1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình ảnh mái che trong thơ chữ hán họ nguyễn tiên điền qua khảo sát thơ của nguyễn đề nguyễn du và nguyễn hành

151 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN Nguyễn Hữu Rạng (Mã số sinh viên: 44.01.601.040) HÌNH ẢNH MÁI CHE TRONG THƠ CHỮ HÁN HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN (QUA KHẢO SÁT THƠ CỦA NGUYỄN ĐỀ, NGUYỄN DU VÀ NGUYỄN HÀNH) KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP Thành phố Hờ Chí Minh - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN Nguyễn Hữu Rạng (Mã số sinh viên: 44.01.601.040) HÌNH ẢNH MÁI CHE TRONG THƠ CHỮ HÁN HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN (QUA KHẢO SÁT THƠ CỦA NGUYỄN ĐỀ, NGUYỄN DU VÀ NGUYỄN HÀNH) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành đào tạo: 7140217 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp từ PGS.TS Lê Thu Yến Các số liệu, kết quả nêu công trình này là trung thực Một số ít kết quả nghiên cứu từ công trình đã được công bố các bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu chính là tác giả và đã nêu rõ Danh mục các công trình của tác giả Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn lại chưa từng được công bố bất kỳ công trình nào khác Sinh viên Nguyễn Hữu Rạng Lớp Cử nhân Sư phạm Ngữ văn A - Khóa 44 LỜI CẢM ƠN Đề tài khóa luận được hoàn thành, bên cạnh những nỗ lực từ phía bản thân, không thể không nhắc đến công ơn dạy dỗ tận tình từ phía thầy/cô; sự giúp đỡ, động viên to lớn từ gia đình, bạn bè Người viết trân trọng cảm ơn: - PGS.TS Cô Lê Thu Yến, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình và tận tâm, khai mở nhiều hướng mới nghiên cứu văn học trung đại Được cô dìu dắt và hướng dẫn từ những học phần đầu tiên về Nguyễn Du và Truyện Kiều giảng đường tiếp đến là những bài nghiên cứu, bài báo khoa học và giờ là khóa luận tốt nghiệp, đó thật sự là niềm vinh dự, hạnh phúc đối với chúng em Tình cảm cô trò nói cũng không thể hết, chỉ biết gửi đến cô hai tiếng “tri ân” thành kính từ tấm lòng - Quý thầy/cô là giảng viên khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, đặc biệt là các thầy/cô tổ bộ môn Văn học Việt Nam đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt tri thức và kỹ nghiên cứu khoa học đến em suốt bốn năm theo học tại trường - Quý thầy/cô hiện là cán bộ nhân viên tại thư viện: trường Đại học Sư phạm TP HCM, Viện Hán Nôm, Viện Văn học và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hỡ trợ em nhiệt tình, chu đáo quá trình tìm kiếm, tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu - tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài - Những người bạn bên cạnh và giúp đỡ người viết nhiệt tình Sau cùng, không thể không nhắc đến ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ từ hai đấng sinh thành, những tình cảm yêu thương từ phía gia đình, người thân đã tiếp thêm động lực giúp người viết cố gắng hoàn thành tốt đề tài này Xin trân trọng cảm ơn tất cả ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng năm 2022 Sinh viên Nguyễn Hữu Rạng Lớp Cử nhân Sư phạm Ngữ văn A - Khóa 44 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phương pháp nghiên cứu 14 Đóng góp của khóa luận 16 Bố cục của khóa luận .16 CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 18 1.1 Thống nhất các cách hiểu thuật ngữ “hình ảnh mái che” 18 1.2 Bối cảnh thời đại nước thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX 20 1.3 Họ Nguyễn Tiên Điền 26 1.3.1 Gớc tích khởi phát q trình hình thành dịng họ 26 1.3.2 Các đặc điểm bản về dòng họ 28 1.3.3 Nguyễn Đề, Nguyễn Du, Nguyễn Hành và thơ chữ Hán 34 1.3.3.1 Nguyễn Đề và thơ chữ Hán 34 1.3.3.2 Nguyễn Du và thơ chữ Hán 39 1.3.3.3 Nguyễn Hành và thơ chữ Hán 48 * Tiểu kết chương 52 CHƯƠNG HÌNH ẢNH MÁI CHE CỦA NGƯỜI SỐNG TRONG THƠ CHỮ HÁN HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN 53 2.1 Cung điện, lầu gác .53 2.2 Nhà quan 55 2.3 Nhà chùa 61 2.4 Nhà trạm - Nhà thuyền .68 2.4.1 Nhà trạm 68 2.4.2 Nhà thuyền .77 2.5 Nhà quê .83 * Tiểu kết chương 93 CHƯƠNG HÌNH ẢNH MÁI CHE CỦA NGƯỜI CHẾT TRONG THƠ CHỮ HÁN HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN 96 3.1 Mồ mả 96 3.1.1 Đối với bậc hiền tài, bậc anh hùng, bậc nữ nhi tiết liệt 97 3.1.2 Đối với kẻ tiểu nhân, độc ác 112 3.1.3 Đối với người vô danh 117 3.2 Am miếu, đình đền 122 * Tiểu kết chương .132 KẾT LUẬN 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 144 Bài báo khoa học .144 Đề tài nghiên cứu khoa học .144 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU(1) Bảng 2.1 Thớng kê sự x́t hiện của hình ảnh cung điện, lầu gác thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)……………………………………………………………………………… 53 Bảng 2.2 Thớng kê sự x́t hiện của hình ảnh nhà quan thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)……………………………………………………………………………… 55 Bảng 2.3 Thớng kê sự x́t hiện của hình ảnh nhà chùa thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)……………………………………………………………………………… 61 Bảng 2.4.1 Thống kê sự xuất hiện của hình ảnh nhà trạm thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)……………………………………………………………………………… 69 Bảng 2.4.2 Thống kê sự xuất hiện của hình ảnh nhà thuyền thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)……………………………………………………………………………… 77 Bảng 2.5 Thống kê sự xuất hiện của hình ảnh nhà ở quê thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)……………… 83 Bảng 3.1 Thớng kê sự x́t hiện của hình ảnh mồ mả thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)…………… 96 Bảng 3.2 Thớng kê sự x́t hiện của hình ảnh am miếu, đình đền thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)…………………………………………………………………………… 122 (1) Xin xem cụ thể ở Phụ lục Phụ lục được đính kèm đề tài MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài 1.1 Họ Nguyễn Tiên Điền là một những dòng tộc lớn Không những lớn về số lượng các thế hệ cháu mà còn lớn cả tầm vóc văn hóa mà mỗi thế hệ cháu cố công gìn giữ, vun đắp suốt bốn thế kỷ hình thành và phát triển(2) Người đương thời và hậu thế ngày sở dĩ biết đến dòng họ “trâm anh thế phiệt” này trước hết là vì sớm có các thế hệ nổi danh khoa bảng, đỗ đạt cao chốn quan trường, đặc biệt đóng góp vượt trội về nhiều mặt vào tiến trình vận động và phát triển bản sắc dân tộc: “Lịch duyệt kỷ vương hầu (Trải bao đời vương hầu) Tinh bái long quang động (Nào cờ xí, thấp thống bóng rờng lượn) Lâu đài thẫn khí phù” (Nào lâu đài, ngập trùng ráng in mây) (Đàm cổ - Nguyễn Hành) Tuy nhiên, các công trình khảo cứu - nghiên cứu về dòng họ này, đặc biệt lĩnh vực văn chương - một những dấu mốc quan trọng góp phần làm nên danh tiếng, tạo lập “thương hiệu” dòng họ nơi mảnh đất nghèo Vô Điền ngày trước đến nhìn chung vẫn còn khá Mặt khác, hậu thế ngày nhắc đến dòng họ này phần lớn nhớ về Nguyễn Du Thế nhưng, người đọc nhớ đến Nguyễn Du, biết đến tên tuổi và các sáng tác của ông phần lớn qua tập đại thành bằng chữ Nôm - Đoạn trường tân (Truyện Kiều) Tuy nhiên, bên cạnh Truyện Kiều, Tố Như còn có cả một di sản thơ chữ Hán được ơng tích góp śt ba mươi năm c̣c đời Có thể nói, mới đích thực là “cửa ngõ” dẫn vào những nỗi niềm sâu thẳm người nhà thơ, là nơi chất chứa bao chuyện thế thái nhân tình mà ông góp nhặt chiêm nghiệm suốt quãng đời phiêu bạt Bên cạnh công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du, người viết nhận thấy một số ít công trình đã bước đầu tiếp cận vấn đề liên quan đến thơ chữ Hán Nguyễn Đề - anh ruột Nguyễn Du Nguyễn Hành - cháu ruột Nguyễn Du Tuy Bốn thế kỷ hình thành và phát triển dòng họ Nguyễn làng Tiên Điền được người viết tính bắt đầu từ đời Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm di cư từ Thăng Long vào đất Tiên Điền năm Tân Sửu 1601 (Thế kỉ XVII) đến hết đời Tiến sĩ Nguyễn Mai năm 1954 (Thế kỉ XX), thế hệ cháu cuối cùng đỗ đạt dưới thời phong kiến lịch sử dòng họ (2) nhiên, các công trình khảo cứu - nghiên cứu về hai tác giả này cũng văn chương của họ phần lớn đến vẫn chiếm sóng một số lượng rất ít, chủ yếu dừng lại ở phạm vi sưu tầm - khảo cứu các văn bản thơ mợt sớ tiếp cận về mặt nợi dung - nghệ thuật sáng tác mỗi tác giả Đây là một những lý trước hết để người viết lựa chọn các sáng tác thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền, cụ thể qua ba tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành làm vấn đề nghiên cứu cho đề tài này 1.2 Mái che là một những hình ảnh quen thuộc, cố hữu dòng chảy văn hóa - văn học Việt Người Việt dù đâu làm gì, dù phú quý hay hàn cũng đều cố gắng tạo dựng cho riêng mình một mái che, gọi nhà Mọi nhất cử nhất động của người đều gắn với những mái che muôn thuở như: nhà ở, đình chùa, nhà thuyền, nhà trạm thậm chí đã thác về cửu tuyền vẫn cần một mái che, gọi là mồ mả Đến cha ông ngày trước cũng nhận thấy vai trò quan trọng của mái che đời sống người qua câu nói quen thuộc: “An cư lạc nghiệp” Từ đời sống thực tại, hình ảnh mái che bước vào thơ ca dưới bàn tay nâng đỡ của các thi nhân và trở thành nơi kí thác tình cảm, nỗi niềm từ quá khứ đến hiện tại thậm chí cả ở tương lai thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền Không phải ngẫu nhiên các tập thơ chữ Hán của ba tác giả: Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành lại xuất hiện trùng điệp, dày đặc hình ảnh các mái che từ rách nát, chật hẹp nơi nhà tranh tạm bợ cho đến lộng lẫy, nguy nga nơi nhà quan, cung điện; từ cõi dương đến cõi âm; từ hiện thực trước mắt đến mộng Bên mỗi không gian mái che ấy là một cõi lòng cần được khám phá, giải bày Mặt khác, qua khảo sát các công trình nghiên cứu về hình ảnh mái che thơ chữ Hán của ba nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền, chúng nhận thấy có cơng trình đề cập đến vấn đề mà đề tài đặt Vì vậy, người viết lựa chọn “hình ảnh mái che” làm đối tượng nghiên cứu chính tìm hiểu về thơ chữ Hán của các nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền Người viết tạm xem đó một đóng góp mới bên cạnh các hình ảnh nghệ thuật đã có thơ chữ Hán: núi sông, tóc bạc, mùa, thời gian ở các công trình trước đó 1.3 Vấn đề dạy học thơ chữ Hán của các nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền nhà trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức Ở bậc đại học, bộ phận thơ chữ Hán của các nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền chỉ mới được đưa vào dạy học chừng mực nhất định đối với thơ chữ Hán Nguyễn Du (ở học phần Văn học Hán Nôm) Các sáng tác của hai nhà thơ còn lại là Nguyễn Đề và Nguyễn Hành phần lớn không được giảng dạy chính thức lớp, chỉ yêu cầu sinh viên tự tìm hiểu Ở bậc trung học phổ thông, bộ phận thơ chữ Hán của Nguyễn Du chỉ mới được đưa vào dạy học chương trình Ngữ văn 10 với số lượng tác phẩm (Độc Tiểu Thanh kí); hai nhà thơ còn lại chưa được đưa vào chương trình Ở bậc trung học sở, bộ phận thơ chữ Hán của các nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền đều chưa được đưa vào chương trình dạy học Những thống kê đã phần nào cho thấy thực trạng đáng buồn trước “số phận” của những sáng tác thơ ca mà tiền nhân để lại Đây là một những mặt hạn chế và thiếu sót lớn với cả người dạy lẫn người học, đặc biệt đối với các thế hệ học sinh hiện sở học về thơ văn tiền nhân còn quá hạn hẹp Vấn đề cấp thiết đặt trước thực trạng dạy học những tác phẩm thơ chữ Hán của các nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền nhà trường trở thành một những lý đưa người viết đến với đề tài này Với tất cả những lý cũng các vấn đề cấp thiết đặt ra, người viết lựa chọn đề tài: “Hình ảnh mái che thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền (Qua khảo sát thơ của Nguyễn Đề, Nguyễn Du Nguyễn Hành)” cho khóa luận này Mục đích nghiên cứu 2.1 Đề tài nhằm làm rõ những nét đặc sắc, mới mẻ của hình ảnh mái che thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền qua ba tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành Người viết xác định là mục đích nghiên cứu trọng tâm đề tài 2.2 Đề tài còn nhằm giúp người đọc nhận thấy những điểm gặp gỡ và khác biệt làm nên dấu ấn cá nhân sáng tác thơ chữ Hán của mỗi nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền qua việc tiếp cận một đối tượng nghiên cứu cụ thể - hình ảnh mái che 2.3 Đề tài nhằm gợi mở một số nội dung giảng dạy mới về thơ chữ Hán của hai tác giả Nguyễn Đề và Nguyễn Hành đồng thời củng cố, mở rộng thêm nội dung giảng dạy về thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có nhà trường Mặt khác, với những kết quả nghiên cứu thu được, đề tài có thể xem nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền của học sinh, sinh viên có quan tâm Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Người viết xác định đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Hình ảnh mái 130 (An Dương Vương miếu II - Nguyễn Hành) Có thể thấy, dù chọn đường riêng không giống các bậc tiền nhân, suốt đời ôm trọn niềm cô trung với nhà Lê đâu đó giữa cõi thơ “rỏ máu” của Nguyễn Hành, người đọc vẫn bắt gặp một thái độ ngợi ca nồng nhiệt: “Bang quốc hữu hoài ưng ngã cách”(96) (Mai Hắc Đế từ) đứng trước đền thiêng của bậc anh hùng dân tộc Dưới mái đền thiêng vốn là nơi thờ tự bậc anh hùng Mai Hắc Đế, ông trở về với người xưa thái độ cảm phục tài năng: “Linh từ nhất phiến ẩn sơn hà (Ngôi đền thiêng kín đáo khuất núi sông) Hắc Đế uy danh vĩnh bất ma” (Uy danh Mai Hắc Đế vĩnh viễn không phai mờ) (Mai Hắc Đế từ - Nguyễn Hành) Bậc anh hùng dù đã khuất nghìn năm danh tiếng vẫn được lưu truyền toàn vẹn không chỉ bó hẹp bên dưới mái đền khuất nẻo núi sông mà còn trải rộng từng tấc đất, ngọn sông nơi biên cương đất Việt: “Thần hàm tú lĩnh thương thương thụ” (Tinh thần còn ngọn núi đẹp, rừng xanh) Không chỉ bày tỏ thái độ ngợi ca, kính trọng tài năng, khí phách của bậc anh hùng lừng lẫy một thời mà ở thơ chữ Hán Ngũn Hành, người đọc đơi lúc cịn bắt gặp tác giả luận bàn công trạng tiền nhân một cách thấu suốt Dưới mái đền bậc anh hùng Quan Công 關 公 (Quan Vân Trường 關 雲 長), ông luận bàn công trạng tưởng nói chuyện, tỏ lòng với cố nhân: “Lý hĩ tư khí (Với lẽ đời, thì nên giận Nhân yên khả dĩ thần” (Với người, có thể cho là thần) (Cung đối Quan Công thần tượng khái nhiên hữu cảm đảo - Nguyễn Hành) Từ đó, ông nhắc lại công trạng bậc anh hùng Con người ấy lúc bình sinh chưa từng làm điều hổ thẹn với lòng Khi ở tuổi xế chiều, vẫn điềm nhiên cưỡi ngựa Xích Thố 赤 兔 馬 cầm chặt đao Thanh long 青 龍 刀 tung hoành ngang dọc trận tiền: “Cương thường hiển nhược tại (Giữ cương thường, rõ ràng còn sống) My mục lẫm nhiên chân” (Ánh mắt đôi mày, oai phong thật) Sau cùng, hình ảnh am miếu, đình đền thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền còn là nơi tái diễn việc theo quy luật nhân quả: ác giả ác báo kẻ (96) Tấm lòng vì nước khiến ta xúc động 131 tiểu nhân, độc ác Càng cố nhúng tay vào việc ác, kẻ tiểu nhân kết cục chỉ càng nhận lại nhiều quả đắng bản thân gieo nên Tất cả điều này được thể hiện rõ nét dưới nhiều hình thức khác thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền qua hình ảnh am miếu, đình đền của kẻ tiểu nhân Quả đắng mà chúng nhận được không đâu xa mà ở trước mắt, cụ thể từ những mối quan hệ gia đình(97) Tư tưởng này được Nguyễn Du thể hiện rõ nhà thơ có dịp ghé qua đình Tô Tần hành trình sứ tuế cống phương Bắc Đứng trước không gian đình xưa một thời từng là phủ đệ nguy nga của kẻ tiểu nhân họ Tô, Nguyễn Du khinh bỉ kẻ bất trung hắn một thì nực cười, miệt thị sâu cay những người thân xung quanh hắn đến mười Kẻ hám lợi lại gặp phải kẻ hám lợi Hơn hết, ông là người nhận rõ bản chất bịp bợm, hám lợi mê danh của hắn đến trước đình xưa: “Hợp tung bất tại khước cường Tần (Mưu hợp tung không đánh quân Tần tàn bạo) Đãn hướng sở thân kiêu phú quí (Mà để phú quí rồi lên mặt với người thân) Thích cổ nguyên vị quyền lợi mưu (Đâm giùi vào vế chỉ để mưu danh lợi) Ta hồ, thử nhân tiểu tai thí” (Ôi ! Khí cục người nhỏ nhen thế !) (Tô Tần đình II - Nguyễn Du) Những kẻ bụng dạ hẹp hòi, suốt đời chỉ biết “lấy kim khâu lại” Tô Tần, sẵn sàng rời bản thân gặp bất lợi, kết cục cũng chẳng thể tốt đẹp đến lúc chết còn bị người đời phanh thây mổ bụng, treo xác ngoài cổng chợ chỉ để tìm kẻ mưu hại Có thể thấy, mọi sự việc diễn cuộc đời kẻ tiểu nhân Tô Tần đều không thể chệch khỏi quỹ đạo của quy luật nhân quả báo ứng Quả nghiệp mà hắn phải trả hoàn toàn tương thích với cái nhân mà trước đó hắn đã gieo đường tìm kiếm danh vọng, quyền lực cho bản thân Quy luật nhân quả: ác giả ác báo ở còn được Nguyễn Du thể hiện miêu tả cận cảnh không gian đình đền của kẻ tiểu nhân Có thể thấy rõ điều này qua không gian hoang phế của đình Tô Tần, chẳng còn gì ngoại trừ đống đổ nát, hoang tàn trông thật thê lương: “Lục quốc ấn tiêu sa mạc mạc (Ấn sáu nước tiêu tan, còn vùng cát mênh mông) Học giả người Nhật là Suzuki Teitaro Daisetz từng phát biểu nguyên tắc về “nghiệp” báo sau: “Nguyên tắc của nghiệp là “gieo gió gặt bão” và nguyên tắc chi phối toàn thể đời sống của Phật tử Bởi vì, sự thực, cái dựng lên cá biệt tính của một người không có gì khác chính là nghiệp của y.” (D.T.Suzuki, 1992, tr.403) * Ng̀n trích dẫn: D.T.Suzuki (1992) Thiền ḷn, qủn trung (Ṭ Sĩ dịch) NXB Thành phớ Hờ Chí Minh, tr.403 (97) 132 Nhất đình thu mộ thảo thê thê” (Ngôi đình, cuối thu, cỏ mọc trông thê lương) (Tô Tần đình I - Nguyễn Du) Không gian hoang phế cổ đình trở thành nỗi ám ảnh, cứ lẩn quẩn suy nghĩ của thi nhân Tiền tài, danh vọng là gì mà người cứ bất chấp lao vào mù quáng Khi thân đã yên vị dưới nấm đất lạnh, mọi thứ còn lại cũng lần lượt tan biến: “Xa mã kim ngọc dĩ vô tích (Ngựa xe vàng ngọc không còn thấy dấu vết) Đình tiền chi thảo không thanh” (Trước đình chỉ thấy cỏ mọc xanh um) (Tô Tần đình II - Nguyễn Du) * Tiểu kết chương 3: Qua khảo sát các bài thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền viết về hình ảnh mái che của người chết, chúng nhận thấy có dạng thức mái che được biểu hiện chủ yếu, cụ thể: (1) Mồ mả - (2) Am miếu, đình đền Sau tìm hiểu, chúng tơi đưa kết luận sau: Thứ nhất, đối với dạng thức mồ mả, các nhà thơ họ Nguyễn quan tâm đến ba dạng mái che tương ứng với ba kiểu người xã hội đương thời sau chết Trước hết, đó là mồ mả của bậc hiền tài, bậc anh hùng, bậc nữ nhi tiết liệt Phần lớn những mái che này đều được tái hiện trạng thái đổ nát, hoang tàn và bắt đầu cho thấy những dấu hiệu của sự tan rã và biến mất dưới sự hủy diệt tàn khốc của thời gian Không chỉ là không gian để bày tỏ niềm tự hào trước gương tiết liệt, trung hiếu của tiền nhân mà hình ảnh mồ mả thơ còn là không gian chất chứa nỡi niềm xót thương, ngậm ngùi của người trước chết của người xưa Cũng từ đây, hình ảnh mộ của bậc người hiền tài và người bạc mệnh cịn mang ý nghĩa là khơng gian phản ánh quan niệm “phản vô thường” không theo đường bài kích tôn giáo mà ngược lại Quan niệm này đã góp phần tái hiện các giá trị nhân văn cao đẹp truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc đối diện với lẽ vô thường của kiếp người Tiếp đến, đó là mồ mả của những kẻ tiểu nhân, đợc ác Viết về hình ảnh mợ của đối tượng này, các nhà thơ họ Nguyễn Tiên Điền đã chuyển đổi tính chất không gian của những mái che Từ không gian mang tính chất linh thiêng nơi nấm mồ, các nhà thơ đã chuyển thành không gian tập kết, phơi bày và tố cáo tội ác của chúng Kẻ tiểu nhân suốt đời mê đắm kim tiền, chấp nhận đánh đổi nhân tâm, giẫm đạp lên sinh mạng của kẻ khác để chạm tay đến danh lợi quyền lực Cả đời là gã “đầy tớ không công” của danh lợi, đến thác xuống mồ chỉ với hai tay trắng một thân xác đầy tợi lỡi, nghìn năm chẳng khỏi miệng lưỡi chê trách, phỉ nhở của nhân 133 gian Có thể nói, c̣c hành trình tìm kiếm danh lợi, hình ảnh nấm mờ “điểm đến” ći của kẻ tiểu nhân Sau cùng, đó là mồ mả của người vô danh được nhắc đến chủ yếu thơ chữ Hán Nguyễn Du Nó đóng vai trò một tín hiệu của quá khứ gợi nhắc những chuyện bi thương đã qua đồng thời đánh dấu sự tồn tại trước của người Từ bên dưới những mộ, một tín hiệu nào đó được gửi đến hiện tại khiến cõi lòng nhà thơ không ngớt băn khoăn, day dứt về thân phận bọt bèo của người Không những vậy, qua những mộ vô danh, người lờ mờ nhận thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình sau thác Lấy gì để chắc chắn rằng, bản thân “ta” sau này không phải rơi vào tình cảnh thê lương, vô danh những thay xác bên dưới Họ đặt bản thân tâm thế của kẻ vô danh và không ngừng khao khát tìm kiếm một tiếng nói tri âm đồng cảm với mình chết Thứ hai, đó là dạng thức mái che am miếu, đình đền Trước áp lực của dòng thời gian thêm vào đó là những biến loạn của thời cuộc, những am miếu, đình đền thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên xuất hiện trạng thái hoang tàn, phủ đầy dấu vết xưa cũ Người xưa chỉ vì muốn thỏa mãn tham vọng danh lợi, quyền lực mà sẵn sàng bất chấp hành động sai lầm để xây nên đình đài nguy nga, lộng lẫy từng một thời là nỗi bất bình, phẫn uất của muôn dân Trong hiện tại, nó chỉ cịn là đớng đở nát đã đành nhân đức người xưa cũng theo đó đổ sụp cùng với mái che chính dục vọng thấp hèn của bản thân xây nên Trong khơng gian trầm mặc, cở kính, hình ảnh những am miếu, đình đền dần trở thành nơi mà người hiện tại có thể tán dương nhân cách, khí tiết của những bậc tài hoa mệnh số lại lắm phần truân chuyên một thời mỗi bước đến Thế càng say sưa niềm tự hào, người lại cố bước chân sâu vào khứ để tìm gặp tiền nhân Nhưng ước mong bỡng chớc vỡ tan bên dưới những mái che đình miếu, người bị “xô đẩy” để trở về lại thực tại và đối diện với những khoảng trống mênh mông cõi lịng nhận cớ nhân giờ chẳng cịn Ngồi ra, hình ảnh am miếu, đình đền còn là nơi đúc kết mọi việc theo quy luật nhân quả “ác giả ác báo” Những am miếu, đình đền hoang tàn, nằm trơ mợt góc lạnh lẽo, quanh năm khơng hương khói, cúng bái thậm chỉ có gai góc mọc đầy trông đến thảm hại (“quả”) chính là hệ quả sau cùng mà chúng phải nhận lãnh cho những tội ác mà chúng gây với đời (“nhân”) 134 KẾT LUẬN Tìm hiểu về hình ảnh mái che thơ ca chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền chính là chiếc cầu bắc vào cõi lòng ngổn ngang, bề bộn của các tác giả Từ đó, người đọc có hội hiểu về tâm tình người trước dâu bể của thời đại Qua khảo sát 603 bài thơ chữ Hán của ba tác giả tiêu biểu dòng họ là Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành, chúng đến một số kết luận sau về đề tài: Loại hình thái văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước đã quy định vai trò quan trọng của cái nhà - mái che đời sống người Việt Mọi nhất cử nhất động của người đều diễn bên dưới không gian mái che ấy Hình ảnh mái che từ lâu đã chiếm giữ một phần quan trọng đời sống văn hóa Việt Con người dù lúc sống hay chết đều cần có cho riêng mình một mái che Từ đời sống văn hóa, hình ảnh mái che hóa thân vào cõi thơ của các thi nhân họ Nguyễn Tiên Điền và chứa đựng nhiều ý nghĩa, giá trị khác Tiếp cận thơ ca chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền qua ba tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành bằng đường giải mã những tín hiệu nghệ thuật ẩn đằng sau hình ảnh mái che là một hướng mới, góp phần hiểu thêm về tâm tình người thời trung đại trước những biến cố dữ dội của lịch sử Cung điện, lầu gác góp phần phản ánh đời sống sinh hoạt nhộn nhịp, tấp nập thịnh vượng của người đất đế đố nghìn năm - Trung Hoa Nhà quan đồ sộ được xây xương máu của dân Bên dưới mái che ấy, một hiện thực trần trụi, những góc khuất tăm tối của đời sống quan lại được các thi nhân họ Nguyễn không ngần ngại phơi bày, vạch trần và lên án quyết liệt Ngồi ra, nhà quan cịn khơng gian giúp người thể nghiệm triết lý có - không của danh lợi Con người vì danh lợi mà bất chấp tất cả đạo lý, giẫm đạp lên luân thường để xây nên hoặc chui rúc vào những mái che cao sang, quyền quý (“có”) rốt cuộc cũng không giữ nổi được nó (“không”) Nhà chùa không gian thể nghiệm triết lý nhân sinh về lẽ vô thường ở đời Dưới áp lực chảy trôi của dòng vô thường, “quá khứ” và “hiện tại” chỉ cách gang tấc Bên dưới mái chùa, một sự thay đổi lớn âm thầm diễn thân người Hình ảnh mái chùa cũng góp phần phản ánh quy luật về thời gian: hiện tại chẳng qua chỉ là một thời điểm “sắp sửa đến” của quá khứ Ngồi ra, khơng 135 gian vắng, tĩnh lặng nơi mái chùa, người được dịp nhìn lại tình trạng hiện tại của bản thân từ đó tìm kiếm một giải pháp “an thân” bên dưới những mái chùa Con người nương vào cửa thiền để tự thiêu đốt sắc tướng, trở về trạng thái an định tâm từ đó sớm tìm lại được chân thân của mình Bên dưới những nhà chùa cổ kính, người thực hiện một cuộc trở về với chính mình đầy thử thách Nhà trạm phản ánh sự bấp bênh, tạm bợ, không có gì gọi là chắc chắn cuộc sống người Không gian bên mái che ấy càng lúc càng bị thu hẹp, trở nên chật chội, tù túng Ngoài ra, nó còn đóng vai trò là điểm tựa cho cảm xúc qua đó người bộc lộ những phức cảm tâm lý khác trước số kiếp phiêu bạt, long đong của chính mình Nhà thuyền hiện lên trạng thái lẻ loi, cô độc, chỉ là một mái che rách nát, bé xíu giữa nước mênh mông Thế nhưng, nó lại là mái che gắn chặt nhất với số phận tha hương của người Mọi nhất cử nhất động của tâm trạng người phần lớn diễn bên không gian tối tăm, chật hẹp ấy Phận người có khác chi là những thuyền suốt ngày lênh đênh sóng đời, cố tìm lấy một bến đỗ bình yên Nhà ở quê là không gian đánh thức ước mong quay về của người hành trình tha hương Con người lúc nào hết mong muốn quay về mái nhà quê để hiện thực hóa giấc mộng “nhàn” của bản thân Càng mong ước quay về người lại càng liên tiếp đối diện với những thất vọng bóng hình quê nhà ngày một xa mờ, vượt khỏi tầm quan sát và tan biến cả mộng Con người ngày trở về nhà phải đối diện với một cảm thức xa lạ chi phối tâm trạng họ, nhấn chìm họ sầu bi, chán chường Con người thật sự bị “bỏ qn” mái nhà q của Không chỉ suốt đời lo nghĩ cho nơi ăn chốn ở của người sống, các thi nhân họ Nguyễn Tiên Điền còn dành một tình cảm đặc biệt, một khoảng trống sâu thẳm tâm hồn để tiếc nuối, khóc thương hoặc giận dữ, phẫn uất trước khứ được gợi nên từ những mái che của người chết Mồ mả hiện lên một không gian “trung gian” kết nối người hiện tại với thế giới người xưa đã khuất Những nấm mộ phần lớn xuất hiện trạng thái mục nát, hoang tàn, đổ vỡ, chứa đầy những dấu hiệu của sự tan rã Trong không gian âm u, cổ kính bên dưới những mái che ấy, người lần lượt trải qua những cảm xúc và tâm trạng khác Đối với bậc hiền tài, bậc anh hùng, bậc nữ nhi tiết liệt, hình ảnh mộ góp phần tạo nên không gian ghi khắc công trạng tiền nhân 136 Con người bước chân vào vùng không gian của những nấm mộ một mặt bày tỏ thái độ ngợi ca trước gương trung hiếu, tiết liệt của tiền nhân mặt khác lại thương xót, tiếc nuối vì sự của họ Đối với kẻ tiểu nhân, độc ác, mộ là không gian phơi bày, vạch rõ tội trạng của chúng Nấm mộ của chúng chỉ vì tội ác của chủ nhân mà nghìn năm phải chịu lời chửi mắng cay nghiệt, đón nhận sự ghẻ lạnh, bỏ mặc của người đời đến mức chỉ còn trơ lại nấm đất hoang phế Đối với người chết vô danh, những nấm mộ thơ phát tín hiệu khiến người không ngừng âu lo, băn khoăn, day dứt về bản thân sau này Nhìn những gò đống, cồn bãi nằm ngổn ngang, rải rác bên đường, người có cảm nhận nhìn thấy hình ảnh của bản thân lẫn khuất đâu đó Am miếu, đình đền cũng được xem dạng thức mái che của người chết Bên cạnh các đặc điểm có phần tương đờng với hình ảnh mợ khơng gian tâm linh trầm mặc, cở kính, phủ đầy bụi mờ của thời gian hay là nơi tán dương cơng trạng bậc hiền tài, anh hùng, hình ảnh am miếu, đình đền thơ chữ Hán họ Ngũn Tiên Điền cịn khơng gian mang tính quan niệm Qua không gian am miếu, đình đền thơ, các thi nhân họ Nguyễn đã thể hiện quan niệm: ác giả, ác báo đối với kẻ tiểu nhân Con người vì sự ích kỷ, ngu muội bất chấp phải trái, đúng sai mà xây nên những đài cao trăm thước rốt cuộc chỉ để lại tiếng xấu, lời chê trách của người đời Đài xưa chỉ còn là đống đổ nát hoặc trở thành những phế tích bị bỏ hoang trông đến thảm hại còn danh tiếng người cũng không giữ được vững bền Sinh thời, chúng chỉ là phường sâu dân mọt nước, xem mạng người chẳng khác cái rơm, cọng cỏ bên vệ đường mà mặc sức giẫm đạp đến lúc chết đi, am miếu, đình đền trở nên hoang phế, khơng có lấy một giọt nước mắt hay một lời khấn lạy trước anh linh Kẻ tiểu nhân chết đã đành, tiếng nhơ mà chúng để lại vẫn cịn sau nghìn năm Am miếu, đình đền tợi người mà phải chịu cảnh hoang phế, u tịch, lạnh lẽo dần đến sự hủy diệt Thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền nói chung và thơ Nguyễn Đề, Nguyễn Du, Nguyễn Hành nói riêng một dòng chảy bất tận không có kết thúc Trong hành trình xuôi dòng của nó, mỗi người chúng ta ít nhiều đều có thể bắt gặp cho riêng mình những vẻ đẹp lung linh ẩn dưới lớp vỏ ngôn từ thơ Tìm kiếm một hướng mới, “đắp” thêm những cách hiểu mới tinh thần kế thừa những thành quả nghiên cứu từ những người trước là việc làm cần thiết, góp phần giữ gìn và phát huy giá 137 trị của thơ ca mà tiền nhân để lại Với những kết luận trên, người viết mong muốn góp thêm một hướng tiếp cận mới đối với thơ chữ Hán của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền Về mặt nghiên cứu văn học, tìm hiểu về hình ảnh mái che thơ chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền qua khảo sát thơ của ba tác giả Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về thơ chữ Hán trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX đồng thời thấy được những điểm sáng tạo mới mẻ, riêng biệt định hình nên phong cách thơ ở mỗi tác giả Về mặt giảng dạy văn học, đề tài góp phần mở rộng và giới thiệu thêm một số tác giả cùng những sáng tác thơ chữ Hán tiêu biểu thi đàn văn chương trung đại Thiết nghĩ, việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều cho người dạy lẫn người học việc mở rộng, đa dạng hóa nguồn ngữ liệu đọc hiểu dạy học về thể loại thơ trữ tình chương trình Ngữ văn 2018 theo định hướng phát triển lực ở thời gian sắp tới(98) Trong giới hạn khả về trình độ đào tạo và lực nghiên cứu Hán văn của người viết, đề tài chỉ mới đưa những kết quả thử nghiệm bước đầu, còn rất nhiều hạn chế Con đường tiếp cận thơ ca chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền không chỉ dừng lại ở hình ảnh mái che mà còn rất nhiều hình ảnh khác chưa được khai thác, hứa hẹn nhiều kết quả khả quan như: hình ảnh gió, mây chữ Hán họ Nguyễn Tiên Điền Di sản văn học quý báu của tiền nhân vẫn còn là mảnh đất trống chờ đợi bước chân khai phá của các nhà nghiên cứu và bạn đọc với sự đầu tư chuyên sâu quy mô rộng Tiếng tơ lòng thi ca người xưa dẫu cách người chúng ta ba thế kỷ không vì vậy mà đứt đoạn giữa đường Nó vẫn ngày một vươn tới, chạm thấu vào tim của biết bao thế hệ người Việt Câu hát tri âm giữa người xưa và đời vẫn vang lên đều đặn lòng xã hội hiện đại Xin xem thêm tại: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) Chương trình giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội (98) 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO(99) * SÁCH IN: [1] Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên) (2000) Văn học dân gian - Những tác phẩm chọn lọc NXB Giáo dục [2] Bùi Văn Vượng (Chủ biên) (2000) Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, tập NXB Văn học [3] Chu Trọng Huyến (1991) Nơi Nguyễn Du viết Truyện Kiều NXB Khoa học Xã hội [4] D.T.Suzuki (1992) Thiền luận, quyển trung (Tuệ Sĩ dịch) NXB Thành phố Hồ Chí Minh [5] Đặng Đức Siêu (2000) Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14 NXB Khoa học Xã hội [6] Đào Duy Anh (2013) Truyện Kiều văn hóa Việt Nam NXB Thanh niên [7] Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập (Hán dịch) (2015) Kinh Kim Cang (Kim Cang Bát-Nhã-Ba-La-Mật kinh) (Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải) NXB Tôn giáo [8] Đinh Phan Cẩm Vân (2011) Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [9] Đinh Sỹ Hồng (2014) Họ Nguyễn Tiên Điền và khu di tích Nguyễn Du NXB Nghệ An [10] Đoàn Thị Thu Vân (2015) Con người nhân văn thi đàn Việt Nam sơ kỳ trung đại NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [11] Đoàn Thị Thu Vân (Chủ biên) (2009) Văn học trung đại Việt Nam (Thế kỉ X - cuối thế kỉ XIX) NXB Giáo dục Việt Nam [12] F.D.Saussure (2017) Giáo trình: Ngôn ngữ học đại cương (Cao Xuân Hạo dịch) NXB Khoa học Xã hội [13] Hàn Đường Thoái Sĩ (Tuyển chọn) (2000) Đường thi tam bách thủ (300 Việc trích dẫn các tài liệu tham khảo khóa luận tốt nghiệp này được người viết thực hiện dựa quy định của Phụ lục - Trích dẫn theo kiểu trích dẫn APA (Kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-ĐHSP ngày 05/10/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) (99) 139 bài thơ Đường) (Trần Uyển Tuấn bổ chú, Ngô Văn Phú dịch và giới thiệu) NXB Văn học [14] Hoàng Phê (Chủ biên) (2018) Từ điển tiếng Việt NXB Hồng Đức [15] Huỳnh Lý, tgk(100) (1978) Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III (Thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX) NXB Văn học [16] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997) Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: Huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, số NXB Đà Nẵng & Trường viết văn Nguyễn Du [17] Kiều Thu Hoạch (2011) Truyện Nôm lịch sử hình thành và bản chất thể loại NXB Văn hóa - Thông tin [18] Lã Nhâm Thìn, Vũ Thanh (Đồng chủ biên) (2019) Giáo trình: Văn học trung đại Việt Nam, tập NXB Giáo dục Việt Nam [19] La Quán Trung (2018) Tam quốc diễn nghĩa (Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính), tập và NXB Văn học [20] Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (2018) Từ điển văn học Việt Nam (Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX) NXB Văn học [21] Lê Quang Trường (Chủ biên) (2019) Thơ Nguyễn Đề (tuyển) NXB Văn học [22] Lê Quý Đôn (2018) Phủ biên tạp lục (Trần Đại Vinh dịch và bổ chính) NXB Đà Nẵng [23] Lê Thu Yến (1999) Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du NXB Thanh niên [24] Lê Thu Yến (2001) Nguyễn Du và Truyện Kiều cảm hứng thơ người đời sau (Từ 1930 đến nay) NXB Giáo dục [25] Lê Thu Yến (Chủ biên) (2015) Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [26] Lê Văn Diễn, Võ Hồng Huy (2011) Nghi Xuân địa chí NXB Thanh niên [27] Mai Quốc Liên (2014) Nguyễn Trãi - Quốc Âm thi tập NXB Văn học Đặng Thanh Lê, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Hữu Yên, Lê Thước, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Văn Phú (100) 140 [28] Mai Quốc Liên (Chủ biên) (1996) Nguyễn Du toàn tập, tập NXB Văn học [29] Mai Quốc Liên (Chủ biên) (2015) Thơ Nguyễn Hành (tuyển) NXB Văn học [30] Mai Quốc Liên (Chủ biên) (2016) Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Thị Bích Đào phiên âm, dịch, khảo cứu) NXB Văn học [31] Ngô Gia văn phái (2021) Hoàng Lê thống chí (Ngô Tất Tố dịch) NXB Dân Trí [32] Nguyễn Đăng Duy (2002) Văn hóa tâm linh NXB Văn hóa - Thông tin [33] Nguyễn Đăng Duy (2004) Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt NXB Hà Nội [34] Nguyễn Du (2012) Thơ chữ Hán (Nguyễn Sĩ Lâm hiệu đính, Trương Chính giới thiệu) NXB Văn học & Công ty sách Thời Đại [35] Nguyễn Du (2018) Truyện Thúy Kiều (Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo) NXB Văn học [36] Nguyễn Duy Hinh (2006) Triết học Phật giáo Việt Nam NXB Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa [37] Nguyễn Thị Phượng (Chủ biên) (1995) Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề NXB Khoa học Xã hợi [38] Ngũn Thị Bích Hải (2006) Thi pháp thơ Đường NXB Thuận Hóa [39] Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) (2015) Lịch sử văn hóa Việt Nam NXB Khoa học Xã hợi [40] Hoàng Xn Hải, Lãn Ơng (Vũ Văn Đỉnh dịch), Phan Khoang, Trần Đăng Đại (2021) Những vấn đề lịch sử thời Trịnh Nguyễn (Tạp san Sử - Địa) NXB Hồng Đức [41] Phạm Đình Hổ (2019) Vũ trung tùy bút (Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch, Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú thích) NXB Văn hóa dân tộc [42] Phan Kế Bính (2005) Việt Nam phong tục NXB Văn học [43] Quốc Sử quán triều Hậu Lê(101) (2017) Đại Việt sử ký toàn thư (Bản in Nhóm tác giả khảo cứu - dịch, chú thích - hiệu đính: Phan Huy Lê - Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu - Hà Văn Tấn (101) 141 nội các quan bản - Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 1697) NXB Văn học [44] Thích Nhất Hạnh (2019) Thả một bè lau NXB Hồng Đức [45] Thiều Chửu (2013) Hán Việt tự điển NXB Văn hóa - Thông tin [46] Trần Đình Sử (2005) Thi pháp văn học trung đại Việt Nam NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [47] Trần Đình Sử (2017) Dẫn luận thi pháp học văn học NXB Đại học Sư phạm Hà Nội [48] Trần Đình Sử (2018) Thi pháp Truyện Kiều NXB Đại học Sư phạm Hà Nội [49] Trần Đình Sử (Chủ biên) (2021) Lược sử văn học Việt Nam NXB Đại học Sư phạm Hà Nội [50] Trần Ngọc Thêm (1999) Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Giáo dục [51] Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2013) Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam [52] Trần Trọng Kim (2003) Nho giáo NXB Văn học [53] Tư Mã Thiên (2020) Sử ký, phần Liệt truyện (quyển thượng) (Phạm Nhung dịch, Thanh Dung hiệu đính) NXB Văn học [54] Tư Mã Thiên (2021) Sử ký, phần Liệt truyện (quyển hạ) (Phạm Nhung dịch, Thanh Dung hiệu đính) NXB Văn học [55] Văn Tân, nnk(102) (1959) Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển III (Thế kỉ XVIII) NXB Văn Sử Địa [56] Viện Văn học (2015) Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du 250 năm nhìn lại NXB Khoa học Xã hội [57] Vũ Ngọc Khánh (1992) Giai thoại văn học Trung Quốc NXB Văn học [58] Vũ Ngọc Khánh (2011) Văn hóa làng ở Việt Nam NXB Văn hóa Thông tin * BÀI BÁO KHOA HỌC, KỶ YẾU HỘI THẢO: [59] Đại Lãn (2013) Nguyễn Du và Phật giáo Tạp chí sông Hương, 297, 1113 Truy xuất ngày 19/06/2021, http://tapchisonghuong.com.vn/tin- tuc/p75/c143/n13495/Nguyen-Du-Phat-giao.html (102) Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Hồng Phong 142 [60] Đàm Anh Thư (2015) Dấu hiệu của tính đại chúng tiến trình vận động của văn học Đàng Trong Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1(66), 114- 125 https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.1(66).606(2015) [61] Đàm Thị Thu Hương (2019) “Giọng điệu nghệ thuật thể loại ngâm khúc” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 72-82 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.16.2.2440.2401(2019) [62] Đức Sơn (2006) Về mối quan hệ giữa làng Tiên Điền, dòng họ Nguyễn và Nguyễn Du Tạp chí Di sản văn hóa phi vật thể, (15), 36-38 Truy xuất ngày 07/09/2021,http://dsvh.gov.vn/Upload/files/Tap%20chi%20DSVH/So%2015/1509_ Ve%20moi%20quan%20he%20giua%20lang%20Tien%20Dien%20dong%20ho%2 0Nguyen%20va%20Nguyen%20Du.pdf [63] Lê Thu Yến (25/06/2010) Thăng Long thơ xưa [Bài đăng Kỷ yếu] Hội thảo Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, Hội Phật giáo & Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh [64] Lê Thu Yến (2005) Thế giới tâm linh sáng tác của Nguyễn Du một biểu hiện của văn hóa Việt [Bài đăng Kỷ yếu] Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội [65] Lê Thu Yến (2010) Ám ảnh Tiền Đường Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 23, 1-6 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.23.997.988(2010) [66] Lê Thu Yến (2011) Văn hóa ứng xử người Việt thể hiện qua tình yêu Kim - Kiều (Truyện Kiều của Nguyễn Du) Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 32, 103-110 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.32.1755.1744(2011) [67] Lê Thu Yến (2015) Kiểu tác gia Nguyễn Du và hành trình khắc khoải tìm mình Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 7(73), 68-80 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.7(73).684(2015) [68] Lê Thu Yến (2017) Tâm thiền Nguyễn Du qua thơ chữ Hán Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 14(8), 38-46 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.14.8.2198.2180(2017) [69] Lê Văn Quán (2010) Góp phần tìm hiểu triết lý đạo Phật Truyện 143 Kiều Tạp chí Hán Nôm, 5(102), 56-66 Truy xuất ngày 28/10/2021, http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1944&Catid=849 [70] Ngô Thị Thanh Tâm (2017) Một hướng tiếp cận thơ Nguyễn Du: Trường hợp thơ sứ Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4b), 44-50 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.14.4b.211(2017) [71] Nguyễn Ngọc Nhuận (1997) Nguyễn Hành và tập Quan Đông hải Tạp chí Hán Nôm, 4, 305-316 Truy xuất ngày 03/02/2022, http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=944&Catid=347 [72] Nguyễn Thị Minh (2011) Mùa thu thơ chữ Hán Nguyễn Du Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 29, 33-38 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.29.1167(2011) [73] Trà Sơn Phạm Quang Ái (2013) Vài nét về lịch sử dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 5(445), 56-61 Truy xuất ngày 04/09/2021, https://mactoc.com/vai-net-ve-lich-su-dong-ho-nguyen-otien-ien-nghi-xuan-ha-tinh-tra-son-pham-quang-ai-826/ * KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, LUẬN VĂN: [74] Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012) Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ thơ chữ Hán - Nguyễn Du [Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh] http://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/18856 [75] Nguyễn Thị Huấn (2017) Cảm hứng thế sự thơ Nguyễn Hành [Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội] https://text.123docz.net/document/4306793-cam-hung-the-su-trong-tho-nguyenhanh.htm [76] Nguyễn Thị Minh (2010) Cảm thức thời gian thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Sonnet Shakespeare [Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh] http://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/18666 [77] Phạm Thị Cẩm Vân (2018) Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Hành [Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nợi 2] https://drive.google.com/uc?id=19It6qNurNdO4Z3wEV3fXVW0ETokfQ0Ql 144 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Bài báo khoa học [1] Nguyễn Hữu Rạng (2022) Hình ảnh quan ải thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 19(1), 73-85 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.1.3289(2022) [2] Nguyễn Hữu Rạng (2022) Sắc thái tiếng cười thơ Nôm trào phúng Học Lạc Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phớ Hờ Chí Minh, 19(4), 590-601 doi: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.4.3327.3054(2022) [3] Ngũn Hữu Rạng (2022) Văn hóa tâm linh Truyện Kiều của Nguyễn Du (Từ Trời, Phật, Thần thánh và Lễ hội đời người) Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Tháp(103) Đề tài nghiên cứu khoa học [4] Nguyễn Hữu Rạng (2021) Tiếp cận Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hóa tâm linh của người Việt [Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên] Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, Năm học: 2020-2021, Khoa: Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Bài báo này đã được duyệt đăng mục Nghiên cứu của Tạp chí khoa học Trường Đại học Đồng Tháp vào ngày 28/11/2021 Trong thời gian chờ công bố xuất bản, người viết nộp minh chứng về Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Giấy nhận đăng có xác nhận từ phía Tạp chí nhà trường (103)

Ngày đăng: 31/08/2023, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN