1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Iểu luận môn học lịch sử Đảng cộng sản việt nam Đề tài mối liên hệ giữa sự quan tâm của cha mẹ với sức khỏe tinh thần của con cái

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Liên Hệ Giữa Sự Quan Tâm Của Cha Mẹ Với Sức Khỏe Tinh Thần Của Con Cái
Trường học Khoa Quản Trị Kinh Doanh & Luật
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021 - 2022
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Nghiên cứu của Kwak và Jang 2014 trên nhóm khách thê người Hàn Quốc, một nước có nhiều giá trị gia đình tương đồng với văn hóa Việt Nam do chịu ảnh hưởng của Không giáo, cho thấy sự quan

Trang 1

KHOA QUAN TRI KINH DOANH & LUAT

TIEU LUAN MON HOC

LICH SU DANG CONG SAN

VIET NAM

DE TAI: MOI LIEN HE GIU'A SU QUAN TAM CUA CHA ME

VOI SUC KHOE TINH THAN CUA CON CAI

HO VA TEN:

LOP:

MSSV:

GIẢNG VIÊN:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN MO DAU

LY DO CHON DE TAI

MUC DICH NGHIEN CUU

PHAM VI VA NHIEM VU NGHIEN CUU

PHUONG PHAP NGHIEN CUU

PHAN NOI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm và phân loại sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ

Hệ quả của sự quan tâm có điêu kiện của cha mẹ

Hành động rập khuôn, cứng nhắc

Lòng tự trọng có điều kiện

Sự lành mạnh về tâm lý

Các mỗi quan hệ liên cá nhân 6

II MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ QUAN TÂM CÓ ĐIÊU KIỆN CỦA CHA MẸ VỚI MỨC BO TRAM CAM VA LO AU Ở CON CÁI 6

Trang 3

PHÁN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Trầm cảm và lo âu đang ngày cảng trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, có tới 73.0% vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi từ 14 đến 25 từng cảm thấy buôn, 27.70% cảm thấy buồn hoặc bất lực tới mức không thê thực hiện các hoạt động bình thường, và 21.30% từng cảm thấy mất niềm tin vào tương lai Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy trầm cảm và lo âu không chỉ tác động tiêu cực tới sức khỏe thế chất và tâm lý của cá nhân (chăng hạn như làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng loạn thần, nghiện chất, hay

tự sát) mà còn gây ra những gánh nặng về kinh tế và xã hội (làm mắt khả năng lao động, đòi hỏi chi phí chữa trị cao; Baxter, Vos, Scott, Ferrari, & Whiteford, 2014; Johnson, Dupuis, Piche, Clayborne, & Colman, 2018; Lynch & Clarke, 2006; Naicker, Galambos, Zeng, Senthilselvan, & Colman, 2013)

Theo lý thuyết Tự quyết, tác động tiêu cực của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sức khỏe tính thần của con cái trước hết xuất phát tự sự xung đột giữa mong muốn thỏa mãn nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ (Ryan & Deci, 2017) do về bản chất, cách nuôi dạy con này cũng là một hình thức kiếm soát tâm lý (Soenens & Vansteenkiste, 2010) Tuy nhiên, sự xung đột này có thể không xảy ra trong những nền văn hóa mà ở đó công nhận thâm quyền của cha mẹ đối với con cái và coi việc con cái vâng lời cha mẹ như là một biểu hiện của lòng hiếu thảo (McHale, 4 Dinh, & Rao, 2014) Nghiên cứu của Kwak và Jang (2014) trên nhóm khách thê người Hàn Quốc, một nước có nhiều giá trị gia đình tương đồng với văn hóa Việt Nam do chịu ảnh hưởng của Không giáo, cho thấy sự quan tâm có điều kiện của

mẹ dựa trên việc kiểm soát cảm xúc của con cái có mối liên hệ nghịch chiều với niềm tin vào năng lực bản thân, khả năng tự ý thức về cảm xúc, và sự đao động lòng tự trọng của con cái Mặc dù kết quả này tương đồng với những nghiên cứu ở nhóm khách thê phương Tây, vẫn cần có thêm các nghiên cứu về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ ở văn hóa phương Đông

Il MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được tiến hành nham tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự quan tâm

có điều kiện của mẹ và mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái Nghiên cứu tìm hiểu về sự quan tâm có điều kiện của mẹ do một mặt hạn chế về nguồn lực và mặt khác ở Việt Nam, vai trò nuôi dưỡng và giáo dục con cái của người mẹ vẫn lớn hơn so với người cha (McHale va c.s., 2014; Mestechkina, Son, & Shin, 2014)

Kết quả của nghiên cứu được kỳ vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ trực tiếp giữa các biến số này cũng như trả lời cho câu hỏi về khả năng suy rộng kết quả của các nghiên cứu trước đây trong bối cảnh văn hóa phương Đông nói chung, và văn hóa Việt Nam nói riêng Hơn thế nữa, các kết quả nghiên cứu cũng được kỳ vọng là cơ sở đề đưa ra một số kiến nghị về cách nuôi dạy con cho cha mẹ

Trang 4

lil PHAM VI VA NHIEM VU NGHIEN CUU

Nghiên cứu hướng tới trả lời câu hỏi “Sự quan tâm của cha mẹ ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của con cái ra sao?”

Phương pháp luận dựa trên lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây

PHAN NOI DUNG

I COSOLY LUAN

1) Khái niệm và phân loại sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ

Nhiều nghiên cứu và lý thuyết đã chỉ ra rằng tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái

là một trong những yếu tô quan trọng có ảnh hướng tới sự phát triển tâm lý xã hội của mỗi

cá nhân Mặc dù vậy, một số nhà tâm lý học cho rằng, nghiên cứu về tình yêu thương của cha mẹ không nên chỉ quan đến việc cha mẹ có yêu thương con hay không mà còn phải quan tâm tới cách mà cha mẹ trao đi tình yêu thương ấy (Kohn, 2006) Trong khi một số cha mẹ cố gắng trao cho con tình yêu thương một cách vô điều kiện, nhiều cha mẹ vẫn sử dung tinh yêu thương của mình như một công cụ để kiểm soát con cái và do đó đề lại những

hệ quả tiêu cực đối với tâm lý của chúng cũng như mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái Ảnh hưởng của tính điều kiện trong tình yêu thương của cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm

lý của con cái lần đầu tiên được hệ thông hóa trong lý thuyết về sự phát triển nhân cách theo tiếp cận Nhân vị Trọng tâm (Rogers, 1951, 1959) Trong lý thuyết này, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ được mô tả thông qua khải niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện Theo

đó, cha mẹ nhìn nhận con cái một cách tích cực có điều kiện là khi cha mẹ chỉ bày tỏ những thái độ tích cực như chấp nhận, coi trọng, quan tâm, hay yêu thương, đối với con cái khi nào chúng đáp ứng được những kỳ vọng, mong muốn, hay yêu cầu của cha mẹ Do mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu nhận được tinh yêu thương của cha mẹ, sự nhỉn nhận tích cực có điều kiện có thể buộc chúng phải cảm nhận, suy nghĩ, và hành xử theo những cách mà cha mẹ mong muốn để được đổi lại sự chấp nhận từ cha mẹ Khi những hành vi được kỳ vọng này

đối nghịch lại với những mong muốn hay trải nghiệm thật sự, con cái có thé sẽ phải đối mặt với những xung đột nội tâm, từ đó dẫn tới những rối nhiễu tinh thần Trái lại, sự nhìn nhận

tích cực vô điều kiện của cha mẹ dành cho con cái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khuynh

Trang 5

hướng hiện thực hóa, hay khuynh hướng phát triên tiến tới việc tối ưu hóa các tiém nang va chức năng tâm sinh lý ở con cái, từ đó dẫn tới sự lành mạnh tâm lý

Một nghiên cứu được tiễn hành bởi Assor và c.s (2004) đã cung cấp những bằng chứng đầu tiên ủng hộ cho quan điểm của Carl Rogers và mở đường cho việc tìm hiểu về ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm lý của con cái Trong nghiên cứu này, dựa trên lý thuyết Tự quyết (Ryan & Deci, 2017), các tác giả đã tiếp cận sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với tư cách là một cách thức xã hội hóa mà trong đó cha

mẹ tỏ ra yêu thương và chấp nhận con cái khi chúng tuân theo những kỳ vọng của cha mẹ;

và rút lại những thái độ đó khi con cái không đáp ứng Kết quả nghiên cứu ban đầu của Assor và c.s (2004) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thê thúc đây con cái thực hiện những hành vi được kỳ vọng nhưng đồng thời cũng gây ra những hệ quả tiêu cực như con cái cảm thây bị ép buộc thay vi được tự chủ đối với hành vi của mình, cảm thây

tiêu cực về bản thân, khó cảm thấy hài lòng đù thành công, và trở nên hỗ thẹn mỗi khi thất

bại Hơn nữa, sự quan tâm có điều kiện còn khiến cho con cái cảm thấy bị ruồng bỏ và hình thành thái độ oán giận đối với cha mẹ

Trong lý thuyết này, “tích cực” và “tiêu cực” được sử dụng với ý nghĩa “tốt” và “xấu” Sự

nhìn nhận tích cực là khái niệm được dùng để chỉ những thái độ như quan tâm, chấp nhận,

tôn trọng, yêu thương, ấm áp Nó có ý nghĩa trái ngược với khái niệm sự nhìn nhận tiêu cực được dùng đề chỉ những thái độ như coi thường, ghét bỏ, kỳ thị Như vậy, cụm từ “sự nhìn nhận tích cực” có cùng ý nghĩa với từ “quan tâm” trong khái niệm sự quan tâm có điều kiện 2) _ Hệ quả của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ

Khi các hình thức trừng phạt thê xác đã được chứng minh là một tiếp cận nuôi đạy con kém hiệu quả và sẽ đề lại nhiều tôn thương tâm lý cho con cái (Gershoff, 2002), một nhu cầu tất yếu ở các bậc cha mẹ là tìm kiếm và áp dụng được những hình thức giáo dục thay thế hiệu quả hơn (Larzelere & Kuhn, 2005) Mặc dù vậy, có quan điểm cho rằng các hình thức thay thé cho sự trừng phạt thể xác hiện nay như phớt lờ, cô lập, tạm ngưng, rút lại tình yêu thương vẫn có thể tác động một cách tiêu cực tới tâm lý của con cái bởi thực tế về bản chất những cách thức này vẫn dựa trên nguyên lý củng cô và trừng phạt đề kiểm soát hành vi của

con cái (Kohn, 2006) Sự khác biệt duy nhất giữa những hình thức này với trừng phạt thé

xác đó là thay vi sử đụng đòn roi hay phần thưởng thì cha mẹ sử dụng tình yêu thương để buộc con cái đáp ứng các yêu cầu của mình

Chăng han, Aronfreed (1968) cho rang, dựa trên sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ, sự quan tâm có điều kiện được cha mẹ thê hiện thông qua việc phớt lờ hay cô lập con cái khi chúng phạm lỗi có thé tạo ra trạng thái lo âu ở con cái mà qua đó giúp con cái tuân thủ theo những yêu cầu của cha mẹ ngay cả khi cha mẹ không có mặt Theo lý thuyết Tương tác Biểu trưng (Mead, 1981), các cá nhân có xu hướng hành động phủ hợp với cái nhìn về bản thân được hình thành dựa trên đánh giá của những người xung quanh Những đánh giá của cha mẹ khi được con cái nội hóa có thê trở thành một phần trong cái nhìn về bản thân của

4

Trang 6

con cái và từ đó điêu hướng hành vị của chúng Do đó, sự quan tâm có điêu kiện là một cách thức đề những giá trị của cha mẹ được con cái nội hóa và tuân theo, giúp con cái hành

xử phù hợp với yêu câu của xã hội

Tuy nhiên, trải ngược với những quan điểm trên đây, lý thuyết Gắn bó (Bowlby, 1988) cho rằng khi cha mẹ không thê dành cho con cái sự quan tâm hay tình yêu thương một cách nhất quán (khi tình yêu thương hay sự quan tâm thay đổi tùy thuộc vảo việc con cái có đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ hay không), con cái có thế cảm thấy bản thân không xứng đáng được chấp nhận và yêu thương, từ đó dẫn tới những rỗi loạn trong các chức năng tâm

lý xã hội Miller và Ward (1981) cho rằng tình yêu thương có điều kiện của cha mẹ sẽ buộc con cái phải chối bỏ cái tôi hay con người chân thật của mình đề đáp ứng các kỳ vọng của cha mẹ và do đó có khả năng mắc phải các rối nhiễu tinh thần Tương tự, lý thuyết Tự quyết

và lý thuyết Nhân vị Trọng tâm cũng cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ về lâu dài sẽ đề lại những hệ quả tiêu cực đối với sự lành mạnh tâm ly cua con cai (Rogers, 1959; Ryan & Deci, 2017)

A Hanh động rập khuôn, cứng nhắc

Kiểm soát hay dồn nén được các cảm xúc tiêu cực (như buồn bã, lo âu, hay tức giận) thường là một trong những điều mà cha mẹ mong muốn ở con cái và do đó cha mẹ cũng thường sử dụng sự quan tâm có điều kiện đề thúc đây sự điều chỉnh cảm xúc này Nghiên cứu cũng cho thấy những học sinh có cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện đựa trên việc con cái dồn nén được các cảm xúc tiêu cực thì có xu hướng dồn nén cảm xúc và bị rối loan cam xuc (Roth va c.s., 2009) Cu thé hon, su quan tâm tích cực có điều kiện tạo ra sự thúc ép bên trong buộc con cải phải dồn nén các cảm xúc tiêu cực,từ đó dẫn tới sự dồn nén cảm xúc tiêu cực cũng như sự rối loạn cảm xúc Trong khi đó,việc cha mẹ rút lại sự quan tâm, chấp nhận, hay tình yêu thương khi con cái không đồn nén được các cảm xúc tiêu cực lại đẫn tới sự oán giận đối với cha mẹ và từ đó cũng dẫn tới sự rỗi loạn cảm xúc Về lâu dài,

sự dồn nén các cảm xúc ở con cái do tác động của sự quan tâm có điều kiện từ cha mẹ cũng

sẽ gây ảnh hưởng đến năng lực cảm xúc của con cái và từ đó tác động đến những chức năng sống khác Nghiên cứu của Miley vàc.s (2016) chỉ ra rằng khi cảm thấy giận đữ trước thất bại trong một bài kiểm tra nhận thức, những trẻ nhận được sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha mẹ dựa trên việc dồn nén được cảm xúc giận dữ thi cho thây có sự sụt giảm trong hiệu quả thực hiện đối

B Lòng tự trọng có điều kiện

Theo lý thuyết Nhân vị Trọng tâm, mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với những hành vi mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc có thê được lý giải thông qua khái

niệm điều kiện có giá trị (Rogers, 1959) Điều kiện có giá trị đối với một người là những

tiêu chí mà người đó cần phải đáp ứng đề có thế nhận được sự nhìn nhận tích cực từ bản thân hay từ những người xung quanh Theo đó, những giá trị, kỳ vọng,hay mong muốn mà cha mẹ dành cho con cái đã được phóng nội thông qua sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ

5

Trang 7

sẽ đần dần trở thành những điều kiện có gia tri cua con cái Lúc Này, con cái trở thành người quan trọng đối với chính bản thân mình và tự đánh giá bản thân là có giá trị, xứng đáng được yêu thương hay vô giá trị, không xứng đáng được yêu thương dựa trên những kỳ vọng đã được phóng nội Nói cách khác, con cái dần dần học được rằng bản thân chỉ có giá trị khi nào đáp ứng được những tiêu chí nhất định mà cha

C Sự lành mạnh về tâm lý

Trong thực nghiệm của Brummelman và c.s (2014), những học sinh được yêu cầu tưởng tượng về một tình huống mà bản thân nhận được sự quan tâm có điều kiện (so với những học sinh tưởng tượng về sự quan tâm vô điều kiện) có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn khi gặp phải thất bại Nghiên cứu của Assort Và c.s (2004) cho thấy có mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với sự hài lòng ngắn hạn sau thành công và cảm giác hỗ thẹn hay xấu hồ khi thất bại, từ đó dẫn tới sự đầu tư quá mức hay là sự né tránh các thử thách Tương tự, phân tích cho thấy sự quan tâm có điều kiện dẫn tới sự tự mãn sau thành công và

sự tự xúc phạm sau thất bại(Assor & Tal, 2012) Những kết quả này đã phản ánh tác động của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm ly cua con cái thông qua lòng tự trọng có điều kiện hay là sự dao động trong lòng tự trọng của con cái (Assor và c.s., 2014)

D Cac moi quan hệ liên cá nhân

Con cái cảng trải nghiệm sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ càng cảm thấy ít được ủng

hộ, khó có thể tin tưởng vào cha mẹ, và thường có những xung đột với cha mẹ (Øverup, Brunson, Steers, Acitelli, 2017) Hệ quả là con cái có thể thường xuyên cảm thấy bản thân không xứng đáng với tỉnh yêu thương của cha mẹ Những cảm nhận như vậy có thế đã dẫn tới chất lượng mối quan hệ thấp giữa cha mẹ và con cái (Saeed & Hanif, 2014) Bên cạnh

đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn có thể gây ảnh hưởng tới những mối quan hệ liên cá nhân khác của con cái Dựa trên lý thuyết Gắn bó (Bowlby, 1988), nghiên cứu của Miller, Roth, Niemiec, Kanat-Maymon, va Deci (2019) đã cho thấy sự gắn bó thiếu an toàn giữa cha mẹ và con cái xuất phát từ sự quan tâm có điều kiện có thê được lặp lại trong những mỗi quan hệ liên cá nhân của con cái khi đã trưởng thành Trong những mỗi quan hệ nảy, các cá nhân nhận được sự quan tâm có điều kiện của đồng sự và do đó thường cảm thay khéng được thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, từ đó dẫn tới tinh trạng gắn bó thiếu

an toàn

I MÓI LIÊN HỆ GIỮA SU QUAN TAM CO DIEU KIEN CUA CHA

ME VOI MUC DO TRAM CAM VA LO AU O CON CAI

Như đã trình bảy, sự quan tâm có điêu kiện của cha mẹ có liên hệ với nhiêu hệ quả tiêu cực đôi với cảm xúc, nhận thức, và hành vi của con cái Theo lý thuyết Ty quyét (Ryan & Deci,

Trang 8

2017), khía cạnh kiểm soát tâm lý của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với con cái

sẽ tạo ra sự xung đột giữa nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ của con cái Do mong muốn được chấp nhận và yêu thương bởi cha mẹ, con cái sẽ buộc phải hy sinh nhu cầu tự chủ của bản thân Khi bị kiểm soát bởi sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ, hành vi của con cái trong những lĩnh vực bị điều kiện hóa bởi tình yêu thương,chẳng hạn như học tập, thể thao, hay điều hòa cảm xúc, đều mang tính ép buộc, thiếu tự chủ, do đó dẫn tới sự cứng nhắc, rập khuôn, thiếu sáng tạo (Assor và c.s., 2014, 2004;Roth & Assor, 2010; Roth và c.s., 2009) Trong khi đó, nghiên cứu của Campbell-Skils Và c.s (2006), và Ehrine và Quack (2010) cho thấy sự dồn nén các cảm xúc tiêu cực có mối liên hệ với những rối nhiều khí sắc, điển hình là trầm cảm và lo âu Bên cạnh đó,sự thiếu thỏa mãn các nhu cầu tâm lý đã được chỉ ra

là có khả năng dự báo mức độ trầm cảm và lo âu (Quested và c.s., 2011; Wei, Shaffer, Young, & Zakalik, 2005).Đồng tình với quan điểm của lý thuyết Nhân vị Trọng tâm (Rogers, 1959), lý thuyết này cũng cho răng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ sẽ hình thành nên lòng tự trọng có điều kiện của con cái Khi con cái học được rằng gia tri cua bản thân mình phụ thuộc vào những điều kiện nhất định, hay nói cách khác là không chắc chắn, thi tat yéu sẽ dẫn tới nỗ lực đề duy trì những giá trị đó (Crocker & Wolfe, 2001) Những nỗ lực này có thể trở nên quá mức và được thể hiện ra thành tính cầu toàn (Curran,

2018;Curran và c.s., 2017) Khi những nỗ lực này thành công, cá nhân có thế có cảm nhận tích cực về bản thân hay thậm chí tự mãn (Assor & Tal, 2012), và do đó có lòng tự trọng cao, cùng với sự hài lòng với cuộc sống (Grundman, 2010) Tuy nhiên, khi những nỗ lực nay gap phải that bại, cá nhân có thê cảm thấy hồ thẹn về bản thân (Assor & Tal,2012), có cái nhìn tiêu cực về chính mình, và từ đó đánh mất động lực sống Thực nghiệm của Wouters, Thomaes, Colpin, Luyckx, và Verschueren (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện lam gia tăng biên độ dao động của cảm xúc tích cực và tiêu cực khi cá nhân thành công hay thất bại Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng thấp cùng với sự đao động của lòng tự trọng có mối liên hệ với trầm cảm và lo âu (Bosvà c.s., 2010; M H Kerms và c.s., 1993: Lakey và c.s., 2014; Sargent, Crocker, &Luhtanen, 2006; Sowislo & Orth, 2013; Wouters và c.s., 2013) Tính cầu toàn cũng được tìm thấy là một yếu tố nguy cơ đối với trằm cảm và lo âu (Flett, Besser, Davis, & Hewitt,2003; Hewitt va c.s., 2002; Kawamura, Hunt, Frost, & DiBartolo, 2001; Nepon, Flett, Hewitt, & Molnar, 2011; O’Connor va c.s., 2010)

Ngoài ra, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn làm suy giảm chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cai (Assor va c.s., 2004; Roth va c.s., 2009; Saeed & Hanif,2014) Su quan tâm có điều kiện khiến cho con cái cảm thấy mình không được chấp nhận, không được ủng hộ, không được tin tưởng, không xứng đáng được yêu thương và qua đó hình thành thai

độ oán giận đối với cha mẹ Fromm (1956) mô tả đây là cảm nhận cay đăng khi phát hiện ra bản thân không hề được yêu thương mà đang bị sử dụng Thậm chí còn ảnh hưởng tới toàn

bộ những mối quan hệ quan trọng khác trong đời sống sau này khi con cái trưởng thành (Kanat-Maymon và c.s., 2016, tr 2) Những người có cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện có xu hướng hình thành những mối quan hệ mà trong đó họ cũng bị quan tâm một cách

Trang 9

có điều kiện bởi đồng sự Trong những mối quan hệ này, họ thường cảm thấy những nhụ cầu tâm lý cơ bản của mình không được thỏa mãn và do đó cảm thấy thiếu gắn bó an toàn với những mối quan hệ như vậy Thêm vào đó, theo lý thuyết Nhân vị Trọng tâm (Rogers,

1959), long tự trọng có điều kiện khi được hình thành có thê trở thành những chuẩn mực,

giá trị, niềm tin đối với cá nhân Cá nhân sẽ nhìn nhận và phản ứng với cuộc sống sao cho phù hợp với những øì đã được phóng nội từ sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ Tuy nhiên, trên thực tế, sinh thế cá nhân vẫn sẽ có những cảm nhận đối nghịch với những giá trị hay niềm tin này, và do đó đặt cá nhân vào tình trạng xung đột nội tâm giữa những giá trị kiên cố và những cảm nhận hay mong muốn thật của bản thân mình Việc duy trì các coché phòng vệ đề chống lại những trải nghiệm mâu thuẫn với điều kiện có giá trị hay né tránh sự mâu thuẫn nội tâm tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng căng thắng, lo âu kéo đài

Như vậy, có thé thay su quan tâm có điều kiện của cha mẹ có khả năng là một trong những yếu tô nguy cơ đối với sức khỏe tâm lý của con cái, mà cụ thể là làm tăng khả năng mắc phải các triệu chứng trầm cảm và lo âu Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ trực tiếp giữa hai biến số này Nghiên cứu của Wouters,Colpin, và c.s (2018) cho thây sự quan tâm có điều kiện có mối liên hệ với các triệu chứng trằm cảm và lo âu Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân biệt được ảnh hưởng của sự quan tâm tích cực có điều kiện và

sự quan tâm tiêu cực có điều kiện Trong khi đó,nghiên cứu trước đây cho thấy sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện có ảnh hưởng không tương đồng Ngoải ra, nghiên cứu này cũng gặp một hạn chế nữa đó là đã đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ theo lĩnh vực và do đó có thế không thế phản ánh hết tác động của sự quan tâm có điều kiện

KÉT LUẬN

Trong khi nhiều nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đã gợi ý khả năng về mối quan hệ giữa cách nuôi đạy con này với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mỗi liên hệ trực tiếp giữa các biến số này Bên cạnh đó,

do các nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện với nhóm khách thê phương Tây, nghi vấn đối với khả năng suy rộng kết quả đối với các nước phương Đông đã luôn luôn được đặt ra Trong khi đó, tại Việt Nam, sự quan tâm có điều kiện đã được cha mẹ sử dụng phổ biến như một cách thức thúc đây con cái nỗ lực đạt được các kỳ vọng hay mong muốn của cha mẹ nhưng chưa có nghiên cứu nảo tìm hiểu về vấn đề này Nghiên cứu hiện tại được tiến hành nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và mức độ lo

âu và trầm cảm của con cái

Nhất quán với các kết quả nghiên cứu gián tiếp và trực tiếp, cũng như lý thuyết Tự quyết và

lý thuyết Nhân vị Trọng tâm, kết quả phân tích trong nghiên cứu hiện tại đã phản ánh mối

Trang 10

liên hệ và khả năng dự báo của sự quan tâm có điều kiện của mẹ đối với mức độ trầm cảm

và lo âu ở con cái Hơn thể nữa, nghiên cứu cũng cho thấy được sự khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện đối với hai biến số nay Cu thể, so với sự quan tâm tiêu cực có điều kiện, sự quan tâm tích cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với mức độ lo âu và thấp hơn đối với mức độ tram cảm Trong khi quan niệm cho rằng sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của cha me — trong dé cha mẹ tỏ ra bớt quan tâm, bớt yêu thương, hay bớt coi trọng con cái mỗi khi con cái không đáp ứng được các yêu cầu - là một cách nuôi dạy con thiếu lành mạnh được nhiều tác giả đồng tình và có thế để dàng hiểu được,đối với nhiều người tác động tiêu cực của sự quan tâm tích cực có điều kiện - trong đó cha mẹ tỏ ra quan tâm và yêu thương con cái mỗi khi con cái đáp ứng kỳ vọng như là một cách khuyến khích - vẫn là khó có thê tiếp nhận, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng có nhiều chương trình và sách hướng dẫn nuôi dạy con khuyến khích cha mẹ sử dụng cách thức kiểm soát tâm lý này Nghiên cứu này cùng với nhiều nghiên cứu khácđã cho thấy trong khi sự quan tâm tiêu cực có điều kiện có thê gây ra những hệ quả tiêu cực ngay lập tức đối với đời sống tâm lý và xã hội của con cái,

sự quan tâm tích cực có điều kiện lại đặt con cái vào tình trạng dễ bị tổn thương trong dài hạn Một mặt, sự quan tâm tích cực có điều kiện luôn khiến con cái thường rơi vào tỉnh trạng lo âu, mặt khác nó tạo tiền đề cần thiết cho sự Suy sụp trong cảm nhận về bản thân nếu như con cái thất bại và do đó dẫn tới các triệu chứng trầm cảm Như vậy, kết quả nghiên cứu là cơ sở đề kêu gọi các bậc cha mẹ phải thay đổi nhận thức về việc sử dụng tình yêu thương của mình như là một cách thức điều hướng hành vi cua con cai để từ đó hạn chế việc sử dụng cách nuôi dạy con này

Đây là một hướng nghiên cứu tiêm năng mà kêt quả nghiên cứu có thê chuyên hướng sự quan tâm của cha mẹ đôi với thái độ đăng sau môi cách nuôi dạy con thay vì chỉ tập trung vào các kỹ thuật nuôi dạy con

Ngày đăng: 09/01/2025, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN