1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận - vệ sinh an toàn thực phẩm - đề tài - tìm hiểu về vệ tinh an toàn thực phẩm việt nam hiện nay

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,59 MB

Nội dung

Thực trạng sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm  Trong sản xuất rau quả Hiện tại có 43 tỉnh, thành phố đã và đang quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.. Tuy nhiên, diện tích đủ điều kiện

Trang 1

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

 An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc

biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người.

 Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

 Theo tổ chức FAO và WHO định nghĩa VSATTP là việc đảm

bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng

người sử dụng, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc chứa các tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm

của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Trang 4

 Việc thử nghiệm, khảo nghiệm và ban hành danh mục thuốc thú y được thực hiện đúng

qui định pháp luật, Công tác thanh kiểm tra, lấy mẫu của cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc

thú y được duy trì.

 việc giết mổ gia súc tập trung bước đầu được tổ chức ở một số thành phố lớn, trong tổng

số 17.129 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, mới có  617 cơ sở giết mổ tập trung(3,6%), số

điểm giết mổ nhỏ lẻ là 16.512 điểm (94,4%) Mới kiểm soát được 7.281 cơ sở (trong đó

khoảng 22,1% đạt yêu cầu vệ sinh thú y); tỷ lệ động vật được kiểm soát giết mổ chiếm

58,1%.

 Đến nay, khoảng 3% cơ sở chăn nuôi đã triển khai áp dụng VietGaHP

 Kết quả giám sát về chất lượng, tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầm phát hiện vi sinh vật gây

bệnh là 27,67% giảm so với năm 2009 (29,14%), tuy nhiên tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầm phát hiện dư lượng hóa chất cấm là 1,19%, tăng so với năm 2009 (0,55%).

1 Thực trạng an toàn vệ sinh trong sản xuất rau quả,

trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, trong

chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm.

Trang 5

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

A Thực trạng sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong sản xuất rau quả

Hiện tại có 43 tỉnh, thành phố đã và đang quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn

Tuy nhiên, diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn mới chỉ 8,5% tổng diện

tích trồng rau cả nước; diện tích đủ điều kiện sản xuất cây ăn quả an toàn đạt

khoảng 20%, số còn lại do sản xuất nhỏ lẻ, không trong vùng quy hoạch nên khó kiểm soát

Kết quả giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm cho thấy tỷ lệ mẫu rau có dư

lượng thuốc  BVTV vượt quá giới hạn cho phép là 6,17% giảm so với năm 2009 (6,44%).

Trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản

Việc kiểm soát chất lượng, ATTP trong tất cả các công đoạn sản xuất thủy sản đã

được đẩy mạnh Từ năm 1994, Ngành thủy sản đã chuyển đổi phương thức kiểm soát sản phẩm cuối cùng sang kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, hướng dẫn

các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng Quy phạm thực hành sản xuất tốt

(GMP), Quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP), kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên nguyên lý phân tích mối nguy ATTP và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).

Trang 6

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2 Thực trạng an toàn vệ sinh trong trong chế

biến, kinh doanh thực phẩm

Sản xuất sử dụng/kinh doanh

Trang 7

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2 Thực trạng an toàn vệ sinh trong trong chế

biến, kinh doanh thực phẩm

Sản xuất sử dụng/kinh doanh rượu,

bia, nước giải khát, nước uống đóng

chai.

Các cơ sở SXKD đồ uống quy mô công nghiệp

tuân thủ khá đầy đủ các quy định về VSATTP

Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất thủ công chưa

thực hiện đầy đủ các quy định về chất lượng

VSATTP

Sản xuất rượu thủ công vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn (250-300 triệu lít/năm) và có tới 95,7% người uống rượu sử dụng loại rượu này Tuy nhiên, việc kiểm soát hàm lượng methanol, aldehyt trong rượu còn chưa tốt nên tử vong do ngộ độc rượu còn cao (Từ 29/9 đến

29/10/2008, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận 11 ca tử vong do rượu) Lượng rượu giả, nước giải khát kém chất lượng bị thu giữ vẫn ở mức cao.Theo báo cáo của Bộ Công thương, số rượu bị thu giữ là 18.126 chai (năm 2006), 8.278 chai (năm 2007) và 6.424 chai (năm 2008); lượng nước giải khát các loại bị thu giữ là 33.874 chai (năm 2006), 41.714 chai (năm 2007) và 46.962 chai (năm 2008).

Trang 8

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2 Thực trạng an toàn vệ sinh trong trong chế

biến, kinh doanh thực phẩm

Sản xuất sử dụng/kinh doanh thực phẩm chức năng và sữa

Thực phẩm chức năng: xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, chủ yếu là nhập khẩu Năm 2008, thực phẩm chức năng nhập khẩu được

kiểm tra nhà nước về CLVSATTP là 7.887.000 kg/106 lô; việc quản lý loại thực phẩm này gặp nhiều khó khăn, do năng lực của các cơ sở kiểm nghiệm còn hạn chế nên nhiều khi không xác định được các hoạt chất của mẫu kiểm tra để xác định đó là thực phẩm hay dược phẩm

Đối với sữa: Hiện nay, lượng sữa ở Việt Nam chủ yếu do nhập khẩu, trong đó 72% là nhập khẩu, số còn lại là sữa tươi tự sản xuất trong

nước Tính trung bình người Việt Nam tiêu thụ khoảng 9,5 lít

sữa/người/năm Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, sản phẩm sữa là hàng giả, hàng kém chất lượng có xu hướng tăng; sữa có hàm

lượng protein thấp so với tiêu chuẩn công bố, sữa nhiễm melamine vẫn phát hiện thấy ở một số địa phương

Trang 9

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2 Thực trạng an toàn vệ sinh trong trong chế

biến, kinh doanh thực phẩm

Thực trạng ATTP trong chế biến thịt, trứng và mật ong

Theo báo cáo của Cục Thú y, kết quả của Chương trình giám sát VSATTP đối với thịt, trứng và mật ong năm 2010 như sau:

Về giám sát sử dụng thuốc kháng sinh trong trại nuôi (30 trại lợn, 30 trại gà):

43/50 mẫu cám có dư lượng thuốc kháng sinh cao hơn quy định, 5/10 mẫu

nước tiểu phát hiện thấy hóc môn tăng trưởng (04 mẫu có clenbuterol, 01 mẫu

có salbutamol).

Về ô nhiễm vi sinh vật và hóa chất trong thịt: 18/106 mẫu phát hiện có kháng

sinh và chất cấm (cloramphenicol, hóc môn tăng trưởng beta-agonist, dư lượng chì trên mức cho phép, dư lượng enroflorxacin) Tại nơi giết mổ, 47/233 mẫu thịt lợn và thịt gà không đạt tiêu chuẩn về tổng số vi khuẩn hiếu khí, 89/233 mẫu thịt lợn và thịt gà vượt mức giới hạn enterobacteriaceae Tại nơi kinh

doanh, 71/431 mẫu thịt nhiễm Salmonella, 68/150 mẫu thịt lợn nhiễm E.coli, 5/84 mẫu thịt gà nhiễm Campylobacter.

Trang 10

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2 Thực trạng an toàn vệ sinh trong trong chế

biến, kinh doanh thực phẩm

Đối với trứng: Chương trình được thực hiện tại 15 cơ sở thu gom và 8

cơ sở chế biến nằm trong địa bàn của 6 tỉnh phía Nam (TP Hồ Chí

Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp), kết quả cho thấy 8/15 cở sở thu gom trứng đạt loại tốt về điều kiện vệ sinh thú y (các cơ sở còn lại đều đạt loại khá), 100% mẫu trứng đạt yêu cầu

vệ sinh (Salmonella âm tính, không phát hiện thấy sudan I, II, III, IV, DDT, Dichlorvos, Cypermethrin, Lindane, Neomycin, Spectinomycin, Tylosin, Tetracycline)

Về điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi ong lấy mật, các

cơ sở thu gom và chế biến mật ong, Cục Thú y đã tiến hành lấy 175 mẫu mật ong để phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư Trong số 34 mẫu đã có kết quả phân tích, đã phát hiện 3 mẫu có dư lượng sulphadiazin, 1 mẫu có enrofloxacin và 2 mẫu có streptomicine

Trang 11

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2 Thực trạng an toàn vệ sinh trong trong chế

biến, kinh doanh thực phẩm

Thực trạng kiểm soát an toàn thực phẩm tại  các chợ, các siêu thị

Tính đến nay, trong cả nước đã xây dựng được 8.333 chợ các loại, trong

đó có 86 chợ đầu mối Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về ATTP tại các chợ ở nông thôn, nội đô, chợ cóc, chợ tạm hiện vẫn còn bất cập

cả nước có 386 siêu thị, 103 trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn

Thực trạng chế biến ATTP tại các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp,

cơ quan, trường học, bệnh viện

Từ năm 2004-2009 số vụ ngộ độc thực phẩm trung bình xảy ra tại khu công nghiệp là 7 - 32 vụ/năm với số người mắc là 905 - 3.589

người/năm (trung bình 113 người/vụ), có 1 trường hợp tử vong

Trang 12

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2 Thực trạng an toàn vệ sinh trong trong chế

biến, kinh doanh thực phẩm

Thực trạng chế biến ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường

phố, khu du lịch

Tỷ lệ các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP vẫn còn thấp (chiếm 16,5%)

 Thực trạng chế biến ATTP tại các khách sạn, nhà hàng

Các khách sạn, nhà hàng đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ chế biến nên cơ bản đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP Do vậy, nhiều năm qua, ít có các vụ ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng

Trang 13

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

B TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

 Theo thống kê của của Bộ Y tế,  từ năm 2004-2009 đã có 1.058 vụ

NĐTP, trung bình 176,3 vụ/năm, số người bị NĐTP là 5.302

người/năm, số người chết là 298 người (49,7 người/năm), tính trung

bình tỷ lệ người bị NĐTP cấp tính là 7,1 người/100 ngàn dân/năm.

 Năm 2009 có 152 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.212 người mắc và 31

người tử vong.  So sánh với năm 2008, số vụ ngộ độc giảm 53 vụ

(25,9%); số người mắc giảm 2.616 người (33,4%); số người đi viện giảm 1.888 người (31,3%); và số người bị tử vong giảm  26 trường hợp ( 42,6%)

 Về nguyên nhân NĐTP, 29,6% số vụ do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, 5,2% số vụ do hóa chất, 24,7% do thực phẩm có sẵn độc tố tự

nhiên, 40,5% số vụ không xác định được nguyên nhân

Trang 14

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

B TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

 Tỷ lệ mắc bệnh giun sán ở nước ta còn rất cao Có tới hơn 60.000.000 người đang mang giun sán trong người do tập quán ăn uống mất vệ sinh (ăn gỏi cá, ăn rau sống, ăn tiết canh, nộm ) Bệnh sán lá gan lớn

có ở 18 tỉnh, tỷ lệ mắc có nơi tới 37% như Nam Định, Phú Yên

Bệnh sán lá gan nhỏ có ở 24 tỉnh, tỷ lệ nhiễm rất cao như Hà Tây

(40%), Thanh Hóa (38%), Nam Định (37%), Ninh Bình (30%), Phú Yên (37%), Bình Định (30%) Ngoài ra, các bệnh ký sinh trùng khác như: giun đũa, giun xoắn, giun kim, bệnh ấu trùng sán, giun cũng còn phổ biến Đây là các bệnh mà nguồn lây truyền chủ yếu qua đường thực phẩm, ăn uống

Trang 15

1) Hệ thống văn bản QPPL về quản lý chất lượng ATTP

được ban hành với số lượng lớn

2) Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP đang từng bước

được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương

3) Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đã được quan

tâm đặc biệt

4) Hình thành mạng lưới kiểm nghiệm ở Trung ương và

khu vực

5) Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp

luật về ATTP đã bước đầu tạo sự chuyển biến

6) Công tác quản lý và bảo đảm chất lượng ATTP có tiến

bộ rõ rệt

Trang 16

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

II) Những yếu kém và bất cập trong công tác bảo

đảm an toàn thực phẩm

1) Những mặt yếu kém, bất cập

 Văn bản quy phạm pháp luật: chưa đồng bộ, còn xảy ra

sự chồng chéo, mâu thuẫn, hoặc bỏ sót một số lĩnh vực

Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa hoàn thiện

Chế tài xử phạt còn nhiều bất cập, chưa cụ thể và chưa

có tính răn đe cao

Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tuy đã

có chuyển biến song việc triển khai còn thụ động

Thực trạng về tồn dư hóa chất, ô nhiễm hóa chất bảo

quản trong một số thực phẩm chưa được cải thiện nhiều

Trang 19

Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm ATTP

Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý

vi phạm pháp luật về ATTP

Tiếp tục triển khai và nhân rộng trong toàn quốc các mô hình quản lý ATTP tiên tiến

Nâng cao năng lực hệ thống phòng chống ngộ độc thực

phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; xây dựng hệ

thống cảnh báo và phân tích nguy cơ ATTP

Trang 20

GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN

C Nhóm giải pháp về nguồn lực

Tăng cường đào tạo, tập

huấn cho mạng lưới triển

điều ước quốc tế, các thỏa

thuận song phương, đa

phương trong lĩnh vực ATTP. Xã hội hóa công tác bảo đảm ATTP.

Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP

Trang 21

KẾT LUẬN

Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng hàng nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam tiêu dùng trong nước hay

xuất khẩu không bị nhiễm vi sinh, không chứa hóa

chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay

bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép làm ảnh

hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng

Đồng thời, cũng nhằm thực hiện tốt vài trò thành viên của Việt Nam đối với Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) thì việc triển khai thực hiện Chiến lược an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 là yêu cầu cấp

bách đối với mọi tổ chức, cá nhân

Trang 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 http

://www.baomoi.com/An-toan-ve-sinh-thuc-pham-Doi-mat-voi-nhieu-th ach-thuc/82/3561082.epi

Ngày đăng: 07/01/2025, 21:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4) Hình thành mạng lưới kiểm nghiệm ở Trung ương và - tiểu luận - vệ sinh an toàn thực phẩm - đề tài  - tìm hiểu về vệ tinh an toàn thực phẩm việt nam hiện nay
4 Hình thành mạng lưới kiểm nghiệm ở Trung ương và (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w