấy nước” ngày nào thôi không còn “lẽo đếo
đi về chiêm bao” (Truyện Kiéu):
Tiêu tiêu bông mán lão phong trần
Am lý thiên kinh vật hậu tán
Anh hùng tâm sự hoang trì sinh
Danh lợi doanh trường lụy tiểu tân
(Xuân tiêu lừ thứ) (Bơ phờ mái tóc rối như có bỏng, giả cùng gió bụi,
Âm thầm lo sợ thấy cảnh vật và thời tiết thay đối
Tâm sự người anh hùng đã nguội lạnh không còn
nghĩ đến dong ruôi nữa,
Trong trường danh lợi nhiều phen cười và nhãn mày)
(Đêm xuân quản khách)
Trang 6Tinh - yếu tố quan trọng thứ hai, góp phần hoàn thiện phẩm chất người tai
tử Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì Tình thường song hành cùng với Tài
trong suốt cuộc đời của một nhà nho tài tử Tình của người tài tử là ái tình, là
luyến ái nam nữ Vượt ra ngoài vòng lễ giáo phong kiến, nhuốm màu sắc thị dân,
người tài tử không đồng tình cỗ súy thương nhau theo kiểu gừng cay muối mặn
“tương kính như tân” mà “lưng túi gió trăng” theo tiếng gọi ái tình “Dang tay
người tải tử khách thuyền quyên” (Cao Bá Quát Nhân sinh thấm thoáp), tìm đối
tác cho mình trong cuộc đời hành lạc “Trót yêu hoa nên đang díu với tình” (Cao
Bá Quát - Tự đình) Từ Cao Bá Quát cho đến Nguyễn Công Trứ, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Quý Tân đều để cao ái tình, để cao những rung động thầm kín của tâm
hồn mà đạo đức Nho giáo không hề trang bị: Thử địa thứ nhân tông thử khúz Di sẵu di hận cánh di thương Nguyễn Quý Tân - Gánh tương tư (Chỗ này người
này từ đây xa cách/ Đề sầu để hận để thương lại!?” Trong bài viết của mình, nhà
nghiên cứu Đoàn Lê Giang tuy mở rộng khái niệm chữ Tình “có nhiều loại tình:
tỉnh cha con, tĩnh anh em, tỉnh bạn bẻ, tình yêu nước, tình yêu kính quân vương ” nhưng Tình của người tài tử thì không khác biệt lắm so với ý kiến của
những người đi trước: “Tình làm nên phẩm chất của người tài tử là: hữu tình và ái
tình Hữu tình được hiểu là có nhiều tình cảm (đa tình), nhạy cảm Ái tình - “Cái
tình là cái chỉ ch Dẫu chỉ chỉ cũng chỉ chỉ với tình” (Nguyễn Công Trứ), ai tinh
không hắn chỉ là “sự hôn nhân” mà có khi vượt ra khỏi “ngũ luân” của Nho
gia", Néu Tinh của người tài tử gồm có hữu tình và ái tình, thì thơ chữ Hán của Nguyễn Du thiên về hữu tình hơn là ái tình Như trên chúng tôi đã nói, thơ chữ
Hán của Nguyễn Du là một tâm hỗn khác, một con người khác lặng lễ, ưu tư và
đầy chiêm nghiệm, mà thơ chữ Nôm chưa hắn đã biểu hiện được Trước mồ
Đạm Tiên, Thúy Kiều đã “đầm đầm châu sa”: nứa phần khóc thương cho người
xưa bạc mệnh, nửa phần ám ảnh cho chặng đường vẻ sau của mình “Thấy người nằm đó biết sau thế nào”; trước nắm mô người đào hát ở La Thành, Tố Như đau
đầu hỏi:
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh,
Trúng trưng tưng tự hỏi phù sinh
Yên chỉ bắt tây sinh tiền chướng, Phong nguyệt không lưu tứ hậu danh
(Điều ta thành ca giả) (Thiên hạ ai thương người bạc mệnh?
Dưới mô chắc hẳn cũng tự mình hói hận cho kiếp phù sinh.
Trang 7Tho chit Han
Lúc sống đã không rửa được nghiệp chướng phan son
Sau khi chết chỉ để lại cái tiếng trăng gió)
(Viéng người đào nương ở La Thành) Thời gian làm thay đối tất cả Những cung điện đền đài vang bóng một thời giờ hoang tàn, đồ nát; những người quen biết cũ, giờ kẻ còn người mắt, thành ông
thành bà đều gợi lên bao nỗi budn trong con người đa sầu, đa cảm ấy: Tương
thức mỹ nhân khan bão n/ Đẳng du hiệp thiểu tẩn thành ông - Thăng Long I
(Những cô giá xinh đẹp mà ta quen biết trước kia nay đã thành những ba me arn
con/ Những bạn trẻ hào hiệp: cùng chơi với nhau nay đã thành bố cả rồi - Thăng
Long 1) Bai tho Long Thanh cam giả ca là câu chuyện buồn về bãi bể nương dâu,
về thân phận người Người con gái tài hoa mang nghiệp cằm ca trong câu chuyện,
từng là tâm điểm của những cuộc vui tưởng chừng như bắt tận: Tính tương tam
thập lục cung xuân/ Hoạt tô Trường An vô giả bảo (Tưởng đem ba mười sáu
cung xuân/ Tạo thành một vật báu vô giá của kinh đô Trường An) Nhưng rồi, hai
mươi năm sau khi “Thành quách đổi dời, việc người đã khác”, khi “Cơ nghiệp
'Tây Sơn tiêu tan hết cả rồi”, tình cờ gặp nhau, nhà thơ chỉ biết ngậm ngủi trước sự
tàn phai của con người tài danh một thuở “tóc đã hoa râm, nét mặt võ vàng, thần
sắc khô khan, đôi mày tàn tạ phờ phạc” Thời gian nghiệt ngã bao trùm lên tất cả
Cho dẫu, người đẹp và tướng giỏi, xưa nay vẫn sợ nhân gian thấy bạc đầu, thì thời
gian vẫn vô tình:
Thuần tức bách niên năng kỷ thì,
Thương tâm vãng sự lệ triêm y
Nam Hà qui lai đầu tận bạch,
Quải để giai nhân nhan sắC suy
(Trăm năm như chớp mắt có là bao,
Đau lòng việc cũ lệ thâm áo
Tôi từ Nam Hà trở về đầu bạc trắng hét,
Chẳng trách nhan sắc người đẹp tàn phai)
(Bài ca người gảy đàn ở Long Thành)
Sự nhạy cảm của tâm hồn, khiến Tình bàng bạc trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du Lòng luôn “sẵn mỗi thương tâm”, nên những năm tháng dong ruỗi
trên đường hành đạo, con người ấy đã ghỉ lại biết bao câu chuyện buồn về những
cuộc đời, những số phận không ai giống ai Nhà thơ không chủ tâm khai thác,
đánh thức quãng đời vang bóng đã qua, mà chỉ xem day như là phương thức thể
Trang 8hiện của vạn cỗ sầu trong khoảnh khắc hoang tàn, đỗ nát của hiện tại Từ Điều la
Thành ca giả, Thăng Long; Long thành cẩm giả ca; Độc Tiêu Thanh kí cho đến
Ngộ gia đệ cựu ca cơ hữu tình đều nằm trên trường ngữ nghĩa ấy
Tính - Theo nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang: “Đối với nhà nho tải tử, Tính được nhắn mạnh ở nghĩa Tâm chân thực, và với những tác giả táo bạo nhất, Tính được thể hiện thành Tinh dục như trong Chỉnh phụ ngắm, Cung oán ngâm, Truyện Kiểu, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Công Trứ ”!”, Tuy đề cập đến nhiều vấn để từ chính sự, lý tưởng, bổn phận cho đến những chân trời lưu lạc, hoài niệm cố hương nhưng cảm hứng chủ đạo làm nên tấm lòng nghĩ đến ngàn đời vẫn là hiện thực đau đớn lòng phơi bày trước mắt Những phận người nhà thơ gặp gỡ trên đường đời tấp nập, có khi là những con người “Không ai nhớ mặt
đặt tên”: Hữu nhất nhân yên lương khả ai/ Phả y tàn lạp sắc như hôi - Ngấu hứng
- Kỳ ngũ (Có một người kia thật đáng thương/ Áo rách nón xơ sắc mặt xám như
tro - Ngấu hứng - Bài Š); có khi là người quen biết cũ, tình cờ gặp lại nhau nơi đắt
khách quê người, đầy bế bảng, chua xót:
Phúc bẵn đĩ hĩ nan thu thủy,
Đoạn ngẫu thương tai vị huyệt tí
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tú, Khả liên do trước khứ thời y
(Ngộ gia đệ cựu ca cơ)
(Thôi rồi, chậu nước đã đỗ, khó mà thu lại được, Thương ôi, ngó sen tuy gây, nhưng tơ vẫn chưa dứt
Nghe nói nàng lấy người khác đã có ba con, Đáng ái ngại là vẫn mặc chiếc áo ngày ra đi)
(Gặp nàng hâu cũ của em)
Tắt cả đều gợi lên niệm thống khổ, bị thương, Vì thế, những năm tháng “Bắc hành” là những năm tháng nhà thơ ghỉ lại nhiều nhất những nỗi buồn, những tâm
sự khó bày tỏ trước những mảnh đời đen trắng Đối lập với cuộc sống sung sướng, vật chất thừa thãi của tằng lớp trên: Nhit thuyên, nhất thuyên doanh nhục
mé Tan hào lãnh phạn trâm giang để (Thuyền này thuyền nọ đều đầy gạo
thịt Cơm nguội, thức ăn thừa đỗ xuống đáy sông) là cuộc sống cùng khô, lay lắt của người hát rong mù lòa “Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc Chỉ có cái tâm chân thực, sự đồng cảm mới giúp nhà thơ nhìn nhận, khai thắc cuộc sống bảng những chiều kích mới Thực hơn Người hơn Và cũng chỉ có cái tâm chân thực,
Trang 9
mới giúp người đọc hiểu được, tại sao Nguyễn Du luôn viếng mộ, luôn suy tư về
những con người của một thời đã qua
Du và Mỹ, theo nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang là những yếu tố cuối cùng
làm nên phẩm chất người tải tử: “Du là chơi, có nhiều cách chơi khác nhau
Người tài từ hay nói đến chơi, chơi là một phương cách để thỏa mãn nhụ cầu cá
nhân Có hai cách chơi: chơi ngao du thích chí và hành lạc, tùy người mà có sự
lựa chon cách chơi khác nhau Ở người tài tử hành lạc thì chơi là một cách tận
hưởng thú vui của cuộc đời Trong khi chơi, người tải tử tự thân nhập cuộc, chơi
nghệ thuật- “cằm kỳ thi tửu” Cái chơi kết hợp với tài tình”? Với cách hiểu như
vậy, thì Nguyễn Du không phải là người tài tử hành lạc Thơ chữ Hán Nguyễn Du
không hề có giây phút thăng hoa “Đem ngàn vàng chắc lấy cuộc cười”, không hề
quan niệm “Chơi cho lịch mới là chơi/ Chơi cho đài các cho người biết tay/ Tài
tình để mấy xưa nay” (Cẩm kỳ tí rửu) như Nguyễn Công Trứ hoặc “Kiếp phù
sinh thắm thoát bỗng nên giả/ Thời tuyết nguyệt phong hoa cho phỉ chí” (Chơi
cho phí chí) như Nguyễn Quy Tân, mà chỉ có sầu dâng chất ngất Ở trên chúng tôi
đã đề cập, trong bài Jiành lạc rừ, nhà thơ có nói đến thú ăn chơi, nhưng âm hướng
của bài từ lại buồn Tiếng cười, tiếng giục giã tận hưởng thú vui cuộc sống của
người trong cuộc sao nghe vẫn cứ khiên cưỡng, “ngậm đẳng nuốt cay thế nào”
(Truyện Kiêu): Khuyến quân âm tửu thả ví hoan/ Tây song nhật lạc thiên tương
mộ (Khuyên anh uống rượu rồi vui chơi Mặt trời đáng lặn ở cửa số phía tây, trời
sắp tối) Nhà thơ vốn buồn, tiếng cười hiểm hoi trong /fảnh lọc từ lại càng buôn,
lắng đọng hơn
Cùng với Du là Mỹ - cái đẹp Cái đẹp xưa nay vẫn xuất hiện với tần số lớn
trọng văn chương, nhưng đối với người tài tử thì “thích cả bai cái đẹp: mỹ cảnh và
mỹ nhân” Nếu như nhà nho chính thống luôn e dè, tìm cách né tránh mỹ nhân, thì
ngược lại nhà nho tải tử luôn “yêu quý mỹ nhân, thương xót cho giai nhân, coi tài
tử và giải nhân là “cùng một lứa bên trời lận đận”, cuộc gặp gỡ tài tử giai nhân là
cuộc gặp hiểm có trên đời”, Có lẽ, các nhà nhọ đều gặp nhau ở ý nghĩ “Giai
nhân nan tái đắc” (Nguyễn Công Trữ), nhưng khác với các nhà nho tài tử cùng
thời, Nguyễn Du hầu nhự không háo hức như Nguyễn Công Trứ Vì thể, các bài
thơ Long Thành cắm giả ca; Ngô gia đệ cụ ca cơ; Điểu La Thành ca giả:
Đương Phi cô lý đều mang âm hưởng budn, thể hiện sự sẻ chia sâu sắc của
người tài tử trước những hồng nhan - vưz vệ: một thời:
Tự thị cử triéu không lập trương,
ông giao thiên cổ tội khuynh thành
Trang 10
Lang lạ tàn hằng vô mịch xử, Đông phong thành hạ bắt thăng tình
(Dương Phi có lý) (Từ đây cả triều đều là người đứng như phống,
Mà nghìn năm còn đồ tội oan cho người đẹp khuynh thành
Cánh hồng tàn rơi tơi tả biết tìm thấy ở đâu,
Dưới thành gió đông thôi, khiến lòng ngậm ngùi không kế xiết)
(Quê cũ Dương Phj) Tóm lại, từ những phân tích, nhận định trên cho thấy loại hình nhà nho tài tử trong thơ chữ Hán Nguyễn Du có những biểu hiện khác so với các nhà nho tài từ cùng thời như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Các phẩm chất Tài, Tình, Tính,
Du, Mĩ của người tài tử ít nhiều đều được thể hiện trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhưng góp phần làm nên thành công, vẫn là hai phẩm chất Tình và Tính Chỉ với Tình và Tính, con người cô đơn luôn sâu, luôn mộng mới bảy tỏ được những nỗi niềm sâu kín khó có thể hỏi trời; mới thể hiện được sự đồng cảm với Miễn gái đẹp (Hoàng Phú Ngọc Tường) và sẽ chia với những số phận khốn khổ trong cuộc đời
(1), (2), (13) Đoàn Tử Huyền (Chủ biên): Nguyễn Công Trứ - cuộc đời và thơ Nxb, Lao Động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Tp Hỗ Chí Minh, 201 1, tr.141,I42, 116-117
(3), (7) Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng: Văn bọc Việt Naw giai dogn giao thai 1900- 1930 Nhớ, Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H 1988, 7.252, 253
(6), (14) Phan Ngọc: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiểu Nxb Thanh Nién, H., 2001, tr.64, 62
(4), (5) Trần Ngọc Vương: Loại hình tác giả văn học: Nhà nhọ tai tử và văn học Việt Nam Nxb Giáo dục, H., 1995, tr.82, 83
(8) Phạm Văn Hưng: Trần Đình Hượu với việc phân loại ba mẫu nhờ nho trong văn học Việt Nam trung cận đại Nghiên cứu Văn học, số 5- 2015, tr.33
(9), (16), (17), (18), (19) Đoàn Lê Giang: “Nhỏ nho tài tử”: Nguồn góc, nội dụng và ý nghĩa
đất với việc nghiên cứu văn học trung cận đại Việt Nam Nghiên cứu Văn học, số 4- 2015, tr.95, 91,
(10) Mai Quốc Liên (Chú biên): Nguyễn Du todn tdp (Tap 1) Nxb.Van học - Trung tâm
nghiên cứu Quốc học, 1996, Phần trích dẫn thơ chữ Hán Nguyễn Du đều theo sách này
(11),(15) Để Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huế: Việt Nam ca trù biên khảo Tái bản Nxb Tp Hỗ
Chí Minh, 1994, tró0, 345
(12) Nguyễn Lộc: tăn học Việt Nam mứa cuúi thể kí XVIH - hết thể kí XIX Tái bản, Nxb,
Giáo dục, H 1999, tr.516.