1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục chính trị: Sự vận dụng mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Cơ Sở Hạ Tầng Và Kiến Trúc Thượng Tầng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Trong Giai Đoạn Đổi Mới
Tác giả Lê Thị Minh Nghi
Người hướng dẫn Th.S Lê Văn Dy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 32,22 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu vấn để Lý luận vé mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ ting và kiến trúc thượng tang được Mác, Angghen, Lénin phát triển trên cơ sở kế thừa có chọnlọc tất cả những t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ee

LE THI MINH NGHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC

NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

GVHD: Th.S LÊ VĂN DY

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2005.

Trang 2

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện

em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với dé

tài “Sự vận dụng mối quan hệ giữa cơ sở hạ

tang và kiến trúc thượng tầng của Đảng Cộng

sản Việt Nam trong giai đoạn đổi mdi”.

Trong quá trình thực hiện, em đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phía thầy

cô trong khoa, các bạn sinh viên cùng lớp, đặcbiệt là sự hướng dẫn và gitip đỡ tận tình của

giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học :

Thạc sĩ Lê Văn Dy Nhờ vậy, em mới có thể

hoàn thành Luận văn tốt nghiện của mình.

Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên khả năngchuyên môn cũng như thời gian hạn hẹp, nên

Luận văn này sẽ không tránh khải những thiếu

sót Em kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để cho Luận văn

được hoàn chỉnh thêm

Em xin gửi đến Thầy Lê Văn Dy, quý thầy

cô cùng bạn bè lời cảm ơn chân thành và sâu

sắc nhất.

Trang 3

MUC LUC

Trang

PHAN MÔ BẦU cúc cou eenecus: Si a a 6 1

CHƯƠNG 1 SỰ THỐNG NHẤT BIEN CHUNG GIỮA

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

LA QUY LUẬT KHÁCH QUAN s«seosoee „6 1.1 Quan hệ biện chứng giữa cơ sở ha tang và kiến trúc thượng tẳng 6

Lill; Covet hạ tằng Tà: KV Pics 0100 aniline 6

1.1.2 Kiến trúc thượng thing là gì ? dao D

1.1.3 Sự tác động qua lại giữa cơ sở hạ vn và kiến trúc thượng tầng 13

1.1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tang và kiến trúc

thượng tang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội 21

1.2 Một số vấn dé phương pháp luận rút ra từ mỗi quan hệ

biện chứng giữa cơ sở ha ting và kiến trúc thượng tẳng 28

2.1 Thực trạng lic ate uo ce iii inion iN A sử

2.1.1, Cơ sở lý luận xây dựng cơ sở ha tầng và kiến trúc thượng tang

2.1.2 Những thành tựu và hạn chế của quá trình van dụng

vào iựctiển ở Việt Namosicn ncaa RB

2.2 Những bai học kinh nghiệm và một số giải pháp T0

2.2.1 Những bài học kinh nghiệm - c.ccc.cc.e.s TỔ

KẾT LUẬN ee eee cece ce ee ee een ee ee, | ADL IG) THAN KAO esis toca scar canst ncaa cceaccare nec ataae 87

Trang 4

tham nhũng, mệnh lệnh, cửa quyền v.v đã ảnh hưởng không ít đến sự phát

triển của kinh tế, làm chậm bước tiến của chúng ta trên con đường xây dựng đất

nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Những sai lam ấy mặc dù đã được

Pang và Nhà nước ta khắc phục dẫn trong quá trình đổi mới, nhưng không có

nghĩa là chúng hoàn toàn được loại trừ Cho nên việc nhận thức lại, xem xét lại

vấn để về việc vận dụng mối quan hệ giữa cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng

tang của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là việc làm quantrọng Từ đó nhằm vạch ra những sai lắm, khuyết điểm để khắc phục, cũng nhưtim ra những điểm hợp lý, đúng dan để tiếp tục phát huy

Hơn nữa, gan 20 năm đổi mới vừa qua là một khoảng thời gian rất quantrọng để kiểm nghiệm, đánh giá tác dụng, hiệu quả của những quyết sách, việc

thực thi những quyết sách đó nhìn từ góc độ lãnh đạo của Đẳng, quản lý của

Nhà nước, sự tham gia vào các hoạt động đổi mới của đoàn thé và quan chúng

nhân dân.Mặt khác, thực tiễn đổi mới cũng làm xuất hiện nhiều vấn để và tinh

Trang 5

huống mới, đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện

đường lối, cơ chế, chính sách, tăng cường pháp luật, kỷ luật và kỷ cương xã hội.

Do đó, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, kịp thời diéu chỉnh, nâng caonăng lực tổ chức thực hiện các quyết sách là một đòi hỏi bức xúc đối với Đảng,

Nhà nước và hệ thống chính trị hiện nay

Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ

lịch sử hết sức phức tạp Sống trong thời kỳ ấy nếu chúng ta không xem xét,phần tích một cách cụ thể, nghiêm túc việc vận dụng các quy luật trong đó cóquy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở ha tang và kiến trúc thượng tang thì chúng ta không thể nhận biết được quy luật, không giải quyết một cách đúng

dan và như vậy chúng ta sẽ làm trái quy luật và hậu quả sẽ khó lường Vì vậy,

nghiên cứu việc vận dụng mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtang trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là một việc làm quan trọng và có ý

nghĩa.

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta thành công hay không thuộc vào việc nhận

thức và vận dụng quy luật này có đúng đắn hay sai lầm Ý thức được diéu đó,

chúng tôi đi vào nghiên cứu lý luận vé mối quan hệ giữa cơ sở hạ ting và kiến

trúc thượng tẳng trong triết học Mác xít Đẳng thời từ lý luận đó, từ thực tiễnquá trình xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi tiến hành nghiêncứu một cách nghiêm túc sự vận dụng lý luận này vào thực tiễn Việt Nam trongthời kỳ đổi mới.

Về phía bản thân, là một sinh viên Khoa Giáo dục chính trị, triết học

Mac - Lénin là một môn học chuyên ngành có tim quan trọng khá đặc biệt, Tuy nhiên, trong quá trình học tập, do hạn chế về thời gian nên chưa có điều kiện tìm hiểu nhiều, tiếp thu thật kỹ những vẫn để triết học, trong đó có lý luận

ee

Trang 6

về mỗi quan hệ giữa cơ sở hạ ting và kiến trúc thượng tang Đây là dip tốt để

có thể mở rộng kiến thức cho ban thân, đi sau hon những kiến thức chuyên mỗn

để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy sắp tới.

Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn “Sw vận dụng mỗi quan hệ giữa

cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Đảng Cộng sản Việt Nam tronggiai đoạn đổi mới ” làm dé tài nghiên cửu của Luận văn.

2 Tình hình nghiên cứu vấn để

Lý luận vé mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ ting và kiến trúc thượng tang được Mác, Angghen, Lénin phát triển trên cơ sở kế thừa có chọnlọc tất cả những thành quả về triết học xã hội của các bậc tién hối, bang nhữngcông trình nghiên cứu tỷ mỷ về quá trình lịch sử loài người, nhất là lịch sử xãhội tư ban, Chúng ta có thể tim thấy vấn dé này trong hau hết các tác phẩm của

những nhà kinh điển chủ nghĩa Mác như : Hệ tư tưởng đức của Mác và

Ăngghen, Gép phần phê phán khoa kinh tế chính trị của Mác, Ngày mười

tám tháng sương mù của Mác, chống Duyrinh của Angghen, Sự phát triển

của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học của Angghen, Hai sáchlược của Lênin, Bàn về thuế lương thực của Lênin v.v

Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa

xã hội xung quanh để tài nay đã có một số tác giả nghiên cứu ở những góc độkhác nhau Những công trình nghiên cứu trên liên quan đến để tài như :

1 Mật vài suy nghĩ về cấu trúc của các yếu tố trong kiến trúc thượng

tang của tác giả Nguyễn Hữu Khiển.

2.Xu hướng phát triển các thành phan kinh tế trong thời kì đổi mới ở

Việt Nam của tác giả Nguyễn Lợi

Trang 7

3 Tính đa dang, sự liên kết và tính chất dan xen của các hình thức sdhữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta hiện nay của tac giả Lương Minh Cừ.

4 Các thành phần kinh tế Việt Nam — thực trạng, xu thế và giải

pháp của Tran Hoàng Kim — Lê Thụ

Nhìn chung, các bài nghiên cứu của các tác giả chủ yếu là giải thích tính

tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế nhiều thành phan theo định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hoặc để ra những phương hướng để pháttriển các thành phan kinh tế, phân tích cấu trúc của các yếu tố trong kiến trúc

thượng tang để làm tai liệu khoa học cho việc học tập Hầu như cho đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về việc vận dụng mối quan hệ giữa

cơ sở hạ ting và kiến trúc thượng tầng vào sự nghiệp đổi mới của Dang Cộngsản Việt Nam vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn dé tài “Sự vận dụng mỗi quan hệgiữa cơ sử hạ tang và kiến trúc thượng tầng của Dang Cộng sản Việt Nam

trong giai đoạn mới ” với hy vọng làm rõ cơ sở triết học, thực trạng vận dụng,

từ đó xác định phương huớng biện pháp để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay

Mục đích của Luận văn là làm rõ vấn để lý luận về mối quan hệ giữa cơ

sở hạ tang và kiến trúc thượng tang Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng vậndụng vấn dé nay thực tiễn ở Việt Nam,

Để thực hiện mục đích trên, Luận van có những nhiệm vụ sau day :

- Trình bay có hệ thống khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở

ha tang và kiến trúc thượng tang Từ đó rút ra một số vấn để phương pháp luận

Trang 8

- Nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng vận dụng mối quan hệgiữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Đảng Cộng sản Việt Nam tronggiai đoạn đổi mới Chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những bài học kinh

nghiệm từ quá trình vận dụng ấy,

- Để ra một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trongquá trình vận dụng, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước

4 Cư sử lý luân va phương nháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của Luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử của Mác, Angghen, Lénin ; những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chi

Minh, của Đảng, Nhà nước về vấn để mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ

tang và kiến trúc thượng tang,

Luận văn sử dụng các phương pháp như : hệ thống, phần tích, khái quát,

tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử - cu thể, lịch sử và logic

- Góp phan làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ sở hạ tang và kiến trúc

thượng tang trong quá trình vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai

đoạn đổi mới

- Góp thêm một tài liệu tham khảo về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tang và

kiến trúc thượng tầng cho những người học tập và nghiên cứu triết học

6 Bố cục

Ngoài phan mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo,

Luận văn bao gồm 2 chương, 4 tiết.

Trang 9

PHAN NỘI DUNG

CHUONG 1

SỰ THONG NHẤT BIEN CHUNG GIỮA CŨ SỬ HẠ TANG

VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TANG LA QUY LUẬT KHACH QUAN

Xã hội loài người là một hệ thống trong đó con người có những quan hệgắn bó với nhau, mối quan hệ ấy gọi là quan hệ xã hội Quan hệ xã hội là sự

tác động lẫn nhau giữa người với người, giữa những tập đoàn, những nhóm xã

hội, những giai cấp Chúng ta đã biết, phương thức sản xuất của cải vật chất lànên tảng sinh hoạt xã hội Nhưng cái gắn bó con người thành xã hội trước hết là

những quan hệ giữa họ với nhau trong lĩnh vực sản xuất Đó chính là cơ sở của

tất cả những quan hệ xã hội của con người, kể cả quan hệ về tư tưởng, chính trị

mà Mác gọi là quan hệ sản xuất.

Chính trên ý nghĩa đó mà chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng co

sở hạ tang của xã hội bao gồm toàn bộ những quan hệ kinh tế giữa người và

người hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trong quá trình tái sản

xuất đời sống của con người, Nói một cách khác, cơ sở hạ tang là tổng hợp

những quan hệ sản xuất hop thành kết cấu kinh tế của xã hội trong từng giai

đoạn lịch sử nhất định Mác đã nói rằng : “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấyhợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây

dựng lên một kiến trúc thượng tang pháp lý và chính trị, và tương ứng với cơ sở

thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định "[3,637]

Trang 10

——_———————————————————S-——SS ni LEER IIE 45024206 00686.0n600 aE SOON SND:

Như vậy, Mác đã hình dung xã hội như một tòa nhà ma nên nhà là những

quan hệ sản xuất, những quan hệ kinh tế và nền này chính là cơ sở để xây dựng

kiến trúc thudng tang bao gồm những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương

ứng với những tư tudng ấy.

Nhưng ở đây có một vấn để được đặt ra, vậy thì toàn bộ những quan hệsản xuất mà Mác nói đây cần phải hiểu như thế nào cho đúng ? Phải chang

"toàn bộ” ở đây có nghĩa là tổng hợp ba mặt : chế độ sở hữu, quan hệ trao đổi

và hình thức phân phối của quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị, hay là tổng

hợp toàn bộ các loại quan hệ sản xuất vốn có và đang tổn tại trong xã hội ?

Giải quyết vấn để này, chúng ta cần khẳng định rằng "toàn hộ những quan hệ

sản xuất" ở đây chính là tổng hợp các loại quan hệ sản xuất cùng đẳng thời tổn

tại, trong đó quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị là chủ thể Điều đó có nghĩa là trong mỗi kết cấu kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử,ngoài quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị ra thì con có một số quan hệ sảnxuất khác cùng tổn tại

Do vậy, đặc trưng của mỗi cơ sở hạ tang là do quan hệ sản xuất thống trị

quy định Nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộđời sống kinh tế xã hội, đồng thời nó cũng quy định cả tính chất cơ bản của toàn

bộ cơ sở hạ tang xã hội đương thời Vì vậy, quan hệ sản xuất thống trị là quan

hệ sản xuất có tác dụng quyết định nhất của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.Chẳng hạn như, đặc trưng của cơ sở hạ tang của chế độ tư bản chủ nghĩa là sựthống trị của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, và quan hệ bóc lột, quan hệthống trị ấy là do chế độ tư hữu dé ra, đặc trưng của cơ sở hạ tang xã hội chủnghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, là quan hệ làm chủ, quan hệ

tương trợ, hợp tác giữa những người lao động hình thành trên cơ sở của chế độcông hữu ấy

Trang 11

J a g.g.gg.ggẶgŸẠŸ Ÿ Ÿ.~.ẶẠgOỒ Ôn nnnnar inn.sxni5.n70010/0)100//)/))0 /0 ìVNNNNNNNNNN VÌ NN NN

Nhưng trong khi nhấn mạnh tính quy định, tính chủ thể của quan hệ sanxuất thống trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng trong mỗi cơ sở

hạ ting xã hội còn có nhưng quan hệ sản xuất khác như dấu vết, tan dư củaquan hệ sản xuất cũ và mam mống, tiền để của quan hệ sản xuất mới Giữachúng tuy khác nhau, nhưng không tách rời nhau, vừa đấu tranh với nhau, lại

vừa liên hệ với nhau và cùng hình thành cơ sở hạ tang của mot hình thái kinh tế

xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định Vì vậy, cơ sở hạ tầng của một xãhội thường không thuần nhất mà rất phức tạp, bao gồm nhiều thành phan kinh

tế, nhiễu quan hệ sản xuất khác nhau Chẳng hạn, trong hình thái xã hội phongkiến ngoài quan hệ sản xuất phong kiến chiếm địa vị thống trị ra, vẫn còn rútlại tàn dư của chế độ nô lệ, còn tổn tại chế độ sở hữu cá thể của nông dân vàthợ thủ công, và sau này cồn nảy sinh ra những mắm mống tiền để của quan hệ

sản xuất tư bản chủ nghĩa Và cũng như trong xã hội tư bản chủ nghĩa cùng tổn

tại với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị còn có nhữngtan dư của chế độ phong kiến và kinh tế hang hóa nhỏ,

Như vậy, tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở ha tang của xã

hội, đó là các quan hệ vật chất tổn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức

của con người Nó hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp biếnđổi theo sự tác động và phát triển của các lực lượng sản xuất Trong xã hội có

giai cấp đối kháng, cơ sở ha tang của xã hội cũng có tinh đối kháng Do địa vịkinh tế của giai cấp khác nhau, do mối quan hệ khác nhau của giai cấp đối với

tư liệu sản xuất, nên việc tổn tại mâu thuẫn và đấu tranh trong cơ sở hạ tẳngcủa xã hội là diéu không tránh khỏi

Nói tóm lại, cơ sở hạ tang là tổng hợp toàn bộ quan hệ sản xuất hợp

thành kết cấu kinh tế của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

Trang 12

1.1.2 Kiến trúc thượng tầng là gì ?

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì toần bộ những quan

điểm chính trị, pháp quyển, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng vớinhững thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, pháp luật đẳng phái,

giáo hội, các đoàn thể xã hội là cái được hình thành, được xây dựng trên nềntang của những cơ sd hạ tang nhất định, hợp thành kiến trúc thượng ting xã hội.Các hiện tượng đó của kiến trúc thượng tang tuy có quan hệ khang khít vớinhau, nhưng mỗi hiện tượng cũng có tính đc lập tương đối, có quy luật vận

động riêng và cùng phụ thuộc chung vào cơ sở hạ tầng Một số bộ phận của

kiến trúc thượng tang như Nhà nước và pháp luật, các tổ chức chính trị và hệ tư

tưởng chính trị có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tang của xã hội, còn những bộ

phận khác như triết học, nghệ thuật, tôn giáo, chỉ liên hệ gián tiếp

Dù có sự khác nhau như vậy, nhưng tất cả những bộ phận ấy của kiếntrúc thượng tang đều phản ánh cơ sở ha tang của xã hội, nó biến đổi tùy theo sựbiến đổi của cơ sở hạ tang F.Angghen đã nhấn mạnh : “Co cấu kinh tế của xã

hội bao giờ cũng vẫn là cơ sở hiện thực mà xét đến cùng, thì cẩn phải dựa vào

cơ sở này mới giải thích dude tất cả kiến trúc thượng tang và chế độ pháp lý và

chính trị, cũng như những quan niệm tôn giáo triết học và các quan niệm khác

của mỗi thời kỳ lịch sử nhất định "[4, 43]

Đặc trưng kiến trúc thượng tang của một xã hội là sự chỉ phối về quan

điểm chính trị và tư tưởng cùng những thể chế của giai cấp thống trị đối với

toàn bộ đời sống xã hội Chúng ta cẩn khẳng định rằng bộ phan cấu thành chủ

yếu chỉ phối có tác dụng quyết định của kiến trúc thượng tang ở mỗi giai đoạn

lịch sử nhất định là hệ tư tưởng, quan điểm chính trị và thể chế của giai cấp

đang giữ địa vị thống trị Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế và nắm

Trang 13

CC CC CÔ CÔ CÔ ak Ốố ố ố ẽố GD hố ÔỐ Ô Ôn n6 nnnnnnnnnnnannnnnaanaanam

được tư liệu sản xuất chủ yếu thì nó cũng chiếm địa vị thống trị trong kiến trúc

thượng tang xã hội

Nhưng diéu đó hoàn toàn không có nghĩa là trong kiến trúc thượng tang

xã hội chỉ bao gốm có hệ tư tưởng, quan điểm chính trị cũng như thể chế của

giai cấp chiếm địa vị thống trị, còn hệ tư tưởng và tổ chức của giai ciấp kháctrong xã hội thì lại nằm ngoài kiến trúc thượng tang ấy Thật ra, trong xã hội cóđối kháng giai cấp, do địa vị kinh tế của giai cấp thống trị và giai cấp bị thống

trị khác nhau, do lợi ích và yêu cầu của họ không giống nhau, nên cách nhìn

của họ đối với đời sống xã hội, quan điểm của họ đối với chính trị, pháp luật,

đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết hoc cũng rất khác nhau Cho nên kiến trúcthượng tang được xây dựng trên cơ sở hạ tang có đối kháng giai cấp, tất nhiên

cũng sẽ phản ánh những mâu thuẫn và đấu tranh của các giai cấp xã hội có

quyền lợi vật chất và tinh thắn khác nhau

Nói chung, kiến trúc thượng ting trong xã hội có đối kháng giai cấp ítnhất cũng tổn tại những hệ tư tưởng cùng các thể chế, tổ chức của những giai

cấp sau đầy :

1 - Hệ tư tưởng và thể chế của giai cấp chiếm địa vị thống trị trong xã

hội đương thời, chẳng hạn như quan điểm chính trị, đạo đức, tôn giáo, nghệ

thuật triết học cùng những chế độ chính trị, phấp quyền tương ứng của giai cấp

chủ nỗ trong xã hội nỗ lệ, của giai cấp dia chủ phong kiến trong xã hội phong

kiến, của giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa

2 - Những quan điểm và những trật tự của xã hội trước để lại, như tần ducủa những quan điểm tư tưởng và tổ chức của chế độ công xã nguyên thủytrong xã hội né lệ, quan điểm và tổ chức của giai cấp chủ nỗ còn rớt lại trong

xã hội phong kiến, quan điểm và tổ chức của giai cấp địa chỉ còn sót lại trong

10

Trang 14

chế độ tư bản v.v

3 - Những quan điểm tw tưởng và tổ chức của giai cấp mới ra đời và của

giai cấp bị thống trị trong xã hội đường thời như quan điểm tư tưởng và tổ chức

của giai cấp địa chủ mới ra đời và của giai cấp nô lệ trong xã hội nô lệ, quan

điểm tư tưởng và tổ chức của giai cấp tư sản mới ra đời và của giai cấp nông

dan trong xã hội phong kiến, quan điểm tư tưởng và tổ chức của giai cấp võ sản

trong xã hội tư bản v.v

4 - Những quan điểm tư tưởng và tổ chức của các tang lớp giai cấp trunggian khác như quan điểm tư tưởng và tổ chức của tầng lớp bình dân trong xã hội

nỗ lệ, của thợ thủ công trong xã hội phong kiến, của tang lớp tiểu tư sản trong

xã hội tư bản v.v

Như vậy, các hệ tư tưởng, các quan điểm chính trị cùng những tổ chức, thể chế trên đây hợp thành kiến trúc thượng ting của mỗi một hình thái kinh tế

- xã hội nhất định Trong xã hội có đối kháng giai cấp, cùng tổn tại các kiểu

quan hệ sản xuất khác nhau thì cũng đồng thời tổn tại những hệ tư tưởng khác

nhau của các giai cấp được phản ánh lên kiến trúc thượng tang Nếu cơ sở hạtang vốn tồn tại những quan hệ đối kháng và chính bản thân nó nảy sinh racuộc đấu tranh giữa các giai cấp, thì kiến trúc thượng tẳng tiêu biểu cho nhữngquan hệ tư tưởng của các giai cấp không thể không phản ánh cuộc đấu tranh đó

Trong đời sống xã hội, có những tan dư của cơ sở hạ tầng cũ cùng nhữngyếu tố của kiến trúc thượng tang cũ tương ứng với cơ sở ấy, đẳng thời cũng cónhững mầm mống, những yếu tố hay những tiền để của quan hệ kinh tế mới

cùng những quan hệ tư tưởng, những yếu tố mới của kiến trúc thượng tang mới.

Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong kiến trúc thượng tang cũng xen kẽ

nhau rất phức tạp Trong các xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng ting đều có

Trang 15

tính chất giai cấp, đều nhục vụ cho những lợi ích giai cấp nhất định Đấu tranh

giữa các giai cấp về chính trị và tư tưởng là biểu hiện của tính đối kháng giai

cấp trong kiến trúc thượng tang và là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng

tẳng

Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là bộ bộ phận có quyển lực mạnhnhất, là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong kiến trúc thượng ting, tiêubiểu cho chế độ chính trị hiện tổn Chính nhờ có nhà nước mà giai cấp thống trị

gắn được cho xã hội hệ tư tưởng của mình Toàn bộ những hoạt động của Nhà

nước với tính cách một tổ chức déu mang tính chính trị Nhà nước sinh ra không

phải để sản xuất hoặc làm kinh tế Thậm chí, các hoạt động sản xuất của đội

ngũ công nhãn viên chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc hoàn

thành mục tiều trọng tâm là kinh tế, cũng hướng đến thực hiện mục tiêu chính

trị, vì "sử mệnh chỉnh trị” của Nhà nước.

Tám lại, kiến trúc thượng tang xã hội là một thể thống nhất đối lập, luônluôn có mâu thuẫn và đấu tranh, trong đó có hệ tư tưởng và thể chế giữ địa vị

thống trị, cũng có hệ tư tưởng và tổ chức ở địa vị thống trị, bị chỉ phối, có hệ tư

tưởng cũ đang biến đổi, cũng có hệ tư tưởng mới đại biểu cho quan hệ sản xuấtmới Địa vị và tic dụng của những hiện tượng ấy trong kiến trúc thuợng tang

cũng không giống nhau, giữa chúng có những mối liên hệ nhất định, nhưng

cũng có mâu thuẫn và đấu tranh Do vậy, không thể xem nhất loạt như nhau

giữa các bộ phận cấu thành trong kiến trúc thượng tang Chúng ta cần thấy

rằng, trong kiến trúc thượng tang, giai cấp nào thống trị và chiếm hữu toàn bộ

tư liệu sản xuất chủ yếu nhất về mặt kinh tế và nắm giữ chính quyển nhà nước

thì hệ tư tưởng cùng những thể chế của giai cấp ấy luôn giữ địa vị thống trị và

có tác dụng chỉ phối Tuy chỉ riêng một mình nó thì không thể cấu thành toàn

bộ kiến trúc thượng tang, nhưng nó lại là hộ phận cấu thành có tính cất quyết

Tan n on nan nan

= 12

Trang 16

định và có tác dung chi phối toàn bộ kiến trúc thượng ting xã hội Nó quyết

định và tác động trực tiếp đến xu hướng của toàn hộ đời sống tinh than của xãhội, nó cũng quyết định luôn cả tính chất và đặc trưng cơ bản của toàn bộ kiếntrúc thượng tang

1.1.3 Sự tác động qua lại giữa cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng tang

* Cơ sở hạ tang quyết định kiến trúc thượng tầng

Xuất phát từ cách hiểu khác nhau về phạm trù vật chất cũng như việc lý

giải các vấn để nguỗn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức, lâu nay các nhà triết

học và xã hội học duy tâm ra sức bác bỏ nguyễn lý của chủ nghĩa duy vật lịch

sử cho rằng cơ sở hạ tẳng có trước, còn tư tưởng xã hội, thể chế chính trị và

pháp quyển nảy sinh ra từ cơ sở ha tang Theo họ thì ý thức tư tưởng, đời sống

chính trị - tinh than của xã hội là cơ sở dé ra quan hệ vật chất, đời sống kinh tế

của xã hội Như vậy, họ đã đảo lộn hoàn toàn trật tự giữa quan hệ kinh tế vàquan hệ tư tưởng của xã hội, họ không hiểu rằng quan hệ vật chất là cái có

trước, có tính quyết định, còn quan hệ tư tưởng chỉ là sự phản ánh của quan hệ

vật chất, từ quan hệ vật chất mà ra, là quan hệ thuộc kiến trúc thượng tẳng.

Bên cạnh đó, một số nhà xã hội học khác thì lại coi kinh tế chính trị, hệ

tư tưởng như là nhân tố độc lập, có tác dụng ngang nhau, tác động qua lại với

nhau, nhưng lại không có một nhân tế nào là chủ yếu và quyết định cả Do vậy,

họ đã lẫn tránh trả lời xem cái gì là nguồn gốc, là cơ sở của sự tác động lẫnnhau giữa các mặt khác nhau trong đời sống xã hội Trong khi muốn lẫn tránhcách giải đáp vấn để, thì họ lại định giải thích vấn để theo lập trường của họ.

Họ cho rằng đạo đức chính là lực lượng quyết định mọi sự biến đổi của xã hội

và họ tưởng rằng lập luận như vậy thì sẽ lẫn tránh được sự lựa chọn cách trả lời

rằng quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng, cái nào quyết định cái nào Song,

13

Trang 17

với lap luận đó họ không thể đánh vào chủ nghĩa duy vật lịch sử được mà

ngược lại đánh ngay vào chính bản thân họ Bởi vì, khi họ coi đạo đức là nhân

tố quyết định mọi sự biến đổi trong xã hội thì có nghĩa là họ đã thừa nhận đạođức — một nhân tế tinh than rõ rệt, có trước và có ý nghĩa quyết định Thế là ý

đỗ muốn vượt lên trên ranh giới của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã

không thực hiện được Và ngược lại, chính lập luận đó đã đẩy họ rơi vào vũng

bùn của chủ nghĩa duy tầm cực đoan,

Để khắc phục những quan niệm duy tâm giải thích sự vận động của đời

sống kinh tế — xã hội bằng những nguyên nhân thuộc về ý thức tư tưởng hoặc

thuộc về vai trò của Nhà nước và pháp quyển, chủ nghĩa Mác đã khẳng định

rằng : quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội cơ bản quyết

định mọi quan hệ về chính trị, pháp luật và tư tưởng, Trong khi truy tim động

lực của sự vận động xã hội, Mác đã phát hiện mối quan hệ giữa các hoạt động

sản xuất vật chất, tạo ra của cải xã hội là những yếu tố quyết định — là tính thứnhất Sản phẩm của sản xuất xã hội trở thành nguồn sống quyết định sự tổn tại

và phát triển của con người Chính chúng là tiêu điểm của nhu cầu, trở thànhđộng lực cơ bản nhất thúc đẩy hoạt động của con người và xã hội loài người,Đương nhiên, các sản phẩm đó chỉ có thể là kết quả do các hoạt động sản xuấtmang lại Để tiến hành sản xuất, con người chẳng những phải quan hệ với tựnhiên mà còn phải quan hệ với nhau để trao đổi hoạt động và kết quả lao động.

Do vậy, sản xuất luôn mang tính chất xã hội Các quan hệ đó, theo triết họcMác, là những quan hệ kinh tế — vat chất và chúng tác động, chi phối các quan

hệ, các hoạt động tinh than của xã hội Các quan hệ kinh tế có cấu trúc của nó

và đời sống tinh thần (quan điểm chính trị, pháp quyển, ý niệm về đạo đức, tin

ngưỡng, tồn giáo ) cũng có những cấu trúc xã hội cụ thể tương ứng, Các cấu

trúc đó vừa có quan hệ ngudn gốc, vừa có quan hệ như công cụ bảo vệ, duy trì

Trang 18

các yếu tế tinh than trong kiến trúc thượng tang.

Lần dau tiên, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã giải quyết một cách khoa họcmối quan hệ biện chứng giữa quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng Lênin đã

khẳng định rằng : “Những quan hệ xã hội bao gồm những quan hệ vật chất và

những quan hệ tư tưởng Quan hệ tư tưởng chỉ là một kiến trúc thượng tang xây

dựng trên quan hệ vật chất là những quan hệ hình thành ngoài ý chi và ý thức

con người, như một kết quả của sự hoạt động của con người để bảo đảm sự sinh

tổn của mình "|28, 197]

Như vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định quan hệ kinh tế, quan

hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản quyết định mọi quan hệ xã hội khác về

nhà nước, pháp luật, tư tưởng v.v Nói cách khác, không phải hình thái ý thức

tư tưởng, hình thái chính trị xã hội quyết định hình thái kinh tế xã hội, mà làhình thái kinh tế - xã hội quyết định quan điểm chính trị, pháp luật, đạo đức,triết học, nghệ thuật, tôn giáo cùng với thể chế chính trị thích ứng với những

quan điểm đó.

Như vậy, vai trò quyết định của cơ sở hạ tang biểu hiện ở chỗ kiến trúcthượng tang là sự phản ánh tập trung, trực tiếp của quan hệ sản xuất giữ địa vịthống trị Kiến trúc thượng tang là công cụ quyển lực để bảo vệ quan hệ sảnxuất thống trị Tính chất của quan hệ sản xuất nào thống trị thì đẻ ra kiến trúc

thượng tang chính trị ấy, và sự tổn tại của nó chính là để bảo vệ cho quan hệ

sản xuất đang chỉ phối toàn bộ đời sống xã hội.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, phù hựp với chế độ kinh tế tập thểcủa công xã là tư tưởng tập thể nguyên thủy, sinh hoạt của mỗi người hòa vào

trong sinh hoạt của công xã, thị tộc.

Trong xã hội có giai cấp, quan hệ kinh tế được biểu hiện trong những

is

Trang 19

quan hệ giai cấp Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về chính trị Nó nắm lấy bộ máy nhà nước, đặt ra pháp luật để

duy trì và bảo vệ sự thống trị của mình, Từ địa vị đó, nó cũng giữ địa vị thống

trị xã hội về mặt tư tưởng và như vậy tức là thống trị toàn bộ kiến trúc thượng

lang của xã hội Tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến là tư tưởng chuyên

chế đẳng cấp, thân quyển, gia trưởng, trọng nam khinh nữ

Còn trong xã hội tư bản thì tư tưởng thống trị là tư tưởng tất cả vì lợi

nhuận, tất cả vì đẳng tiền, tất cả cho chủ nghĩa cá nhân

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tang đối với kiến trúc thượng tang cònthể hiện ở chỗ, khi cơ sở hạ tang có sự biến đổi căn bản thì sớm muộn sẽ dẫn

đến những biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tang Đúng như C.Mác đã nhận định : “Co sở kinh tế thay đổi thì tất cả cái kiến trúc thượng tang đỗ sé

cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng "(3, 646]

Sự biến đổi của kiến trúc thượng tang không những chỉ diễn ra ngaytrong pham vi một hình thái kinh tế - xã hội, mà còn diễn ra đặc biệt rõ rệt khi

có sự chuyển biến nhảy vọt từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh

tế xã hội khác Chẳng hạn, việc thay thế chế độ kinh tế nỗ lệ bằng chế độ kinh

tế phong kiến dẫn tới kết quả là kiến trúc thượng tng đã suy tan của xã hội nỗ

lệ được thay thế bằng kiến trúc thượng tang của xã hội phong kiến mà Nha

nước, pháp quyền, hệ tư tưởng của nó là công cụ quyền lực bảo vệ cho cơ sởkinh tế phong kiến đã hình thành và phát triển Cũng như khi cơ sở kinh tế đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển lịch sử, thì tiếp theo sau sự biến đổi về chế độkinh tế của chủ nghĩa tư bản, đã dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúcthượng tang xã hội tư sản Tức là, dựa trên cơ sở kinh tế mới, chủ nghĩa tư bản

đã dựng lên một kiến trúc thượng ting chính trị, pháp luật và tư tưởng để phục

TT ER Be TE -ẶằẶ Ặ

—== ——-—— -._- -18

Trang 20

7= 1114 nh

vụ và bảo vệ lợi ích kinh tế của chúng Do đó, khi cơ sở kinh tế này được thay

thé bằng một cơ sở kinh tế khác thì toàn bộ kiến trúc thượng tang đỗ sộ của xãhội cũng có sự biến đổi căn bản Khi đó, sự thống trị về chính trị của giai cấp

thống trị sẽ bị thủ tiêu và được thay bằng sự thống trị về chính trị của giai cấp

thống trị mới, bộ máy nhà nước mới được hình thành và thay thế cho bộ máynhà nước cũ, đẳng thời hệ tư tưởng thống trị mới cũng bất đầu xác lập thay thế

cho hệ tư tưởng cũ đã lỗi thời

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là một cơ sở hạ tang khi đã trở nênlạc hậu, bị xóa bỏ và được thay thé bằng một cơ sở hạ tang khác, thì tàn dư, ảnhhưởng của nó sẽ hoàn toàn mất đi ngay tức khắc, trái lại, những tàn dư của nóvẫn còn tổn tai dai dẳng trong một thời gian khá lâu Diéu này có thể giải thích

được vì sao chế độ nô lệ đã hình thành sau hàng ngàn năm, thế mà nhiều tàn

tích của quan hệ kinh tế công xã nguyên thủy vẫn cứ tốn tại trong lòng xã hội

nô lệ Và vì sao sau khi ta đã xác lập cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa rỗi, thế mànên kinh tế tiểu nông, sản xuất nhỏ với tất cả những sự phân tán, tan mạn, lạc

hậu của nó vẫn tổn tại khá lâu trong nên kinh tế nước ta mà cho đến nay ta vẫn

chưa khắc phục được hết

Mặc khác, cẩn phải thấy rằng có những nhân tố, hình thức nào đó của cơ

sở kinh tế cũ, sau khi đã bị xóa bỏ rỗi giai cấp cầm quyền mới vẫn còn duy trì,

sử dụng để xảy dựng, phát triển cơ sở kinh tế mới Ví dụ, chế độ xã hội chủ

nghĩa vẫn còn sử dụng những hình thức kinh tế cũ như hàng hóa, giá trị, giá cả,tiền tệ

Như chúng ta đã biết, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, do

đó, xét đến cùng thì sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng là nguyên nhân

gây nên những biến đổi trong kiến trúc thượng tang Tuy nhiên, sự phát triển

iv

Trang 21

của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ ting, còn

chính sự biến đổi của cơ sở hạ tang, đến lượt nó mới làm cho kiến trúc thượng

ting biến đổi một cách căn bản, vì rằng : * thượng tẳng không phan ánh tức

thì va trực tiếp những thay đổi trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,

mà chỉ phản ánh sau khi hạ tang đã có những thay đổi, khi sự phản ánh củanhững thay đổi trong sản xuất đã gây ra những thay đổi trong hạ tầng "[12, 12]

Tóm lại, có thể rút ra ba kết luận sau đây về vai trò quyết định của cơ sở

ha tang đối với kiến trúc thượng tang:

Một là, cơ số hạ ting của xã hội như thế nào thì kiến trúc thượng tangcủa nó cũng như thế ấy Sự biến đổi trong cơ sở hạ ting sớm hay muộn cũng sẽ

dẫn đến sự biến đổi trong kiến trúc thượng tang.

Hai là, giai cấp nào thống trị cơ sở hạ tang thì thống trị kiến trúc thượngtang Những mâu thuẫn ở co sở hạ tang là tiền để hiểu hiện mâu thuẫn ở kiến

trúc thượng tẳng

Ba là, kiến trúc thượng tang phản ánh một cách lập trung, trực tiếp cơ sở

hạ tang, phản ánh những biến đổi của cơ sở kinh tế, nhưng không tự động biến đổi ngay lập tức tiếp sau những biến đổi của cơ sở kinh tế.

* Kiến trúc thượng tầng tắc động tích cực đến cơ sé hạ tầng

Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong khi khẳng định vai trò quyết định của cơ

sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tang nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tác

dụng tích cực của kiến trúc thượng tầng, ảnh hưởng trở lại của nó đối với cơ sở

ha tang Toàn bộ kiến trúc thượng tang cũng như các yếu tố và các lĩnh vực của

nó có tính độc lập tương đối Sự phụ thuộc của chúng vào cơ sở ha tang thườngkhông trực tiếp và không giản đơn Nghĩa là, kiến trúc thượng tang không phải

la

Trang 22

_——————————— _———————————————————-————-:ntnSS na SMP no

là sản phẩm thu động của cơ sở hạ tang, mà chúng có khả năng tác động trở lại

rất mạnh mẽ đối với cơ cấu kinh tế của xã hội

Trong các phương tiện ấy thì Nhà nước và pháp luật là mạnh nhất và gan

cơ sở hạ tang nhất Nhà nước không chỉ dựa trên hệ tư tưởng mà còn dựa trênnhững hình thức nhất định của việc kiểm soát xã hội, sử dụng bạo lực bao gồm những yếu tố vật chất như quân đội, cảnh sát tòa án, nhà tù để tăng cường sứcmạnh kinh tế của giai cấp thống trị, củng cố vững chắc địa vị của quan hệ sanxuất thống trị Nhà nước tác động trực tiếp tới cơ sở hạ tang thông qua chứcnăng chính trị của nó Do đó, một mặt, Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, tổchức xây dựng, xác lập củng cố ủng hộ và phat triển cơ sở hạ tang sinh ra nó

Mặt khác, cũng bằng hệ thống pháp luật, Nhà nước kiên quyết loại bỏ trừng trị

những tư tưởng, những tổ chức phá hoại cơ sở hạ tang sinh ra nó.

Trong thực tiễn của đời sống xã hội, không phải chỉ Nhà nước, pháp luậtmới có sự tác động to lớn đến cơ sở hạ tang, mà các bộ phận khác của kiến trúc

thượng tang thuộc về quan điểm tư tưởng, văn hóa cũng có tác dụng quan trong

đối với cơ sở hạ tang Những bộ phận đó tác động đến cơ sở hạ ting bằng nhiều

hình thức khác nhau, theo những cơ chế khác nhau Song thường những sự tacđộng đó phải thông qua Nhà nước, pháp luật và các thể chế tương ứng, chỉ qua

đó chúng mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tang cũng như đối vớitoàn xã hội Tác động của kiến thức thượng tang sẽ là tích cực khi nó tác độngcùng chiểu với sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan, biểu hiện ở chỗ nó có thể xúc tiến giải quyết những nhiệm vụ mới do quá trình phát triểncủa đời sống vật chất xã hội dé ra Ngược lại, khi nó tác động ngược chiều vớiquy luật đó, nó sẽ trở thành phản động, gây trở ngại cho sự phát triển của sản

xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội, vì nó là sản phẩm của cơ sử kinh tế đã lỗi thời, phục vụ cho giai cấp thống trị và thé lực phản động đã suy đổi, nó cần

19

Trang 23

trở việc giải quyết những nhiệm vụ mới do yêu cầu phát triển của đời sống vật

chất xã hội đặt ra.

Nhưng tác động kìm hãm của nó chỉ có tính chất nhất thời, sớm muộn rồi

cũng bị đánh đổ bởi giai cấp tiên tiến cùng với hệ tư tưởng tiến bộ của nó Điều

đó giải thích rõ tính chất cực kỳ phản động của kiến trúc thượng tang tư bản chủ

nghĩa trong thời đại hiện nay Trong các nước tư bản chủ nghĩa, toàn bộ kiến

trúc thượng tầng đổ sộ được giai cấp tư sản huy động để mê hoặc, lừa bịp và nôđịch quần chúng Nhà nuớc tư bản tìm mọi cách hạn chế khó khăn của nền kinh

tế tư bản chủ nghĩa, che đậy những thủ đoạn bóc lột và xám lược của chúng

dưới những hình thức ngụy trang, xoa dịu những đối kháng giai cấp hòng duy trì

chế độ tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời Ngược lại, Nhà nước chính quyển vô sản lại

là công cụ để thủ tiêu những quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu và xây

dựng những quan hệ sản xuất đựa trên chế độ công hữu tức là quan hệ sản xuất

xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản Ở đây, kiến trúc thượng tang xã hội

chủ nghĩa nói chung và đặc biệt là Nhà nước chính quyển vô sản nói riêng giữ

vai trò rất to lớn, vì nó phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới một cách có ý

thức Trong CNXH, không có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân

lao động thì không thể xây dựng được cơ sở hạ ting xã hội chủ nghĩa Nhà nước

xã hội chủ nghĩa là công cụ đắc lực để cải tạo và xóa bỏ cơ sở hạ ting cũ, tạo

lập nên cơ sở hạ tầng mới.

Trên đây, chúng ta đã làm rõ vấn để tác dụng của kiến trúc thượng tingđối với cơ sở ha tầng Tác dụng ấy sẽ được phát huy cao độ khi nó tác động

theo cùng chiều với quy luật vận động của cơ sở ha tang Trái lại, nó sẽ trở

thành lạc hậu, lỗi thời cản trở sự phát triển của cơ sở, nếu nó tác động ngược

chiều với quy luật kinh tế khách quan đó

PO OạạNggggge g1 \ NNA,ớAẠAẠ

Trang 24

Như vậy, khi để cập đến những vấn để về mối quan hệ biện chứng giữa

cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng ting, chủ nghĩa duy vật lịch sử gọi toàn bộ

những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của xã hội là cơ sở hạ tang,

còn kiến trúc thượng ting là tất cả những hiện tượng xã hội hình thành và phát

triển trên cơ sở kinh tế bao gồm những tư tưởng xã hội và những thiết chế tương

ứng vơi những tư tưởng ấy Trong xã hội có giai cấp, cả cơ sở hạ tầng lẫn kiếntrúc thượng tầng đều mang tính giai cấp, đều phản ánh lợi ích của những giai

cấp nhất định Cơ sở hạ tang giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng

tầng Còn kiến trúc thượng tầng tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng Sự tác

động lẫn nhau giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tang biểu hiện mối quan

hệ biện chứng Quy luật này cùng với quy luật vé sự phù hợp của quan hệ sản

xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã trở thành những quy

luật cơ bản của sự vận động các hình thái kinh tế - xã hội

1.1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng

tầng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội

Như chúng ta déu biết, từ xã hội tư bản chủ nghĩa trở về trước, quan hệ sản xuất mới đều nảy sinh trong lòng xã hội cũ Sự biến đổi căn bản đó trong cơ

sở kinh tế của xã hội tất nhiên dẫn đến những biến đổi căn bản trong kiến trúc

thượng tầng

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong xã hội phong kiếnChâu Âu từ thế kỷ XVI, lúc đó, nó là mam mống của cái mới trong lòng xã hội

cũ Đến thế kỷ XVII, XVIII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở nên mâu

thuẫn gay gat với kiến trúc thượng tang phong kiến đương thời Giai cấp tư sản

nhận thức được sức mạnh của mình, đã nổi dậy đấu tranh chống giai cấp phong

kiến cả vé kinh tế lẫn chính trị và tư tưởng Tranh thủ được quan chúng nông

2I

Trang 25

dân và lao động thành thị vé phía mình, giai cấp tư sản các nước Châu Âu đã

làm cuộc cách mạng tư sản, lật đổ kiến trúc thượng ting phong kiến, lập ra nhà

nước và kiến trúc thượng tang tư sản, xóa bỏ cơ sở kinh tế phong kiến và mở

đường cho cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển rộng rãi.

Sự ra đời của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa thì

khác hẳn Xã hội tư bản chỉ mới tạo ra những tién để vật chất cho chủ nghĩa xã

hội, còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu thì không

thể nảy sinh trong lòng xã hội tư bản là xã hội dựa trên chế độ tư hữu Vì vậy,muốn có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản trước hết phải đập

tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước chuyên chính vô sản và dùng nhà

nước đó làm công cụ mạnh mẽ để xây dựng chế độ xã hội mới, nền kinh tế mới

xã hội chủ nghĩa Như vậy, trong cách mạng vô sản, sự biến đổi của kiến trúc

thượng tang về chính trị đi trước và làm tién để cho sự biến đổi kinh tế Chuyên

chính vô sản là diéu kiện tiên quyết để xây dựng từng bước cơ sở hạ ting mới.

Chỉ trên cơ sở xóa bỏ các quan hệ sản xuất bóc lột tư bản chủ nghĩa và cải tạo

các quan hệ sản xuất cá thể của nông dân và thợ thủ công thì cơ sở hạ tầng xã

hội chủ nghĩa mới từng bước được hình thành Ngoài nhiệm vụ xây dựng và bảo

vệ cơ sở kinh tế mới, Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có nhiệm vụ cải tạo toàn

bộ ý thức xã hội cũ, xây dựng ý thức xã hội mới làm cho tư tưởng xã hội chủ

nghĩa trở thành hệ thống tư tưởng của toàn dân.

Cùng với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa, kiến trúcthượng ting xã hội chủ nghĩa cũng được kiện toàn Xét đến cùng, kiến trúc

thượng tầng chỉ có thể đứng vững khi nó được xây dựng trên một cơ sở kinh tế

mạnh mẽ Vấn để đặt ra là trong chủ nghĩa xã hội, cùng với việc ra sức phát

triển cơ sở hạ tang mới, cẩn phải tích cực kiện toàn kiến trúc thượng tang mới

một cách chủ động Quá trình đó diễn ra qua cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh

eos VU g0 4T ÃÃGộŨÃ.-¬ N gggg ờ ggggggggựỢỰYÝAANNNAWỌQ NA WNẬNAA

2

Trang 26

giữa hai con đường trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.Chính trên ý nghĩa đó mà chúng ta nói rằng cơ sở hạ tang và kiến trúc thượngtắng xã hội chủ nghĩa không thể hình thành một cách tự phát ngay trong lòng

xã hội cũ mà nó chỉ có thể được xây dựng lên một cách tự giác trong thời kỳ

quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Sự hình thành đó xuất phát từ đặc điểm của cơ sở hạ ting và kiến trúc

thượng tang xã hội chủ nghĩa Không giống như các xã hội có giai cấp đối

kháng, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội là một cơ sở thuần nhất và thốngnhất Trong xã hội xã hội chủ nghĩa không có mâu thuẫn đối kháng bên trong,

không còn cơ sở kinh tế đẻ ra tình trạng người bóc lột người, do đó, cũng không

có sự xung đột giữa các giai cấp và các tập đoàn có quyển lợi kinh tế khácnhau Mặt khác, hình thức sở hữu chi phối toàn bộ nền kinh tế xã hội là sở hữu

tập thể và sở hữu toàn dân Quan hệ giữa người và người trong quá trình sản

xuất là quan hệ làm chủ tập thể và sản phẩm làm ra lại được chia theo nguyêntắc phân phối lao động Rõ ràng, đặc điểm đó của cơ sở hạ ting xã hội chủ

nghĩa đã quyết định đặc điểm của kiến trúc thượng tầng Nghĩa là dưới chế độ

xã hội chủ nghĩa, do không có những tập đoàn và giai cấp đại biểu cho những

quan điểm và tổ chức chính trị đối lập nhau, cho nên đã tạo ra được sự thống

nhất về chính trị và tinh than ở trong xã hội Và đây cũng là yếu tố được xem

như là đặc điểm cơ bản của kiến trúc thượng tẳng xã hội chủ nghĩa Song điều

đó không có nghĩa là mối quan hệ giữ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

xã hội chủ nghĩa không có gì mâu thuẫn nhau mà chỉ là hoàn toàn phù hợp

nhau Chúng ta cần thấy rằng, cũng như bất cứ một hiện tượng xã hội nào khác,

cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa thường diễn ra trong

tình hình vừa phù hợp, lại vừa không phù hợp.

Xét mối quan hệ giữa cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng tang ở nước ta

23

Trang 27

khi mới bước vào thời kỳ quá độ sau khi đã giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc và phong kiến, thì lúc này đã bộc lộ rõ một mâu thuẫn

chủ yếu như đồng chí Lê Duẩn đã chỉ rõ : "Đó là mâu thuẫn giữa chính quyền tiên tiến, chế độ chính trị tiên tiến và quan hệ xã hội lạc hậu, quan hệ sản xuất lạc hậu "15,74 ] Đây thực chất là mâu thuẫn giữa kiến trúc thượng tầng tiên

tiến và cơ sở hạ tang lạc hậu chưa được cải tạo Chúng ta thấy mặt phù hợp ở đây là kiến trúc thượng tầng về chính trị, đặc biệt là Nhà nước chuyên chính vô

sản dưới sự lãnh đạo của Đảng, thích ứng với thành phần xã hội chủ nghĩa trong nên kinh tế xã hội Và mặt không phù hợp ở đây là nó lại mâu thuẫn với kinh

tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế cá thể chưa được cải tạo Chính những thành

phân kinh tế tư hữu chưa được cải tạo này đã cản trở sự phát triển của lực lượng

sản xuất và sự lớn mạnh của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Như vậy, tình hình

đặc thù của nước ta là tiến hành cách mang xã hội chủ nghĩa trong diéu kiện đã

có sẩn chính quyển dân chủ nhân dân có chính quyển của dân, do dân vì dân.

Do đó, chính quyển của ta là công cụ chủ yếu dùng để cải tạo cơ sở kinh tế cũ

và xây dựng cơ sở kinh tế mới

Khi bàn vé mối quan hệ giữa cơ sở hạ ting và kiến trúc thượng ting, chủ

nghĩa duy vật lịch sử luôn luôn nhấn mạnh vai trò quyết định của kinh tế đối

với chính trị, kinh tế là cái có trước, là cơ sở đẻ ra chính trị Lênin đã khẳng

định rằng : “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế” Và chính trị, sau khi

đã xuất hiện, bao giờ cũng ảnh hưởng lại kinh tế, tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế Nhưng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta lại tiến hành trong diéu kiện đã có sắn một chính quyền tiên tiến, một chế độ chính trị tiên

tiến do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng.

Vậy thì ở đây, phải chăng chính trị đã quyết định kinh tế và dé ra kinh tế ?Đúng là sự tác động của mối quan hệ này ở nước ta có những nét đặc thù

24

Trang 28

Nhưng dẫu sao cuối cùng nó cũng phải tuân theo quy luật chung Mặc dù, sau

khi hòa bình lập lại nước ta đã có một chế độ chính trị tiên tiến, nhưng chế độ chính trị này lại chưa có một chỗ dựa vững chắc về kinh tế, mà nó được xây

dựng trên một cơ sở kinh tế non yếu Đại bộ phận nền kinh tế nước ta vẫn còn

là sản xuất nhỏ, phân tán và trên một mức độ nhất định còn có khả năng phát triển khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa Với một cơ sở kinh tế như vậy không thé củng cố và làm cho kiến trúc thượng ting đứng vững được Vì vậy,

chúng ta phải dùng chính quyển tiên tiến ấy làm đòn bẩy cải tạo quan hệ sản

xuất cũ, xác lập quan hệ sản xuất mới để dan dẫn từng bước xây dựng kinh tế

xã hội chủ nghĩa vững mạnh Bởi vì nếu không có một cơ sở kinh tế vững mạnh

của chính trị khi giải quyết nhiệm vụ kinh tế, chính quyền tiên tiến dựa vào quy

luật khách quan và các điểu kiện cần thiết mà đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

Xét thấy tong điều kiện ở nước ta, nếu không sử dụng chính quyền tiên

tiến làm đòn bẩy để tạo ra cơ sở kinh tế mới, nếu không tập trung sức giải

quyết mâu thuẫn giữa chính quyền tiên tiến, chế độ chính trị tiên tiến và quan

hệ xã hội lạc hậu, quan hệ sản xuất lạc hậu thì không thể thúc đẩy xã hội, thúc đẩy kinh tế tiến lên được Vì vậy, phương pháp giải quyết mâu thuẫn ấy là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa làm cho thành phần kinh tế sản xuất nhỏ cá thể

của nông dân, thợ thủ công và thành phan kinh tế tư bản chủ nghĩa trở thànhkinh tế xã hội chủ nghĩa Đó cũng là giải quyết một bước mâu thuẫn giữa hai

I9 HE 1S 29012 0 3.8 0 6 6100-4009 0.0-0-0-00.210-20 0.0 0 0001000-20-m.0-0000100 0 00 0 091140002-04006004016 04.0 0 0499409202-440 4 19560 00005309 <ereseseeesrsesesssssnssmreee

2

Trang 29

con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ.

Sau khi đã giải quyết mâu thuẫn giữa chính quyền tiên tiến, chế độ chính

tri tiên tiến và quan hệ xã hội lạc hậu, quan hệ sản xuất lỗi thời , từ đó đã tạo

ra được sự phù hợp nhất định giữa cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng tầng.

Nhưng ngay trong sự phù hợp đó vẫn còn những hiện tượng không phù

hợp Chính trong quá trình tác động vào cơ sở kinh tế, bản thân kiến trúc thượng tầng cũng bộc lộ ra những nhược điểm, vì vậy mà tạm thời có sự không

phù hợp nhất định với cơ sở kinh tế mà nếu không kịp thời diéu chỉnh thì sẽ kìm ham, sẽ làm hạn chế đến nhịp độ phát triển kinh tế.

Ở đây chúng ta cẩn thấy rõ rằng, khi chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải xóa

bỏ toàn bộ cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng tầng cũ thì diéu đó không có nghĩa

là xóa bỏ "sạch trơn”, không kế thừa những nhân tố tích cực của quá khứ mà

rất quý trọng và giữ gìn những thành quả sản xuất, những di sản văn hóa của

quá khứ, phát triển nó làm cho nó phong phú thêm, biến nó thành tài sản của

nhân dân, phục vụ đông đảo quần chúng, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội.

Đồng thời, xét về mặt kiến trúc thượng ting ý thức tư tưởng, ta thấy xã hội ta vừa thoát thai từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến nên đã mang theo

những tàn dư, dấu vết của xã hội cũ, và do đó nảy ra cuộc đấu tranh tất yếu

giữa một bên là hình thái ý thức của giai cấp công nhân với một bên là hình

thái ý thức phi vô sản khác như ý thực hệ tư sản, ảnh hưởng, tàn dư tư tưởng và

văn hóa phản động của đế quốc phong kiến, tàn dư tư tưởng sản xuất nhỏ cùngvới những lề thói, tập quán cũ còn rớt lại và An sâu vào tâm lý của quần chúng

nhân dân lao động Rõ ràng, sự không phù hợp giữa cơ sở kinh tế và kiến trúc

thượng tang ở đây lại biểu hiện thành mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng nền

26

Trang 30

sản xuất lớn, củng cố cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa với tình trạng lạc hậu của

những hình thái ý thức phi vô sản, cũng như trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật

thấp kém Chính cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa mà Đảng ta đã để ra là

gánh lấy trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn này, nhằm tạo ra sự nhất trí vẻchính trị và tinh thân trong nhân dân, làm cho hệ tư tưởng của chủ nhĩa Mác -

Lénin chiếm địa vị thống trị trong toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

Còn nếu xét về mặt kiến trúc thượng tang chính trị - nhà nước thi ta thấy

ở đây cũng nảy ra những yếu tố tiêu cực, không thích ứng với sự phát triển kinh

tế, đặc biệt là hiệu lực của Nhà nước trong việc tổ chức quản lý kinh tế Tệ

quan liêu, mệnh lệnh, thói cửa quyển và hiện tượng móc ngoặc cũng có nguồn gốc sâu xa từ sự buông lỏng ở khâu tổ chức, quản lý của cơ quan nhà nước.

Chính đó là kẽ hở trên lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, làm cho sức i và các mặttiêu cực có điều kiện nảy nở thêm, ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh

tế Bên cạnh đó cũng còn tồn tại những thiếu sót ở một số khâu nào đó trong cơ

cấu tổ chức cũng như trong các chính sách của Nhà nước, và những cái đó lại không phù hợp với yêu cẩu phát triển của cơ sở kinh tế Các thể chế, quy định

của Bộ, các ngành, là một bộ phận của kiến trúc thượng tang có thể có một số

trước đây phù hợp, nhưng bây giờ lại không phù hợp, hoặc là có những điều do

quy định một cách chủ quan không đúng với thực tế

Vì vậy, không phải đã có sấn chế độ chính trị tiền tiến, kiến trúc thượng

tầng tiên tiến thì tự khắc nó sẽ tác động tích cực vào cơ sở kinh tế Nếu chế độ

chính trị tiên tiến, kiến trúc thượng tầng tiên tiến đó không ngừng được củng cố

và hoàn thiện thì nhất định nó sẽ gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế Chính

vì vậy, từ trước đến nay, trong khi củng cố quan hệ sản xuất mới, Đảng và Nhà

nước ta bao giờ cũng coi trọng việc chấn chỉnh và kiện toàn lĩnh vực kiến trúc

thượng tầng Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa

— ¬ TT TE ES ra nan na nan an na TCC!

27

Trang 31

học = kỹ thuật là then chốt, do đó chúng ta vừa giải quyết mâu thuẫn giữa quan

hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, lại vừa giải quyết mâu thuẫn giữa cơ sở kinh

tế và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ

cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Như chúng ta đã biết, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc quan

điểm được rút ra từ trí thức về các quy luật khách quan để diéu chỉnh hoạt động

nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định Đó là phạm trù gấnliền với hoạt động có ý thức của con người, phản ánh hoạt động nhận thức vahoạt động thực tiễn của con người Ph.Bêcơn nhà triết học nổi tiếng người Anh,

thế kỷ XVII đã ví phương pháp như là chiếc đèn soi đường cho khách lữ hành

trong đêm tối Vì vậy khi nói về vai trò của phương pháp cách mang, đồng chí

Lê Duẩn viết : “phong trào cách mạng có khi dẫm chân tại chỗ, thậm chí thất

bại nữa, không phải vì thiếu một phương hưởng và mục tiêu rõ rang mà chủyếu vì thiếu một phương pháp cách mạng thích hợp"{ 14, 411

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người có thể áp dụng nhiều

phương pháp khác nhau để giải quyết những công việc như đã định Quá trình lựa chọn phương pháp có thể đúng hoặc sai Vậy làm thế nào để xác định

phương pháp đúng đấn, khoa hoc Từ đó đã xuất hiện lý luận về phương pháp,những tri thức khoa học về phương pháp, đó là phương pháp luận Phương phápluận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể

trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả

năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa

Và chúng ta cần thấy rằng, xã hội là hệ thống cực kỳ phức tạp, nên khi

phân tích xã hội, đòi hỏi phải xem xét, tính toán tác động của nhiều tham số và

Trang 32

hợp phan đa dạng, vạch ra được những bộ phận chủ yếu và mối quan liên hệgiữa chúng Điểu này rất quan trọng vé mặt phương pháp luận, vì nó cho ta

nhìn cái tổng quát vé xã hội Vì lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình Hoạt động này bao gồm sự thống

nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan của quá trình lịch sử Các nhà triết

học trước Mác nhận thấy vai trò to lớn của mặt chủ quan trong hoạt động của

con người nhưng đã nhấn mạnh một chiều vai trò của tỉnh thần, ý thức đến mức

cho rằng đạo đức, ý chí hoặc lý tính dẫn dat, quyết định lịch sử Một số nhà

triết học khác thừa nhận tính bị quy định của hoạt động con người song không

lý giải được tính khách quan nên sa vào quan niệm định mệnh lịch sử.

Theo quan điểm duy vật biện chứng lịch sử “đời sống xã hội, về thực

chất, là có tính chất thực tién” [3, 258]và hình thức chủ yếu trong cấu trúc của

thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất của con người Angghen đã viết “Theo

quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố quyết định trong quá trình lich sử xé: đến

cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực Cả tôi lẫn Mác chưa

bao giờ khẳng định gì hơn thế Còn nếu có ai xuyên tạc luận điểm này theo ýnghĩa nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất, thì người đó biến lời

khẳng định này thành một câu trống rỗng, trừu tượng vô nghĩa "{6; 641, 644].

"Mác và tôi phan nào có lỗi trong việc là giới trẻ đôi khi coi trọng mặt kinh tế

nhiều hơn mức cẩn thiết Trong khi phản bác những người chống chúng tôi,chúng tôi đã phải nhấn mạnh nguyên lý chủ yếu mà họ bác bỏ, và không phải

lúc nào cũng tìm được thời gian địa điểm và khả năng đánh giá đúng những

nhân tố còn lại tham gia vào sự tác động qua lại "{6; 641, 644]

Xuất phát từ quan điểm trên, Các Mác đã khẳng định : "Không thể lấybản thân những quan hệ pháp quyển cũng như những hình thái nhà nước hay

lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích

29

Trang 33

Re Agggg

những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và

hình thái đó bat nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất Nếu ta không thể nhận định vé một người căn cứ vào ý kiến của chính người đó đối với bản

thân thì ta cũng không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ

vào ý thức của thời đại ấy Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâuthuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản

xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội"”{3; 637, 638] Như vậy, mâu

thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng, quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực

tư tưởng, cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực chính trị tư tưởng là biểu hiện

của những đối kháng trong đời sống kinh tế Và như chúng ta đã phân tích, mốiquan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị được khái quát trong phạm

trù cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và quy luật cơ sở hạ tang quy định kiến trúc thượng tầng và tác động trở lại của kiến trúc thượng ting đến cơ sở hạ

tầng

Những quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tang cho phép chúng ta rút ra một số kết

luận có tính chất phương pháp luận sau :

Nếu sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, nếu cơ sở hạ tang

quyết định kiến trúc thượng tang trong đó sự biến đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến biến đổi của kiến trúc thượng ting xét đến cùng là do sự phát triển của lực

lượng sẵn xuất thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ việc

nghiên cứu đời sống sản xuất của xã hội chứ không phải từ những ước vọngmong muốn chủ quan, phải biết dựa vào quy luật, và làm đúng quy luật chứ

không được bất chấp quy luật, cần tim nguyên nhân của các hiện tượng tinh

thắn không phải từ trong ý thức, tư tưởng mà là từ ngay những diéu kiện vật

chất của xã hội Vì vậy, những chủ trương, phương hướng chính sách mà Nhà

30

Trang 34

nước để ra phải dựa trên cơ sở kinh tế, thực trạng kinh tế Chỉ có những mụcdich, chủ trương chính sách như thế mới có khả năng thực hiện trong hiện thực.

Nếu làm ngược lại thì những mục đích, chủ trương chính sách đó chỉ là trừu

tượng không tưởng.

Khi khẳng định vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc

thượng tang, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời cũng vạch rõ tính độc lập

tương đối sự tác động trở lại vô cùng quan trong của kiến trúc thượng tang đối

với cơ sở hạ tang Điều đó được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc

thượng tang là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó,

đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tang và kiến trúc thượng tang cũ Sự tác động mạnh

mẽ của kiến trúc thượng ting đối với cơ sở hạ tầng là diéu không thể nghỉ ngờ Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh vai trò hoặc thổi phổng kiến trúc thượng tang

đến mức phủ nhận tác động quyết định của những quy luật kinh tế khách quan,

sẽ không tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và không thể nhận

thức đúng đấn sự phát triển của lịch sử Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò quyết định của kinh tế mà không thấy sự tác động tích cực trở lại của kiến trúc

thượng tầng cũng là một sai lầm nghiêm trọng Điều đó, đòi hỏi chúng ta phảinhận thức rõ vai trò quyết định của cơ sở hạ tang va sự tác động tích cực trở lại

của kiến trúc thượng tầng để trong sự vận dụng nó tránh khỏi được những sai

lầm đáng tiếc

Khi tổng kết những bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ những thắng lợi đã

đạt được và những khuyết điểm sai lầm phạm phải trong quá trình cả nước cùng

đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng chí Trường Chinh viết: "Tôn trọng quy luật khách

quan,vận dụng đúng đắn, hành động theo quy luật chính là cách đi lên chủnghĩa xã hội đúng nhất và nhanh nhất, không có con đường nào khác ”.[24,17]

Trang 35

“Ngược lại làm sai quy luật thì không thể đi lên chủ nghĩa xã hội được,

càng sai quy luật thì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội càng kéo dài, chứ không

hé gần lại với chúng ta.Đốt cháy giai đoạn, làm trái quy luật, tưởng như vậy là

đi nhanh hơn , kỳ thực sẽ đi rất chậm ”.{24, I8]

32

Trang 36

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA

CO SỬ HẠ TANG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TANG CUA DANG CONG SAN

VIỆT NAM TRONG GIAI DOAN ĐỔI MỚI

2.1 Thực trạng

2.1.1 Cơ sở lý luận xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng ting ở

nước ta

Trong phương hướng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng ta

đã khẳng định : “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ

nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị tríthống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng ting tư bản chủ nghĩa, nhưng

tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản

chủ nghĩa, đặc biệt vé khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản

xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” Rang, “xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua

chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các

lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ

quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội

có tính chất quá độ Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen

và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ "{33, 84, 85] Trong bước quá độ tương đối

dài để đạt được mục tiêu cuối cùng mà chúng ta đã xác định, nền kinh tế thị

trường là con đường duy nhất để chúng ta lựa chọn, là nấc thang mà chúng ta không thể bỏ qua để hiện đại hóa đất nước.

Trong quá trình đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo

33

Trang 37

định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta từng bước xây dựng cơ sở hạ tẳng của

chủ nghĩa xã hội Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta như Đảng đã xácđịnh chính là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phan

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ

sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất Mỗi thành phần kinh tế là một loại hình

(một kiểu) quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hình thức sở hữu này, hay hình thức

sở hữu khác.

Các thành phân đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, về tính chất, lại

vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, chúng

vừa cạnh tranh với nhau, lại vừa liên kết với nhau bổ sung cho nhau.

Tính thống nhất giữa các thành phần kinh tế được thể hiện : Hoạt độngcủa các thành phần kinh tế đều nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.Hoạt động trong một thị trường, sử dụng chung một đồng tiền, chịu sự quản lý

của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với

lợi ích của dân tộc, của các thành phần kinh tế trong mục tiêu chung là “Độc

lập dân tôc gan lién với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh `

Các thành phần kinh tế mang tính mâu thuẫn là vì : do bản chất và lợi

ích cơ bản của mỗi thành phẩn kinh tế có sự khác nhau Do tính tự phát của kinh tế thị trường chỉ phối, do khiếm khuyết trong quản lý vĩ mô của Nhà nước

và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Trong hai mặt thống nhất và mâu thuẫn, mặt thống nhất là cơ bản, nó

được thực hiện qua chức năng điều tiết lợi ích và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 38

Qua xem xét thực tiễn của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cùng với

việc nghiên cứu lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lénin cho thấy sự tổn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội là một tất yếu lịch sử Các thành phẩn kinh tế có quan hệ biện chứng vớinhau Mỗi thành phan kinh tế đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế màkhông một thành phân kinh tế nào khác có thé thay thế Các thành phan kinh tế

cũng vẫn động, phát tiển và đều góp phan vào công cuộc xây dựng và phát

triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, Đảng ta đã

xác định mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế ; "Trong thời kỳ quá độ, có

nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất vị trí của các giai cấp trong

xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội.

Mối quan hệ giữa các cấp, các ting lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh

trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng ".{33, 22]

Quan điểm của Đảng ta vé việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan theo định hướng xã hội chủ nghĩa đó xuất phát từ cơ sở lý

luận nào ?

Đối với chúng ta, việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử bởi như

chúng ta đã biết, sản xuất hàng hóa xuất hiện, tổn tại và phát triển với các điều

kiện :

Thứ nhất là phân công lao động xã hội phát triển ở một mức độ nhất định.

Chúng ta thấy, phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hànghóa ở nước ta hiện nay Sự phát triển của phân công lao động xã hội thể hiện ở

3S

Trang 39

chỗ các ngành nghề ở nước ta ngày càng da dạng, phong phú, chuyên môn hóa

sâu Điều đó đã góp phan phá vỡ tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế tự

nhiên trước đây và thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ hơn.

Vả lại, phân công lao động xã hội là cơ sở và động lực để nâng cao năngsuất lao động xã hội, nghĩa là làm cho nền kính tế ngày càng có nhiều sản phẩm thặng dư dùng để trao đổi mua bán Do đó, làm cho trao đổi, mua bán

hàng hóa trên thị trường càng phát triển hơn.

Thứ hai là xã hội tổn tại nhiều dang sở hữu khác nhau.

Như vậy, đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam phải được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phan,với sự tổn tại của nhiều hình thức sở hữu khác nhau đa dạng hóa sở hữu

Điều này xuất phát từ những ý tưởng khác nhau của các nhà kinh tế học

trong lịch sử về vấn để cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội Như chúng ta đã biết, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở sở hữu công cộng vẻ tư liệu sản xuất Tư tưởng này có nguồn

gốc từ những nhà kinh tế học trước đó, như Thomas More (1478 - 1535),

Tomado Campanen (1566- 1639) va Robert Owen (1771 - 1858) Tuy nhiên,

cũng có những người coi cơ sở ha tầng của chủ nghĩa xã hội là sở hữu tư nhânsau khi đã cải biến nó và hướng nó vào phục vụ mục đích xã hội như Saint

Simon (1760 — 1825), Charles Furier (1772 - 1837).

Người ứng dụng tư tưởng về chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn đầu tiên

trong lịch sử là V.I.Lênin đã phối hợp các dòng tư tưởng về cơ sở hạ tầng chủ nghĩa xã hội Trong các tác phẩm cuối đời mình, ông chỉ ra là, can thừa nhận nên kinh tế hàng hóa với sự tổn tại của nền kinh tế nhiều thành phần như là

vấn để có tính quy luật của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việc thừa nhận đó là

36

Trang 40

một bước đột phá về lý luận, làm nền tảng tư tưởng vững chắc của chính sách

kinh tế mới (NEP), do Người để xướng Sở dĩ coi đó là bước đột phá vẻ lý

thuyết là vì trước đó, theo lời của Mác :

Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình trong công thức

duy nhất này là : xóa bỏ chế độ tư hữu

Một số người cộng sản Nga muốn thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất càng nhanh càng tốt, bất chấp điều kiện kinh tế chính tri nào, theo luận

đểm của Trôtsky và phái dân túy

Còn V.I.Lênin như chúng ta đã biết, đã xuất phát từ thực tiễn nước Nga lúc đó, sau khi thực hiện chủ nghĩa cộng sản thời chiến, thủ tiêu nền sản xuất hàng hóa từ năm 1917 đến cuối năm 1921, đã thấy rõ nguy hại lớn nhất là triệt tiêu mọi động lực của người sản xuất, đồng ruộng hoang tan, người dân thiếu

đói, nên đã dũng cảm tự kết luận là đã “sai lầm"

Vì vậy, Người đã để xướng “chính sách kinh tế mới” khôi phục sản xuất

hàng hóa ở nước Nga Điều đó không hể có trong dự kiến của C.Mác vàPh.Angghen trước đó

Khi thừa nhận sản xuất hàng hóa thì tất yếu là phải thừa nhận sự tôn tạiquyển sở hữu khác nhau của người sản xuất hàng hóa, vì chính nó là một trong

hai diéu kiện của sản xuất hàng hóa Mỗi hình thức sở hữu khác nhau đều đại

diện cho những thành phẩn kinh tế khác nhau ; nên trên cơ sở thừa nhận sản

xuất hàng hóa, thừa nhận quyền sở hữu khác nhau thì logic tất yếu là thừa nhận

nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Rõ ràng, đó là bước đột phá lý luận trong kho tàng lý luận Mác — Lénin,

tạo bước ngoặc lịch sử không những cứu vẫn nước Nga lúc đó khỏi khủng

3

Ngày đăng: 12/01/2025, 06:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN