1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận lí luận nhà nước vàpháp luật

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lí Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
Tác giả Phạm Thiên An, Bùi Duy Anh, Võ Trần Nguyên, Trần Lê Hương Ly
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Song song với vấn đề này, để xây dựng một đời sống hạnh phúc và lànhmạnh; không chỉ phụ thuộc vào sự lãnh đạo của cá nhân hay nhà nước mà cònphụ thuộc vào sự định hướng về pháp luật và l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

-  

 -BÀI TIỂU LUẬN

LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ

PHÁP LUẬT

GIẢNG VIÊN : TS NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

LỚP: CLC49D - KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :

1 Một nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước công chúng

mà còn phải là người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy Nguyên thủ cần coi mọi người dân đều là người của mình, thiết kế nhà nước chống tham nhũng và lạm quyền, xây dựng nền tảng dân chủ để quốc gia phát triển bền vững.

2 Phân tích câu danh ngôn của Victor Hugo: “Với nhân dân, quyền lực duy nhất là pháp luật; với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm.”

THÀNH PH H CHÍ MINH 2024 Ố Ồ -

Mục lục

TÊN THÀNH VIÊN – MSSV Phạm Thiên An

Bùi Duy Anh

Võ Trần Nguyên Trần Lê Hương Ly

2453801013004 2453801013005 2453801012196 2453801013161

Trang 2

Lời nói đầu 3

I Một nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn phải là người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy Nguyên thủ cần coi mọi người dân đều là người của mình, thiết kế nhà nước chống tham nhũng và lạm quyền, xây dựng nền tảng dân chủ để quốc gia phát triển bền vững 4

Lý do chọn đề tài: 4

Tính cấp thiết: 4

Mục đích nghiên cứu: 4

Đối tượng: 4

Phạm vi: 4

Cơ cấu bài tiểu luận: 5

Nội dung bài tiểu luận: 6

1 Khái niệm: 6

2 Phân tích nội dung của quan điểm 6

3 Phương thức hình thành một nguyên thủ mạnh: 7

4 Đánh giá tổng quan: 9

5 Định hướng phát triển: 10

6 Kết luận chung: 11

II Phân tích câu danh ngôn của Victor Hugo: “Với nhân dân, quyền lực duy nhất là pháp luật; với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm.” 12

Lý do chọn đề tài: 12

Tính cấp thiết: 12

Mục đích nghiên cứu: 12

Đối tượng: 12

Phạm vi: 12

Cơ cấu bài tiểu luận: 12

Nội dung bài tiểu luận: 14

1 Thực trạng hiện nay: 14

2 Khái niệm: 14

4 Mối quan hệ giữa pháp luật và lương tâm: 19

5 Đánh giá tổng quan : 21

6 Định hướng vận dụng: 22

7 Kết luận chung: 24

Danh mục tài liệu tham khảo: Đề tài 1 25

Danh mục tài liệu tham khảo: Đề tài 2 25

Lời kết 26

Trang 3

Lời nói đầu

Xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử, từ phong kiến đến hiện đại, trong mỗi

xã hội và cộng đồng đều đòi hỏi cần phải có người đứng đầu lãnh đạo nhândân, lãnh đạo dân tộc Vị nguyên thủ ấy, phải là nhân vật vừa có tài trí uyênbác, vốn hiểu biết sâu rộng; vừa là người định hướng tương lai, xây dựng một

hệ thống chính trị minh bạch, chống tham nhũng và thúc đẩy nền dân chủ bềnvững Dẫn dắt nhân dân có được đời sống ấm no, hạnh phúc

Song song với vấn đề này, để xây dựng một đời sống hạnh phúc và lànhmạnh; không chỉ phụ thuộc vào sự lãnh đạo của cá nhân hay nhà nước mà cònphụ thuộc vào sự định hướng về pháp luật và lương tâm trong mỗi người dân.Victor Hugo đã đúc kết quan niệm sâu sắc về ý nghĩa và vai trò của “pháp luậttrong nhân dân” và “lương tâm trong cá nhân” nhằm tạo ra một góc nhìn công

lý cho xã hội và hướng tới sự phát triển tư duy, nhận thức con người Tránhcác hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật, xây dựng một xã hội an toàn và vănminh cho mọi người

Đó chính là mục tiêu mà bài tiểu luận hướng tới Nhằm phân tích mộtcách sâu sắc những phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo vững mạnh;đồng thời làm rõ mối liên hệ giữa pháp luật và lương tâm trong bối cảnh pháttriển quốc gia Qua đó, chúng ta không chỉ nhận thức được vai trò của lãnhđạo quốc gia mà còn hiểu rõ hơn về giá trị của pháp luật và đạo đức trong việckiến tạo một xã hội ổn định, thịnh vượng và nhân văn

Trang 4

I Một nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước

công chúng mà còn phải là người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy Nguyên thủ cần coi mọi người dân đều là người của mình, thiết kế nhà nước chống tham nhũng và lạm quyền, xây dựng nền tảng dân chủ để quốc gia phát triển bền vững.

Lý do chọn đề tài:

Tính cấp thiết: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và những biến đổi nhanh

chóng của thế giới hiện nay cùng với những thách thức về chính trị từ cáccuộc xung đột quốc tế cho đến căng thẳng ngoại giao giữa các quốc gia, đòihỏi sự tồn tại của một nguyên thủ quốc gia có năng lực và tầm nhìn chiến lược

để không chỉ đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội mà còn phải có khảnăng định hình tương lai, đảm bảo rằng sự phát triển của đất nước diễn ra mộtcách ổn định và lâu dài

Mục đích nghiên cứu: Tiểu luận này nhằm phân tích khái niệm “nguyên

thủ mạnh” dựa trên nhận định: “Một nguyên thủ mạnh không chỉ là người biếtxây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn phải biết kiến tạo tương lai bềnvững” Mục đích chính bao gồm: Làm rõ ý nghĩa của việc coi mọi người dân

là trọng tâm trong chiến lược lãnh đạo; nêu bật vai trò của việc thiết kế mộtnhà nước dân chủ, minh bạch; chống tham nhũng và đánh giá tầm quan trọngcủa việc tạo nền tảng phát triển quốc gia độc lập với cá nhân lãnh đạo

Đối tượng: Đối tượng được bàn luận trong nhận định là các nguyên thủ

quốc gia – những người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của một quốc gia, nắm giữvai trò quan trọng trong việc định hình tương lai chính trị, kinh tế và xã hội.Nhận định tập trung vào việc đánh giá thế nào là một nguyên thủ mạnh, khôngchỉ dựa trên khả năng xây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn ở năng lựckiến tạo một hệ thống bền vững

Phạm vi: Phạm vi phân tích bao gồm các yếu tố liên quan đến phẩm chất

lãnh đạo, như khả năng thiết kế một nhà nước minh bạch, ngăn ngừa thamnhũng và lạm quyền, cũng như năng lực xây dựng nền tảng dân chủ để quốc

Trang 5

gia tiếp tục phát triển ngay cả khi không có sự hiện diện của cá nhân nguyênthủ Từ đó, bài viết không chỉ tập trung vào năng lực lãnh đạo ở hiện tại màcòn đánh giá tầm nhìn dài hạn và ảnh hưởng của nguyên thủ đối với sự ổnđịnh và phát triển bền vững của đất nước.

Cơ cấu bài tiểu luận: Bài tiểu luận gồm 6 phần

Phần 1: Giải thích khái niệm

Phần 2: Phân tích nội dung của quan điểm

Phần 3:Phương thức hình thành một nguyên thủ mạnh

Phần 4: Đánh giá tổng quan

Phần 5: Định hướng phát triển

Phần 6: Kết luận chung

Trang 6

Nội dung bài tiểu luận:

1 Khái niệm:

Nguyên thủ quốc gia: Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu một quốcgia, có trách nhiệm đại diện cho đất nước trong các vấn đề nội bộ và đối ngoại.Người này thường được xem là công dân hàng đầu, biểu tượng cho quyền lực và

sự lãnh đạo của quốc gia Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, nguyên thủ có thể mangnhững danh hiệu khác nhau như Chủ tịch nước, Tổng thống, Quốc vương, Vuahoặc Nữ hoàng Trong tiếng Anh, nguyên thủ quốc gia được gọi là President,trong khi đó trong tiếng Pháp là Président Tại Việt Nam, chức vụ nguyên thủquốc gia được đảm nhận bởi Chủ tịch nước 1

2 Phân tích nội dung của quan điểm.

Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn mang tính chấttoàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và xung đột quốc tế Cần có một nhàlãnh đạo vững mạnh dẫn dắt đất nước ứng phó hiệu quả với những thách thứcnày, đồng thời tích cực tham gia vào các nỗ lực hợp tác quốc tế để giải quyếtnhững vấn đề chung Để xây dựng một nguyên thủ đòi hỏi phải đáp ứng đủ cácđiều kiện nòng cốt, từ đó mới có thể lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo dân tộc.Vai trò của một nguyên thủ: Xây dựng hình ảnh công chúng: Một nhà lãnhđạo quốc gia vững mạnh không chỉ cần tạo dựng một hình ảnh tích cực mà cònphải giành được sự tin tưởng và ủng hộ từ phía người dân Hình ảnh này cầnđược xây dựng dựa trên năng lực thực tế, phẩm chất đạo đức cao và các chínhsách phục vụ lợi ích chung của xã hội Điều này sẽ củng cố vị thế của nhà lãnhđạo trong mắt công chúng và thúc đẩy sự đoàn kết trong cộng đồng

Tạo dựng tương lai cho đất nước và nhân dân: Nhà lãnh đạo quốc gia cótrách nhiệm lớn trong việc thiết lập nền tảng vững chắc để đất nước phát triểnbền vững trong tương lai Để đạt được điều này, cần xây dựng một hệ thống

1Xem luật Minh Khuê: “Nguyên thủ quốc gia là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia?”

Trang 7

pháp luật chặt chẽ, đảm bảo các cơ chế quản trị minh bạch và khuyến khích nềndân chủ bền vững Chỉ khi có nền tảng vững chắc, quốc gia mới có thể vượt quanhững thách thức và đạt được sự phát triển lâu dài.

Đấu tranh chống tham nhũng và lạm quyền: Một trong những nhiệm vụquan trọng của nhà lãnh đạo quốc gia là xây dựng một nhà nước mà ở đó, việctham nhũng và lạm quyền trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Điều này không chỉgiúp duy trì sự công bằng trong xã hội mà còn giảm thiểu rủi ro từ những cánhân yếu kém hoặc bất lương, góp phần tạo ra môi trường sống và làm việc antoàn cho mọi người

Đảm bảo sự phát triển bền vững: Ngay cả khi không còn giữ chức vụ, mộtnhà lãnh đạo quốc gia mạnh mẽ vẫn để lại di sản chính trị và thể chế vững chắc,giúp quốc gia tiếp tục phát triển ổn định Di sản này có thể là các chính sách,quy định và hệ thống mà nhà lãnh đạo đã thiết lập, tạo điều kiện thuận lợi chocác thế hệ lãnh đạo kế tiếp

3 Phương thức hình thành một nguyên thủ mạnh:

Thứ nhất, pháp luật và đạo đức luôn gắn bó chặt chẽ trong việc quản lý mộtquốc gia Một nhà lãnh đạo vừa phải tuân thủ pháp luật vừa có ý thức đạo đứccao, làm gương cho người dân và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh Sựkết hợp giữa pháp luật và đạo đức là điều cần thiết Một nhà lãnh đạo vữngmạnh sẽ biết cách hoà hợp giữa hai yếu tố này Pháp luật cung cấp một khungpháp lý chắc chắn, trong khi lương tâm đảm bảo rằng các quyết định và hànhđộng diễn ra trong khuôn khổ đó đều hướng tới lợi ích chung Tuy nhiên, thực tếhiện nay cho thấy không phải tất cả các nhà lãnh đạo quốc gia đều đáp ứng đượctiêu chuẩn về khả năng lãnh đạo hiệu quả Một số người có xu hướng quá tậptrung vào việc xây dựng hình ảnh cá nhân và sử dụng truyền thông để điều khiển

dư luận, trong khi lại bỏ quên trách nhiệm lâu dài đối với đất nước Ngược lại,cũng có những nhà lãnh đạo không chỉ xuất sắc trong công tác quản lý mà cònđược ghi nhận vì những đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội Họ

Trang 8

không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại mà còn có tầm nhìn xa, hướng tới sựphát triển lâu dài cho các thế hệ tương lai Tại Singapore, Thủ tướng Lý QuangDiệu (Lee Kuan Yew) đã xây dựng một hệ thống quản trị minh bạch, giảm thiểutối đa tham nhũng, và đặt nền móng cho một nền kinh tế phát triển vượt bậc dùông không còn tại vị.

Theo các học giả Singapore, di sản lớn nhất mà ông Lý Quang Diệu để lạiđược là đất nước mà ông đã dành hết tâm huyết gây dựng sẽ tiếp tục phát triểnthịnh vượng ngay cả khi ông hay Đảng Nhân dân Hành động (PAP) do ông sánglập qua đi Sở dĩ PAP tồn tại và duy trì được vị thế trong suốt 50 năm qua là vìđảng này đã có được một nhà lãnh đạo có uy tín: ông Lý Quang Diệu, tạo nênmột quốc gia hùng mạnh về kinh tế, một trung tâm tài chính và công nghệ caolớn nhất khu vực Ngoài ra, chính sách trọng dụng nhân tài và “kiên quyết nóikhông với tham nhũng” cũng là hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên mộtSingapore ngày nay, nơi vừa được coi là “miền đất hứa” cho những tài năng đến

từ khắp nơi trên thế giới, vừa là nơi có nền hành chính công bậc nhất thế giớihiện nay Ngược lại, tại một số quốc gia, các nguyên thủ chỉ tập trung vào việccủng cố quyền lực cá nhân, dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào lãnh đạo Khilãnh đạo rời đi, hệ thống sụp đổ vì thiếu nền tảng quản lý vững chắc, như đãthấy ở nhiều quốc gia tại châu Phi và Trung Đông 2

Thứ hai, một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng xây dựng hệ thống chínhtrị rõ ràng và minh bạch, đồng thời kiên quyết chống tham nhũng đảm bảo ổnđịnh tình hình chính trị và củng cố lòng tin của người dân đối với chính phủ.Cùng với đó, điều cốt lõi hình thành sự tín nhiệm và kính trọng của nhân dân, thìnguyên thủ phải là người đứng đầu sở hữu tầm nhìn chiến lược vượt trội và địnhhướng phát triển rõ ràng cho đất nước Điều không chỉ đơn thuần giải quyết cácvấn đề trước mắt mà còn phải dự đoán và chuẩn bị cho các thách thức tương lai,đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện Tầm nhìn của họ cần có chiều sâu,vượt xa những suy nghĩ thông thường, không bị giới hạn bởi các lợi ích ngắn

2Xem Báo Dân Trí: “Lý Quang Diệu-nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch sử đương đại”

Trang 9

hạn hoặc áp lực chính trị trước mắt Họ phải là người có khả năng truyền cảmhứng, tạo dựng niềm tin và huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các mụctiêu quốc gia Định hướng của một nguyên thủ mạnh không chỉ dựa trên kiếnthức và kinh nghiệm mà còn xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu củanhân dân, xu thế toàn cầu, và tiềm năng nội tại của đất nước Chính sự kết hợpgiữa tầm nhìn sâu rộng và khả năng hành động quyết đoán sẽ định hình nên mộtnhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng dẫn dắt quốc gia vươn lên trong mọi hoàncảnh.

4 Đánh giá tổng quan:

Nhận định trên không chỉ phản ánh cái nhìn sâu sắc về vai trò của nguyênthủ quốc gia trong việc xây dựng và lãnh đạo đất nước mà còn mở ra những khíacạnh quan trọng khác:

Ưu điểm: Nhận xét này cung cấp các tiêu chí rõ ràng và toàn diện để đánh

giá một nguyên thủ quốc gia hiệu quả Những tiêu chí này bao gồm khả nănglãnh đạo, phẩm chất đạo đức và tầm nhìn chiến lược Nó nhấn mạnh rằng việcxây dựng một hệ thống bền vững là rất cần thiết, thay vì chỉ chú trọng vàonhững thành tựu cá nhân ngắn hạn và lợi ích riêng tư Một nguyên thủ có tầmnhìn sẽ biết cách phát triển các chính sách lâu dài, mang lại lợi ích cho toàn xãhội, không chỉ cho bản thân

Nhược điểm: Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đạt được tất cả các tiêu chí

này là một thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay

Để thiết lập một hệ thống chống tham nhũng hiệu quả và bảo vệ nền dân chủ,cần phải có thời gian dài, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan khác nhau và

sự ủng hộ từ phía toàn dân Điều này yêu cầu một quá trình liên tục và kiên trì,không thể đạt được ngay lập tức

Trang 10

đó khuyến khích vai trò của người dân và các tổ chức xã hội Việc đảm bảotiếng nói của cộng đồng trong quản lý nhà nước là rất quan trọng, giúp tăngcường trách nhiệm của các nhà lãnh đạo.

Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế thừa chú trọng đến giáo dục vàphát triển nhân tài, đặc biệt về mặt đạo đức, tư duy chiến lược và năng lực quản

lý quốc gia Việc đào tạo này không chỉ nằm trong khuôn khổ học thuật mà còncần có những trải nghiệm thực tiễn để các nhà lãnh đạo tương lai hiểu rõ hơn vềnhững thách thức mà họ sẽ phải đối mặt Đồng thời, phát triển các cơ chế lựachọn lãnh đạo dựa trên năng lực thực tế, thay vì dựa vào mối quan hệ hay địa vịchính trị Điều này sẽ đảm bảo rằng những người lãnh đạo được chọn đều có đủkhả năng và tâm huyết phục vụ đất nước

Cùng với khuyến khích sự tham gia của người dân nhằm tăng cường tínhminh bạch trong các quyết định của nhà nước thông qua việc sử dụng các kênhthông tin công khai và dễ tiếp cận Người dân cần được cung cấp đầy đủ thôngtin về các chính sách và quyết định của chính phủ để có thể tham gia đóng góp ýkiến và giám sát hoạt động của nhà nước Người dân đóng góp ý kiến, phản hồi

và tham gia thảo luận về những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của

họ, sẽ giúp các quyết định chính sách trở nên gần gũi và phù hợp hơn với mongmuốn của cộng đồng Hơn nữa, quyền giám sát của công chúng đối với hoạtđộng của nhà nước là rất cần thiết, vì nó giúp phát hiện sớm các sai phạm, lạm

Trang 11

dụng quyền lực và bảo đảm rằng các cơ quan nhà nước thực hiện đúng chứcnăng và nhiệm vụ của mình

Ngoài ra, cần phải đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững trên các lĩnh vựcchủ chốt như giáo dục, y tế, văn hoá, Kết hợp việc phát triển một chính sách ansinh xã hội toàn diện là yếu tố thiết yếu trong quá trình xây dựng một xã hộicông bằng và thịnh vượng Chính sách này cần tập trung vào việc bảo vệ quyềnlợi của tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng,nhằm tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn cho tất cả

Cuối cùng, thúc đẩy văn hoá liêm chính và ngăn chặn tham nhũng Việchình thành văn hoá trách nhiệm và liêm chính trong quản lý công là điều quantrọng để xây dựng lòng tin trong xã hội Từ những nhà lãnh đạo cao nhất đếntừng công chức, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình vàhành động theo nguyên tắc liêm chính.Mục tiêu chính là ngăn chặn và xử lýnghiêm khắc các hành vi tham nhũng, đồng thời ghi nhận và khen thưởng nhữnghành động tích cực, dũng cảm trong việc tố giác tội phạm tham ô và chủ nghĩa

cá nhân Điều này không chỉ giúp làm sạch bộ máy nhà nước mà còn tạo ra mộtmôi trường làm việc công bằng, minh bạch và hiệu quả

6 Kết luận chung:

Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ không chỉ đơn thuần là người có sức ảnh hưởnglớn đối với công chúng mà còn phải đặt lợi ích quốc gia và người dân lên hàngđầu Họ cần xây dựng một hệ thống chính trị minh bạch, dân chủ, từ đó đảm bảo

sự phát triển bền vững cho đất nước Tầm nhìn dài hạn và sự kết hợp giữa phápluật và lương tâm chính là những yếu tố cốt lõi giúp nhà lãnh đạo tạo dựng một

di sản chính trị lâu bền, góp phần vào sự thịnh vượng và ổn định của xã hội

Trang 12

II Phân tích câu danh ngôn của Victor Hugo: “Với nhân dân, quyền lực

duy nhất là pháp luật; với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm.”

Lý do chọn đề tài:

Tính cấp thiết: Câu danh ngôn đặt ra vấn đề cơ bản trong mối quan hệ

giữa cá nhân và xã hội, khi pháp luật luôn tồn tại song song cùng với hànhđộng của con người Làm thế nào để duy trì công bằng, công lý và cả tínhnhân đạo, nhân văn trong pháp luật? Điều này đặc biệt quan trọng trong cả về

hệ thống pháp luật và hành vi đạo đức xã hội trong việc phát triển con người,hướng tới một xã hội văn minh

Mục đích nghiên cứu: Nhằm mục đích hiểu rõ về vai trò của pháp luật

và lương tâm trong việc điều chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng Tìmhiểu mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và lương tâm và đề xuất giải phápdựa trên cơ sở của bộ môn Lý luận về Nhà nước và Pháp luật

Đối tượng: Lý luận những vấn đề giữa pháp luật và lương tâm Mối quan

hệ và sự tác động qua lại của lương tâm trong cá nhân và pháp luật trong cộngđồng Thông qua đó tìm hiểu về sự liên kết giữa pháp luật và đạo đức cá nhân

Phạm vi: Triển khai nghiên cứu về pháp luật và lương tâm trên nhiều góc

độ; vai trò và chức năng của pháp luật trong xã hội và lương tâm trong mỗi cánhân Từ đó khai thác sự tác động đối với con người trên mọi mặt của đờisống xã hội

Cơ cấu bài tiểu luận: Bài tiểu luận gồm 7 phần

Phần 1: Thực trạng hiện nay

Phần 2: Giải thích khái niệm

Phần 3: Phân tích câu danh ngôn của Victor Hugo

Phần 4: Mối quan hệ giữa pháp luật và lương tâm

Phần 5: Đánh giá tổng quan

Trang 13

Phần 6: Định hướng vận dụng.

Phần 7: Kết luận chung

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN