1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề so sánh chế Định chính phủ qua năm bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 của việt nam

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Chế Định Chính Phủ Qua Năm Bản Hiến Pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 Của Việt Nam
Tác giả Nông Hoài Gấm, Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Hải Hà, Phạm Thị Ngọc Hoa, Phạm Khánh Hòa
Người hướng dẫn GS. TS. Vũ Công Giao
Trường học Trường Đại học
Chuyên ngành Luật
Thể loại bài kiểm tra
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Cụ thể là:  Hiến pháp 1946 thì Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất toàn quốc,thực hiện toàn bộ chức năng quản lý hành chính nhà nước  Hiến pháp 1959 thì chính phủ được đổi thành H

Trang 1

Bài kiểm tra giữa kỳ Chủ đề: So sánh chế định Chính phủ qua năm bản Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 của Việt Nam.

Giảng viên: GS TS Vũ Công Giao

Trang 2

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH CHÍNH PHỦ

1.TỔNG QUÁT VỀ CHẾ ĐỊNH CHÍNH PHỦ CỦA CÁC HÌNH THỨC NHÀNƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Cách thức hình thành chính phủ ở mỗi nước phụ thuộc vào hình thức chính thể của nước đó

 Cộng hòa tổng thống: Tổng thống không những là nguyên thủ quốc gia màcòn nắm trong tay quyền hành pháp của Chính phủ

 Cộng hòa đại nghị: Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện

 Cộng hòa lưỡng tính: Chính phủ bao gồm Bộ trưởng và Thủ tướng chịutrách nhiệm trước nghị viện và chịu trách nhiệm thực sự trước Tổng thống

 Các nước xã hội chủ nghĩa: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội

và phải chịu trách nhiệm trước quốc hội

2.LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

Pháp luật ra đời khi có nhà nước, cho nên mỗi giai đoạn nhà nước thay đổi

cơ cấu tổ chức thì pháp luật cũng có thay đổi đồng thời cho phù hợp với tình hình.Chính phủ ra đời như một lẽ tất yếu đáp ứng nhiệm vụ duy trì sự ổn định của nhànước bằng hệ thống pháp luật Qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau, chính phủ cónhững thay đổi về tên gọi, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn tuy nhiên nhiệm

vụ mà chính phủ đảm nhiệm từ trước đến nay là hành pháp Cụ thể là:

 Hiến pháp 1946 thì Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất toàn quốc,thực hiện toàn bộ chức năng quản lý hành chính nhà nước

 Hiến pháp 1959 thì chính phủ được đổi thành Hội đồng chính phủ, đây là cơquan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quanhành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 Hiến pháp 1980 thì đổi Hội đồng Chính phủ thành Hội đồng bộ trưởng, đây

là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhànước

 Hiến pháp 1992 Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Chính phủ nướcCHXHCNVN là cơ quan hành chính nhà nước cao nhât, thực hiện quyềnhành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội

 Hiến pháp 2013 vẫn giữ những đặc điểm của Hiến pháp 1992 tuy nhiên cónhững điểm phát triển hơn để phù hợp với yêu cầu thời đại

3.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH CHÍNH PHỦ

Trang 3

Theo điều 1 – Luật tổ chức Chính phủ 2015: “Chính phủ là cơ quan hànhchính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiệnquyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế

-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộmáy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiếnpháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốchội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” Và theo điều 109 Hiến pháp 1992

“Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước caonhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Qua hai điều trên ta thấyChính phủ vừa là cơ quan chấp hành của Quốc hội, vừa là cơ quan hành chính nhànước cao nhất

II.CHẾ ĐỊNH CHÍNH PHỦ QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM

 Cơ cấu thành viên: Theo Điều 44: “ Chính phủ gồm có Chủ tịch nước ViệtNam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các Nội các có Thủ tướng, các

Bộ trưởng, Thứ trưởng Có thể có Phó Thủ tướng.”

Trang 4

 Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện.

 Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúcNghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt

 Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếucần

 Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hànhchính hoặc chuyên môn

o Văn hóa , xã hội : Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết

để giữ gìn đất nước

o Kinh tế : Lập dự án ngân sách hàng năm

 Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa( Điều 49)

o Chính trị :

 Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viêncao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ

 Chủ toạ Hội đồng Chính phủ

 Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị

o Văn hóa , xã hội:

 Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự

 Đặc xá

o Đối ngoại :

 Thay mặt cho nước

 Ký hiệp ước với các nước

 Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoạigiao của các nước

o Chính phủ chỉ đạo trực tiếp các bộ phận và địa phương

Trang 5

o Các quyết định Chính phủ đều có thảo luận tập thể của các thành viênNội các

 Nội các thảo luận nhưng không quyết định , quyết định do Nội cácđưa ra là quyết định của Thủ tướng

 Quyết định của Chính phủ là quyết định của chủ tịch nước

o Cách thức tổ chức hoạt động như vậy cho phép Chính phủ điều hànhnhanh chóng , tập chung và bảo đảm cho nền hành chính thống nhất ,thông suốt , có hiệu quả từ trung ương đến địa phương

 Đặc điểm nổi bật của Hiến pháp 1946:

có phần rõ ràng hơn

 Chính phủ trong Hiến pháp 1946 là một chính phủ “lưỡng đầu” vớiquyền hạn khá lớn Chính phủ bao gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịchnước và Nội các Toàn thể Nội các không phải chịu trách nhiệm liênđới vì hành vi của một Bộ trưởng nào và Thủ tướng được giaonhiệm vụ chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các Cóthể nói, Chính phủ trong Hiến pháp 1946 được trao quyền rất lớn,trong đó có cả những quyền mà các bản hiến pháp sau của nước tacũng không quy định cho Chính phủ mà trao cho Chủ tịch nước saukhi tách chức danh Chủ tịch nước ra khỏi cơ cấu tổ chức của Chínhphủ, như việc cho phép Chủ tịch nước thuộc cơ cấu của Chính phủ

có thẩm quyền bổ nhiệm các thẩm phán trong các cơ quan toà án

o Về chế định Chủ tịch nước :

 Theo mô hình lý luận, trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩakhông tổ chức ra chế định nguyên thủ quốc gia riêng biệt như ở cácnước tư bản chủ nghĩa mà chức năng này do cơ quan quyền lực caonhất của nhân dân - Xô viết tối cao thực hiện Theo chế độ tậpquyền, mọi quyền lực thống nhất vào cơ quan đại diện quyền lựcnhà nước cao nhất của nhân dân thì cũng chính cơ quan này đóngvai trò là nguyên thủ Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 đã có sự sáng tạo

Trang 6

thích hợp khi quy định Chủ tịch nước phải là cá nhân và được bầu ra

từ Nghị viện nhân dân theo nguyên tắc đa số tuyệt đối

 Chủ tịch nước có vị trí độc lập không bị quá lệ thuộc vào Nghị việnvới quyền hành pháp được tăng cường, đồng thời khi cần thiết lại làngười điều hoà, phối hợp các hoạt động của cơ quan lập pháp vàhành pháp trong điều kiện các cơ quan này tương đối độc lập vớinhau Chủ tịch nước được Nghị viện bầu ra nhưng lại có nhiệm kỳdài hơn Nghị viện hai năm

 Nhược điểm: Mặc dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiếnpháp đã soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiếnpháp 1946 đã không bảo đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trịtheo đúng nguyên tắc “tam quyền phân lập” Chính vì vậy, chúng ta có thểthấy, Hiến pháp năm 1946 có những khuyết điểm sau:

o Một Chủ tịch nước có quyền lực quá lớn : Một nguyên tắc hết sức quantrọng của chế độ dân chủ hiện đại là quyền hạn và trách nhiệm phải điđôi với nhau một cách tương xứng Xét một cách tổng quát, Hiến pháp

1946 đã dành cho Chủ tịch nước một quyền lực rất lớn nhưng lại khôngquy trách nhiệm chính trị một cách tương xứng

o Thủ tướng và Nội các không có thực quyền

o Nghị viện bị tước đoạt quyền lực

2.HIẾN PHÁP NĂM 1959

 Tên: Hội đồng Chính phủ theo Chương 6, Điều 71 “Hội đồng Chính phủ là

cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quanhành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.”

 Vị trí, tính chất pháp lý: cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nướccao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Namdân chủ cộng hoà theo Chương 6, Điều 71

 Vai trò của người đứng đầu: là Thủ tướng Chính phủ đã giảm đi cụ thể: Theođiều 71 Hiến pháp 1959: “Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội” Có thể thấy

xu hướng tập trung quyền lực vào Quốc hội, Quốc hội như là chủ thể trựctiếp tiếp nhận quyền lực từ Nhân dân, còn quyền lực của Chính phủ là quyềnlực phái sinh, do Quốc hội quyết định

Trang 7

 Cơ cấu thành viên: Điều 72 của bản Hiến pháp quy định: “Hội đồng Chínhphủ gồm có: Thủ tướng, Các Phó Thủ tướng, Các Bộ trưởng, Các Chủnhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức của Hội đồng Chính phủ do luật định.”

 Đình chỉ việc thi hành những quyết định không thích đáng của Hộiđồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và

đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghịquyết ấy

 Bổ nhiệm và bãi nhiệm các nhân viên cơ quan Nhà nước theo quyđịnh pháp luật

 Phê chuẩn sự phân vạch địa giới của các đơn vị hành chính dưới cấptỉnh

o Kinh tế:

 Chấp hành kế hoạch kinh tế và ngân sách Nhà nước

 Quản lý nội thương và ngoại thương

o Văn hoá, xã hội

 Quản lý công tác văn hoá, xã hội

 Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, duy trì trật tự công cộng, bảo hộ quyềnlợi của công dân

 Quản lý công tác dân tộc

o Đối ngoại: Quản lý các công tác đối ngoại

o Quân sự:

 Lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước

 Thi hành lệnh động viên, lệnh giới nghiêm và mọi biện pháp cầnthiết để bảo vệ Tổ quốc

 Chế độ làm việc:

o Chính phủ được tổ chức theo mô hình một hội đồng

Trang 8

o Đề cao chế độ làm việc tập thể do đó vai trò của người đứng đầu cóphần bị hạn chế

o Hội đồng Chính phủ theo hiến pháp 1959, chịu trách nhiệm tập thểtrước quốc hội chứ không phải chịu trách nhiệm trên tư cách từngthành viên

o Chế độ làm việc của chính phủ bị chi phối bởi cơ cấu thường trựcChính phủ Theo Hiến pháp năm 1959, Thường vụ Hội đồng Chínhphủ gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Phủ Thủ tướng

Về mặt pháp lý, Thường trực Chính phủ chỉ là cách thức làm việc,nhưng thực tiễn dần trở thành như là một cấp trong hoạt động quản lí.Trên thực tế, những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủnếu không quyết định được tại các phiên họp sẽ được giao choThường trực của Chính phủ quyết định Cách thức tổ chức như vậylàm hạn chế vai trò của tập thể Chính phủ và không phát huy được vaitrò, trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ cũng như từng thànhviên Chính phủ

 Đặc điểm nổi bật của Hiến pháp 1959:

 Ưu điểm: Xu hướng tập trung quyền lực vào Quốc hội => các cơ quanchuyên quyền hơn dựa theo điều 71 Hiến pháp 1959: “Hội đồng Chính phủchịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốchội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường

vụ Quốc hội”

 Nhược điểm:

o Không quy định chức năng bản chất của Chính phủ là hành pháp

o Phân công lao động quyền lực giữa các cơ quan nhà nước chưa rõràng như HP 1946

3 HIẾN PHÁP NĂM 1980

 Tên: Hội đồng Bộ trưởng theo Chương 8, Điều 104 “Hội đồng Bộ trưởng làChính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấphành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước caonhất.”

 Vị trí, tính chất pháp lý: Cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước caonhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo Chương 8, Điều 104

 Vai trò người đứng đầu: Giảm đi: Hiến pháp 1980 là đỉnh cao của chế độ tậpquyền, tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc hội, vì Chính phủ chỉ là cơ

Trang 9

quan chấp hành và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Có thể thấy sựphân công quyền lực không được rõ ràng, chế độ tập thể được đề cao, chế độtrách nhiệm cá nhân không được quan tâm đúng mức do vậy, trách nhiệmtập thể, cá nhân không rõ ràng, ảnh hưởng đến tính năng động, hiệu quả của

 Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật

 Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội vàHội đồng Nhà nước

 Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội

 Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước

 Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước

 Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến

cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhànước

 Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộtrưởng

 Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyềnhạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương

 Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp

 Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉthị, thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộcHội đồng Bộ trưởng

 Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của cácHội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp

Trang 10

tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi

bỏ những nghị quyết đó

 Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉthị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp

 Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước

 Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấptỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tươngđương

o Kinh tế:

 Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trìnhQuốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhànước

 Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tếquốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹthuật

 Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ lợi ích của Nhà nước và của xã hội

 Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng

 Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế

o Văn hóa, xã hội:

 Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân

 Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho côngdân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình

 Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp vàpháp luật trong nhân dân

o Đối ngoại:

 Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việcthực hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết

o Quân sự:

Trang 11

 Tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trangnhân dân.

 Thi hành việc động viên, giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết đểbảo vệ Tổ quốc

 Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thànhviên của Mặt trận hoạt động

 Chế độ làm việc:

o Chính phủ được tổ chức theo mô hình một hội đồng

o Đề cao chế độ làm việc tập thể do đó vai trò của người đứng đầu có phần

bị hạn chế

o Hội đồng Chính phủ theo hiến pháp 1959, hội đồng bộ trưởng theo hiếnpháp năm 1980 chịu trách nhiệm tập thể trước quốc hội chứ không phảichịu trách nhiệm trên tư cách từng thành viên

o Chế độ làm việc của chính phủ bị chi phối bởi cơ cấu thường trực Chínhphủ

 Đặc điểm nổi bật của Hiến pháp 1980:

 Ưu điểm:

o Hiến pháp 1980 là đỉnh cao của chế độ tập quyền, tập trung quyền lựcnhà nước vào Quốc hội, vì Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành và cơquan hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội Dẫn chứng cụ thể:

 Điều 104

 Điều 15

 Điều 107

o Nhấn mạnh nhiệm vụ, quyền hạn thi hành Hiến pháp, luật ( Điều 107)

o Cơ cấu tổ chức Chính phủ: Tất cả thành viên Hội đồng Bộ trưởng đềuđược bầu từ ĐBQH phát huy tính dân chủ trong việc thiết lập cácchức vụ của Chính phủ ( thông qua chế độ bầu cử)

 Nhược điểm:

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w