1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 1

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Lớp 1
Tác giả Nguyễn Thị Phương Nhi
Trường học Trường Tiểu Học Bình Hoà
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành Phố Thuận An
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 10,06 MB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THÀNH PHỐ THUẬN ANTRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HOÀ ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 1 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nhi Ch

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THÀNH PHỐ THUẬN AN

TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HOÀ

ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nhi

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bình Hoà

THUẬN AN, NĂM 2020

Trang 2

Mục lục

Trang Mục lục

A Đặt vấn đề .

I Lý do chọn đề tài

II Đặc điểm tình hình

III Mục đích nghiên cứu

IV Đối tượng nghiên cứu

V Phương pháp nghiên cứu 5

B Nội dung sáng kiến

I Cơ sở lý luận

II Thực trạng của việc dạy và học 7

III Nguyên nhân

IV Các biện pháp thực hiện 1

C Kết luận và đề xuất 2

I Kết luận

II Ý kiến đề xuất 2

Tài liệu tham khảo 2

Trang 3

I Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một việc làm rất quan trọng Chính vì vậy đã có nhiều giáo viên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác

mà hiệu quả Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: việc rèn cho các em năng lực hợp tác là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh Giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Qua thực tế dạy học ở trường tôi nhận thấy giáo viên thực hiện tốt trong những tiết dự giờ, thao giảng Song đối với lớp

1 thì hoạt động nhằm nâng cao năng lực hợp tác cũng gặp không ít khó khăn Bởi các em còn nhỏ, còn rụt dè chưa mạnh dạn trong giao tiếp Vì vậy để học sinh hoàn thành tốt năng lực hợp tác, không những đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác vốn sống của các em mà còn phải xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ

sở khai thác qua các hoạt động có liên quan đến bài học nhằm bổ xung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ

Dạy học hợp tác là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực Trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp Học hợp tác giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác Thông qua hoạt động này, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm trong một thời gian nhất định Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 4

giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh

Ngoài ra giáo viên còn phải biết phối hợp linh hoạt các phương pháp đặc trưng của các môn học như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi đáp theo cặp, phương pháp tổ chức trò chơi,… để học sinh thực sự được tham gia sử

lý các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả Một trong những cách tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả

đó là “Hợp tác” nhằm nâng cao chất lượng giờ học cho học sinh

Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài“ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp Một”

Được sự hỗ trợ từ hội phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các hoạt động, tham gia hỗ trợ giáo viên trong các cuộc khảo sát, đánh giá kết quả của học sinh

2 Khó khăn

Thứ nhất là về thời gian, một lớp học khá đông với thời gian từ 35 đến 40 phút cho một tiết cũng là một một trở ngại cho việc tổ chức các hoạt động thành công Nếu giáo viên tổ chức các trò chơi hoặc các hoạt động có thảo luận nhóm

mà không kiểm soát cẩn thận sự tương tác giữa học sinh trong nhóm, thì một vài học sinh có thể lãng phí thời gian vào thảo luận vào các vấn đề không liên quan hoặc một số học sinh không tham gia hoạt động Điều này có thể gây mất thời gian và gây khó khăn cho giáo viên trong việc đánh giá sự hợp tác giữa các em Thứ hai là về phía các bậc cha ẹm các em luôn n ng v i trong vió ộ ệc dạy con, họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đng thời lại chiều

Trang 5

chuộng, cung phụng con cái khi n tr không cế ẻ ó kĩ năng tự phục vụ, hay tương tác, hợp tác với bạn bè hoặc mọi người xung quanh, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình học trong lớp như thế nào? Có tích cực tham gia các hoạt động không? Có hoà đng với bạn bè không?

Thứ ba là về giáo viên chưa nắm hết nội dung dạy cho trẻ những kĩ năng

cơ bả đặc biệt là kĩ năng hợp tác, chưa biến t vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh

Mặc dù giáo viên kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học, tự giác, hợp tác của học sinh còn gặp nhiều khó khăn

III Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp Một

- Một số hoạt động nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp Một

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

Trang 6

nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng, Nhà nước và ngành đề ra

Quá trình dạy học nói chung và dạy kỹ năng hợp tác nói riêng, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để chiếm lĩnh tri thức ri vận dụng các tri thức đó vào thực hành Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá kết quả của mình và của bạn Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập Đng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống hàng ngày

Trong thời gian này chúng ta đang nói rất nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh lên lớp, về những học sinh ngi nhầm lớp Những người làm công tác giáo dục như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để

“sản phẩm” của mình phải có chất lượng, những lý do trên đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể góp phần đưa chất lượng học sinh lớp 1 nói riêng, học sinh trong nhà trường nói chung đạt hiệu quả tốt Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 tôi thấy lớp 1 là lớp rất quan trọng ở bậc Tiểu học

Bởi vậy, “Hợp tác” là một kỹ năng quan trọng để trẻ có được thành công

trong cuộc sống Trẻ cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến việc giải các bài tập, các vấn đề khó khăn trẻ gặp phải khi đi học Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác Nhưng làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng hợp tác là điều không phải cũng nắm đượcai

Như chúng ta đã biết “Hợp tác” đòi hỏi học sinh cần có những kỹ năng giao , tiếp và kỹ năng hoạt động xã hội Dựa vào những nội dung, những yêu cầu, những lý do trên, với yêu cầu thiết thực đổi mới cách dạy cách học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh Cùng với yêu cầu chung cần phải có sự đổi mới Vậy làm cách nào, làm như thế nào và làm gì để học sinh học tập ngày một

Trang 7

đạt kết quả cao hơn, đáp ứng xu thế phát triển toàn diện của xã hội, của đất nước Nên tôi chọn và xây dựng nội dung: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp Một làm đề tài nghiên cứu .”

1 Về phía giáo viên:

Thực hiện theo nội dung của Thông tư 28 và Thông tư 27, giáo viên đã nhận thức rõ việc thay đổi phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, cách đánh giá học sinh, quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Song trong thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy: các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học còn đơn điệu, việc sử dụng hình thức hợp tác trong việc dạy chưa thực sự được chú trọng sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân người giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của hợp tác trong giờ học Bên cạnh đó trong giờ học cũng như một số tiết thao giảng có thiết kế trò chơi, hợp tác nhóm nhưng chưa được sử dụng thường xuyên mà chỉ mang tính chất đối phó

Do địa bàn đa số là người dân di cư đến, kinh tế còn khó khăn học sinh đến , trường chỉ phó mặc cho nhà trường Số học sinh tự giác tích cực không nhiều nên từ đó dẫn đến chất lượng học tập của các em chưa cao

Năng lực hợp tác trong giờ học tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích, say mê môn học nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên thì thao tác của các em sẽ bỡ ngỡ, lúng túng

Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc tổ chức năng lực hợp tác góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học với tất cả các môn học là rất cần thiết

Với những lý do trên, cùng với những băn khoăn suy nghĩ, trăn trở của mình Tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy cũng như trao đổi cùng đng nghiệp qua các buổi sinh

Trang 8

hoạt chuyên môn để tìm ra những kỹ năng hợp tác cho học sinh trong quá trình học tập

III Nguyên nhân

1 Về phía giáo viên:

Từ năm học 2011 2012 trở về trước, quan điểm dạy học của giáo viên chủ - yếu là lên lớp cố gắng truyền tải hết khối lượng kiến thức theo yêu cầu trong sách giáo khoa cho học sinh, các tiết học của học sinh thật sự rất đơn điệu, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là ngi nghe thầy cô giảng bài sau đó luyện tập theo những gì các em tiếp thu được

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua học thuộc lòng hoặc việc áp dụng bài học vào thực tiễn một cách máy móc: “Thầy bảo thế nào thì làm thế đó – với hình thức trả bài cho thầy” Đánh giá cảm tính, không thông qua biểu hiện cụ thể Những tiết học được tổ chức theo hình thức nhóm, trò chơi học tập, sắm vai … rất ít; điều này chỉ diễn ra khi thao giảng, hội giảng, những cũng chỉ mang tính hình thức

Đ dùng như tranh ảnh, bản đ, hay các giáo cụ phục vụ cho việc dạy học cũng ít khi sử dụng Tiết học chỉ có phấn trắng, bảng đen, sách giáo khoa, “Tư trang” của giáo viên lên lớp chỉ có giáo án với sách giáo khoa…Việc học của học sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu tổ chức của giáo viên, giáo viên tổ chức dạy thế nào thì học sinh học theo thế đó Điều này không gây được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học

Với việc tổ chức như trên, học sinh lên lớp chỉ ngi nghe – ghi nhớ kiến thức mà giáo viên truyền đạt sau đó học thuộc bài, học sinh mà muốn chia sẻ bài học với bạn thì bị GV nhắc nhở “gây mất trật tự” Trong suốt buổi học, các

em chủ yếu là ngi nhìn lên bảng nghe thầy cô giảng

2 Về phía học sinh

Ngi yên một chỗ nghe giảng và làm bài quả thực là điều rất khó khăn đối với trẻ nhất là học sinh tiểu học Chính vì điều đó mà học sinh rất rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, nhàm chán trong việc học tập, kết quả học tập không cao, khả năng tự bộc lộ bản thân yếu,

Trang 9

Học sinh còn lúng túng, nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động nhóm, hoạt động trò chơi nhất là học sinh yếu.

3 Về phía phụ huynh

Phụ huynh chỉ chú trọng đến thành tích học tập của học sinh mà không quan tâm đến việc hình thành các kĩ năng hay sở thích, mong muốn của học sinh Điều này dẫn đến việc các em càng ngày càng ít giao tiếp, càng không muốn thể hiện bản thân hay tích cách của mình

Thời gian phụ huynh phó mặc cho nhà trường và giáo viên, không dành thời gian quan tâm hay phối hợp với nhà trường, với giáo viên trong các hoạt động ở trường hoặc ở nhà

Một số phụ huynh có suy nghĩ học sinh thì chỉ cần chăm chỉ học tập và ép buộc các em học đủ các giờ, các ngày mà quên đi quyền được hoạt động, được vui chơi của các em

Trong thực tế giảng dạy tôi tổ chức một số hoạt động nhằm kiểm tra sự hợp tác của các em trong năm học 2019 – 2020 vừa qua, tôi nhận thấy các em còn quá nhút nhát Khi tôi tổ chức các trò chơi như “Kết đoàn” vẫn còn một số

em không tham gia vì không muốn chơi hoặc ngại khi tham gia cùng các bạn Hoặc trong các hoạt động nhóm của lớp, một số em đọc đoán không lắng nghe ý kiến của bạn, một số em không tự tin đưa ra ý kiến riêng của bản thân làm cho hiệu quả bị giảm sút Ngoài ra với nhiều hoạt động khác các em cũng gần như không muốn tham gia hoặc chỉ tham gia để đối phó với giáo viên

Kết quả được thể hiện bằng bảng thống kê số liệu về năng lực hợp tác như sau:

Trang 10

IV Các biện pháp thực hiện

1 Tạo môi trường hợp tác

Hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong nhóm Điều đó được thực hiện khi các thành viên trong bàn cùng trao đổi Tương tác mặt đối mặt, có tác động tích cực đối với học sinh như: Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự hợp tác chia sẻ

tư tưởng và giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản hi bằng các hình thức như: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau

Ví dụ trong tiết Đạo đức: Nói về những việc thực hiện đúng nội dung học bài

và làm bài đầy đủ; học sinh thảo luận theo cặp đôi để tạo sự hợp tác; hai bạn cùng nhau quan sát và đưa ra ý kiến để cùng thống nhất nội dung thảo luận mang lại hiệu quả của bài học

Hình ảnh hợp tác theo cặp đôi thảo luận về những việc học bài và làm bài

đầy đủ (Tiết Đạo đức lớp 1 Bài: 11)

Trang 12

được các bông hoa màu đỏ Tổ 2 nhận các bông hoa màu xanh Tổ 3 những bông hoa màu vàng Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi, cho học sinh chơi thử một lần ri tổ chức chơi thật; Tổ nào xếp đúng nhanh tổ đó thắng cuộc, tổ nào chậm, xếp sai thì thua cuộc được hát hoặc múa một bài…Trong trò chơi này rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, hợp tác tích cực cùng nhau để có kết quả tốt

3 Nâng cao trách nhiệm cá nhân:

Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn tránh công việc, hoặc trách nhiệm học tập Mọi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm Mỗi thành viên thực hiện một vai trò nhất định Các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau (Nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên ) Mỗi thành viên đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác mà tự mình phải cố gắng hoàn thành việc của mình Dưới đây là hình ảnh dọn vệ sinh thư viện xanh trong khuôn viên trường

Trang 13

Hình ảnh: Hợp tác trong tiết hoạt động trải nghiệm

(Bài: Một ngày ở trường, SGK/10)

Hình ảnh cùng nhau cổ vũ bạn trong tiết học bóng r

Ngày đăng: 14/01/2025, 15:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh hợp tác theo cặp  đôi  thảo luận về những việc học b ài và làm bài - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 1
nh ảnh hợp tác theo cặp đôi thảo luận về những việc học b ài và làm bài (Trang 10)
Hình ảnh cùng nhau  cổ vũ bạn  trong  tiết học bóng r - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 1
nh ảnh cùng nhau cổ vũ bạn trong tiết học bóng r (Trang 13)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN