1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tính tối cao của hiến pháp 0

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Tối Cao Của Hiến Pháp
Tác giả Nguyễn Thụy Dương, Hà Minh Hằng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thụy Dương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

”2 Tóm lại, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có vị trí tối thượng, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt độn

Trang 1

KHOA LU T- Đ I H C QU C GIA HÀ N I Ậ Ạ Ọ Ố Ộ

MÔN LU T HI N PHÁP Ậ Ế

-TI U LU N Ể Ậ TÍNH T I CAO C A HI N PHÁP Ố Ủ Ế

Gi ng viên ả

Sinh viên

Mã sinh viên

L p ớ

: : : :

TS Nguy n Thùy D ễ ươ ng

Hà Minh H ng ằ 21063057 K66LKD-A

Hà n i, ngày 24 tháng 1 năm 2022 ộ

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU 2

2.1 Vì sao hiến pháp được tôn vinh là đạo luật mang tính tối cao? 5 2.2 Vai trò của tính tối cao của Hiến pháp đối với nhà nước pháp quyền

7 2.3 Sự cần thiết phải đảm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp 9 2.4 Yêu cầu của việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp 11

3 ĐỂ HIẾN PHÁP GIỮ ĐƯỢC VAI TRÒ TỐI THƯỢNG TRONG

3.1 Vấn đề thi hành Hiến pháp có thực sự giữ vai trò tối cao của Hiến

3.1.1 Cơ chế thực thi và giám sát Hiến pháp trong thực tiễn 11 3.1.2 Mô @t số hạn chế trong việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp

3.2 Nâng cao vai trò và bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp 13

1

Trang 3

M Đ U Ở Ầ

Quyền lực Đó là cái chúng ta có thể thấy ở bất kỳ quốc gia nào Sự xuất hiện này là tất yếu bởi con người phải sống với nhau thành xã hội Tuy nhiên con người không phải chỉ có lương tri theo lẽ phải và có tính cách hợp quần Sự sinh tồn của con người luôn luôn bị đe dọa bởi những tham vọng, đòi hỏi, khát khao quyền lực của những tập đoàn người khác Để chống lại

sự tha hóa, lạm dụng quyền lực và để nhà nước trở lại với bản chất vốn có thì việc tổ chức và thực thi quyền lực cần được giám sát, giới hạn bởi pháp luật Vậy nên Hiến pháp ra đời là một hệ quả tất nhiên của sự tương phản trên bởi trong hệ thống pháp luật- Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất Hiến pháp là nền tảng pháp lý, chính trị căn bản cho việc tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước cũng như việc bảo vệ các quyền, tự do của con người

Chính vì tầm quan trọng của Hiến pháp đối với mỗi quốc gia và là mối quan tâm đối với mỗi công dân Vậy nên em quyết định chọn đề tài:

“Tính tối cao của Hiến pháp” để đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu

Trong bài tiểu luận em đã sử dụng các phương pháp thường được dùng trong nghiên cứu như: phương pháp trừu tượng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống, Từ đây đưa ra những đánh giá cũng như đóng góp khoa học cho sự phát triển của Hiến pháp Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi sự thiếu sót do sự non nớt trong kinh nghiệm cũng như kiến thức nên rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 4

N I DUNG Ộ 1.Hi n pháp ế

1.1 Khái ni m v Hi n pháp ệ ề ế

Dưới góc độ nội dung, “Hiến pháp là tất cả các quy tắc pháp lý quan trọng nhất của quốc gia, là những quy tắc có tính cách hiến tính, những quy tắc ấn định hình thể quốc gia (quốc gia thống nhất hay quốc gia liên bang),

ấn định chính thể (cộng hòa hay quân chủ), ấn định cơ quan điều khiển quốc gia cùng những thẩm quyền của cơ quan ấy Hiến pháp phản ánh tổ chức chính trị của quốc gia đó ”1

Dưới góc độ hình thức, “Hiến pháp là một văn kiện pháp lý tối quan trọng, một văn kiện chỉ có thể thành lập hoặc sửa đổi theo những thủ tục, những thể thức đặc biệt long trọng; thủ tục, thể thức có một giá trị cao hơn những thể thức hoặc thủ tục của những luật lệ thường ”2

Tóm lại, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có vị trí tối thượng, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, giới hạn quyền lực của nhà nước và bảo vệ các quyền con người và quyền công dân Hiến pháp là đạo luật gốc của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác Tất cả các văn bản khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp Mọi đạo luật, văn bản chứa quy phạm pháp luật đều nhằm cụ thể hóa các thiết chế, chế định, quy phạm của Hiến pháp

1.2 Phân loại Hiến pháp

Hiến pháp được chia thành nhiều loại theo các nguyên tắc khác nhau Cách chia quan trọng nhất và phổ biến nhất là cách chia theo hình thức chứa đựng quy định của Hiến pháp Theo đó, có hai loại Hiến pháp: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn Hiến pháp thành văn: là quy định Hiến pháp được viết thành văn bản nhất định, thường là một văn bản hết sức ngắn gọn dễ đọc và dễ hiểu Hiến pháp bao gồm nhiều văn bản Nhưng cho

dù một hay nhiều văn bản thì nó cũng phải được nhà nước công bố, hoặc thừa nhận là đạo luật cơ bản của nhà nước Hiến pháp bất thành văn: là các quy phạm Hiến pháp được hình thành theo tập quán truyền thống, không được ghi nhận thành văn bản và không được nhà nước tuyên bố hoặc ghi

1 Nguyễn Văn Bông, Luật Hiến pháp và chính trị học, NXB Sài Gòn, 1967, tr.35

2 Nguyễn Văn Bông, Luật Hiến pháp và chính trị học, NXB Sài Gòn, 1967, tr.36

3

Trang 5

nhận là luật cơ bản của nhà nước, hay nói cách khác các quy định của Hiến pháp không có giá trị cao hơn, quy trình sửa đổi đặc biệt hơn so với các quy định luật thông thường

Căn cứ vào thủ tục thông qua, sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp được chia thành Hiến pháp cương tính và Hiến pháp nhu tính Hiến pháp cương tính có quy trình sửa đổi, bổ sung khó khăn, phức tạp hơn so với quy trình sửa đổi, bổ sung luật thường và phải tuân theo những thủ tục đặc biệt (ví dụ, Hiến pháp Hoa Kỳ: việc sửa đổi Hiến pháp phải có sự đồng ý của nghị viện của ¾ số tiểu bang, hoặc phải thông qua một Hội nghị lập hiến) Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp có quy trình và thực tiễn sửa đổi tương đối đơn giản,

dễ dàng Có thể được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp và theo quy trình của luật thường

Dựa vào các tiêu chí trên, Việt nam có Hiến pháp thành văn và thuộc loại Hiến pháp nhu tính

1.3 Vai trò của Hiến pháp

Mọi sự vật đều biến đổi theo thời gian, như câu nói của Hecraclite:

“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” Nhưng dù biến đổi như thế nào đi nữa thì chúng vẫn giữ lại cái căn bản, cốt lõi bởi nếu không phải như vậy thì vấn đề đó đã biến mất và vấn đề mới đã xuất hiện… Tương tự đối với các vấn đề khác cũng vậy Trong điều kiện hoàn cảnh mới thì vai trò, chức năng của Hiến pháp sẽ có sự biến đổi Tuy nhiên, Hiến pháp với vai trò

là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao vẫn giữ những chức năng căn bản của

Trước hết, Hiến pháp thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước

Sự xuất hiện của nhà nước là tất yếu vì mọi người phải sống với nhau thành một xã hội Chức năng chung nhất của hiến pháp là hợp thức hóa ở mức cao nhất những cơ sở tồn tại của các thiết chế xã hội, chế độ nhà nước và trật tự của các quan hệ xã hội Giống như bất kỳ bản hiến pháp nào, chúng đều có chức năng bảo đảm tính hợp pháp cao nhất cho chế độ xã hội và chế độ nhà nước, xác định địa vị pháp lý chung nhất của các cá nhân và các nhóm trong

xã hội Hiến pháp quy định và đặt ra các thiết chế cấu thành nên cơ quan nhà nước, trao quyền lực cho nhà nước (quyền lập pháp thuộc Quốc hội, quyền hành pháp thuộc chính phủ, quyền tư pháp thuộc về tòa án) Các tổ chức này chỉ hợp pháp về mặt pháp lý nếu được quy định trong hiến pháp Hiến pháp trao quyền cho bộ máy nhà nước nhưng để tránh tình trạng làm dụng quyền lực, Hiến pháp định ra Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà

Trang 6

nước Bởi trên thực tế, việc vi phạm Hiến pháp không phải là hiếm Đặc biệt, hành vi vi hiến lại đến từ chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều này gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng vì các thiết chế này có nhiệm vụ bảo vệ và thực thi hiến pháp và duy trì sự ổn định xã hội Vi phạm hiến pháp không chỉ xâm phạm trực tiếp tính toàn vẹn của hiến pháp, gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích riêng của công dân, đồng thời xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp công nhận

và bảo vệ Như vậy, hiến pháp ra đời, đặt ra những quy phạm nhằm hạn chế quyền lực của nhà nước Thiết lập các quy tắc kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm chống lại tình trạng tham nhũng, lạm quyền và đưa nhà nước trở về đúng bản chất của nó - bảo vệ lợi ích chung của xã hội “Trong các vấn đề

về quyền lực, đừng nói thêm gì nữa về lòng tin vào đức tính tốt của con người mà phải trói anh ta lại bằng sợi dây xích Hiến pháp để anh ta không còn làm được những điều ác”3

Vai trò cơ bản tiếp theo của hiến pháp là bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân Quyền con người, quyền công dân cho đến nay vẫn là yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu được của Hiến pháp Hiến pháp quy định quyền con người, quyền cơ bản của công dân, đặt nền tảng cho việc ghi nhận và thực hiện quyền con người, quyền công dân Việc công nhận các quyền này cũng buộc các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi chúng

Với tư cách là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao, hiến pháp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đời sống chính trị của các quốc gia Theo từng thời kỳ lịch sử, vai trò của hiến pháp ngày càng thay đổi Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì hiến pháp vẫn phải giữ vững vai trò cơ bản của mình là hạn chế quyền lực nhà nước vốn có của nó

2 Tính tối cao của Hiến pháp

2.1 Vì sao hiến pháp được tôn vinh là đạo luật mang tính tối cao?

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng và được quy định tại Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý” Chính trong quy định của Hiến pháp đã khẳng định, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất

3Thomas Jefferson (1789)

5

Trang 7

Thứ nhất, bởi Hiến pháp là văn bản duy nhất ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân dân, tổ chức bộ máy nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là văn bản pháp lý thể hiện rõ nét nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc; ở từng giai đoạn lịch sử, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những văn bản quy phạm pháp luật

Thứ hai, Hiến pháp do quốc hội (cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất) ban hành, xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bên cạnh đó, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích

cơ bản của tất cả giai cấp, tầng lớp, công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Có thể xem, Hiến Pháp vừa là bản tổng kết thành quả của cách mạng, vừa đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp

Thứ ba, tính tối cao của Hiến pháp thể hiện thông qua quy trình thủ tục pháp lý đối với việc ban hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý được quy định tại điều 120 Hiến pháp năm 2013: “Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.” Việc soạn thảo hiến pháp thường do ban soạn thảo hiến pháp do Quốc hội thành lập, đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việc thông qua hiến pháp thường diễn ra trong kỳ họp đặc biệt của Quốc hội, phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành (trong khi các văn bản quy phạm pháp luật khác chỉ yêu cầu 1/2 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành) Sau khi Quốc hội chính thức thông qua, hiến pháp có thể được đưa ra trưng cầu dân ý Việc sửa đổi, ban hành, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân (Quốc hội) thông qua theo một quy trình thủ tục đặc biệt

vì Hiến pháp là văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân Thứ tư, tại khoản 1 điều 119 Hiến pháp 2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp

Trang 8

lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.” Điều này khẳng định rằng: Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của nhân dân và mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; Hiến pháp là nguồn, cơ sở để ban hành luật, quy định, nghị quyết và các văn bản pháp luật Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp, phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, ban hành

và thi hành Hiến pháp theo đúng quy định của Hiến pháp Điều ước quốc tế

do nhà nước ký kết không được mâu thuẫn, trái với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, phản đối Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không ký, không phê chuẩn hoặc bảo lưu đối với từng điều Ngoài ra, các cơ quan nhà nước phải thực hiện quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình theo quy định của Hiến pháp: “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp” Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo, chấp hành nghiêm túc các quy định của Hiến pháp; “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

2.2 Vai trò c a tính t i cao c a Hi n pháp đ i v i nhà n ủ ố ủ ế ố ớ ướ c pháp quy n ề

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước ta phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, phấn đấu nhằm đem lại sự tự do, hạnh phúc cho con người, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển Nhà nước pháp quyền Việt Nam là người đại diện chính thức cho toàn xã hội Vậy nên vai trò cảu Hiến pháp trở nên vô cùng quan trọng bởi đó là công cụ hữu hiệu giúp quản lý xã hội Trước hết, Hiến pháp là công cụ giúp khẳng định chủ quyền của nhân dân trong nhà nước pháp quyền Đồng thời, nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu về sự thượng tôn trong Hiến pháp nhằm khẳng định vị trí quan trọng hàng đầu của Hiến pháp trong đời sống xã hội Coi Hiến pháp là nền tảng, công cụ để xây dựng nền dân chủ Trên cơ sở nhận thức đó, các bản Hiến pháp ở nước ta đã lần lượt ra đời, là cơ sở cho việc khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chế độ kinh tế, chế độ chính trị, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, của công dân; tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước, thực hiện chính sách đối ngoại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa

Trong Hiến pháp, ta thấy được vấn đề chủ quyền nhân dân và yêu cầu

về sự thượng tôn Hiến pháp là yếu tố được thể hiện xuyên suốt Ngay tại Lời

7

Trang 9

nói đầu, Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia, "Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" Tại Chương I

"Chế độ chính trị", đã có sự sửa đổi quan trọng nội dung của Ðiều 6 nhằm làm rõ hơn quan điểm về quyền lực của nhân dân, theo đó, nhân dân “thực hiện” (mà không chỉ là "sử dụng" như quy định tại Ðiều 6 Hiến pháp 1992) quyền lực nhà nước “bằng” (mà không phải là "thông qua") các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện (không chỉ "thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân").4

Hiến pháp khẳng định quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với Nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan Ðảng, Nhà nước, các cán bộ, công chức đối với nhân dân Ðiều 2 của Hiến pháp 2013 đã có một bổ sung quan trọng Ðó là yếu tố kiểm soát quyền lực trong cơ chế quyền lực nhà nước Ðiều 4 Hiến pháp 2013, khi hiến định về Ðảng Cộng sản Việt Nam, đã có một bổ sung phù hợp với Cương lĩnh của Ðảng: "Ðảng Cộng sản Việt nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình" Hiến pháp tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân Hiến pháp 2013 có những sửa đổi bổ sung rất mới và quan trọng

về quyền con người, quyền công dân Ðiều đó phản ánh sự đòi hỏi khách quan của việc khẳng định và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Người công dân sở hữu các quyền

cơ bản nhất của họ như quyền được sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sở hữu tài sản, v.v được nhà nước bảo vệ bằng Hiến pháp, pháp luật Các quyền đó được mở rộng và nâng cao bao nhiêu thì quyền hạn nhà nước càng bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu Nhà nước không thể tước đoạt quyền của mỗi cá nhân mà có trách nhiệm tạo lập môi trường thuận lợi

để bảo vệ các quyền con người và bảo vệ con người khỏi các hành vi xâm phạm Ngoài ra quyền công dân chỉ bị hạn chế trong những trường hợp đặc biệt, ngay từ đầu Chương II của Hiến pháp, tại khoản 2 Điều 14 khẳng định rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.”

2.3 S c n thi t ph i đ m đ m b o tính t i cao c a Hi n pháp ự ầ ế ả ả ả ả ố ủ ế

4 Đào Trí Úc, Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Báo Nhân dân, 2013

Trang 10

Hiến pháp với tư cách là văn bản có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và trong đời sống chính trị mỗi quốc gia, là một văn bản khẳng định việc tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, văn bản ghi nhận và thiết lập những cơ chế bảo vệ các quyền cơ bản của con người Sự xuất hiện của hiến pháp được xem là “Một biểu tượng của nền văn minh và dân chủ của một dân tộc ” là thành quả của nền văn minh nhân loại Với vị5

trí và tầm quan trọng đặc biệt đó, việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật, bảo đảm các chủ thể trong xã hội đều tôn trọng và thực hiện các quy định của Hiến pháp là việc làm cần thiết

Trước khi là đạo luật cơ bản, hiến pháp phải là một đạo luật Với tư cách là đạo luật, hiến pháp phải được tổ chức thực thi, mà khi thực thi sẽ không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót Với tư cách là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao nên việc thi hành và việc vi phạm cũng đặc biệt: Trước hết, chủ thể thi hành Hiến pháp đặc biệt hơn so với chủ thể thi hành các đạo luật khác Chủ thể thi hành Hiến pháp là các cơ quan công quyền,

mà không phải là công dân Nhưng chính những cơ quan này này lại là nơi

có nhiều khả năng thực hiện hành vi vi hiến Xét về bản chất, Hiến pháp là một văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi nhân dân theo nguyên tắc: cơ quan nhà nước chỉ làm những gì pháp luật quy định và người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm “Thông qua Hiến pháp, nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước Chính vì vậy, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải bị giới hạn bởi Hiến pháp.” Về lí6

thuyết, quyền lực nhà nước bị giới hạn, tuy nhiên, với vai trò là người ban hành và giám sát việc thực hiện, các cơ quan nhà nước có đầy đủ quyền lực

để có thể lạm quyền, chuyên quyền, tìm cách để vượt khỏi sự kiểm soát của Hiến pháp-tức vi phạm Hiến pháp Như vậy tất yếu cần phải có một cơ chế đặc biệt bảo vệ Hiến pháp khỏi sự vi phạm đó của các cơ quan nhà nước Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Các quyền cơ bản của công dân đều được Hiến pháp ghi nhận Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, khó tránh khỏi trường hợp các cơ quan Nhà nước, cán

bộ, công chức vượt quyền, lạm quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp quy định dẫn làm tổn hại, xâm phạm tới quyền lợi của công dân Trong mối quan hệ giữa công dân với các cơ quan Nhà nước, công dân luôn ở vị trí yếu

5 Nguyễn Đăng Dung, Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nước, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002

6 Vũ Hồng Anh, Trao đổi: Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Báo Đại

Biểu Nhân Dân, 2009

9

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:06