1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CÔNG TY BẢO HIỂM

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Ty Bảo Hiểm
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh
Thể loại bài tiểu luận
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 218,49 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu là trở ngại, khó khăn và đã đạt được rất nhiều thành tựu vẻ vang trong những năm qua. Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặc lớn lao của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đứng trước sự kiện này, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn lao để có thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nền ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Tuy nhiên sự kiện này cũng đã mở ra cho nến kinh tế Việt Nam những cơ hội to lớn mà nếu chúng ta biết tận dụng và nắm bắt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có một tương lai vô cùng khả quan. Trong đó, đáng chú ý là ngành bảo hiểm Việt Nam đang còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác. Tuy nhiên việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO cũng đặt ra cho các công ty bảo hiểm những thách thức mới. Đó là các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp vào Việt Nam các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm . Khi xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành bảo hiểm trong tương quang chung với sự phát triển của toàn nền kinh tế ở nhiều nuớc, nhiều nhà kinh tế học đã khẳng định tác dụng to lớn, cũng như vai trò không thể thiếu của bảo hiểm đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểm mạnh là một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành công nào. Trong cuốn “ các nguyên tắc bảo hiểm”, hai tác giả người Mỹ là Mehr và Commack đã viết: “việc Anh quốc nổi lên như một cường quốc thương mại là đồng thời loại hình bảo hiểm hảo hạn cũng phát triển trong cùng một thời kỳ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên” Tác dụng của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương tiện. Ngoài việc giúp bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuôc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường. Với vai trò và lợi ích đáng kể của ngành Bảo hiểm như đã nêu nhóm chúng em lựa chọn đề tài về Công ty bảo hiểm. Hi vọng thông qua đề tài này nhóm chúng em có thể giúp bạn đọc hiểu được khái quát về lĩnh vực bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm cũng như các rủi ro mà hoạt động bảo hiểm có thể mang lại. MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1 1.1 Khái quát về rủi ro và bảo hiểm 1 1.1.1 Khái niệm rủi ro 1 1.1.2 Quản trị rủi ro 1 1.2 Bảo hiểm 2 1.2.1 Nguồn gốc của bảo hiểm 2 1.2.2 Định nghĩa bảo hiểm 3 1.2.3 Các đặc điểm của rủi ro có thể được bảo hiểm 3 1.2.4 Bản chất của bảo hiểm 4 1.2.5 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm 5 1.2.6 Các loại hình bảo hiểm 10 1.2.7 Sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ 12 CHƯƠNG II: CÔNG TY BẢO HIỂM 13 2.1 Khái niệm công ty bảo hiểm 13 2.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm 13 2.3 Nghiệp vụ huy động vốn của công ty bảo hiểm 14 2.3.1 Căn cứ vào loại hình bảo hiểm, doanh thu kinh doanh bảo hiểm 14 2.3.2 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh, doanh thu kinh doanh 15 2.4 Nghiệp vụ sử dụng vốn của công ty bảo hiểm 16 2.4.1 Các khoản chi của quỹ bảo hiểm 16 2.4.2 Đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm 16 2.4.3 Đầu tư quỹ bảo hiểm rủi ro 18 2.5 Những vấn đề chung về đầu tư của các công ty bảo hiểm 19 2.5.1 Vai trò 19 2.5.2 Các nguyên tắc đầu tư của công ty bảo hiểm 19 2.6 Điều kiện thành lập công ty và kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam 20 2.6.1 Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn 20 2.6.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập 21 2.6.3 Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 21 2.6.3.1 Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm 21 2.6.3.2 Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm 22 2.6.4 Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài 22 2.6.5 Điều kiện kinh doanh bảo hiểm 23 CHƯƠNG III: BẢO HIỂM TIỀN GỬI 24 3.1 Khái niệm bảo hiểm tiền gửi 24 3.2 Bản chất của bảo hiểm tiền gửi 24 3.3 Mục đích của bảo hiểm tiền gửi 25 3.4 Vai trò của bảo hiểm tiền gửi 26 3.5 Điều kiện và đối tượng được bảo hiểm tiền gửi 26 3.6 Hạn mức trả bảo hiểm 26 3.7 Số tiền bảo hiểm tiền gửi bồi hoàn cho khách hàng 28 3.8 Phí bảo hiểm tiền gửi 29 CHƯƠNG IV: VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT 30 4.1 Lịch sử hình thành 30 4.2 Sứ mệnh, tầm nhìn 31 4.3 Quan hệ đối tác 31 4.4 Các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng cá nhân 32 4.5 Các sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp 33 KẾT LUẬN 34 Tài liệu tham khảo 35 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1.1Khái quát về rủi ro và bảo hiểm 1.1.1Khái niệm rủi ro Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro: -Theo Frank Night (1921): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. -Rủi ro là khả năng mà một việc gì đó nguy hiểm và xấu có thể xảy ra. -Rủi ro là kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện hay biến cố xấu và hậu quả của biến cố đó. -Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó. Như vậy, có thể kết luận: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. Rủi ro có thể chia thành 2 nhóm cơ bản là: + Rủi ro thuần túy ( Pure risk) là loại rủi ro khi chỉ tồn tại hai khả năng bị thiệt hại hoặc không bị thiệt hại, không có khả năng có lợi khi biến cố xảy ra hoặc không xảy ra. Ví dụ như rủi ro tai nạn giao thông, cháy nhà, mất trộm tài sản, bị tai nạn lao động v.v.. + Rủi ro đầu cơ ( Speculative Risk) là loại rủi ro khi tồn tại ba khả năng có thể xảy ra: thiệt hại, có lợi, không thay đổi. Ví dụ như rủi ro khi đầu tư cổ phiếu, việc đầu tư này có thể lời, lỗ hoặc hòa vốn. 1.1.2Quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là việc một tổ chức hay một cá nhân giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro bằng việc xác định và đo lường các loại rủi ro mà họ có thể gặp phải, từ đó sẽ có các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro. Để giảm thiểu và loại bỏ rủi ro có các phương thức sau: - Né tránh rủi ro (Risk Avoidance): Nghĩa là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. Biện pháp này được sử dụng khá thường xuyên trong cuộc sống. - Kiểm soát rủi ro (Risk Control): Là việc sử dụng các biện pháp (kĩ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách...) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với cá nhân, tổ chức khi rủi ro xảy ra. - Chấp nhận rủi ro (Accepting Risk): Là trường hợp cá nhân, tổ chức hoàn toàn biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt hại không lớn. - Chuyển nhượng rủi ro (Transfering Risk): Là khi cá nhân, tổ chức, trước khi rủi ro xảy ra, tự thấy không chịu được hậu quả của nó nên tìm cách san sẻ, chuyển nhượng rủi ro cho người khác bằng cách đóng một khoản tiền. Khi đã nhận được khoản tiền từ bên chuyển nhượng rủi ro, người đó phải bồi thường rủi ro những thiệt hại do rủi ro đã thỏa thuận gây ra. 1.2Bảo hiểm 1.2.1 Nguồn gốc của bảo hiểm Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát triển rất mạnh. Đặc biệt, ở một số nước trên thế giới, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống nói chung. Vậy bảo hiểm có nguồn gốc như thế nào? Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại. Tuy nhiên, bảo hiểm thực hiện từ khi nào thì người ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác. Ý tường về bảo hiểm được coi là đã xuất hiện từ khá lâu, khi mà người xưa đã nhận được lợi ích từ việc xây dựng một kho thóc phòng khi mất mùa, chiến tranh… Như vậy, ngay từ xa xưa con người đã có ý thức về những bất trắc có thể xảy đến đối với mình, và tìm cách phòng tránh chúng. Bảo hiểm hình thành do sự tồn tại của rủi ro và sự đòi hỏi con người phải có những biện pháp đề phòng, ngăn chặn việc xảy ra rủi ro, đồng thời khắc phục, hạn chế những hậu quả của rủi ro. Bắt đầu từ bảo hiểm hàng hải, rồi tới những loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm nhân thọ… Ngày nay, bảo hiểm đã phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt và đóng vai rất quan trọng đối với con người. 1.2.2 Định nghĩa bảo hiểm Theo Dennis Kessler (1994): “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”. Theo M.N. Mishra (1995): “Bảo hiểm là hoạt động trong đó một bên (người bảo hiểm) cam kết sẽ chi trả cho bên kia (người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm) một số tiền nhất định khi xảy ra sự kiện rủi ro được bảo hiểm”. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (2000): “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Dưới góc độ tài chính bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, chức năng chính của bảo hiểm không phài là ngăn chặn, giảm thiểu hay xóa bỏ rủi ro, mà là bồi thường những thiệt hại về tài chính sau khi đã xảy ra rủi ro. 1.2.3 Các đặc điểm của rủi ro có thể có được bảo hiểm Tổn thất phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên Những tổn thất phải là nguyên nhân của một sự kiện bất ngờ hay một sự kiện không do người bảo hiểm cố ý gây ra. Công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận bảo hiểm hoặc không chấp nhận bồi thường đối với các tổn thất do các sự kiện đã xảy ra trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực, chắc chắn về khả năng và thời điểm sẽ xảy ra, hoặc do người được bảo hiểm cố ý gây ra. Tổn thất phải được xác định một cách rõ ràng Những tổn thất được bảo hiểm phải được xác định bởi hai vấn đề là thời gian và số lượng. Nhà bảo hiểm phải xác định được khi nào phải trả tiền bồi thường và số tiền bảo hiểm phải chi trả là bao nhiêu. Công ty bảo hiểm không thể thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nếu như không thể xác định được một cách rõ ràng tổn thất có xảy ra hay không, xảy ra vào thời điểm nào, và mức độ tổn thất là bao nhiêu. Tổn thất phải đáng kể Những rủi ro có thể được bảo hiểm thông thường phải tương đối lớn và tạo ra những khó khăn tài chính đáng kể cho người tham gia bảo hiểm. Những tổn thất không đáng kể thường không được bảo hiểm, do sẽ làm tốn kém về thời gian và chi phí cho cả hai bên trong việc thực hiện các thủ tục bảo hiểm. Tỉ lệ tổn thất phải có thể dự đoán được Để cung cấp một loại hình bảo hiểm nào đó, công ty phải ước đoán được tỉ lệ tổn thất có thể xảy ra. Việc dự đoán tỉ lệ tổn thất sẽ giúp các công ty bảo hiểm xác định được mức phí phù hợp áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm. Nếu không dự đoán được tỉ lệ tổn thất các công ty bảo hiểm không thể triển khai và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Rủi ro không vượt quá khả năng của nhà bảo hiểm Những tổn thất tiềm tàng không được xem là có thể được bảo hiểm nếu như việc đền bù cho một tổn thất riêng lẻ có thể gây thiệt hại tài chính quá lớn cho tổ chức bảo hiểm. Những tổn thất như vậy sẽ không thể được bảo hiểm bởi vì nhà bảo hiểm có thể không đủ khả năng thực hiện trách nhiệm bồi thường, hoặc việc đền bù có thể ảnh hưởng một cách nghiêm trọng tới tình hình tài chính của công ty bảo hiểm. Để ngăn ngừa khả năng xảy ra tổn thất lớn trong các khoản đền bù các công ty phải đảm bảo rằng các tổn thất phải xảy ra một cách độc lập không có liên quan với nhau, thực hiện dàn trải rủi ro giữa các đối tượng bảo hiểm khác nhau. 1.2.4 Bản chất của bảo hiểm Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quỹ chung, khi có rủi ro quỹ sẽ có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít. Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Như vậy, có thể thấy thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Với hình thức số đông bù cho số ít người bị thiệt hại thông qua quỹ bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho các cá nhân, tổ chức khi gặp rủi ro, tiết kiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước. Quỹ bảo hiểm được tạo lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm, số người tham gia càng đông thì quỹ càng lớn. Quỹ được sử dụng trước hết và chủ yếu là để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Ngoài ra, quỹ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Như vậy bản chất của bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cho mục đích bủ đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra với người được bảo hiểm, đảm bảo quá trình tái sản xuất được thường xuyên, liên tục. 1.2.5 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost good faith) Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng bảo hiểm. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực. Đối với người tham gia bảo hiểm:      Đây là bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo. Mục đích của nguyên tắc trung thực tuyệt đối là giảm chi phí đánh giá rủi ro và ràng buộc trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, bên biết thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng bảo hiểm mà mình tham gia sẽ phải thông báo cho bên đối tác về thông tin đó. Phạm vi của nguyên tắc áp dụng cho cả công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.  Ví dụ, một người mua bảo hiểm thiệt hại do hỏa hoạn, lụt lội, trộm cắp cho một ngôi nhà và biết rằng vùng đó thường có nguy cơ xảy ra bão lụt, nhưng khi mua bảo hiểm lại không khai báo gì về điều đó. Khi bão đến gây ra thiệt hại cho ngôi nhà, người đó cũng không được bảo hiểm bồi thường. Đối với công ty bảo hiểm:      Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm không chỉ áp dụng đối với người tham gia bảo hiểm mà luật pháp yêu cầu công ty bảo hiểm khi giao dịch, giới thiệu để chào bán các nghiệp vụ bảo hiểm với khách hàng cũng phải thực hiện nghĩa vụ và nguyên tắc này. Công ty bảo hiểm thông qua cán bộ khai thác hoặc đại lý của mình phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như quyền lợi bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giải thích điều khoản, giải đáp những thắc mắc cho người tham gia bảo hiểm. Công ty bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để ký kết hợp đồng bảo hiểm thì Người được bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh do sai sót của mình. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable interest)      Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Cụ thể: Đối với bảo hiểm phi nhân thọ: - Trong bảo hiểm tài sản, Người mua bảo hiểm có một số liên hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận. Mối liên hệ đầu tiên được pháp luật công nhận là chủ sở hữu. Mối liên hệ thứ hai là quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản đó. Ví dụ, một người có quyền lợi bảo hiểm đối với đồ vật người đó mượn bởi vì nếu chúng bị mất hoặc bị hư hại, người đó sẽ phải thực hiện thay thế, sửa chữa, đền tiền hay khôi phục lại. Quyền lợi được bảo hiểm phải tồn tại vào lúc xảy ra tổn thất.      - Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự: quyền lợi bảo hiểm phải căn cứ theo quy định của luật pháp về ràng buộc trách nhiệm dân sự. Đối với bảo hiểm nhân thọ:      Quyền lợi có thể được bảo hiểm là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong đó, rủi ro xảy ra với người được bảo hiểm sẽ gây tổn thất, thiệt hại về tài chính hoặc tinh thần đối với bên mua bảo hiểm. Theo đó có thể thấy: Mọi cá nhân đều có quyền lợi bảo hiểm không giới hạn đối với tính mạng của chính mình, do vậy họ có thể bảo hiểm tính mạng của mình với bất cứ giá trị nào mong muốn, miễn là có đủ tiền đóng phí bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm cũng tồn tại đối với cha/mẹ, vợ/chồng, con cái, anh/chị/em của người đó hoặc những người có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc giám hộ hợp pháp của người đó. Quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng tồn tại đối với bên mua bảo hiểm là tổ chức trong các trường hợp: Một tổ chức mua bảo hiểm cho người lao động đang làm việc cho tổ chức đó; các tổ chức tín dụng, ngân hàng mua bảo hiểm cho những khách hàng vay tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng đó.      Để đảm bảo nguyên tắc này, trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải kiểm tra giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm có tồn tại quyền lợi có thể được bảo hiểm theo nguyên tắc và theo quy định của hợp đồng bảo hiểm đó hay không. Quyền lợi bảo hiểm phải tồn tại ngay khi hợp đồng phát hành chứ không phải lúc xảy ra tổn thất. Nguyên tắc số đông (Quy luật số lớn)         Quy luật số lớn là cơ sở khoa học quan trọng của bảo hiểm. Quy luật này giúp các Công ty bảo hiểm ước tính xác suất rủi ro nhận bảo hiểm, nhằm giúp tính phí và quản lý các quỹ dự phòng chi trả, bởi: Công ty bảo hiểm chỉ bảo đảm cho các sự cố ngẫu nhiên, nếu tính riêng từng trường hợp đơn lẻ, việc bảo hiểm có thể giống như một trò chơi may rủi; Song tính trên một số lớn đối tượng được bảo hiểm, Công ty bảo hiểm có thể dự đoán được về khả năng xảy ra sự cố ở mức độ tương đối chính xác có thể chấp nhận được.      Chỉ áp dụng được quy luật số lớn khi:     - Số lượng lớn các rủi ro và tổn thất tương tự: Việc quan sát phải tiến hành trên một số lượng lớn, đồng thời phải trên cơ sở phân nhóm rủi ro, phân nhóm đối tượng bảo hiểm theo những tiêu thức thích hợp. Ví dụ: để tính toán thiệt hại về thương tật thân thể con người do tai nạn, người ta quan sát trên một số lượng lớn các vụ tai nạn xảy ra, gây thiệt hại cho sức khoẻ con người và trong một khoảng thời gian (thường là một năm)      - Các rủi ro tổn thất phải độc lập: Việc xảy ra hay không xảy ra của một biến cố không làm thay đổi khả năng xảy ra của biến cố khác. Nguyên tắc bồi thường (Indemnity):      Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tình trạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu. Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người.     Một số trường hợp cần lưu ý:     - Theo nguyên tắc này, trong trường hợp người được bảo hiểm được nhận tiền bồi thường từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, có thể từ các công ty bảo hiểm khác nhau hoặc của cùng một công ty bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường của tất cả các hợp đồng bảo hiểm sẽ không vượt quá giá trị tổn thất.      - Trường hợp người được bảo hiểm cũng được một bên thứ ba có trách nhiệm chi trả thiệt hại. Ví dụ như nhận tiền bồi thường từ người điều khiển ô tô đã đâm phải mình. Khi đó, tổng số tiền bồi thường của bên thứ ba và công ty bảo hiểm cũng không vượt quá giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu. Nếu người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo lưu và chuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba cho công ty bảo hiểm Bồi thường có thể được thực hiện theo một trong các dạng sau: + Thanh toán bằng tiền; + Sửa chữa; + Thay thế bằng tài sản khác; + Khôi phục (Ở Việt Nam, luật kinh doanh bảo hiểm không quy định về biện pháp này.) Nguyên tắc thế quyền (Subrobgation)      Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình. Trong bảo hiểm thiệt hại, nguyên tắc bồi thường đã xác định người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị tổn thất mà mình gánh chịu. Ví dụ: Ô tô du lịch 4 chỗ được bảo hiểm đúng giá trị, bị xe tải đâm va gây thiệt hại phải sửa chữa, thay thế như trước lúc xảy ra tai nạn và được công ty bảo hiểm bồi thường với số tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng. Lỗi cảnh sát giao thông xác định xe tải 70%, xe con 30%. Ở đây, công ty bảo hiểm đã hoàn thành cam kết của mình với người được bảo hiểm là bồi thường đúng giá trị tổn thất. Sau khi đã nhận đủ tiền bồi thường, người được bảo hiểm phải bảo lưu quyền đòi lại phần trách nhiệm của bên thứ ba (ở ví dụ trên là phía xe tải) cho công ty bảo hiểm.      Như vậy, thế quyền đòi bồi hoàn là nguyên tắc mà theo đó: Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm mà một bên khác (bên thứ 3) phải chịu trách nhiệm về chi phí, tổn thất đó, Công ty bảo hiểm sẽ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người được bảo hiểm để giảm bớt tổn thất. Nguyên tắc thế quyền không áp dụng cho bảo hiểm con người. Thế quyền là biện pháp mà luật pháp cho phép áp dụng nhằm tránh né việc kiếm lời không hợp lý từ việc tham gia bảo hiểm. Quy tắc miễn thường/ khấu trừ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI:

CÔNG TY BẢO HIỂM

Trang 2

ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

HỌ VÀ TÊN NỘI DUNG CÔNG

VIỆC

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu là trở ngại, khó khăn và đã đạtđược rất nhiều thành tựu vẻ vang trong những năm qua Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam trởthành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặc lớn lao của nền kinh tếViệt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung Đứng trước sự kiện này, nền kinh tếViệt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn lao để có thể hòa nhậpcũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nền ngày càng khắc nghiệt như hiệnnay Tuy nhiên sự kiện này cũng đã mở ra cho nến kinh tế Việt Nam những cơ hội to lớn

mà nếu chúng ta biết tận dụng và nắm bắt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có một tương lai vôcùng khả quan Trong đó, đáng chú ý là ngành bảo hiểm Việt Nam đang còn rất nhiều tiềmnăng cần được khai thác Tuy nhiên việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO cũng đặt

ra cho các công ty bảo hiểm những thách thức mới Đó là các doanh nghiệp bảo hiểm tạinước ngoài được phép cung cấp vào Việt Nam các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp cóvốn nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm,vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm Khi xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của ngànhbảo hiểm trong tương quang chung với sự phát triển của toàn nền kinh tế ở nhiều nuớc,nhiều nhà kinh tế học đã khẳng định tác dụng to lớn, cũng như vai trò không thể thiếu củabảo hiểm đối với nền kinh tế Thực tế cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểmmạnh là một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành công nào Trong cuốn

“ các nguyên tắc bảo hiểm”, hai tác giả người Mỹ là Mehr và Commack đã viết: “việc Anhquốc nổi lên như một cường quốc thương mại là đồng thời loại hình bảo hiểm hảo hạncũng phát triển trong cùng một thời kỳ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên” Tác dụngcủa bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương tiện Ngoài việc giúp bù đắp thiệt hại, khắcphục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồnvốn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàngnăm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh,trong cuôc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường

Trang 5

Với vai trò và lợi ích đáng kể của ngành Bảo hiểm như đã nêu nhóm chúng em lựachọn đề tài về Công ty bảo hiểm Hi vọng thông qua đề tài này nhóm chúng em có thể giúpbạn đọc hiểu được khái quát về lĩnh vực bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm cũng như các rủi

ro mà hoạt động bảo hiểm có thể mang lại

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1

1.1 Khái quát về rủi ro và bảo hiểm 1

1.1.1 Khái niệm rủi ro 1

1.1.2 Quản trị rủi ro 1

1.2 Bảo hiểm 2

1.2.1 Nguồn gốc của bảo hiểm 2

1.2.2 Định nghĩa bảo hiểm 3

1.2.3 Các đặc điểm của rủi ro có thể được bảo hiểm 3

1.2.4 Bản chất của bảo hiểm 4

1.2.5 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm 5

1.2.6 Các loại hình bảo hiểm 10

1.2.7 Sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ 12

CHƯƠNG II: CÔNG TY BẢO HIỂM 13

2.1 Khái niệm công ty bảo hiểm 13

2.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm 13

2.3 Nghiệp vụ huy động vốn của công ty bảo hiểm 14

2.3.1 Căn cứ vào loại hình bảo hiểm, doanh thu kinh doanh bảo hiểm 14

2.3.2 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh, doanh thu kinh doanh 15

2.4 Nghiệp vụ sử dụng vốn của công ty bảo hiểm 16

2.4.1 Các khoản chi của quỹ bảo hiểm 16

2.4.2 Đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm 16

2.4.3 Đầu tư quỹ bảo hiểm rủi ro 18

2.5 Những vấn đề chung về đầu tư của các công ty bảo hiểm 19

2.5.1 Vai trò 19

2.5.2 Các nguyên tắc đầu tư của công ty bảo hiểm 19

2.6 Điều kiện thành lập công ty và kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam 20

2.6.1 Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn 20

Trang 7

2.6.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước

ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập 21

2.6.3 Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 21

2.6.3.1 Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm 21

2.6.3.2 Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm 22

2.6.4 Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài 22

2.6.5 Điều kiện kinh doanh bảo hiểm 23

CHƯƠNG III: BẢO HIỂM TIỀN GỬI 24

3.1 Khái niệm bảo hiểm tiền gửi 24

3.2 Bản chất của bảo hiểm tiền gửi 24

3.3 Mục đích của bảo hiểm tiền gửi 25

3.4 Vai trò của bảo hiểm tiền gửi 26

3.5 Điều kiện và đối tượng được bảo hiểm tiền gửi 26

3.6 Hạn mức trả bảo hiểm 26

3.7 Số tiền bảo hiểm tiền gửi bồi hoàn cho khách hàng 28

3.8 Phí bảo hiểm tiền gửi 29

CHƯƠNG IV: VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT 30

4.1 Lịch sử hình thành 30

4.2 Sứ mệnh, tầm nhìn 31

4.3 Quan hệ đối tác 31

4.4 Các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng cá nhân 32

4.5 Các sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp 33

KẾT LUẬN 34

Tài liệu tham khảo 35

Trang 8

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BẢO HIỂM1.1 Khái quát về rủi ro và bảo hiểm

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro:

- Theo Frank Night (1921): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”

- Rủi ro là khả năng mà một việc gì đó nguy hiểm và xấu có thể xảy ra

- Rủi ro là kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện hay biến cố xấu và hậuquả của biến cố đó

- Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng vàhậu quả của nó

Như vậy, có thể kết luận: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quảthiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi

Rủi ro có thể chia thành 2 nhóm cơ bản là:

+ Rủi ro thuần túy ( Pure risk) là loại rủi ro khi chỉ tồn tại hai khả năng bị thiệt hạihoặc không bị thiệt hại, không có khả năng có lợi khi biến cố xảy ra hoặc không xảy ra Ví

dụ như rủi ro tai nạn giao thông, cháy nhà, mất trộm tài sản, bị tai nạn lao động v.v

+ Rủi ro đầu cơ ( Speculative Risk) là loại rủi ro khi tồn tại ba khả năng có thể xảyra: thiệt hại, có lợi, không thay đổi Ví dụ như rủi ro khi đầu tư cổ phiếu, việc đầu tư này cóthể lời, lỗ hoặc hòa vốn

- Né tránh rủi ro (Risk Avoidance): Nghĩa là không làm một việc gì đó quá mạo

hiểm, không chắc chắn Biện pháp này được sử dụng khá thường xuyên trong cuộc sống

Trang 9

- Kiểm soát rủi ro (Risk Control): Là việc sử dụng các biện pháp (kĩ thuật, công

cụ, chiến lược, chính sách ) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đếnvới cá nhân, tổ chức khi rủi ro xảy ra

- Chấp nhận rủi ro (Accepting Risk): Là trường hợp cá nhân, tổ chức hoàn toànbiết trước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro thiệthại nếu nó xuất hiện Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp vàkhả năng bị thiệt hại không lớn

- Chuyển nhượng rủi ro (Transfering Risk): Là khi cá nhân, tổ chức, trước khi rủi roxảy ra, tự thấy không chịu được hậu quả của nó nên tìm cách san sẻ, chuyển nhượng rủi

ro cho người khác bằng cách đóng một khoản tiền Khi đã nhận được khoản tiền từ bênchuyển nhượng rủi ro, người đó phải bồi thường rủi ro những thiệt hại do rủi ro đã thỏathuận gây ra

1.2 Bảo hiểm

1.2.1 Nguồn gốc của bảo hiểm

Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát triển rất mạnh Đặcbiệt, ở một số nước trên thế giới, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trongkinh doanh cũng như trong cuộc sống nói chung Vậy bảo hiểm có nguồn gốc như thế nào?

Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại Tuy nhiên,bảo hiểm thực hiện từ khi nào thì người ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Ý tường

về bảo hiểm được coi là đã xuất hiện từ khá lâu, khi mà người xưa đã nhận được lợi ích từviệc xây dựng một kho thóc phòng khi mất mùa, chiến tranh… Như vậy, ngay từ xa xưacon người đã có ý thức về những bất trắc có thể xảy đến đối với mình, và tìm cách phòngtránh chúng

Bảo hiểm hình thành do sự tồn tại của rủi ro và sự đòi hỏi con người phải có nhữngbiện pháp đề phòng, ngăn chặn việc xảy ra rủi ro, đồng thời khắc phục, hạn chế những hậuquả của rủi ro Bắt đầu từ bảo hiểm hàng hải, rồi tới những loại hình bảo hiểm khác nhưbảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm nhân thọ… Ngày nay, bảo hiểm đã phát triển nhanh chóngtrên nhiều mặt và đóng vai rất quan trọng đối với con người

1.2.2 Định nghĩa bảo hiểm

Trang 10

Theo Dennis Kessler (1994): “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bấthạnh của số ít”.

Theo M.N Mishra (1995): “Bảo hiểm là hoạt động trong đó một bên (người bảohiểm) cam kết sẽ chi trả cho bên kia (người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm) một số tiền nhấtđịnh khi xảy ra sự kiện rủi ro được bảo hiểm”

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (2000): “Kinh doanh bảo hiểm là hoạtđộng của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểmchấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảohiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiệnbảo hiểm”

Dưới góc độ tài chính bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, chức năngchính của bảo hiểm không phài là ngăn chặn, giảm thiểu hay xóa bỏ rủi ro, mà là bồithường những thiệt hại về tài chính sau khi đã xảy ra rủi ro

1.2.3 Các đặc điểm của rủi ro có thể có được bảo hiểm

 Tổn thất phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên

Những tổn thất phải là nguyên nhân của một sự kiện bất ngờ hay một sự kiệnkhông do người bảo hiểm cố ý gây ra Công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận bảo hiểmhoặc không chấp nhận bồi thường đối với các tổn thất do các sự kiện đã xảy ra trước thờiđiểm hợp đồng có hiệu lực, chắc chắn về khả năng và thời điểm sẽ xảy ra, hoặc do ngườiđược bảo hiểm cố ý gây ra

 Tổn thất phải được xác định một cách rõ ràng

Những tổn thất được bảo hiểm phải được xác định bởi hai vấn đề là thời gian và sốlượng Nhà bảo hiểm phải xác định được khi nào phải trả tiền bồi thường và số tiền bảohiểm phải chi trả là bao nhiêu Công ty bảo hiểm không thể thực hiện trách nhiệm bảo hiểmnếu như không thể xác định được một cách rõ ràng tổn thất có xảy ra hay không, xảy ra vàothời điểm nào, và mức độ tổn thất là bao nhiêu

 Tổn thất phải đáng kể

Những rủi ro có thể được bảo hiểm thông thường phải tương đối lớn và tạo ranhững khó khăn tài chính đáng kể cho người tham gia bảo hiểm Những tổn thất không

Trang 11

đáng kể thường không được bảo hiểm, do sẽ làm tốn kém về thời gian và chi phí cho cả haibên trong việc thực hiện các thủ tục bảo hiểm.

 Tỉ lệ tổn thất phải có thể dự đoán được

Để cung cấp một loại hình bảo hiểm nào đó, công ty phải ước đoán được tỉ lệ tổnthất có thể xảy ra Việc dự đoán tỉ lệ tổn thất sẽ giúp các công ty bảo hiểm xác định đượcmức phí phù hợp áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm Nếu không dự đoán được tỉ lệ tổnthất các công ty bảo hiểm không thể triển khai và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

 Rủi ro không vượt quá khả năng của nhà bảo hiểm

Những tổn thất tiềm tàng không được xem là có thể được bảo hiểm nếu như việcđền bù cho một tổn thất riêng lẻ có thể gây thiệt hại tài chính quá lớn cho tổ chức bảo hiểm.Những tổn thất như vậy sẽ không thể được bảo hiểm bởi vì nhà bảo hiểm có thể không đủkhả năng thực hiện trách nhiệm bồi thường, hoặc việc đền bù có thể ảnh hưởng một cáchnghiêm trọng tới tình hình tài chính của công ty bảo hiểm Để ngăn ngừa khả năng xảy ratổn thất lớn trong các khoản đền bù các công ty phải đảm bảo rằng các tổn thất phải xảy ramột cách độc lập không có liên quan với nhau, thực hiện dàn trải rủi ro giữa các đối tượngbảo hiểm khác nhau

1.2.4 Bản chất của bảo hiểm

Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quỹ chung, khi có rủi ro quỹ sẽ có

đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít Khi tham gia một nghiệp vụbảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, người được bảo hiểm sẽđược bồi thường Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà tất cả những ngườitham gia bảo hiểm đã nộp Như vậy, có thể thấy thực chất của bảo hiểm là việc phân chiatổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu

Với hình thức số đông bù cho số ít người bị thiệt hại thông qua quỹ bảo hiểm, tổchức bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho các cá nhân, tổ chức khi gặp rủi ro,tiết kiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước Quỹ bảo hiểm được tạo lập thông quaviệc huy động phí bảo hiểm, số người tham gia càng đông thì quỹ càng lớn Quỹ được sửdụng trước hết và chủ yếu là để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, khônglàm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong

Trang 12

nền kinh tế Ngoài ra, quỹ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tưcho xã hội Như vậy bản chất của bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trongquá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình thành và sửdụng quỹ bảo hiểm cho mục đích bủ đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra với người đượcbảo hiểm, đảm bảo quá trình tái sản xuất được thường xuyên, liên tục.

1.2.5 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm

 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost good faith)

Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau,trung thực tuyệt đối Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trongtất cả các nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng bảo hiểm Nếu một bên vi phạm thì hợpđồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực

Đối với người tham gia bảo hiểm:

     Đây là bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liênquan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo Mục đích của nguyên tắc trungthực tuyệt đối là giảm chi phí đánh giá rủi ro và ràng buộc trách nhiệm của người tham giabảo hiểm Theo nguyên tắc này, bên biết thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng bảohiểm mà mình tham gia sẽ phải thông báo cho bên đối tác về thông tin đó Phạm vi củanguyên tắc áp dụng cho cả công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. 

Ví dụ, một người mua bảo hiểm thiệt hại do hỏa hoạn, lụt lội, trộm cắp cho một ngôi nhà

và biết rằng vùng đó thường có nguy cơ xảy ra bão lụt, nhưng khi mua bảo hiểm lại khôngkhai báo gì về điều đó Khi bão đến gây ra thiệt hại cho ngôi nhà, người đó cũng khôngđược bảo hiểm bồi thường

Đối với công ty bảo hiểm:

     Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm không chỉ áp dụng đối với người

tham gia bảo hiểm mà luật pháp yêu cầu công ty bảo hiểm khi giao dịch, giới thiệu để chàobán các nghiệp vụ bảo hiểm với khách hàng cũng phải thực hiện nghĩa vụ và nguyên tắcnày Công ty bảo hiểm thông qua cán bộ khai thác hoặc đại lý của mình phải có tráchnhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhưquyền lợi bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giải thích điều khoản, giải đáp những

Trang 13

thắc mắc cho người tham gia bảo hiểm Công ty bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sựthật để ký kết hợp đồng bảo hiểm thì Người được bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉthực hiện hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh do saisót của mình.

 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable interest)

     Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền

với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm Nguyên tắcnày chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm Quyềnlợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm

Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sửdụng tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm Cụthể:

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ:

- Trong bảo hiểm tài sản, Người mua bảo hiểm có một số liên hệ với đối tượng bảo

hiểm được pháp luật công nhận Mối liên hệ đầu tiên được pháp luật công nhận là chủ sởhữu Mối liên hệ thứ hai là quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản đó Ví dụ, một người cóquyền lợi bảo hiểm đối với đồ vật người đó mượn bởi vì nếu chúng bị mất hoặc bị hư hại,người đó sẽ phải thực hiện thay thế, sửa chữa, đền tiền hay khôi phục lại Quyền lợi đượcbảo hiểm phải tồn tại vào lúc xảy ra tổn thất

     - Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự: quyền lợi bảo hiểm phải căn cứ theo quyđịnh của luật pháp về ràng buộc trách nhiệm dân sự

Đối với bảo hiểm nhân thọ:

     Quyền lợi có thể được bảo hiểm là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm Trong đó, rủi ro xảy ra với người được bảo hiểm sẽ gây tổn thất, thiệt hại

về tài chính hoặc tinh thần đối với bên mua bảo hiểm Theo đó có thể thấy: Mọi cá nhânđều có quyền lợi bảo hiểm không giới hạn đối với tính mạng của chính mình, do vậy họ cóthể bảo hiểm tính mạng của mình với bất cứ giá trị nào mong muốn, miễn là có đủ tiềnđóng phí bảo hiểm

Trang 14

Quyền lợi bảo hiểm cũng tồn tại đối với cha/mẹ, vợ/chồng, con cái, anh/chị/emcủa người đó hoặc những người có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc giám hộ hợp pháp củangười đó

Quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng tồn tại đối với bên mua bảo hiểm là tổ chứctrong các trường hợp: Một tổ chức mua bảo hiểm cho người lao động đang làm việc cho tổchức đó; các tổ chức tín dụng, ngân hàng mua bảo hiểm cho những khách hàng vay tiềncủa ngân hàng, tổ chức tín dụng đó

     Để đảm bảo nguyên tắc này, trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm, công ty bảohiểm phải kiểm tra giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm có tồn tại quyềnlợi có thể được bảo hiểm theo nguyên tắc và theo quy định của hợp đồng bảo hiểm đó haykhông

Quyền lợi bảo hiểm phải tồn tại ngay khi hợp đồng phát hành chứ không phải lúcxảy ra tổn thất

 Nguyên tắc số đông (Quy luật số lớn)

        Quy luật số lớn là cơ sở khoa học quan trọng của bảo hiểm Quy luật này giúp các

Công ty bảo hiểm ước tính xác suất rủi ro nhận bảo hiểm, nhằm giúp tính phí và quản lýcác quỹ dự phòng chi trả, bởi: Công ty bảo hiểm chỉ bảo đảm cho các sự cố ngẫu nhiên, nếutính riêng từng trường hợp đơn lẻ, việc bảo hiểm có thể giống như một trò chơi may rủi;Song tính trên một số lớn đối tượng được bảo hiểm, Công ty bảo hiểm có thể dự đoán được

về khả năng xảy ra sự cố ở mức độ tương đối chính xác có thể chấp nhận được

     Chỉ áp dụng được quy luật số lớn khi:

    - Số lượng lớn các rủi ro và tổn thất tương tự: Việc quan sát phải tiến hành trên

một số lượng lớn, đồng thời phải trên cơ sở phân nhóm rủi ro, phân nhóm đối tượng bảohiểm theo những tiêu thức thích hợp

Ví dụ: để tính toán thiệt hại về thương tật thân thể con người do tai nạn, người taquan sát trên một số lượng lớn các vụ tai nạn xảy ra, gây thiệt hại cho sức khoẻ con người

và trong một khoảng thời gian (thường là một năm)

     - Các rủi ro tổn thất phải độc lập: Việc xảy ra hay không xảy ra của một biến cốkhông làm thay đổi khả năng xảy ra của biến cố khác

Trang 15

 Nguyên tắc bồi thường (Indemnity):

     Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồithường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trướckhi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém Các bên không được lợi dụng bảo hiểm đểtrục lợi Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tìnhtrạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm Nguyên tắc bồithường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trịtổn thất mà họ gánh chịu Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinhkhi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho hailoại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảohiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người

    Một số trường hợp cần lưu ý:

    - Theo nguyên tắc này, trong trường hợp người được bảo hiểm được nhận tiền bồithường từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, có thể từ các công ty bảo hiểm khác nhauhoặc của cùng một công ty bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường của tất cả các hợp đồng bảohiểm sẽ không vượt quá giá trị tổn thất

     - Trường hợp người được bảo hiểm cũng được một bên thứ ba có trách nhiệm chitrả thiệt hại Ví dụ như nhận tiền bồi thường từ người điều khiển ô tô đã đâm phải mình.Khi đó, tổng số tiền bồi thường của bên thứ ba và công ty bảo hiểm cũng không vượt quágiá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu Nếu người được bảo hiểm đã nhậntiền bồi thường của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo lưu vàchuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba cho công ty bảo hiểm

Bồi thường có thể được thực hiện theo một trong các dạng sau:

+ Thanh toán bằng tiền;

Trang 16

     Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được

bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồithường cho mình Trong bảo hiểm thiệt hại, nguyên tắc bồi thường đã xác định người đượcbảo hiểm không thể nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị tổn thất mà mình gánhchịu

Ví dụ: Ô tô du lịch 4 chỗ được bảo hiểm đúng giá trị, bị xe tải đâm va gây thiệt hạiphải sửa chữa, thay thế như trước lúc xảy ra tai nạn và được công ty bảo hiểm bồi thườngvới số tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng Lỗi cảnh sát giao thông xác định xe tải 70%, xe con30% Ở đây, công ty bảo hiểm đã hoàn thành cam kết của mình với người được bảo hiểm

là bồi thường đúng giá trị tổn thất Sau khi đã nhận đủ tiền bồi thường, người được bảohiểm phải bảo lưu quyền đòi lại phần trách nhiệm của bên thứ ba (ở ví dụ trên là phía xetải) cho công ty bảo hiểm

     Như vậy, thế quyền đòi bồi hoàn là nguyên tắc mà theo đó: Sau khi bồi thường chongười được bảo hiểm mà một bên khác (bên thứ 3) phải chịu trách nhiệm về chi phí, tổnthất đó, Công ty bảo hiểm sẽ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người được bảohiểm để giảm bớt tổn thất Nguyên tắc thế quyền không áp dụng cho bảo hiểm con người

Thế quyền là biện pháp mà luật pháp cho phép áp dụng nhằm tránh né việc kiếmlời không hợp lý từ việc tham gia bảo hiểm

 Quy tắc miễn thường/ khấu trừ

Miễn thường (Excess) được hiểu là số tiền đầu tiên mà người được bảo hiểm phải

tự gánh chịu, tự bù đắp khi xảy ra sự cố thiệt hại

Miễn thường có hai loại:

- Miễn thường có khấu trừ

- Miễn thường không khấu trừ

Mục đích của miễn thường là:

- Thứ nhất, loại trừ những khiếu nại có giấy trị thấp

- Thứ hai, tạo điều kiện gỉam phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm

- Thứ ba, ngăn chặn nguy cơ đạo đức và tinh thần từ phía người tham gia bảo

hiểm. 

Trang 17

1.2.6 Các loại hình bảo hiểm

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, bảo hiểm ngày nay đã bao gồm nhiều hìnhthức rất đa dạng, phong phú Tuy nhiên, dựa trên các tiêu chí khác nhau, chúng ta sẽ có loạihình khác nhau của bảo hiểm

 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm:

     Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chiathành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

- Bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm Khi xảy

ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có tráchnhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độđảm bảo thuận tiện hợp đồng;

    - Bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân

thể, sức khỏe của con người Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thựchiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người đượcbảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền dongười bảo hiểm trả Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn

- bệnh tật

      - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do

ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồithường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sựvận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể làbảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng

 Phân loại theo phương thức quản lý

    Với cách phân loại này, các nghiệp vụ bảo hiểm được chia làm 2 hình thức: bắtbuộc và tự nguyện

    - Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa

hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm Đây là tính chất vốn cócủa bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất vàsinh hoạt con người

Trang 18

      - Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích

của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội Cáchoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền vớitrách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này Ví dụ: bảo hiểmtrách nhiện dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của thợ săn Tuy nhiên, sự bắt buộcchỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu.Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vì người đượcbảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình

 Phân loại theo mục đích hoạt động

    Với cách phân loại này, các loại hình bảo hiểm được chia làm 2 hình thức: bảohiểm xã hội và bảo hiểm thương mại Trong đó, bảo hiểm xã hội nhằm phục vụ cho cácchính sách xã hội của Nhà nước; bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận

+ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của

người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo

hiểm xã hội. (Trích luật BHXH)

+ Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời.

Khác với bảo hiểm xã hội, loại hình bảo hiểm này có những đặc điểm: không bắt buộc, cótính đến từng đối tượng, từng rủi ro cụ thể, nhằm mục đích kinh doanh

 Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm

      Theo cách phân loại này, các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: bảo hiểmphi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, tương ứng với hai kỹ thuật là “phân bổ” và "tồn tíchvốn"  

- Bảo hiểm nhân thọ: Là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo

hiểm sống hoặc chết Đây là loại bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ cho con người nhằm bùđắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm, hoặc khi ngườiđược bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn

- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự

và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ

Trang 19

ngày càng đóng vai trò quang trọng trong cuộc sống cũng như torng kinh doanh Cácnghiệp vụ của bảo hiểm phi nhân thọ cũng rất đa dạng và phong phú Bao gồm:

+ Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

+ Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt

và đường hàng không

+ Bảo hiểm hàng không

+ Bảo hiểm cơ giới

+ Bảo hiểm cháy nổ

+ Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

+ Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

+ Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

+ Bảo hiểm nông nghiệp

1.2.7 Sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

Tiêu chí Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọĐối tượng bảo hiểm Tính mạng và tuổi thọ của

Quyền lợi bảo hiểm Chi trả tiền lương trong

trường hợp:

- Chết

- Thương tật toàn bộ vĩnhviễn

Chỉ được bồi thường tổnthất trong giới hạn hợp đồngkhi có tổn thất xảy ra

Trang 20

- Hết hạn hợp đồngKhi không xảy ra rủi ro Khách hàng vẫn được nhận

lại số tiền bảo hiểm đã đóng

và tiền lãi dư ra khi kết thúchợp đồng

Khách hàng không đượcnhận lại số tiền bảo hiểm đãđóng và tiền lãi khi kết thúchợp đồng

Ý nghĩa Mang ý nghĩa bảo hiểm sức

khỏe, tính mạng của conngười và hỗ trợ tích lũy, tiếtkiệm thông minh cho tươnglai khi có nhu cầu

Mang ý nghĩa chia sẻ nhữngrủi ro, thiệt hại liên quanđến sức khỏe, tính mạng, ổnđịnh niềm tin cho con ngườitrong thời gian cụ thể

CHƯƠNG II: CÔNG TY BẢO HIỂM2.1 Khái niệm công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm (insurance company) là doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo hiểmchấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, nhà bảo hiểm thu phí bảo hiểm và trả tiền chongười thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm.Nhà bảo hiểm có thể là là các công ty bảo hiểm, tổ chức tiền gửi bảo hiểm, cơ quan bảohiểm xã hội - y tế… hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận

2.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm

Mô hình tổ chức công ty bảo hiểm nhân thọ (Mô hình mạng lưới đại lý thôngthường)

Trang 21

Dù theo mô hình tổ chức nào, doanh nghiệp bảo hiểm cũng thường được cơ cấubao gồm:

- Bộ máy quản lí: Đại diện và thực hiện các quyền quản lý của các chủ sở hữudoanh nghiệp Tổ chức của bộ máy quản lý tùy thuộc vào hình thức pháp lý của doanhnghiệp bảo hiểm Nếu doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần thì bộ máy quản lý sẽbao gồm: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát…

- Bộ máy điều hành bao gồm ban giám đốc hoặc ban tổng giám đốc, các bộ phòng ban như tài chính kế toán, hành chính – nhân sự, phát triển thị trường, thẩm định,tính phí bảo hiểm…

phận-2.3 Nghiệp vụ huy động vốn của công ty bảo hiểm

2.3.1 Căn cứ vào loại hình bảo hiểm, doanh thu kinh doanh bảo hiểm

a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

- Doanh thu chỉ từ chi phí bảo hiểm và được thu định kỳ, nhiều lần, vào thời gianxác định trong hợp đồng bảo hiểm ( phí bảo hiểm là khoản tiền bên mua bảo hiểm nộpcho doanh nghiệp bảo hiểm để được bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bênthỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm)

- Thời hạn đóng phí bảo hiểm tùy theo tình hình tài chính cảu bản thân, ngườitham gia bảo hiểm tự lựa chọn là tháng, quý hoặc năm

Ngày đăng: 05/01/2025, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w