1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là Động lực thúc Đẩy sự phát triển kinh tế xã hội lý luận và thực tiễn từ quá trình xây dựng phát triển Đất nước

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Là Nền Tảng Tinh Thần Của Xã Hội, Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
Tác giả Hà Thị Hương Lan
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Hóa Và Phát Triển
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 110,6 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong bối cảnh hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành yêu cầu tất yếuchung của nhiều quốc gia dân tộc, đó là bền vững về kinh tế, xã hội và môitrường, đây cũng chính là mục tiê

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VIỆN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

lý luận và thực tiễn từ quá trình xây dựng phát triển đất nước

Mã số học viên: FF210026

Đơn vị công tác: Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính

Hà Nội, 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

I VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5

1 Quan niệm về văn hóa và phát triển bền vững 5

2 Mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội 6

II ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 12 1 Kết quả chủ yếu 13

2 Những hạn chế, yếu kém 13

3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 14

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 14

1 Một số vấn đề và yêu cầu đặt ra trong xây dựng văn hóa vgắn với phát triển bền vững và hội nhập quốc tế hiện nay 14

2 Giải pháp xây dựng văn hóa Việt Nam gắn với phát triển bền vững 17

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành yêu cầu tất yếuchung của nhiều quốc gia dân tộc, đó là bền vững về kinh tế, xã hội và môitrường, đây cũng chính là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới, để đạt đượcđiều đó, cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự tham gia của văn hóa vàotrong phát triển, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội vàvào từng con người, văn hóa phải trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là mụctiêu, động lực của sự phát triển bền vững đất nước

Văn hóa giữ vị trí đặc biệt và vai trò quan trọng trong sự điều tiết, vận độngmọi mặt của xã hội; là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế -

xã hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của conngười Nhân tố văn hóa không nằm ngoài kinh tế - xã hội hay chính trị, đồng thời

là một bộ phận thiết yếu trong đường lối quân sự của chiến lược bảo vệ Tổ quốcViệt Nam Tóm lại, văn hóa có mặt và giữ vị trí trọng yếu trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội

Thực tiễn cho thấy, văn hóa là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội,

là nguồn nội lực cho sự phát triển Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của văn hóa,trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chútrọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trải qua chặngđường 35 đổi mới, đất nước và con người đều có sự đổi mới đặc biệt trên tất cảcác mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội Văn hóa trong xu thế tiếp biến, hộinhập đã có sự giao thoa, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Các hoạt độngvăn hóa nghệ thuật nhờ công nghệ mà hiện đại hóa, có sức lan tỏa nhanh, mạnh,sâu trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở vùng thành thị mà còn lan tỏa đến vùngnúi cao, nông thôn hẻo lánh Giao thoa văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn, tạo điềukiện để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa nước ta ra thếgiới Trên đường đổi mới, các điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tạo thuận lợicho văn hóa phát triển Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân tiếp tục đượcnâng cao, tạo động lực cho phát triển văn hóa Trình độ nhận thức, văn hóa củanhân dân ngày một cao hơn, giúp cho mặt bằng văn hóa được nâng lên, tạo điềukiện cho việc sáng tạo văn hóa có chất lượng hơn, phong phú, đa dạng hơn, chânthực hơn, hoàn mỹ hơn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng và pháttriển văn hóa ở nước ta cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức khôngnhỏ Với tiến trình toàn cầu hóa, nước ta sẽ chịu tác động tiêu cực trên mọi mặt

mà các nước trên thế giới gặp phải, đặc biệt trong điều kiện vô cùng phức tạp vàrất khó lường của thế giới hiện nay, khi mà nước ta đang trong tình trạng “pháttriển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường”

(Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2016, tr.67) thì văn hóa càng có vị trí và vai trò

Trang 4

đặc biệt hơn Muốn phát triển bền vững đất nước, chúng ta rất cần một tầm nhìnlâu dài, tổng thể, bao quát nhiều mặt và toàn diện; rất cần một cách nhìn và cáchtiếp cận hệ thống để làm sao vừa khai thác được sức mạnh của các giá trị vănhóa truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu có chọn lọc những giá trị, cả trongquá khứ lẫn hiện tại, của các nền văn hóa và khoa học hiện đại khác của thếgiới trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Chúng ta đang chứngkiến những thay đổi hết sức lớn lao cùng những thành tựu xưa nay chưatừng có trong mọi mặt của đời sống nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng tacũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa cuộc sống của con người vàthế giới vật chất sống. Những thành tựu công nghệ và phát minh trong khoa học

mà loài người đã đạt được cho đến nay đang làm cho nhiều vấn đề (cả tích cực vàtiêu cực) trước đây chủ yếu mang tính chất địa phương, quốc gia, khu vực thànhvấn đề mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi cần được giải quyết dựa trên nền tảngcủa văn hóa chính trị thông minh, đạo đức khoan dung, ứng xử nhân văn khôngchỉ giữa con người và con người mà còn là giữa con người và thiên nhiên Xuất

phát từ thực tiễn nghiên cứu, tôi chọn vấn đề: " Văn hóa là nền tảng tinh thần

của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, lý luận và thực tiễn từ quá trình xây dựng phát triển đất nước" làm nội

dung viết thu hoạch cuối khóa môn Văn hóa và Phát triển

Trang 5

NỘI DUNG

I VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1 Quan niệm về văn hóa và phát triển bền vững

Nội hàm của khái niệm văn hóa luôn thay đổi, không cố định trong khuônkhổ một cách hiểu duy nhất, mà trong từng thời kỳ, có sự biến đổi, nối tiếp và pháttriển mới Tuy nhiên, với ý nghĩa chung nhất, văn hóa vẫn luôn mang hàm ý chỉnhững giá trị tốt đẹp do con người sáng tạo ra

Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, vai trò của văn hóađối với sự phát triển bền vững, dù cách tiếp cận nào thì vai trò của văn hóa hết sứcquan trọng, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính văn hóa làmnên “năng lực bản chất Người” Vì vậy, nhận thức và ứng xử đúng đối với vai tròcủa văn hóa là chìa khóa mở cánh cửa và tạo lập một xã hội phát triển bền

vững “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta

Trước hết, văn hóa là khái niệm rất rộng và đa nghĩa, không có một địnhnghĩa nào bao hàm, đầy đủ cho văn hóa, phải được nhìn nhận, tiếp cận dưới nhiều

gốc độ khác nhau: Một là, coi văn hóa như một hoạt động cho sự phát triển, hoạt

động cơ bản của con người đó là hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuấttinh thần, nhưng không phải hoạt động nào cũng là văn hóa Ngược lại, không cóhoạt động thì cũng không có văn hóa được tạo ra, những hoạt động hướng đến Chân

- Thiện - Mỹ tức là văn hóa; Hai là, văn hóa là giá trị và hệ giá trị, nghĩa là văn hóa

mang hệ giá trị phổ biến và phổ quát của nhân loại, đó là Chân - Thiện - Mỹ, như

vậy văn hóa được cấu thành từ khoa học - đạo đức - nghệ thuật; Ba là, nhìn nhận văn hóa như là sự sáng tạo, nghĩa là văn hóa là sáng tạo, đổi mới; Bốn là, văn hóa

được nhìn nhận như là bộ lọc, điều chỉnh, nghĩa là chức năng dùng văn hóa như bộlọc, điều chỉnh hành vi, ứng xử, đạo đức của con người

Năm 1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm văn hóa vừa cụ thể, vừakhái quát hết sức tinh tế: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc,

ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức làvăn hoá, văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiệncủa nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòihỏi của sự sinh tồn”( Hồ Chí Minh:   Toàn tập , Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.3, tr.458)

Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạotrong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thànhnên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác địnhđặc tính riêng của mỗi dân tộc” Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạocủa các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi

Trang 6

cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát,đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.

Quan niệm về phát triển bền vững được hình thành từ thực tiễn đời sống xãhội và có tính tất yếu trong việc giải quyết những khó khăn và bất ổn về kinh tế - xãhội, Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển củaLiên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàncầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự pháttriển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năngđáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” Theo đó, ba trụ cột phát triển bền

vững được xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã

hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) làtiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình

độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ

ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống

Ở nước ta, phát triển bền vững vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, điều đó được thể hiện trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước ta, trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vữngđược định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệhiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệtương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến

bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

2 Mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội

Sự phát triển hài hoà, đồng bộ của các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị, xãhội sẽ tạo thế vững chắc, duy trì trật tự, sự ổn định và phát triển bền vững của quốcgia, dân tộc Nhìn từ góc độ triết học, nếu kinh tế, xã hội thuộc bình diện cơ sở hạtầng (tồn tại xã hội) thì văn hoá, chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng (ý thức xãhội), vì thế các lĩnh vực đều có mối quan hệ, tác động, chi phối lẫn nhau

Sự phát triển của kinh tế - xã hội sẽ mang lại cuộc sống vật chất ngày càngđầy đủ, đảm bảo những điều kiện, nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, đi lại, trên cơ sở

đó con người tham gia tích cực, chủ động vào các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.Nói như C.Mác: “Con người trước hết phải ăn, uống, ở và mặc đã, rồi mới có thể

làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1994, t.19, tr.116).

Chỉ khi nào những giá trị về công bằng, bình đẳng, tự do, dân chủ được tôntrọng và đảm bảo, thì con người mới có điều kiện phát triển toàn diện về đức, trí,thể, mỹ Nếu kinh tế đảm bảo chăm lo đời sống vật chất cho con người; xã hội duytrì và thiết lập các mối quan hệ bền chặt; chính trị kiến tạo niềm tin, vạch ra con

Trang 7

đường, tương lai phía trước thì văn hoá thực hiện sứ mệnh chăm lo đời sống tinhthần, tạo động lực, niềm tin, sức mạnh, giúp con người vượt qua những khó khăn,thách thức Văn hoá với hệ giá trị, truyền thống, chuẩn mực, bản sắc được traotruyền từ đời này sang đời khác sẽ góp phần điều chỉnh hành vi suy nghĩ, hướng conngười đến những điều tốt đẹp của chân, thiện, mỹ.

Sinh thời, khi đề cập đến mối quan hệ, gắn bó hữu cơ giữa các lĩnh vực kinh

tế, chính trị, xã hội và văn hoá, Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Trong công cuộckiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang

nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá” (Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh, H, 1997, tr.11) Theo đó, người làm lãnh đạo, quản lý phải thấy được mối

quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực; vị trí, vai trò của từng lĩnh vực trong đời sống

xã hội Phát triển phải đảm bảo sự đồng bộ, hài hoà, cân đối, tránh xem nhẹ, thậmchí coi thường, lãng quên bất cứ một lĩnh vực nào Sự xem nhẹ một trong các lĩnhvực sẽ dẫn đến hậu quả là sự khủng hoảng, đứt gãy và mất cân đối nghiêm trọngtrong quá trình phát triển, đe doạ đến vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh và phát triểntoàn diện con người

Đề cập đến vai trò của văn hoá, văn nghệ với công cuộc kháng chiến, kiếnquốc, xây dựng cuộc sống mới, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hoá nghệ thuậtcũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy Người cũng từng nhấnmạnh vai trò đặc biệt của văn hoá đối với hoạt động kinh tế, chính trị: “Văn hoá, nghệthuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và

chính trị” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, t.7, tr.246).

“Văn hoá trong kinh tế và chính trị” là cách nói giản dị nhưng hàm chứa những triết lýsâu xa Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải thẩm thấu, hiện diện trong tất cả cáclĩnh vực của đời sống, nhất là trong kinh tế và chính trị Trong Di chúc để lại cho toànĐảng, toàn dân, toàn quân, Hồ Chí Minh cũng không quên căn dặn: “Đảng cần phải

có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời

sống của nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622)

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Namluôn nhất quán quan điểm phát triển đồng bộ, hài hoà, có sự phối hợp của các thành

tố, lĩnh vực, nhất là kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tạo sức mạnh tổng lực để thựchiện thành công mục tiêu phát triển bền vững đất nước Trong Nghị quyết Trungương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằmmục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế Các nhân

tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương

diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1998, tr.55).

Trang 8

Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế.Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọiphương diện Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế đi đôivới phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc, ” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2001, tr.88) Cùng với chỉ ra điều kiện

tiên quyết bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước là dựa trên

cơ sở phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, Hội nghị Trungương 10 khóa IX (năm 2004) đã xác định: “Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ pháttriển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừngnâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của

ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và

bền vững của đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VII, IX) về văn hóa, xã hội, khoa học- kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2005, tr.283.).

Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) tiếp tục đặt ra yêu cầu: “phát triển sâurộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam…, gắn kết chặt chẽ và đồng bộhơn với phát triển kinh tế”; “Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế,chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân… Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa

lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, tr.106, 213.).

Cụ thể hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về gắn kết, phát triển đồng bộcác lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, các cấp uỷ đảng, chính quyền từTrung ương đến địa phương đã xây dựng, ban hành nhiều chương trình, kế hoạchhành động hướng tới mục tiêu phát triển hài hoà, bền vững Tuy nhiên bên cạnhnhững thành tựu đạt được thì ở một số nơi, tính chất “phát triển hài hòa” chưa thực

sự hiệu quả, công tác phát triển văn hoá ở một số vùng miền còn chậm so với tốc độphát triển của kinh tế, chính trị, xã hội “So với những thành tựu trên lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưatương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trườngvăn hóa lành mạnh Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngtrong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng”; “Văn hoá chưa được quan tâmtương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nộisinh của sự phát triển bền vững đất nước” Để khắc phục những hạn chế, bất cập,Hội nghị Trung 9 khoá XI đã đề ra quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xãhội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặtngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” Đại hội XIII của Đảng cũng đã nhất quánquan điểm: Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triểnkhai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây

Trang 9

dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốcphòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.Trong mối tương quan với các lĩnh vựckhác của đời sống xã hội, văn hóa giữ vai trò, vị trí nền tảng tinh thần vững chắc,củng cố và duy trì khối đại đoàn kết dân tộc; là nguồn lực nội sinh, sức mạnh mềmquan trọng góp phần quyết định vào mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đấtnước “Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” không chỉ là

sự khẳng định, đề cao của Đảng đối với lĩnh vực văn hoá trong xây dựng con người

và phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là yêu cầu đối với cả hệ thống chính trị, trong

đó có những nhiệm vụ lớn đặt ra đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc chútrọng nguồn lực, tài chính; quan tâm đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khơi thôngnhững mạch nguồn văn hoá, để văn hoá phát triển tương xứng, hài hoà với các lĩnhvực trọng yếu khác

Như vậy, nước ta đã đi qua một chặng đường 35 năm đổi mới, đây là quátrình cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên

cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước” Sự ra đời của Nghị quyết đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết của yêu cầu,nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là đáp ứngyêu cầu phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong thời kỳ mới

Xuyên suốt quá trỉnh ấy, Đảng ta xác định vai trò của văn hóa đối với sự phát

triển bền vững: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Quan điểm này được thể hiện qua mấy nội dung cơ

bản sau đây:

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Quan diểm này một lần nữa khẳng định vai trò của văn hóa trong sự nghiệpcách mạng của Đảng và dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc là chăm

lo nền tảng tinh thần của xã hội Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thìkhông có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước”, một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng ta nhấn mạnh là:

“xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân

- thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóathật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quantrọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI, H, 2014, tr.47).

Trang 10

Do vậy, phát triển bền vững phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh, con người phát triển toàn diện Văn hóa là kết quả củakinh tế, là sức mạnh nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng và phát triển văn hóa cũng là một mục tiêu quan trọng trong xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta.

Các giá trị văn hóa tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấmnhuần trong mỗi con người và cả dân tộc Các giá trị văn hóa được nối tiếp, traotruyền và phát huy qua các thế hệ người Việt Nam, đó là tất yếu của dòng chảy lịch

sử từ quá khứ đến hiện tại và hướng đến tương lai, tương lai của những giá trị phổquát Chân - Thiện - Mỹ Vì vậy, chúng ta làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnhvực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vữngcủa xã hội

Mặt khác, để phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vữngchắc của xã hội, chúng ta cần phải mở rộng giao lưu quốc tế và khu vực, tiếp thụ cóchọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong tinh hoa văn hóa các dân tộc khác để làm giàuthêm cho nền văn hóa dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho văn hóa Việt Nam bắtkịp sự phát triển của văn hóa nhân loại trong thời đại ngày nay và chống lại cái đãtrở nên lạc hậu, lỗi thời, xa lạ với văn hóa

Đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nghĩa là đề cao, coitrọng nguồn lực văn hóa của sự phát triển bền vững đất nước Hệ thống di sản vănhóa, các giá trị văn hóa là “tài sản” vô giá, vô tận cho sự phát triển kinh tế - xã hội,

đó còn là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự bền vững của chế độ ta

Hai là, văn hóa là mục tiêu của phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xâydựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây cũngchính là mục tiêu của văn hóa, nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất của văn hóa Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 xác định: Mục tiêu và động lực chínhcủa sự phát triển là vì con người, do con người Đồng thời nêu rõ yêu cầu “tăngtrưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo

vệ môi trường”, ngày nay không thể phát triển bằng mọi giá, nhất là chạy theo lợinhuận tối đa, vì lợi ích hôm nay mà làm tổn hại đến tương lai C Mác đã chỉ dẫn

“Nếu canh tác được tiến hành một cách tự phát mà không được hướng dẫn một cách

có ý thức….thì sẽ để lại sau nó đất hoang” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1997, t.32, tr.80) Điều đó có nghĩa là, muốn phát triển kinh tế

một cách hiệu quả, bền vững, thì không thể thiếu văn hóa, nên văn hóa chính là mụctiêu của sự phát triển, văn hóa còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồidưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới

Bản chất của văn hóa là sáng tạo, đổi mới để vươn tới các giá trị phổ quát đó

là Chân - Thiện - mỹ, tạo nên tinh thần nhân văn cho con người, đem hạnh phúc đến

Trang 11

cho mỗi người Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta là thực hiện sự nghiệp vì nhân dân - con người Nói đến văn hóa làmục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng có nghĩa là toàn bộ sự phát triển kinh

tế - xã hội phải hướng tới sự phát triển con người, phát triển xã hội, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho nhân dân Phải đặt con người vào vị trí trung tâm của

sự phát triển, là mục tiêu của sự phát triển

Từ đổi mới đến nay, Đảng ta nhất quán tạo lập nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đó phải là nền kinh tế giải quyết hài hòa các mối quan hệlợi ích giữa cá nhân và xã hội, giữa kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảobền vững về môi trường sinh thoái, tạo cơ sở nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội

Để đạt được điều đó phải cần đến văn hóa, sự tham gia của văn hóa vào trong tổchức và hoạt động của nền kinh tế vì mục tiêu phát triển xã hội, phát triển conngười, đó chính là vai trò của văn hóa trong kinh tế, kinh tế trong văn hóa

Văn hóa với tư cách là đời sống tinh thần xã hội, một mục tiêu đặc biệt quantrọng, vì nó là nhu cầu phong phú, vô cùng, vô tận, tinh tế của con người, nhu cầutinh thần còn là nhu cầu nhân văn và là cứu cánh của con người, văn hóa ấy vừa đápứng nhu cầu của con người, xã hội tiến bộ, vừa thúc đẩy con người đạt được niềmtin, sự khác vọng hạnh phúc

Ba là, văn hóa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Thực tế cho thấy, không ít những quốc gia, dân tộc không giàu về tài nguyênthiên nhiên, thậm chí còn nghèo nàn và hạn hẹp nhưng lại giàu về kinh tế, kinh tếphát triển, xã hội tiến bộ chính là nhờ coi trọng yếu tố văn hóa, con người, thông quaviệc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mở đường cho sự pháttriển

Như vậy, nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một đất nước thấm sâutrong văn hóa, con người Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, cáitốt, cái tiến bộ nhưng không thể tách rời, bỏ qua cội nguồn, phát triển phải vựa trêncội nguồn, cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa kinh nghiệm qua hơn 30 năm

sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã chứng minh rằng, ngay bản thân sự phát triển kinh tếcũng không chỉ do các nhân tố thuần túy kinh tế tạo ra, mà động lực của sự đổi mớikinh tế đó một phần quan trọng nằm trong văn hóa

Trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và làm thayđổi quan niệm về phát triển kinh tế, phát triển bền vững, phát triển không đơn thuầnchỉ dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mặt dù yếu tố này phong phú,

đa dạng nhưng đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt, mà dần dần chuyển sangyếu tố quyết định cho sự phát triển chính là trí tuệ, tri thức, thông tin, là sáng tạo vàđổi mới không ngừng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đápứng nhu cầu đa dạng của cá nhân và xã hội, đó tức là văn hóa, vai trò của văn hóatrong phát triển, chỉ có sự tham gia của văn hóa mới đưa đến sự phát triển bền vững

Trang 12

Ngày nay, nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người Tiềmnăng sáng tạo này nằm trong văn hóa, trí tuệ, tâm hồn, đạo đức, nhân cách của mỗi

cá nhân và cộng đồng Chỉ có nguồn lực này là vô hạn, có khả năng tái sinh và tựsinh, không bao giờ cạn kiệt, các nguồn lực khác sẽ không được sự dụng có hiệu quảnếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai khác chúng, thì các nguồnlực đó dù có phong phú, đa dạng, thì cũng không thể tham gia và phát huy tác dụngvào trong phát triển

Sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng ta, một lần nữakhẳng định và nhấn mạnh vai trò của văn hóa, con người Việt Nam là sức mạnh nộisinh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, để có được nguồn lực nội sinhnhư vậy cần phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sớm chấn hưng nềngiáo dục Việt Nam, nền giáo dục đó “vừa phản ảnh sâu sắc chiết lý văn hóa, giáodục Việt Nam, vừa phản ánh xu thế phát triển của thời đại” Qua đó tạo ra nhữngcon người mới, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa như Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựngcon người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lượcphát triển Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của conngười Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môitrường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo,

thể chất tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H.2016, tr.148-149) Những tri thức, trí tuệ, tình cảm, đạo đức kết tinh, thấm sâu

vào trong mọi hoạt động của đời sống con người và xã hội càng tăng cao bao nhiêuthì sự phát triển kinh tế - xã hội càng nhanh chóng và bền vững bấy nhiêu

Với những thành tựu có ý nghĩa lịch sử qua 35 năm đổi mới đã chứng minhrằng, văn hóa từ trong bản chất của mình có vai trò hết sức quan trọng đối sự pháttriển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững đất nước, là nền tảng tinh thần của xã hội,

là mục tiêu, là động lực của sự phát triển gắn với tiến bộ công bằng xã hội hướng tớiphát triển văn hóa và phát triển toàn diện cá nhân con người

Ở nước ta, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải nhận thức đúng vai trò của vănhóa cũng như mục tiêu của sự phát triển, đó là vai trò của văn hóa trong kinh tế, kinh

tế trong văn hóa, chỉ có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững,sớm hiện thực hóa mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã chọn

II ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong quá trình đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế, đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi trường,, đồng thời đặt ra những yêucầu mới đối với văn hóa Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối vớivăn hóa, cũng như vai trò của tất cả các chủ thể trong xã hội về văn hóa, đã tạo nênbước phát triển mới của nền văn hóa Việt Nam Những thành tựu cũng như yếu

Ngày đăng: 08/01/2025, 19:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1994, t.19, tr.116 Khác
2. Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh, H, 1997, tr.11 Khác
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, tập 7, tập 15 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1998 Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2001 Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VII, IX) về văn hóa, xã hội, khoa học- kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2005 Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2006 Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. H.2021 Khác
9. Ngô Đức Thịnh: Văn hóa và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w