Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về tổng quan nghiên cứu dạy học tíchhợp trong tiểu học, các quan điểm dạy học tích hợp và mục đích của dạy học tíchhợp trong tiểu
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA TNXH LỚP 1,2 (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI
SÁNG TẠO)
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số:
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Thái Nguyên, 2022
Trang 21 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia,dân tộc Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 đượcthông qua tại Đại hội XI, vai trò của GD&ĐT được làm rõ: “GD&ĐT cần tập trungvào việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”
Để thực hiện được điều đó đòi hỏi đất nước phải có một nguồn nhân lực vừa cóđức, vừa có tài và vừa phải có tri thức cuộc sống Nơi đào tạo ra quá trình học tậpcủa những con người đó chính là trường tiểu học Muốn vậy đòi hỏi nhà trườngkhông ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường nói chung và trườngtiểu học nói riêng
Trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam đangđứng trước việc thay đổi chương trình và đổi mới sách giáo khoa Một trong nhữngđịnh hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ giáo dục định hướng nộidung, nặng về kiến thức hàn lâm sang nền giáo dục phát triển năng lực người học,gắn liền với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn Vì thế, việc xây dựng chươngtrình theo hướng phát triển năng lực có vai trò quan trọng và chương trình 2018 đãthể hiện điều đó Chương trình 2018 được xây dựng theo hướng mở, một chươngtrình có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau với những quan điểm xây dựng riêng
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhấn mạnh đến 3 quan điểm
cơ bản Một là, dạy học tích hợp Hai là, dạy học phân hóa Ba là, dạy học thôngqua hoạt động Trong đó, ở cấp tiểu học thì nhấn mạnh nhiều hơn đến dạy học tíchhợp và dạy học thông qua hoạt động Hiện nay dạy học tích hợp không còn là mộtnội dung mới mẻ mà trong quá khứ nó đã được mọi người tìm hiểu và đề cập đến.Với Việt Nam, việc dạy học tích hợp trong nội dung chương trình 2018 được thểhiện ở khía cạnh toàn diện hơn
Trang 3Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục.Tìm hiểu và vận dụng đúng quan điểm tích hợp vào quá trình dạy học thì có thểđem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất củacác môn học ở tiểu học Tư tưởng tích hợp được bắt nguồn từ cơ sở khoa học vàđời sống Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huốngtích hợp Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lý luận và thực tiễn
mà lại không sử dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau Tích hợptrong nhà trường sẽ giúp HS học tập và phát triển khả năng vận dụng sáng tạo kiếnthức, kỹ năng và phương pháp từ các lĩnh vực khác nhau trong giải quyết các tìnhhuống mới mẻ trong cuộc sống hiện đại Từ đó giúp các em trở thành những ngườicông dân tốt, chủ động, sáng tạo trong cuộc sống
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng dựa trên quan điểmdạy học tích hợp, coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống nhất cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xãhội Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáodục môi trường, giáo dục tài chính được tích hợp vào môn Tự nhiên và Xã hội ởmức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam
Hiện nay, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tự nhiên và xãhội lớp 1, 2 có 4 bộ sách giáo khoa: Cánh diều; Kết nối tri thức với cuộc sống;Cùng học để phát triển năng lực; Chân trời sáng tạo Mỗi bộ sách giáo khoa đều cócác quan điểm, cách tiếp cận riêng Tuy nhiên, sách Tự nhiên và xã hội của BộChân trời sáng tạo là một trong những bộ sách thể hiện rõ nhất quan điểm tích hợpthông qua nội dung, cấu trúc của sách; hướng đến phát triển năng lực phẩm chấtcủa người học
Để có thể khai thác mối liên hệ giữa các môn học một cách hiệu quả Chúng
tôi đã chọn đề tài "Phân tích quan điểm tích hợp trong nội dung sách giáo khoa TNXH lớp 1, 2 ( bộ sách Chân trời sáng tạo)" làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 42 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích quan điểm tích hợp trong nội dung sách giáo khoaTNXH lớp 1, 2 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nhằm làm rõ quan điểm tích hợp trongnội dung dạy học từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1,2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về tổng quan nghiên cứu dạy học tíchhợp trong tiểu học, các quan điểm dạy học tích hợp và mục đích của dạy học tíchhợp trong tiểu học , bên cạnh đó điều tra về thực trạng khi dạy môn Tự nhiên và Xãhội lớp 1,2
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí học sinh đầu cấp Tiểu học, Mối quan hệgiữa đặc điểm tâm sinh lí với dạy học tích hợp ở tiểu học
- Nghiên cứu các quan điểm tích hợp trong môn học, phân tích rõ các quanđiểm dạy học tích hợp trong tiểu học
-Nghiên cứu các quan điểm dạy học tích hợp để biên soạn sách giáo khoa Tựnhiên và Xã hội lớp 1, 2
Nghiên cứu nội dung, cấu trúc sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2(bộ sách Chân trời sáng tạo)
Phân tích quan điểm tích hợp trong nội dung sách giáo khoa Tự nhiên và Xãhội lớp 1,2 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
Một vài gợi ý về cách tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm tích hợp trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 (bộsách Chân trời sáng tạo)
Khách thể nghiên cứu
Trang 5Chương trình và sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 bộ sáchChân trời sáng tạo
Nếu phân tích và làm rõ được quan điểm tích hợp trong nội dung sách gíaokhoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2 (bộ sách Chân trời sáng tạo) thì sẽ góp phần giúpnâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2
Nội dung sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2 (bộ sách Chân trời sángtạo)
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học,tâm lý học, triết học, các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam về hoạt độngdạy và học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học để làm rõ cơ sở lý luậncủa đề tài
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tìm các tài liệu liên quan đến tổ chứcmột số hoạt động dạy học của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2 (Bộ sách Chân trờisáng tạo)
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến, hướng dẫn cách thực hiện đềtài, kiểm nghiệm đề tài
- Phương pháp điều tra:
+ Tiến hành điều tra, quan sát các thực trạng khi dạy học ở tiểu học môn Tựnhiên và xã hội lớp 1,2 nhằm xác định hiểu biết và quan điểm của giáo viên về việc
tổ chức hoạt động thực hành nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
+ Tiến hành trao đổi trực tiếp với giáo viên để tìm hiểu những nội dung,phương pháp, hình thức mà giáo viên thường sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt
Trang 6động dạy và học Những thuận lợi và khó khăn của họ thường gặp trong quá trình
tổ chức hoạt động thực hành nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
- Phương pháp quan sát: Quan sát bằng cách trò chuyện với học sinh nhằmtìm hiểu tâm lý, thái độ, hứng thú trong học tập và các hoạt động giáo dục của các
em, những điều mà các em mong muốn có được trong những giờ học tại trường
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng và sử dụng các bảng kiểmtra năng lực của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập Xác địnhnhiệm vụ và xây dựng nội dung, tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm
7.3 Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục
Sử dụng các phần mềm thống kê để liệt kê, mô tả, phân tích, xử lí các số liệuđiều tra, khảo sát, thực nghiệm nhằm làm rõ các vấn đề thực tiễn liên quan đến đềtài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Quan điểm tích hợp trong nội dung sách giáo khoa Tự Nhiên và
Xã hội lớp 1, 2 bộ sách Chân trời sáng tạo
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về dạy học tích hợp cấp tiểu học
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học tích hợp cấp tiểu học trên thế giới
Trên thế giới, dạy học tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại.Tháng 9 năm 1968, “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học” đã đượcHội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bulgaria), với sựbảo trợ của UNESCO Hội nghị nêu ra hai vấn đề là vì sao phải dạy học tích hợp vàtích hợp các khoa học là gì Theo đó, dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩanhư sau: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễnđạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quásớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [10] Định nghĩa củaUNESCO cho thấy dạy học tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tậphình thành ở HS những năng lực ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội Quátrình dạy học tích hợp bao gồm những hoạt động tích hợp giúp HS biết cách phốihợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác một cách có hệ thống Như vậy, có thể hiểutích hợp bao hàm cả nội dung và hoạt động
Tháng 9 năm 1968, Hội đồng quốc gia về giảng dạy khoa học với sự bảo trợ
của UNESCO đã tổ chức tại Varna (Bungari), “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khóa học” đặt ra hai vấn đề chính là vì sao phải dạy tích hợp các khoa học và
dạy học tích hợp các khoa học là gì?
Hội nghị đào tạo giáo viên để dạy học tích hợp các khoa học vào tháng 4năm 1973 tại Đại học tổng hợp Maryland đưa ra quan điểm chung là là xu thế pháttriển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu, song song với tích hợp liênmôn Liên ngày càng rộng Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường phản ánh
sự phát triển hiện đại của khoa học Vì vậy không thể nào cứ tiếp tục giảng dạy các
Trang 8khóa học như những lĩnh vực tri thức riêng rẽ Ngày nay sự phối hợp tri thức đangphát triển nhanh chóng thời gian nên học tập ở nhà trường còn hạn chế, do đó phảichuyển những môn học riêng rẽ sang dạy học những môn học tích hợp Đồng thờitại hội nghị này UNESCO đã đưa ra khái niệm dạy học tích hợp các khoa học cònbao gồm cả dạy học tích hợp các khoa học và công nghệ học học phương pháp dạyhọc tích hợp là gắn lý thuyết với thực hành và nêu rõ mục tiêu dạy học tích hợp dựa
trên quan điểm của Xaviers Roegiers (cuốn “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực ở nhà trường”) [15]
Dạy học tích hợp hiện nay đã không còn xa lạ trên thế giới Một trường Quốc
tế của Mỹ có 460 HS ở bang Texas có mục đích là cung cấp cho HS những kiếnthức và kĩ năng khoa học để làm việc trong ngữ cảnh toàn cầu hóa và "làm thay đổithế giới" Nhà trường đã đưa ra một chương trình học tích hợp phong phú HS lựachọn vấn đề quốc tế và tiến hành thu thập nghiên cứu, chuẩn bị trang web thông tin,thiết kế và thực hiện dự án nghiên cứu - phục vụ và trình bày kết quả của mìnhtrước một Hội đồng những người am hiểu của cộng đồng với các chủ đề đa dạng Theo Franzie L Loepp [1] phân loại dạy học tích hợp tích theo mức độ tích hợpkiến thức từ truyền thống tới xuyên môn, được chia làm ba mô hình tích hợp: liênmôn, dựa vào vấn đề và dựa vào chủ đề
Ở nhiều nơi đã xây dựng môn học mới bằng cách kết hợp hai hay nhiều mônhọc với nhau thành những chủ đề chính hay nhánh chính và không còn mang têncủa mỗi môn học Thí dụ: Môn Khoa học (Science) của Vương Quốc Anh,Australia, Singapore Môn Khoa học Tự nhiên (Physical Science) của Hoa Kỳ, HànQuốc, Canada Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies) của Nhật Bản, mônNghiên cứu xã hội và môi trường (Studies of Society and Environment) củaAustralia v.v…
Rất nhiều các tổ chức cổ vũ cho học tập tích hợp Tiêu chuẩn về trình độkhoa học đặt ra trong dự án 2061 kêu gọi một sự phát triển kiến thức liên ngành và
Trang 9tích hợp được tổ chức quanh các chủ đề xuyên qua nhiều các ngành khoa học khácnhau như: toán học, xã hội học, và công nghệ (Hiệp hội Phát triển Khoa học Hoa
Kỳ, 1993) Các tiêu chuẩn Giáo dục Khoa học Quốc gia (Hội đồng Nghiên cứuQuốc gia, 1996) và các tiêu chuẩn Toán học (Hội đồng Giáo viên Toán học Quốcgia, 1989) cũng thúc đẩy học tập tích hợp Tiêu chuẩn Giáo dục Công nghệ (Hiệphội Quốc tế về Giáo dục Công nghệ, 1998) đang chờ thông qua thực sự bao gồmmột đề mục về việc tạo ra "các kết nối công nghệ." Phần này đề cập đến các cách
thức mà giáo dục công nghệ liên quan đến các ngành khác (Các mô hình về chương trình tích hợp Franzie L Loepp) [1]
1.1.2 Nghiên cứu về dạy học tích hợp cấp tiểu học tại Việt Nam
Dạy học tích hợp và phân hóa trong phát triển chương trình giáo dục phổthông đã được các nước trên thế giới thực hiện từ lâu Ở Việt Nam trong xu thế hộinhập và phát triển, đã có nhiều công trình nghiên cứu, qua các lần thay đổi chươngtrình cũng đã được đặt ra và thực hiện trong thực tế Bàn về lý thuyết tích hợp vàtích hợp giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học nhà sư phạm Córất nhiều Nghiên cứu tiêu biểu về dạy học tích hợp:
Ngô Minh Oanh và Trương Công Thanh có bài viết “Thực trạng dạy học tích hợp, phân hóa hiện nay và đề xuất phát triển chương trình, sách giáo khoa cho giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015” [16] đã đưa ra quan điểm: Vấn đề tích hợp
đã được tiến hành từ những năm 1998 ở trong chương trình trung học cơ sở.Chương trình tích hợp đã được thực hiện theo các cấp độ tích hợp khác nhau nhưtích hợp hoàn toàn bằng việc tổ chức theo các chủ đề được cấu trúc lại thành mộtmôn học mới; tích hợp trong nội bộ các môn học bằng việc đưa các nội dung thuộccùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể; tích hợp các nội dungcủa nhiều môn học có giao thoa về kiến thức vào trong các môn học độc lập Kếtquả của quá trình thực hiện tích hợp đó là ra đời các môn học ở cấp tiểu học nhưmôn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3; môn Khoa học lớp 4,5; môn Lịch sử và Địa lý
Trang 10lớp 4, 5… Ở tiểu học việc tích hợp liên môn và xuyên môn như trên được tiến hànhkhá thuận lợi [15]
Trần Bá Hoành có bài viết “Dạy học tích hợp” [15] đăng trên tạp chí KHGD
Số 12 năm 2006 (Viện khoa học giáo dục Việt Nam) đã nghiên cứu rằng: Vì saophải dạy học tích hợp các khoa học? Dạy học tích hợp các khoa học là gì? Dạy họctích hợp như thế nào? Điều kiện triển vọng để thực hiện dạy học tích hợp trongchương trình giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay [15]
Hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp ở tiểu học và tương lai” ở Đại học Sưphạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 đã tổng kết được 23 bài viết của các nhàgiáo, nhà khoa học bàn về: Những thành tựu về nghiên cứu và tìm hiểu lí luận dạyhọc tích hợp trên thế giới và Việt Nam, những thành tựu về ứng dụng lí luận dạyhọc tích hợp và thực tiễn và xây dựng chương trình Sách giáo khoa, giáo trình, hoạtđộng giảng dạy; định hướng và tạo giải pháp cho việc gia tăng năng lực nghiên cứu
và ứng dụng lí luận dạy học tích hợp ở trường tiểu học và đào tạo giáo viên tiểu họctương lai
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI nêu rõ định hướng: “Giáo dục Việt Namphát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cánhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” Đểthực hiện tốt nội dung đó, DHPH phải được xem như một trong những định hướng
cơ bản của đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 nhằm phát triển nềngiáo dục nước nhà theo định hướng tiếp cận năng lực người học
Theo Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thốngcác kiến thức( khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thốngnhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong cácmôn học đó”
Tại Hội thảo “Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai” đã trìnhbày một cách khái quát về lý thuyết tích hợp, tích hợp và học tập, chương trình giáo
Trang 11dục tích hợp với các kiểu tiếp cận tích hợp như tích hợp đa môn, tích hợp liên môn,tích hợp xuyên môn; giới thiệu và phân tích tính tích hợp trong chương trình đàotạo GVTH ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, trong chương trình tiểu họcViệt Nam sau 2000 và sau 2015 Đồng thời, tác giả nhận định “Trong lúc chươngtrình đào tạo giáo viên tiểu học có vẻ như còn đứng ngoài cửa ngõ của ngôi nhàtích hợp thì chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học đã đi vào quỹ đạo này từsau năm 2000 Mặc dù vẫn còn những hạn chế do nhiều lý do khác nhau, chươngtrình tiểu học hiện hành và sau 2015 đã và sẽ tiếp tục được phát triển theo hai địnhhướng tích hợp đa môn và tích hợp liên môn”, “Yêu cầu thay đổi mạnh mẽ hơn, sâusắc hơn định hướng tích hợp trong chương trình GDPT mới sau 2015 càng tạo áplực hơn nữa lên chương trình đào tạo giáo viên tiểu học”.
Xem xét vấn đề dạy học tích hợp ở tiểu học, Hoàng Trường Giang, từ việcphân tích nghĩa, tầm quan trọng và thách thức của thực tiễn, như SGK chưa đápứng đầy đủ những yêu cầu của việc dạy học tích hợp, nội dung và phân bố chươngtrình còn khá nặng, người dạy khó áp dụng đầy đủ và hiệu quả những phương phápdạy học tích hợp, giáo viên chưa được tạo điều kiện đầy đủ, chưa có được tầm nhìn,
kĩ năng, cần thiết cho dạy học tích hợp,… đi đến nêu các kiến nghị thiết thực vàkhả thi với các cấp quản lý, các khoa đào tạo và bồi dưỡng GVTH trong việc xâydựng các chương trình hoạt động để có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáodục tiểu học trong giai đoạn mới
1.2 Dạy học tích hợp
1.2.1 Khái niệm Dạy học tích hợp
Tích hợp là sự phối kết các tri thức thuộc một nhóm môn học có sự tươngđồng vào một lĩnh vực chung Trong lĩnh vực giáo dục, tích hợp là tổng hợp trongmột đơn vị, thậm chí là trong một tiết học hoặc một bài tập nhiều mảng kiến thức
và kỹ năng liên quan với nhau nhằm mục đích tăng cường hiệu quả giáo dục đồngthời cũng nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian học tập cho người học
Trang 12Dạy học tích hợp: là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảngdạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác trong cùng một kếhoạch dạy học.
Tích hợp (tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: integrationvới nghĩa: xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộphận riêng lẻ
Theo từ điển Anh - Anh (Oxford Advanced Learner's Dictionary ), từintegrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổngthể Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng thích hợp với nhau.Theo Từ điển Bách khoa Khoa học Giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức(Enzyklopädie Erziehungswissenschaft, Bd.2, Stuttgart 1984), nghĩa chung của từintegration có hai khía cạnh:
- Quá trình xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất từ những cáiriêng lẻ
- Trạng thái mà trong đó có cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cáiriêng lẻ
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập
Việc dạy học tích hợp gắn với mục đích: Hình thành và phát triển năng lựchọc sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn Tạo mối quan hệ giữa cácmôn học với nhau và với kiến thức thực tiễn Tránh trùng lặp về nội dung thuộccác môn học khác nhau
Khi liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnhvực hoặc vài lĩnh vực khác trong cùng một kế hoạch dạy học đã làm cho quá trìnhhọc tập trong nhà trường thực sự có ý nghĩa Thiết lập được mối quan hệ giữa cáckhái niệm đã học Phát triển năng lực cho người học và giảm bớt những nội dungtrùng lặp giữa các môn học
1.2.2 Các quan điểm của dạy học tích hợp
Trang 13Trong dạy học tích hợp có 4 quan điểm: Tích hợp đơn môn, tích hợp đamôn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn
Đầu tiên là dạy học tích hợp đơn môn là dạy học (InterdisciplinaryIntegration/Approach) là cách dạy học trong đó có những nội dung được thiết kếdựa trên hai hay nhiều phần của môn học với mục tiêu là nhận thức được hiệntượng hay giải quyết được vấn đề dựa trên sự tích hợp và tổng hợp các kiến thức,
kỹ năng từ các phần khác nhau của môn học Theo phương án này, các môn vẫnđược học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng dạy, tích hợp được thực hiện thôngqua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp trong bản thân môn đó, khai thác sự hỗtrợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn hay một môn học Sưhợp nhất những nội dung trong mon học có liên quan đến nhau vào cùng một đơn
vị học tập, một bài học, hay một hoạt động học tập nhằm tăng cường hiệu quả giáodục và tiết kiệm thời gian cho người học [14]
Tích hợp đơn môn hay tích hợp trong nội bộ môn học được thực hiện theohai chiều: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc Tích hợp theochiều ngang là lồng ghép các mảng kiến thức, kinh nghiệm trong môn học theonguyên tắc đồng quy, có thể hiểu đơn giản là lồng ghép các mạch kiến thức, cácphân môn trong cùng một môn học với nhau để tạo thành các đơn vị dạy học mới
Ví dụ, trong môn Tiếng Việt được dạy ở Tiểu học có tích hợp các phân môn tậpđọc, kể chuyện, chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu xoay quanh chủ điểm và cácbài đọc hay tích hợp kiến thức, kĩ năng về từ trong các bài học tập làm văn, chính
tả, tập đọc, Tích hợp theo chiều dọc là lồng ghép liên hệ một đơn vị kiến thức,kiến thức mới và những kinh nghiệm kiến thức trước đó theo nguyên tắc đồng tâm
Cụ thể là kiến thức kĩ năng của lớp trên sẽ bao hàm nội dung kiến thức kĩ năng củacác lớp dưới [14]
Dạy học tích hợp đa môn là dạy học (Multidisciplinary Integration) là cáchdạy học theo hướng dạy học một chủ đề được tiếp cận theo từng môn học khác
Trang 14nhau và tiến hành song song với nhau nhằm đạt chuẩn của từng môn Xu hướngtích hợp đa môn cho rằng một số chủ đề có thể được nghiên cứu từ góc độ củanhững khoa học khác nhau Theo xu hướng này, nội dung học tập được thiết kếthành một chuỗi vấn đề hay tình huống mà việc giải quyết đòi hỏi phải huy độngtổng hợp kiến thức kĩ năng của những môn học khác nhau Một trong những cáchthức tổ chức dạy học tích hợp theo phương thức đa môn có thể áp dụng ở bậc trunghọc là sắp xếp một số nội dung học tập theo kiểu song hành Chẳng hạn, đề bàimôn Ngữ văn như sau: Trình bày cảm nghĩ của anh /chị về câu nói: Trong một tamgiác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Để giải quyết được đề bài này, học sinh không chỉ huy động kiến thức kĩ năng viếtbài văn, mà còn phải có kiến thức nhất định về môn Toán học [14]
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quanđến hai hay nhiều môn học "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu củahoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học Đã dạy học "tíchhợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệuquả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp Ở mức độthấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liênquan vào quá trình dạy học một môn học Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lýcác nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vậndụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đềtrong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lầncùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau [14]
Dạy học tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) là cách dạy họccác vấn đề, nội dung được hiểu và giải quyết vượt qua kiến thức và kĩ năng từngmôn học, xem xét các vấn đề một cách toàn diện với những khái niệm, phươngpháp đặc thù của cách tiếp cận xuyên môn, khi đó cấu trúc logic nội dung từngmôn học bị phá vỡ Xu hướng này chủ yếu nhằm phát triển những kỹ năng mà học
Trang 15sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, các tình huống Trong cách tiếp cậntích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề
và mối quan tâm của người học Học sinh phát triển các kỹ năng sống khi họ ápdụng những kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống [14]
1.2.3 Vai trò của Dạy học tích hợp ở tiểu học
Ở Tiểu học dạy học tích hợp gồm các đặc điểm sau: Dạy học tích hợp ở tiểuhọc có sự thống nhất cao giữa kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực trong một mônhọc hoặc nhiều môn học khác nhau ở trường tiểu học Dạy học tích hợp ở Tiểu họcmang ý nghĩa cao, gắn kết quá trình học tập của học sinh Tiểu học với cuộc sống.Các hoạt động học tập trong dạy học tích hợp ở tiểu học mang tính mục đích rõnét, chú trọng phát triển năng lực cho học sinh Dạy học tích hợp là một quan điểmdạy học trong đó nhấn mạnh sự tham gia và kết nối kiến thức của các lĩnh vựcchuyên môn trong các môn học khác nhau nhằm hình thành ở học sinh những nănglực giải quyết vấn đề phức hợp gắn với thực tiễn
Trong việc giảng dạy ở Tiểu học, việc phát triển việc dạy học tích hợp có vaitrò lớn trong việc phát triển giáo dục ở trẻ: Tinh giảm nội dung trùng lặp, đảm bảotính hệ thống, liên thông giữa các ngành khoa học hoặc các lĩnh vực, các môn họcgồm học phân biệt cái cốt yếu với cái quan trọng hơn, xác lập mối liên hệ giữa cáckhái niệm đã học Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cáchgắn nội dung học tập với cuộc sống hằng ngày trong quan hệ với các trường hợp cụthể, giúp học sinh hòa nhập với cuộc sống Thông qua dạy học tích hợp, khuyếnkhích học sinh huy động tối đa những kiến thức, kĩ năng, giá trị của bản thân đểgiải quyết các nhiệm vụ học tập Từ đó phát triển năng lực cần thiết đặc biệt lànăng lực giải quyết vấn đề thực tiễn Đồng thời, việc dạy học tích hợp sẽ phát huytối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân của mỗi học sinh, giúp các em thànhcông trong vai trò của người công dân - người lao động tương lai
1.3 Khái quát chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học
Trang 161.3.1 Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học
Môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt được: Một sốkiến thức cơ bản ban đầu về: Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệsinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp) Một số sự vật, hiệntượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội Một số kĩ năng ban đầu: Chăm sóc sứckhỏe bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn Quan sát, nhận xét, nêu thắcmắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơngiản trong tự nhiên và xã hội Một số thái độ và hành vi: Tự giác thực hiện các quytắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng Yêu thiên nhiên, giađình, trường học, quê hương
Môn Tự nhiên và Xã hội góp phần giúp học sinh hình thành và phát triểntình yêu con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất vàtinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tàisản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống Môn học đồng thời góp phần giúphọc sinh hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; nănglực tìm tòi và khám phá các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa các sự vật, hiệntượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thựctiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoahọc, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và
xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
1.3.2 Đặc điểm chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, môn Tự nhiên và Xã hội được dạy
từ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp Tiểu học và là môn học bắt buộc Môn học được dạy trong
35 tuần, mỗi tuần 2 tiết với tổng số là 70 tiết trong một năm học ở mỗi lớp Chươngtrình Tự nhiên và Xã hội bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địaphương, Thực vật và động vật, Con người và sức khỏe, Trái Đất và bầu trời
Trang 17Chương trình được xây dựng quán triệt từ ba quan điểm cơ bản là: dạy học tíchhợp, dạy học theo chủ đề và tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng và phát triển trên nền tảng tích hợpnhững kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội Môn học trang bị cho học sinh một
số hiểu biết cơ bản ban đầu về con người, về các sự vật, hiện tượng, về các mốiquan hệ trong thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh và những kỹ năng học tập cơbản như quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm thông tin, xử lý thông tin
và trình bày những ý tưởng khoa học đơn giản bằng nhiều hình thức khác nhau(nói, viết, vẽ, biểu đồ, ) Cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác, môn Tựnhiên và Xã hội đóng góp một phần quan trọng vào việc hình thành cho học sinhnhững phẩm chất và năng lực chung được quy định trong chương trình GDPT vàbước đầu hình thành cho học sinh năng lực khoa học Trong Chương trình các mônhọc ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội có mối quan hệ mật thiết với mônĐạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt, Toán,
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3; tích hợp nhữngkiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội
Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các mônKhoa học, Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4, 5 của cấp tiểu học, đồng thời góp phần đặtnền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở cáccấp học trên
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho họcsinh cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụngkiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
Trong việc xây dựng Chương trình Tự nhiên và Xã hội đã chú trọng kế thừaquan điểm phát triển chương trình như tích hợp những nội dung liên quan đến môitrường tự nhiên và xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của con người làcầu nối giữa tự nhiên và xã hội; tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề
Trang 18phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3; tăng cường sự thamgia tích cực của học sinh vào quá trình học tập.
Chương trình Tự nhiên và Xã hội kế thừa các mạch nội dung kiến thức cơbản cốt lõi trên cơ sở cập nhật những nội dung thiết thực với học sinh và tinh giảnnhững nội dung khó hoặc trùng lặp với các môn học khác
Chương trình Tự nhiên và Xã hội kế thừa những hướng dẫn về dạy học theohướng phát huy tính tích cực của học sinh và kế thừa thiết bị dạy học hiện có củachương trình hiện hành Những thiết bị dạy học hiện có theo chương trình hiệnhành cũng có thể được khai thác sử dụng để đáp ứng nhiều yêu cầu cần đạt trongChương trình mới
1.3.3 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội mới bao gồm 6 chủ đề là giađình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sứckhỏe, Trái Đất và bầu trời Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng vànâng cao từ lớp 1 đến lớp 3 Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tácgiữa con người với các yếu tố tự nhiên và Xã hội Tùy theo từng chủ đề, nội dunggiáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sứckhoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môitrường, phòng tránh thiên tai,…được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp
So với chương trình hiện hành, chương trình Tự nhiên và Xã hội mới tinhgiản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học
cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với họcsinh Chẳng hạn như: không dạy các nội dung về đơn vị hành chính (làng, xã/phường; huyện/ quận; tỉnh/thành phố) và các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,nông nghiệp, công nghiệp,… ở tỉnh/ thành phố; giảm bớt một số nội dung kiến thứctrong chủ đề Trái Đất và bầu trời; đưa vào một số nội dung mới như tìm hiểu về lễhội, về di tích văn hóa lịch sử và cảnh đẹp ở địa phương ; một số thiên tai thường
Trang 19gặp và cách phòng tránh; cách bảo vệ sự an toàn của bản thân, phòng tránh bị xâmhại…
1.4 Khái quát đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong giai đoạn đầu cấp tiểu học
1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
1.4.1.1 Đặc điểm tâm lý
Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng của nhân cách học sinh tiểu học là tínhhồn nhiên, khả năng phát triển (đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học) Họcsinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính Cùng với quátrình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sởnhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của cácmối quan hệ trong cuộc sống của các em [12]
Về mặt ý chí, học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành
động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập,tính kiềm chế và tính tự chủ còn thấp Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác,
kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bột phát ngẫu nhiên được thểhiện trong hành động của trẻ [9]
Về mặt hành động, các em rất hiếu động ở độ tuổi này bắt đầu phát triển
nhận thức lý tính tức là phát triển những tư duy mới Trí nhớ của các em được xâydựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách có ý thức.Trínhớ trở thành điều kiện đồng thời là kết quả của quá trình học tập [10]
Về mặt nhận thức, nhận thức cảm tính các cơ quan cảm xúc: thị giác, thính
giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và trong quá trình hoàn thiện Trigiác: tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tínhkhông ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với các hành động trực quan,đến cuối tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật,hiện tượng màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có
Trang 20phương hướng rõ ràng Nhận thức lý tính Tư duy: tư duy mang đậm màu sắc xúccảm và chiến ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyểndần từ tính cụ thể sang tính tư duy trừu tượng khái quát [9]
Về mặt ngôn ngữ, hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi
trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết, đến lớp 5 từ ngôn ngữ viết cả thànhthạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm.Nhờ có ngôn ngữphát triển mà trẻ có khả năng nhưng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xungquanh và tự khám phá bản thân thông qua kênh thông tin khác nhau Ngôn ngữ cóvai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữcho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách
Về mặt trí nhớ, loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ về
từ ngữ logic.Giai đoạn lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt vàchiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việcghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách kháiquát hóa, xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu
Về mặt Ý chí, ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc
nhiều vào các yêu cầu của người lớn Khi đó sự điều chỉnh ý chí đối với việc thựcthi hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ lý trí để thực hiện đến cùngmục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn
Về mặt tình cảm, tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp
và luôn gắn liền với các sự vật, hiện tượng sinh động, rực rỡ Lúc này, khả năngkiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, dễ xúc động và cũng có thể nổi giận, biểuhiện cụ thể là trẻ dễ khóc và cũng nhanh cười rất hồn nhiên, vui tươi Vì thế có thểnói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi.Tuy nhiên so với tuổi mầm non thìtình cảm của trẻ tiểu học đã“người lớn” hơn rất nhiều Trong quá trình hình thành
và phát triển tình cảm của học sinh luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu [9]
Trang 21Về mặt nhân cách, nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt là
trong môi trường nhà trường còn mới lạ trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôinổi, mạnh dạn Sau 5 năm học tính cách học đường mới dần ổn định và bền vững.Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm
cơ bản sau: nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trongquá trình hình thành và phát triển thì trẻ luôn bộc lộ nhận thức, tư tưởng, tình cảm,
ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng nhân cách của
em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưađược bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển
1.4.1.2 Đặc điểm nhận thức
Đây là giai đoạn học sinh bắt đầu tham gia vào hoạt động mang tính xã hộihóa mạnh mẽ để tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học của loài người dưới ảnhhưởng của hoạt động học tập, nhân cách của học sinh có nhiều biến đổi phong phú
và sâu sắc
Đầu tiên ta nói về sự phát triển của các quá trình nhận thức: ở lứa tuổi nàydiễn ra một sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức như sau: Tri giác củacác em đã phát triển hơn hẳn Trí nhớ của các em đang phát triển mạnh.Tưởngtượng của các em phát triển mạnh và phong phú hơn.Tư duy của các em phát triểnrất nhanh Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa đang phát triển mạnh Ngônngữ của các em có sự phát triển rõ rệt Các chú ý không chủ định vẫn chiếm ưuthế.Tiếp theo là sự phát triển của cảm xúc – ý chí: đời sống cảm xúc, tình cảm củahọc sinh tiểu học khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực [10]Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình cảm của học sinh tiểu học, các emđang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng rất dễ xúc cảm trước hiện thực, rất dễ hìnhthành những tình cảm tốt đẹp, các em dễ xúc cảm mạnh, đã có ấn tượng khá sâu sắc
và khá bền vững, các em sống nhiều bằng tình cảm và bị ảnh hưởng nhiều bằngtình cảm.Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc
Trang 22Nội dung giáo dục đối với lứa tuổi này là: phát triển khả năng nhận thức vàphẩm chất trí tuệ thông qua hoạt động học tập Rèn luyện tác phong và các thóiquen hành vi đạo đức cơ bản của con người theo chuẩn mực xã hội Khắc phục dầncác nhược điểm trong đời sống tình cảm (tính hay thay đổi, cách biểu lộ tình cảmkhông phù hợp, ), giúp trẻ biết cảm nhận và biểu lộ tình cảm của mình Rèn luyệncác phẩm chất của hành vi ý chí (tính tự chủ, độc lập, khả năng tự kiềm chế, ).Giúp trẻ biết chọn lựa, thu nhận những tác động lành mạnh từ những phương tiệnthông tin.
1.4.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lí với dạy học tích hợp ở tiểu học
Do đặc điểm học sinh tiểu học hiện nay, tư duy khá phát triển, khả năng phântích tổng hợp kiến thức, tìm tòi khám phá thế giới ở nhiều mức độ nên việc dạy họctích hợp là phù hợp với sự phát triển tư duy của các em [10]
Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp giúp các em có cơ hội được tiếp xúcnhiều với thực tế hơn, tiếp thu tri thức mới gắn với thực tế và liên hệ với các nộidung kiến thức liên quan cũng như vận dụng vốn sống vốn kinh nghiệm sẵn có củacác em Từ đó giúp các em tích cực tìm tòi, tham gia giải quyết các vấn đề học tậpcủa bản thân Thông qua các nhiệm vụ học tập của hoạt động dạy học tích hợp họcsinh được huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thànhkiến thức mới; học sinh được trình bày hiểu biết của mình, so sánh, phân loại các
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, giải thích một số mối quan hệ trong giađình, trường học, cộng đồng và trong tự nhiên; hệ thống hoá kiến thức, kết nốiđược kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã có Học sinh phát triển được tư duytrừu tượng thông qua quan sát, đọc tài liệu, thực hiện điều tra, thực hành đơn giản
để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, phân tích các mối quan hệ trong tự nhiên và xãhội xung quanh;thu thập và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát,thực hành; nhậnxét về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiệntượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản
Trang 23Việc thực hiện các nhiệm vụ học tập tích hợp khiến rèn luyện cho học sinh tưduy logic theo hệ thống kiến thức đồng thời phát triển được các kĩ năng kĩ xảo đặcbiệt là tính tự tin trong giao tiếp [12]
1.5 Thực trạng khi dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
1.5.1 Mục đích điều tra
Điều tra nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến thực trạng việc dạy học tích hợp
môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh An Giang 1.5.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng điều tra
Trên cơ sở mục đích điều tra là thu thập những dữ liệu liên quan đến nội dungnghiên cứu, trong thời gian từ ngày 1 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 2021 chúngtôi đã xây dựng phiếu khảo sát và tiến hành điều tra trên phạm vi sau:
Đơn vị điều tra: Các trường tiểu học trên địa bàn các tỉnh An Giang
Đối tượng điều tra gồm có: 15 giáo viên lớp 2 của các trường tiểu học trênđịa bàn
Phương pháp, công cụ điều tra: Với phạm vi điều tra, đối tượng điều tra làgiáo viên nên chúng tôi chọn phương pháp điều tra thu thập số liệu thông quaphiếu khảo sát trên Google form, phương pháp thống kê toán học, công cụ là phiếuđiều tra dành cho giáo viên
Nội dung điều tra: Nội dung điều tra cho đề tài đối với giáo viên khối lớp 1 vàkhối lớp 2 là sự tiếp cận và thiết kế một số chủ đề tích hợp trong môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 1, 2; tần suất việc thiết kế một số chủ đề tích hợp trong môn Tự nhiên
và Xã hội 1, 2; kết quả việc tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp trong môn Tựnhiên và Xã hội lớp 1,2 ( bộ sách Chân trời sáng tạo)
1.5.3 Kết quả điều tra thực trạng.
Trước tiên chúng tôi tiến hành điều tra nhận thức của giáo viên trong cáctrường tiểu học trên địa bàn tỉnh An Giang về việc tìm hiểu quan điểm dạy học tích
Trang 24hợp trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2 Kết quả thu được cho thấy, hầuhết các giáo viên đã đều tìm hiểu và có những hiểu biết nhất định về quan điểmdạy học tích hợp Tuy nhiên việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào trongviệc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội còn hạn chế.
Khi được hỏi về việc tìm hiểu mục tiêu, đặc điểm và nội dung của chươngtrình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 (bộ sách Chân trời sáng tạo) thì thu được kếtquả như sau:
Bảng 1.1 Tìm hiểu nội dung chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 1,2 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
Căn cứ vào số liệu trên có thể thấy được rằng tất cả các giáo viên đều đã tìmhiểu nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội năm 2018 bao gồm mục tiêu,đặc điểm và nội dung chương trình
Tuy nhiên khi được hỏi về mức độ thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tíchhợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) thì thuđược nhiều kết quả khác nhau Kết quả như sau:
Bảng 1.2 Mức độ thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2( bộ sách Chân trời sáng tạo)
Trang 25Căn cứ vào số liệu ở trên nhận thấy có 13,3% giáo viên cho biết là chưa từng
tổ chức các chủ đề tích hợp khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội Có 66,7% giáo viêncho biết đã từng tổ chức các chủ đề tích hợp khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hộinhưng tổ chức ít Giáo viên cho biết đã tổ chức thường xuyên các chủ đề tích hợpkhi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 chỉ chiếm 20%
Cuối cùng là khi được hỏi về việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong nộidung sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 ( bộ sách Chân trời sáng tạo ) thìthu được các kết quả như sau:
Bảng 1.3 Nghiên cứu quan điểm tích hợp trong nội dung sách giáo khoa
Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 ( bộ sách Chân trời sáng tạo)
Từ kết quả khảo sát thực tế tại các trường tiểu học trên địa bàn các tỉnh AnGiang chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các chủ đề tích hợp trong môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 1,2 đã được một số giáo viên tiến hành Tuy nhiên, số lượng còn ít vàcòn một số giáo viên chưa từng tổ chức Việc nghiên cứu quan điểm tích hợp củasách giáo khoa cũng chưa được thực hiện một cách hiệu quả dẫn đến việc thiết kế
và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề tích hợp trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 1,2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) còn nhiều hạn chế và mang tính hình
Trang 26thức, chưa thực sự hiểu rõ được bản chất của quan điểm dạy học tích hộ và quanđiểm dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội
Phần tiếp theo tôi điều tra các giáo viên để biết những khó khăn mà giáo viêngặp phải khi tổ chức các chủ đề tích hợp khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp1,2 Đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1.4 Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức các chủ đề tích hợp khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2( bộ sách Chân trời sáng tạo)
ST
T Nguyên nhân
Sốlượng
Phầntrăm
1 Thời gian thiết kế và tổ chức chủ đề dạy học tích
2 Khó xác định các nội dung dạy học tích hợp theo
3
Đồ dùng, nguyên vật liệu, cơ sở vật chất, địa điểm tổ
chức trải nghiệm hạn chế Vốn sống, kinh nghiệm
của học sinh không đồng đều
4 Giáo viên chưa thực sự hiểu được quan điểm dạy
Từ kết quả điều tra cho thấy việc tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp môn
Tự nhiên và Xã hội trong trường tiểu học giáo viên đã gặp một số khó khăn nhưsau: Nhiều giáo viên nhận thấy thời gian dành cho việc thiết kế và tổ chức các chủ
đề tích hợp cho học sinh lớp còn ít 80%, bên cạnh đó việc thiếu thốn về cơ sở vậtchất, khó tìm những đồ dùng, nguyên liệu, địa điểm cũng làm cho việc tổ chức các
Trang 27chủ đề tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội gặp phải khó khăn có 53,3% các thầy côđưa ra ý kiến này Việc xác định các nội dung dạy học tích hợp theo chủ đề giáoviên cũng gặp phải khó khăn (33,3%) Có 20% giáo viên nên ra khó khăn là chưathực sự hiểu dược quan điểm dạy học tích hợp.
Chúng tôi cũng tiến hành điều tra các phương pháp, kỹ thuật, hình thức giáoviên có thể khai thác, sử dụng để tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp trong môn
Tự nhiên xã hội lớp 1,2 Kết quả điều tra như sau:
Bảng 1.5 Các phương pháp giáo viên có thể sử dụng để tổ chức các chủ đề tích dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên xã hội lớp 1,2( bộ sách Chân trời sáng tạo)
lượng %
Sốlượng %
Trang 286 Sắm vai 13 86,7% 2 13,3
Căn cứ vào số liệu điều tra cho thấy, việc sử dụng các phương pháp để tổchức các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 được giáoviên lựa chọn sử dụng một cách triệt để Trong đó đặc biệt là phương pháp thảoluận nhóm, phương pháp trò chơi và phương pháp sắm vai được giáo viên đánh giá
là rất phù hợp, cụ thể phương pháp thảo luận nhóm 86,7%, phương pháp trò chơi93,3% và phương pháp sắm vai là 86,7%
Bảng 1.6 Các hình thức tổ chức được sử dụng trong các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên xã hội lớp 1,2(bộ sách Chân trời sáng tạo)
ST
T Hình thức tổ chức dạy học
Mức độRất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp
Sốlượng %
Sốlượng
Trang 295 Tham quan 9 60% 2 40% 0 0%Theo bảng số liệu trên, ta thấy các hình thức được giáo viên sử dụng để tổchức các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên xã hội lớp 1, 2 khá phongphú Trong đó, hình thức dạy học theo nhóm được sử dụng nhiều nhất (93, 3%)hình thức dạy học tham quan (60%), hình thức dạy học ngoài hiện trường (73,3%)
Hình thức dạy học cá nhân ít được sử dụng (26, 7%)
Bảng 1.6 Mức độ cần thiết của việc tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên xã hội lớp 1, 2( bộ sách Chân trời sáng tạo)
Xã hội lớp 1,2
Trang 301.5.4 Nhận xét chung
Dạy học tích hợp là quan điểm giữ vai trò quan trọng trong chương trình giáodục 2018 Quan điểm này không chỉ giúp học sinh có cơ hội được tự tìm tòi pháthiện, khám phá ra tri thức mới, cách thức hành động mới nhằm phát huy năng lựcgiải quyết vấn đề và tự học cho học sinh Mà qua đó, học sinh học, kĩ năng, và thái
độ học tập tích cực có hệ thống, được chọn lọc lồng ghép của nhiều môn học trongmột chủ đề Trong đó, người học đóng vai trò là người phát hiện còn người dạyđóng vai trò là chuyên gia tổ chức
Qua quá trình điều tra thực tiễn ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh BắcGiang chúng tôi thấy rằng: Hầu hết các trường tiểu học đã nhận thức được vai tròquan trọng của việc dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2( bộsách Chân trời sáng tạo) Tuy nhiên các hoạt động này chưa được thiết kế và tổchức có hệ thống, chưa khai thác hết được năng lực khám phá và vận dụng kiếnthức đã học vào việc giải quyết các vấn đề
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế và tổ chức các chủ đề tích hợpdạy học tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 còn gặp nhiều khó khăn,vẫn còn tồn tại một bộ phận giáo viên chưa thực sự nắm rõ bản chất về quan điểmdạy học tích hợp và quan điểm tích hợp trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hộilớp 1,2( bộ sách Chân trời sáng tạo) Nhưng hầu hết giáo viên đều đánh giá vànhận thấy được ý nghĩa của việc tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Tựnhiên xã hội lớp 1,2 Điều này giúp giáo viên có thể định hướng cho học sinh vậndụng kiến thức của môn học vào thực tiễn, hình thành được những kỹ năng sống
cơ bản, thói quen, nề nếp sinh hoạt tốt, kỹ năng tự đánh giá bản thân, Vì vậy,việc hiểu rõ được quan điểm tích hợp trong môn học Tự nhiên và Xã hội để từ đóthiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp1,2 ở các trường tiểu học là rất cần thiết Điều đó đặt ra một giả thuyết rằng: nếugiáo viên nắm chắc được bản chất của quan điểm tích hợp trong môn Tự nhiên và
Trang 31Xã hội lớp 1,2, biết cách thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp trong môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 ( bộ sách Chân trời sáng tạo) thì không những giúp họcsinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng vốn có của mình để vận dụng vào thựctiễn, cuộc sống hằng ngày mà còn hình thành các phẩm chất năng lực phẩm chấtcho các em
Qua quá trình điều tra khảo sát ban đầu có thể thấy một số khó khăn và hạnchế trên là do hai nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân chủ quan: Do giáo viên chưa nắm chắc bản chất về quan điểmdạy học tích hợp và quan điểm tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2( bộsách Chân trời sáng tạo)
Nguyên nhân khách quan: Hiện nay với chương trình môn Tự nhiên và Xã hộimới được xây dựng trên cơ sở định hướng tiếp cận năng lực và có một số nội dungkiến thức mới nên có thể giáo viên sẽ gặp một số khó khăn ban đầu Những khókhăn, thách thức này có thể được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồidưỡng và các đợt tập huấn thường xuyên và định kỳ
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu được những vấn đề lý luận về quanđiểm dạy học tích hợp; mục tiêu của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểuhọc; vai trò của việc dạy học tích hợp ở trường tiểu học Nghiên cứu mục tiêu đặcđiểm và nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học; các đặc điểm tâmsinh lý của học sinh tiểu học và mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lí với dạy họctích hợp ở tiểu học
Phần cuối chương 1, chúng tôi đã trình bày kết quả đánh giá thực trạng việcdạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo chủ đề tích hợp môn học cũng như thựctrạng nghiên cứu về quan điểm dạy học tích hợp ở một số trường tiểu học Các kếtquả trên là cơ sở để chúng tôi phân tích quan điểm tích hợp trong sách giáo khoa
Tự nhiên xã hội từ đó đưa ra các gợi ý tổ chức dạy học theo sách Tự nhiên và Xã
Trang 32hội lớp 1,2 ( bộ sách Chân trời sáng tạo) theo quan điểm tích hợp nhằm nâng caohiệu quả học tập.
CHƯƠNG 2
Trang 33QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1, 2 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
2.1 Quan điểm cấu trúc của sách giáo khoa “Chân trời Sáng tạo”
2.1.1 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học và chương trình môn học.
Sách theo định hướng thúc đẩy sự hình thành và phát triển ở học sinh nhữngphẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo quy định của chương trình thạc sĩ Đồngthời đáp ứng các yêu cầu về năng lực đặc thù của môn học như: nhận thức khoahọc, khả năng hiểu biết về môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh và khả năng vậndụng các kiến thức, kỹ năng đã học Ngoài ra, sách góp phần hình thành và pháttriển cho học sinh tiểu học tình yêu thương con người, thiên nhiên, gian khổ; ý thứcbảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn và bảo
vệ tài sản và có trách nhiệm với môi trường thông qua các hoạt động học tập…[10]
2.1.2 Chú trọng quan điểm dạy học tích hợp, hướng đến trải nghiệm cao.
Tiếp cận quan điểm dạy học tích hợp, SGK Tự nhiên và Xã hội được xâydựng theo cấu trúc chủ đề Nội dung các chủ đề xoay quanh mối quan hệ giữa Tựnhiên – Con người –Xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, trong đó con người là trung tâm của các mối quan hệ trong tự nhiên và xãhội Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi để người học có nhiều cơ hội hơn trongviệc vận dụng, gắn kết kiến thức bài học với thực tiễn, nâng cao năng lực giải quyếtvấn đề.[10]
Bên cạnh đó, sách còn chú trọng khai thác mối quan hệ tích hợp liên môngiữa chương trình môn Tự nhiên và Xã hội với các môn học khác, đặc biệt là mônTiếng Việt, Nghệ thuật và Hoạt động trải nghiệm Mối quan hệ này được thể hiệnthông qua sự phối hợp giữa nội dung và gợi ý thể hiện cách thức tham gia và thựchiện các hoạt động học tập của người học