A.hái niệm, bản chất, vai trò của bảo hiểm. I.Khái niệm, bản chất, vai trò: 1.Khái niệm bảo hiểm: Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Theo khoản 1 điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 2.Bản chất của bảo hiểm. Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers). 3.Vai trò của bảo hiểm • Vai trò kinh tế: Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư. Là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần ổn định tăng thu ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước. • Vai trò xã hội: Là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mọi người là cỗ máy ổn định tinh xảo hay hệ thống giảm sốc của xã hội. Giúp ngăn ngừa hạn chế tổn thất làm cho cuộc sống tươi đẹp và an toàn hơn. Các loại hình bảo hiểm ra đời và phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. II.Chủ thể và các yếu tố trong một hợp đồng bảo hiểm ( đọc trên slide). -Ví dụ: về một hợp đồng thực tế ( hợp đồng sẽ được chíu lên slide) -Nhà bảo hiểm: công ty bảo hiểm BIDV Hồ Chí Minh. -Bên mua bảo hiểm: công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt. -Người được bảo hiểm: gồm chủa đầu tư và nhà thầu. -Chủ đầu tư: công ty cổ phần giải trí miền nam. -Nhà thầu chính: công ty tnhh xây dựng thương mại thuận việt và các nhà phụ khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến công trình. III.Rủi ro và rủi ro được bảo hiểm 1.Rủi ro – nguồn gốc của bảo hiểm a.Định nghĩa rủi ro và rủi ro bảo hiểm -Rủi ro là sự kiện không chắc chắn có liên quan đến tổn thất phải gánh chịu trong tương lai. -Các cá nhân tổ chức đều có thể gánh chịu hai loại rủi ro sau: -Rủi ro thuần túy (pure risk): là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. -Vd: hỏa hoạn phá hủy cả tòa cao ốc, rủi ro dẫn đến thiệt hại về thiên tai ( động đất, lũ lụt), tai nạn hay tật nguyền. -Rủi ro đầu cơ (speculative risk): là sự không chắc chắn về kết quả xảy ra. Kết quả xảy ra khác với dự đoán có thể là tổn thất or có lợi or ko tổn thất or cũng ko có lợi. người chịu ảnh hưởng của loại rủi ro đầu cơ này vừa có thể gặp hậu quả xấu nhưng cũng có thể đạt được sự gia tăng lợi ích. -Vd: nhà đầu tư cổ phiếu chấp nhận rủi ro biến động giá cổ phiếu. nếu giá giảm dẫn đến tổn thất but nếu giá của phiếu tăng sẽ tạo ra khả năng kiếm lời cho người nắm giữ cổ phiếu -Cách phân loại này rất cần thiết bởi lẽ chỉ có rủi ro thuần túy mới được bảo hiểm còn rủi ro đầu cơ đòi hỏi những kỹ thuật phòng chống khác ngoài bảo hiểm như việc sử dụng hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán (stock index futures) để đối phó với sự biến động của giá cổ phiếu.( khỏi đọc khúc này ghi thêm cho bít thôi) -Trên bình diện xã hội, rủi ro đầu cơ cũng có ích: cạnh tranh trong kinh doanh có thể làm cho một số doanh nhân trắng tay nhưng xã hội lại được lợi vì sản phẩm và dịch vụ được cung cấp với giá cả và chất lượng hợp lý hơn trước.( khỏi đọc nha) -Ngược lại, với những rủi ro thuần túy như động đất, lụt lội, hỏa hoạn... thì không ai có lợi cả.(đừng có đọc nha) -Phân biệt rủi ro với tổn thất, hiểm họa và nguy cơ: -Tổn thất: Là sự thiệt hại ngoài ý muốn về vật chất/tinh thần cho một chủ thể nào đó. Ví dụ: sét đánh làm cháy nhà, xe lửa bị trượt đường ray làm chết người,…. -Hiểm họa: Là một rủi ro khái quát, một nhóm các rủi ro cùng loại và có liên quan. Ví dụ: hiểm họa ma túy, hiểm họa sida, hiểm họa hàng hải. -Nguy cơ: Là điều kiện làm phát sinh hoặc gia tăng khả năng tổn thất, Một khi có nguy cơ thì có nghĩa là sự phát động của hiểm họa gần với hiện thực hơn, khả năng xẩy ra tổn thất cao hơn -Nguy cơ xuất hiện như một điều kiện phối hợp, tác động làm rủi ro xẩy ra dẫn đến tổn thất. Bản thân nguy cơ là hoàn toàn độc lập với rủi ro. -Ví dụ: sản xuất pháo nổ là một nguy cơ vật chất làm tăng khả năng bị tổn thất do hỏa hoạn và nổ, Thiếu hiểu biết dẫn đến có hành vi nguy cơ làm gia tăng khả năng lây nhiễm HIV.. b.Các phương thức đối phó với rủi ro. -Một số phương thức chủ yếu để đối phó với rủi ro là: Né tránh rủi ro: loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng có thể xảy ra rủi ro. Ví dụ: để tránh bị ung thư da thì ra ngoài đường nên dùng kem chống nắng, do sự cố rớt và mất tích máy bay xảy ra nhiều gần đây nên một số người né đi máy bay để mong bảo toàn tính mạng. Kiểm soát rủi ro: Là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Ví dụ: Hạn chế tổn thất hỏa hoạn bằng cách mua bình cứu hỏa dự phòng, hạn chế tai nạn lao động bằng cách trang bị thiết bị bảo hộ và đào tạo kỹ năng về an toàn lao động…. Chấp nhận rủi ro: người gặp rủi ro phải tự chấp nhận khoản tổn thất này, được chia làm 2 nhóm là chấp nhận rủi ro thụ động và chủ động Chuyển giao rủi ro: là mô hình lý tưởng nhất, từ hình thức chuyển giao thô sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm. Đây là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất. 2.Các loại rủi ro được bảo hiểm -Thông thường con người ta mua bảo hiểm để bảo vệ cho ba loại rủi ro sau: Rủi ro tổn thất tài sản: là những rủi ro xảy ra đối với các tài sản do các sự kiện như: tai nạn, mất trộm, cháy nổ hay các thảm họa tự nhiên. Ví dụ nghiệp vụ bảo hiểm cho loại rủi ro này: Bảo hiểm Tài sản Liberty bảo vệ doanh nghiệp toàn diện trước nguy cơ thiệt hại và mất mát tài sản cùng lợi nhuận do hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt gây ra gồm: BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT, BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH, BẢO HIỂM MỌI RỦI RO. Bảo hiểm Doanh nghiệp năng động Liberty SMECare là một sản phẩm bảo hiểm trọn gói dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam với phạm vi bảo hiểm rộng gồm bảo hiểm tài sản, tiền và nhiều quyền lợi bảo hiểm khác, nhằm bảo vệ tốt nhất cho doanh nghiệp, nhân viên và chính bạn.. Chương trình "Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt" bảo vệ tài sản của doanh nghiệp trước những tổn thất xảy ra do các rủi ro được liệt kê cụ thể bao gồm: Cháy; Nổ; Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào; Gây rối, đình công, bãi công, sa thải; Hành động ác ý; Động đất, núi lửa phun; Giông bão; Giông bão, lụt; Vỡ hay Tràn nước từ các thiết bị chứa nước; Va chạm bởi xe và súc vật; … của Bảo Hiểm Bảo Việt. Bảo hiểm tổn thất vật chất bất ngờ của Bảo Việt Insurance. Rủi ro trách nhiệm: là những tổn thất tài chính mà một người gánh chịu khi thực hiện trách nhiệm bồi thường do những thiệt hại mà anh ta gây ra cho người khác. Ví dụ: ACE là công ty bảo hiểm hàng đầu đối với các rủi ro trách nhiệm trên toàn thế giới, Công ty TNHH Bảo Hiểm ACE cung cấp các sản phẩm của bảo hiểm trách nhiệm như: bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm công cộng – trách nhiệm chung, bảo hiểm trách nhiệm tổng hợp. Bảo Việt Insurance cung cấp các loại bảo hiểm sau: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng (PBL)Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm (PRL) Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và sản phẩm kết hợp (PPL)Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Rủi ro về con người: là những tổn thất tài chính xảy ra liên quan đến tuổi thọ, sức khỏe, tính mạng của con người. Ví dụ: Bảo hiểm sức khỏe nhóm hoặc Bảo hiểm chi phí y tế & vận chuyển cấp cứu của bảo việt. Bảo hiểm tai nạn 24h của công ty bảo hiểm BIDV (BIC) Bảo hiểm sức khỏe medical care của HSBC Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của ACE như: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm tai nạn toàn cầu, bảo hiểm tử kỳ. Gói bảo hiểm Phú-Tâm An, Phú-An Lộc của Prudential. Bảo hiểm bồi thường người lao động của Liberty Insurance, bảo hiểm sức khỏe Liberty Healthcare. 3.Đặc tính của rủi ro có thể bảo hiểm được -Tổn thất phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên: những tổn thất phải là nguyên nhân của một sự kiện bất ngờ hay 1 sự kiện không do người được bảo hiểm gây ra. -Tổn thất phải được xác định rõ ràng: những tổn thất được bảo hiểm phải xác định được 2 vấn đề: thời gian (khi nào nhà bảo hiểm phải trả tiền bồi thường), số lượng (nhà bảo hiểm phải trả bao nhiêu tiền). -Tổn thất phải đáng kể: do sự tốn kém về thời gian và chi phí cho cả hai bên trong việc thực hiện các giao kết bảo hiểm. do vậy, những rủi ro có thể được bảo hiểm thông thường phải tương đối lớn và tạo ra những khó khăn tài chính đáng kể cho người tham gia bảo hiểm. -Tỷ lệ tổn thất phải có thể dự đoán được: để cung cấp một loại hình bảo hiểm nào đó, cty bảo hiểm phải ước đoán được tỷ lệ tổn thất có thể xảy ra. -Cty bảo hiểm hoạt động phải dựa trên quy luật số đông: thông qua nhìu lần quan sát một sự kiện ngẫu nhiên người ta sẽ tìm ra quy luật về sự xuất hiện của nó. Đó gọi là xác xuất xảy ra sự kiên bảo hiểm. vd: các công ty bảo hiểm nhân thọ dùng bảng thống kê tỷ lệ tử vong để tính phí. -Rủi ro không vượt quá sức chịu đựng của nhà bảo hiểm:rủi ro không thể được bảo hiểm nếu như việc đền bù có thể gây thiệt hại tài chính quá lớn cho nhà bảo hiểm. rủi ro sẽ không thể được bảo hiểm bởi vì nhà bảo hiểm không có khả năng thực hiện trách nhiệm bồi thường. các nhà bảo hiểm thực hiện việc phòng tránh này thông qua nghiệp vụ tái bảo hiểm. B.CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM I.Nguyên tắc đảm bảo quy luật số đông -Là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm vì cơ chế hoạt động của bảo hiểm là tạo ra “ sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” tập hợp nhừng người có cùng rủi ro nhằm san sẻ rủi ro, phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. -Vì vậy, các công ty bảo hiểm cần triển khai nghiệp vụ để đảm bảo đủ số lượng lớn tham gia. Có như vậy hợp đồng bảo hiểm mới thực hiện được quy luật số đông, sao cho tỷ lệ rủi ro dự báo gần sát với tỷ lệ rủi ro thực tế. II.Nguyên tắc quyền lợi -Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản , quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. -Quyền lợi bảo hiểm tồn tại lúc nào? Khi kí hợp đồng hay khi xảy ra sự kiện bảo hiểm? -Trong bảo hiểm tài sản: quyền lợi được bảo hiểm phải tồn tại vào lúc xảy ra tổn thất. -Trong bảo hiểm nhân thọ: quyền lợi bảo hiểm phải tồn tại ngay khi hợp đồng phát hành chứ không phải lúc xảy ra tổn thất. -Điều kiện để cho hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực: người tham gia bảo hiểm phải có lợi ích có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm. III.Nguyên tắc trung thực tuyệt đối -Bảo hiểm yêu cầu tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực. IV.Nguyên tắc bồi thường 1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại đối với bên mua bảo hiểm của người lao động hoặc người đại diện của họ (trường hợp người lao động chết). 2.Việc bồi thường theo nguyên tắc sau: a.Trường hợp sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm gây thiệt hại cho nhiều người lao động thì tổng số tiền bồi thường bảo hiểm trả cho tất cả người lao động của bên mua bảo hiểm trong mỗi sự cố không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. b. Trường hợp có quyết định của toà án thì số tiền bồi thường căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. c.Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hết mức trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm cho bất kỳ sự cố nào thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt đối với hợp đồng bảo hiểm đó. V.Nguyên tắc chuyển yêu cầu bồi hoàn -Nhà bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm , có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. VI.Quy tắc miễn thường/ khấu trừ Miễn thường được hiểu là số tiền đầu tiên mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu, tự bù đắp khi xảy ra sự cố thiệt hại. Miễn thường có hai loại -Miễn thường có khấu trừ -Miễn thường không khấu trừ Mục đích của miễn thường là: -Loại trừ những khiếu nại có giá trị thấp -Tạo điều kiện giảm phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm -Ngăn chặn nguy cơ đạo đức và tinh thần từ phía người tham gia bảo hiểm VII.Nguyên tắc phân tán rủi ro -Doanh nghiệp bảo hiểm không được tập trung vào một hoặc một số hợp đồng và đối tượng bảo hiểm với số tiền quá lớn. Nếu không khi xảy ra rủi ro , doanh nghiệp bảo hiểm không thể thực hiện trách nhiệm bồi thường hoặc việc bồi thường sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tài chính doanh nghiệp bảo hiểm. vd: không bán bảo hiểm cháy cho một số lượng lớn người sống tập trung trong một thành phố đông đúc C.Các loại hình bảo hiểm I.Căn cứ vào các chủ thể cung cấp bảo hiểm: 1.Bảo hiểm thương mại: là hình thức bảo hiểm trong đó nhà bảo hiểm tiến hành các hoạt động bảo hiểm vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận Lợi ích của bảo hiểm thương mại: Bảo hiểm thương mại đóng vai trò như một công cụ an toàn thực hiện chức năng bảo vệ con người, bảo vệ tài sản cho kinh tế và xã hội. Cụ thể là: (5cái ý dưới đây thấy dài quá thì bỏ luôn khỏi đọc cũng được, ghi thêm cho biết thôi) Đối với người dân, bảo hiểm đảm bảo cho họ về mặt tài chính nhằm khắc phục hậu quả khi bất ngờ gặp rủi ro tai nạn hay bệnh tật như chi phí điều trị, viện phí, thu nhập mất giảm…Bảo hiểm còn cung cấp những chương trình tiết kiệm và là người đại diện đầu tư mang lại lợi tức cho khách hàng. Đối với các doanh nghiệp, tham gia bảo hiểm giúp các doanh nghiệp với việc bỏ ra một khoản phí bảo hiểm ổn định và nhỏ có thể hoán chuyển rủi ro - những yếu tố không ổn định và tổn thất không lường trước được sang cho nhà bảo hiểm. Nhờ vậy, các doanh nghiệp an tâm sản xuất và khi có những tổn thất xảy ra, bồi thường bảo hiểm sẽ giúp họ nhanh chóng khôi phục quá trình kinh doanh. Đối với ngân hàng thương mại, bảo hiểm đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp – người đi vay trong những trường hợp gặp rủi ro tổn thất. Mặt khác, các loại hình bảo hiểm nhân thọ còn giúp các ngân hàng an tâm mở rông các loại hình tín dụng tiêu dùng cho người dân. Hoạt động bảo hiểm tích cực để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác hoạt động bảo hiểm còn mang về cho kinh tế quốc dân một khoản ngoại tệ đáng kể. Bảo hiểm chẳng những có tác dụng bồi thường tổn thất sau khi có rủi ro phát sinh mà còn góp phần rất lớn cho việc đề phòng rủi ro và hạn chế tổn thất. Nhà bảo hiểm thường sử dụng những chuyên gia giỏi, tổ chức các dự án nghiên cứu, tư vấn – tài trợ cho cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất hoặc tư vấn cho khách hàng tăng cường quản trị rủi ro ở đơn vị mình. Phân loại bảo hiểm thương mại Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự: (1) Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Vd: Bảo hiểm ô tô toàn diện - BIC AutoCare: (2) Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn – bệnh. Vd: Bảo Hiểm Tai Nạn Cá Nhân của manulife (3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm: Theo cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: loại dựa trên kỹ thuật "phân bổ" và loại dựa trên kỹ thuật "tồn tích vốn". (1) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm); (2) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Các hợp đồng loại này thường là trung và dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời...). Phân loại theo tính chất của tiền bảo hiểm trả: (1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường: Theo nguyên tắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã phải gánh chịu. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là bảo hiểm thiệt hại). (2) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là các loại bảo hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật. Phân loại theo phương thức quản lý: bh bắt buộc và bh tự nguyện. (1) Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người. (2) Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này. Ví dụ: bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của thợ săn... Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu. Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình. 2. Bảo hiểm phi thương mại: Là hình thức bảo hiểm trong đó nhà bảo hiểm tiến hành các hoạt động bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận mà theo đuổi các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội khác. Hình thức tiêu biểu của bảo hiểm phi thương mại chính là bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào Quỹ BHXH.( khỏi đọc dài quá)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
CÔNG TY BẢO HIỂM
Trang 2Cuộc sống ẩn chứa nhiều khó khăn, những sự việc bất ngờ có thể xảy đến Thiên tai, bão lũ cũng xảy ra thường xuyên hơn , mức độ thiệt hại to lớn hơn, làm cho mọi người luôn luôn lo lắng cho cuộc sống của bản thân họ, của gia đình họ và của cả những người xung quanh Theo thống kê 6 tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 11.179 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.478 người, bị thương 10.149 người So với cùng kỳ năm 2014 giảm 1.648 vụ (12,85%), giảm 211 người chết (4,5%), giảm 2.114 người bị thương (17,24%).Mặc dù tai nạn giao thông đường bộ giảm nhưng tai nạn giao thông đường sắt và đường thủy lại tăng.
Thu nhập của người dân đang được nâng lên đáng kể, nhu cầu tiết kiệm để đảm bảo cuộc sống trong tương lai rất được chú trọng Do vậy các hoạt động bảo hiểm lại là sự lựa chọn an toàn của những người tham gia bảo hiểm
A Khái niệm, bản chất, vai trò của bảo hiểm.
I Khái niệm, bản chất, vai trò:
1 Khái niệm bảo hiểm:
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít
Theo khoản 1 điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
2 Bản chất của bảo hiểm
Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers)
3 Vai trò của bảo hiểm
• Vai trò kinh tế:
Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư Là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Góp phần ổn định tăng thu ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước
• Vai trò xã hội:
Là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mọi người là cỗ máy ổn định tinh xảo hay hệ thống giảm sốccủa xã hội
Giúp ngăn ngừa hạn chế tổn thất làm cho cuộc sống tươi đẹp và an toàn hơn
Các loại hình bảo hiểm ra đời và phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
II Chủ thể và các yếu tố trong một hợp đồng bảo hiểm ( đọc trên slide).
- Ví dụ: về một hợp đồng thực tế ( hợp đồng sẽ được chíu lên slide)
- Nhà bảo hiểm: công ty bảo hiểm BIDV Hồ Chí Minh
- Bên mua bảo hiểm: công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt
Trang 3- Người được bảo hiểm: gồm chủa đầu tư và nhà thầu.
- Chủ đầu tư: công ty cổ phần giải trí miền nam
- Nhà thầu chính: công ty tnhh xây dựng thương mại thuận việt và các nhà phụ khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến công trình
III Rủi ro và rủi ro được bảo hiểm
1 Rủi ro – nguồn gốc của bảo hiểm
a Định nghĩa rủi ro và rủi ro bảo hiểm
- Rủi ro là sự kiện không chắc chắn có liên quan đến tổn thất phải gánh chịu trong tương lai
- Các cá nhân tổ chức đều có thể gánh chịu hai loại rủi ro sau:
- Rủi ro thuần túy (pure risk): là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế
- Vd: hỏa hoạn phá hủy cả tòa cao ốc, rủi ro dẫn đến thiệt hại về thiên tai ( động đất, lũ lụt), tai nạn hay tật nguyền
- Rủi ro đầu cơ (speculative risk): là sự không chắc chắn về kết quả xảy ra Kết quả xảy ra khác với dự đoán có thể là tổn thất or có lợi or ko tổn thất or cũng ko có lợi người chịu ảnh hưởng của loại rủi ro đầu cơ này vừa có thể gặp hậu quả xấu nhưng cũng có thể đạt được sự gia tăng lợi ích
- Vd: nhà đầu tư cổ phiếu chấp nhận rủi ro biến động giá cổ phiếu nếu giá giảm dẫn đến tổn thất but nếu giá của phiếu tăng sẽ tạo ra khả năng kiếm lời cho người nắm giữ cổ phiếu
- Cách phân loại này rất cần thiết bởi lẽ chỉ có rủi ro thuần túy mới được bảo hiểm còn rủi
ro đầu cơ đòi hỏi những kỹ thuật phòng chống khác ngoài bảo hiểm như việc sử dụng hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán (stock index futures) để đối phó với sự biến động của giá cổ phiếu.( khỏi đọc khúc này ghi thêm cho bít thôi)
- Trên bình diện xã hội, rủi ro đầu cơ cũng có ích: cạnh tranh trong kinh doanh có thể làm cho một số doanh nhân trắng tay nhưng xã hội lại được lợi vì sản phẩm và dịch vụ được cung cấp với giá cả và chất lượng hợp lý hơn trước.( khỏi đọc nha)
- Ngược lại, với những rủi ro thuần túy như động đất, lụt lội, hỏa hoạn thì không ai có lợicả.(đừng có đọc nha)
- Phân biệt rủi ro với tổn thất, hiểm họa và nguy cơ:
- Tổn thất: Là sự thiệt hại ngoài ý muốn về vật chất/tinh thần cho một chủ thể nào đó Ví dụ: sét đánh làm cháy nhà, xe lửa bị trượt đường ray làm chết người,…
- Hiểm họa: Là một rủi ro khái quát, một nhóm các rủi ro cùng loại và có liên quan Ví dụ: hiểm họa ma túy, hiểm họa sida, hiểm họa hàng hải
- Nguy cơ: Là điều kiện làm phát sinh hoặc gia tăng khả năng tổn thất, Một khi có nguy cơ thì có nghĩa là sự phát động của hiểm họa gần với hiện thực hơn, khả năng xẩy ra tổn thấtcao hơn
Trang 4- Nguy cơ xuất hiện như một điều kiện phối hợp, tác động làm rủi ro xẩy ra dẫn đến tổn thất Bản thân nguy cơ là hoàn toàn độc lập với rủi ro.
- Ví dụ: sản xuất pháo nổ là một nguy cơ vật chất làm tăng khả năng bị tổn thất do hỏa hoạn và nổ, Thiếu hiểu biết dẫn đến có hành vi nguy cơ làm gia tăng khả năng lây nhiễm HIV
b Các phương thức đối phó với rủi ro
- Một số phương thức chủ yếu để đối phó với rủi ro là:
Né tránh rủi ro: loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng có thể xảy ra rủi ro
Ví dụ: để tránh bị ung thư da thì ra ngoài đường nên dùng kem chống nắng, do sự cố rớt và mất tích máy bay xảy ra nhiều gần đây nên một số người né đi máy bay để mong bảo toàn tính mạng
Kiểm soát rủi ro: Là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra Ví dụ: Hạn chế tổn thất hỏa hoạn bằng cách mua bình cứu hỏa dự phòng, hạn chế tai nạn lao động bằng cách trang bị thiết bị bảo hộ và đào tạo kỹ năng về an toàn lao động…
Chấp nhận rủi ro: người gặp rủi ro phải tự chấp nhận khoản tổn thất này, được chia làm 2 nhóm là chấp nhận rủi ro thụ động và chủ động
Chuyển giao rủi ro: là mô hình lý tưởng nhất, từ hình thức chuyển giao thô sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm Đây là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất
2 Các loại rủi ro được bảo hiểm
- Thông thường con người ta mua bảo hiểm để bảo vệ cho ba loại rủi ro sau:
Rủi ro tổn thất tài sản: là những rủi ro xảy ra đối với các tài sản do các sự kiện như: tai nạn, mất trộm, cháy nổ hay các thảm họa tự nhiên
Ví dụ nghiệp vụ bảo hiểm cho loại rủi ro này:
Bảo hiểm Tài sản Liberty bảo vệ doanh nghiệp toàn diện trước nguy cơ thiệt hại và mất mát tài sản cùng lợi nhuận do hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt gây ra gồm: BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT, BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH, BẢOHIỂM MỌI RỦI RO
Bảo hiểm Doanh nghiệp năng động Liberty SMECare là một sản phẩm bảo hiểm trọn gói dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam với phạm vi bảo hiểm rộng gồm bảo hiểm tài sản, tiền và nhiều quyền lợi bảo hiểm khác, nhằm bảo vệ tốt nhất cho doanh nghiệp, nhân viên và chính bạn
Chương trình "Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt" bảo vệ tài sản của doanh nghiệp trước những tổn thất xảy ra do các rủi ro được liệt kê cụ thể bao gồm: Cháy; Nổ; Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào; Gây rối, đình công, bãi công, sa thải; Hành động ác ý; Động đất, núi lửa phun; Giông bão; Giông bão, lụt; Vỡ hay Tràn nước từ các thiết bị chứa nước; Va chạm bởi xe
và súc vật; … của Bảo Hiểm Bảo Việt
Bảo hiểm tổn thất vật chất bất ngờ của Bảo Việt Insurance
Rủi ro trách nhiệm: là những tổn thất tài chính mà một người gánh chịu khi thực hiện trách nhiệm bồi thường do những thiệt hại mà anh ta gây ra cho người khác
Trang 5Ví dụ: ACE là công ty bảo hiểm hàng đầu đối với các rủi ro trách nhiệm trên toàn thế giới, Công ty TNHH Bảo Hiểm ACE cung cấp các sản phẩm của bảo hiểm trách nhiệm như: bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm công cộng – trách nhiệm chung, bảo hiểm trách nhiệm tổng hợp.
Bảo Việt Insurance cung cấp các loại bảo hiểm sau: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng (PBL)Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm (PRL) Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và sản phẩm kết hợp (PPL)Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Rủi ro về con người: là những tổn thất tài chính xảy ra liên quan đến tuổi thọ, sức khỏe, tính mạng của con người
Ví dụ: Bảo hiểm sức khỏe nhóm hoặc Bảo hiểm chi phí y tế & vận chuyển cấp cứu của bảo việt
Bảo hiểm tai nạn 24h của công ty bảo hiểm BIDV (BIC)
Bảo hiểm sức khỏe medical care của HSBC
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của ACE như: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm tai nạn toàn cầu, bảo hiểm tử kỳ
Gói bảo hiểm Phú-Tâm An, Phú-An Lộc của Prudential
Bảo hiểm bồi thường người lao động của Liberty Insurance, bảo hiểm sức khỏe Liberty Healthcare
3 Đặc tính của rủi ro có thể bảo hiểm được
- Tổn thất phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên: những tổn thất phải là nguyên nhân của một
sự kiện bất ngờ hay 1 sự kiện không do người được bảo hiểm gây ra
- Tổn thất phải được xác định rõ ràng: những tổn thất được bảo hiểm phải xác định được 2 vấn đề: thời gian (khi nào nhà bảo hiểm phải trả tiền bồi thường), số lượng (nhà bảo hiểmphải trả bao nhiêu tiền)
- Tổn thất phải đáng kể: do sự tốn kém về thời gian và chi phí cho cả hai bên trong việc thực hiện các giao kết bảo hiểm do vậy, những rủi ro có thể được bảo hiểm thông thườngphải tương đối lớn và tạo ra những khó khăn tài chính đáng kể cho người tham gia bảo hiểm
- Tỷ lệ tổn thất phải có thể dự đoán được: để cung cấp một loại hình bảo hiểm nào đó, cty bảo hiểm phải ước đoán được tỷ lệ tổn thất có thể xảy ra
- Cty bảo hiểm hoạt động phải dựa trên quy luật số đông: thông qua nhìu lần quan sát một
sự kiện ngẫu nhiên người ta sẽ tìm ra quy luật về sự xuất hiện của nó Đó gọi là xác xuất xảy ra sự kiên bảo hiểm vd: các công ty bảo hiểm nhân thọ dùng bảng thống kê tỷ lệ tử vong để tính phí
- Rủi ro không vượt quá sức chịu đựng của nhà bảo hiểm:rủi ro không thể được bảo hiểm nếu như việc đền bù có thể gây thiệt hại tài chính quá lớn cho nhà bảo hiểm rủi ro sẽ không thể được bảo hiểm bởi vì nhà bảo hiểm không có khả năng thực hiện trách nhiệm bồi thường các nhà bảo hiểm thực hiện việc phòng tránh này thông qua nghiệp vụ tái bảohiểm
B CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM
Trang 6I Nguyên tắc đảm bảo quy luật số đông
- Là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm vì cơ chế hoạt động của bảo hiểm là tạo ra “ sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” tập hợp nhừng người có cùng rủi ro nhằm san sẻ rủi ro, phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất
- Vì vậy, các công ty bảo hiểm cần triển khai nghiệp vụ để đảm bảo đủ số lượng lớn tham gia Có như vậy hợp đồng bảo hiểm mới thực hiện được quy luật số đông, sao cho tỷ lệ rủi ro dự báo gần sát với tỷ lệ rủi ro thực tế
II Nguyên tắc quyền lợi
- Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản , quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm
- Quyền lợi bảo hiểm tồn tại lúc nào? Khi kí hợp đồng hay khi xảy ra sự kiện bảo hiểm?
- Trong bảo hiểm tài sản: quyền lợi được bảo hiểm phải tồn tại vào lúc xảy ra tổn thất
- Trong bảo hiểm nhân thọ: quyền lợi bảo hiểm phải tồn tại ngay khi hợp đồng pháthành chứ không phải lúc xảy ra tổn thất
- Điều kiện để cho hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực: người tham gia bảo hiểm phải
có lợi ích có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm
III Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
- Bảo hiểm yêu cầu tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểmtrở nên không có hiệu lực
IV Nguyên tắc bồi thường
1 Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại đối với bên mua bảo hiểm của người lao động hoặc người đại diện của họ
(trường hợp người lao động chết)
2 Việc bồi thường theo nguyên tắc sau:
a Trường hợp sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm gây thiệt hại cho nhiều người lao động thì tổng số tiền bồi thường bảo hiểm trả cho tất cả người lao động của bên mua bảo hiểm trong mỗi sự cố không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểmthoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
b Trường hợp có quyết định của toà án thì số tiền bồi thường căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
c Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hết mức trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm cho bất kỳ sự cố nào thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt đối với hợp đồng bảo hiểm đó
V Nguyên tắc chuyển yêu cầu bồi hoàn
Trang 7- Nhà bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm , có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình.
VI Quy tắc miễn thường/ khấu trừ
Miễn thường được hiểu là số tiền đầu tiên mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu, tự bù đắp khi xảy ra sự cố thiệt hại
Miễn thường có hai loại
- Miễn thường có khấu trừ
- Miễn thường không khấu trừ
Mục đích của miễn thường là:
- Loại trừ những khiếu nại có giá trị thấp
- Tạo điều kiện giảm phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm
- Ngăn chặn nguy cơ đạo đức và tinh thần từ phía người tham gia bảo hiểm
VII Nguyên tắc phân tán rủi ro
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được tập trung vào một hoặc một số hợp đồng và đối tượng bảo hiểm với số tiền quá lớn Nếu không khi xảy ra rủi
ro , doanh nghiệp bảo hiểm không thể thực hiện trách nhiệm bồi thường hoặc việc bồi thường sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tài chính doanh nghiệp bảo hiểm vd: không bán bảo hiểm cháy cho một số lượng lớn người sốngtập trung trong một thành phố đông đúc
C. Các loại hình bảo hiểm
I Căn cứ vào các chủ thể cung cấp bảo hiểm:
1 Bảo hiểm thương mại:
là hình thức bảo hiểm trong đó nhà bảo hiểm tiến hành các hoạt động bảo hiểm vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận
Lợi ích của bảo hiểm thương mại: Bảo hiểm thương mại đóng vai trò như một công cụ an toàn thực hiện chức năng bảo vệ con người, bảo vệ tài sản cho kinh tế và xã hội Cụ thể là:
(5 cái ý dưới đây thấy dài quá thì bỏ luôn khỏi đọc cũng được, ghi thêm cho biết thôi)
Đối với người dân, bảo hiểm đảm bảo cho họ về mặt tài chính nhằm khắcphục hậu quả khi bất ngờ gặp rủi ro tai nạn hay bệnh tật như chi phí điều trị, viện phí, thu nhập mất giảm…Bảo hiểm còn cung cấp những chương trình tiết kiệm và là người đại diện đầu tư mang lại lợi tức cho khách hàng
Đối với các doanh nghiệp, tham gia bảo hiểm giúp các doanh nghiệp với việc bỏ ra một khoản phí bảo hiểm ổn định và nhỏ có thể hoán chuyển rủi
ro - những yếu tố không ổn định và tổn thất không lường trước được sangcho nhà bảo hiểm Nhờ vậy, các doanh nghiệp an tâm sản xuất và khi có những tổn thất xảy ra, bồi thường bảo hiểm sẽ giúp họ nhanh chóng khôi phục quá trình kinh doanh
Trang 8 Đối với ngân hàng thương mại, bảo hiểm đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp – người đi vay trong những trường hợp gặp rủi
ro tổn thất Mặt khác, các loại hình bảo hiểm nhân thọ còn giúp các ngân hàng an tâm mở rông các loại hình tín dụng tiêu dùng cho người dân
Hoạt động bảo hiểm tích cực để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Mặt khác hoạt động bảo hiểm còn mang về cho kinh tế quốc dân một khoản ngoại tệ đáng kể
Bảo hiểm chẳng những có tác dụng bồi thường tổn thất sau khi có rủi ro phát sinh mà còn góp phần rất lớn cho việc đề phòng rủi ro và hạn chế tổn thất Nhà bảo hiểm thường sử dụng những chuyên gia giỏi, tổ chức các dự án nghiên cứu, tư vấn – tài trợ cho cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất hoặc tư vấn chokhách hàng tăng cường quản trị rủi ro ở đơn vị mình
Phân loại bảo hiểm thương mại
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
(1) Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm.Vd: Bảo hiểm ô tô toàn diện - BIC AutoCare:
(2) Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn – bệnh
Vd: Bảo Hiểm Tai Nạn Cá Nhân của manulife
(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự.Bảo hiểm tráchnhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng
Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm:
Theo cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: loại dựa trên kỹ thuật "phân bổ" và loại dựa trên kỹ thuật "tồn tích vốn"
(1) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân thọ).Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm);
(2) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm nhân
Trang 9thọ) Các hợp đồng loại này thường là trung và dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời ).
Phân loại theo tính chất của tiền bảo hiểm trả:
(1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường: Theo nguyên tắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểmkhông bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã phải gánh chịu Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân
sự (gọi chung là bảo hiểm thiệt hại)
(2) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Người được
bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí Đây chính là các loại bảo hiểm nhân thọ
và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật
Phân loại theo phương thức quản lý: bh bắt buộc và bh tự nguyện
(1) Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm Đây làtính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người
(2) Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh
tế - xã hội Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này Ví dụ: bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới,trách nhiệm dân sự của thợ săn Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người
có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình
2 Bảo hiểm phi thương mại:
Là hình thức bảo hiểm trong đó nhà bảo hiểm tiến hành các hoạt động bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận mà theo đuổi các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội khác Hình thức tiêu biểu của bảo hiểm phi thương mại chính là bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
Trang 10 Tuy vậy BHXH vẫn còn nhiều tồn tại: thứ nhất, BHXH chỉ áp dụng đối với các đối tượng là người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan hành chính sự nghiệp Thứ hai, bảo hiểm chỉ giới hạn trong 5 chế độ chi trả đã kể trên, và trong mỗi chế độ đó còn hạn chế phạm vi được bảo hiểm Thứ ba, mức độ chi trả BHXH hiện nay vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu mong đợi của người lao động Thứ tư, thủ tục chi trả chế độ BHXH còn mang tính quan liêu, hành chính gây khó khăn cho người lao động (ghi thêm cho bít khỏi đọc)
Chức năng của bảo hiểm xã hội:
Thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị sút giảm thu nhập hoặc mất thu nhập do khả năng lao động thể hiện sự quan tâm và bảo
vệ quyền lời chính đáng của người lao động, thể hiện tính xã hội sâu sắc
Tiến hành phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm, góp phần thúc đẩy công bằng xã hội
Tạo tâm lý an tâm cho người lao động, góp phần kích thích người lao động hăng say làm việc
Gắn bó lợi ích giữa người lao dộng và người sử dụng lao động, là công cụ chế tài buộc người sử dụng lao động quan tâm đến quyền lợi người lao động
Nguồn thu bảo hiểm
- Đóng góp của người lao động
- Đóng góp của người sử dụng lao động
- Hỗ trợ của ngân sách nhà nước
- Lợi nhuận từ đầu tư và các nguồn khác
II CĂN CỨ VÀO ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM
1 Bảo hiểm con người
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người do tính chất đặc thù của loại bảo hiểm này nên pháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định bên mua bảo hiểm chỉ có thể được mua bảo hiểm cho các trường hợp sau đây:
Trang 11 Bản thân
Vợ / chồng , con, cha mẹ của bên mua bảo hiểm
Anh chị em ruột người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng
Người khác , nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm
Bảo hiểm con người được chia thành ba loại cơ bản:
Bảo hiểm nhân thọ: đói tượng bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ là con người Loạihình bảo hiểm này trả tiền trên biến cố tử vong hoặc là sự tồn tại của tính mạng được bảo hiểm
Bảo hiểm y tế: trợ cấp một số tiền nhất định cho người được bảo hiểm khi ốm đau, bệnh tật, thai sản , nằm viện,… đối tượng được bảo hiểm là sức khỏe con người
Bảo hiểm tai nạn cá nhân: cung cấp tiền bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc thân nhân trong trường hợp xảy ra tử vong hoặc thương tật cho người được bảo hiểm bởi những biến cố bất ngờ đối tượng được bảo hiểm là một phần hoặc toàn bộthân thể con người
2 Bảo hiểm tài sản
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản tại Việt Nam bao gồm: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, và các quyền tài sản
Vd: các Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn và ngày càng phức tạp như cháy nổ, động đất, núi lửa, đâm va từ các phương tiện, hành động ác ý của người khác, hư hỏng bất ngờ,…
Sản phẩm Bảo hiểm tài sản của BAOVIET Bank là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể an tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo toàn tài sản của mình một cách hiệu quả nhất
3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật Vd trách nhiệm của chủ xe đối với người đi dường khi xảy ra tai nạn,
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi người thứ ba yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm phụ thuộc vào mức độ bồi thường thiệt hại trong phạm vi trách nhiệm của người được bảo hiểm theo quy định của PL
III.Căn cứ vào nghĩa vụ của người được bảo hiểm
1 Bảo hiểm bắt buộc
- Trong thực tế có những biến cố rủi ro khi xảy ra không chỉ thiệt hại cho cá nhân mà cho toàn xã hội, do đó cần thiết phải áp dụng hình thức bắt buộc nhằm nâng cao trách nhiệm của người được bảo hiểm với cộng đồng Bảo hiểm bắt buộc là hình thức bảo hiểm có điều kiện và mức phí bảo hiểm được Nhà nước quy định có tính chất hoàn toàn bắt buộc
Trang 12- Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện
- Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội
- Hiện nay, Việt Nam đang có các loại hình bảo hiểm bắt buộc:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được thực hiện theo Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế
độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật ( tham khảo: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho tổ chức luật sư theo quy định tại Nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam.)
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (tham khảo: Bảo hiểm công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanhnghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng)
Bảo hiểm cháy nổ (tham khảo: -Bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên phương tiện nghề cá; bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ theo quy định tại Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển)
2 Bảo hiểm tự nguyện
- Ngược lại với bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm tự nguyện Là loại hình bảo hiểm mà các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm tựquyết định việc có tiến hành việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hay không Hai bên tự quyết định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
- Bảo hiểm tự nguyên là loại hình bảo hiểm dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữangười được bảo hiểm và nhà kinh doanh bảo hiểm, trong khuôn khổ luật pháp.Hình thức bảo hiểm này gắn liền với quyền lợi của người tham gia bảo hiểm
và hoàn toàn dựa trên sự lựa chọn mang tính chất tự nguyện từ phía khách hàng Hầu hết các loại hình bảo hiểm đang áp dụng như: bảo hiểm tài sản, bảohiểm tính mạng, tai nạn, sức khỏe … thuộc loại hình bảo hiểm tự nguyện
IV Căn cứ vào kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm
1 Bảo hiểm theo nguyên tắc khoán:
Trang 13 Bao gồm các loại hình bảo hiểm được xác định trước, ngay khi ký hợp đồng bảohiểm, không bị ảnh hưởng bởi thiệt hại thực tế khi xảy ra rủi ro.(Người được bảohiểm sẽ nhận được số tiền theo đúng mức mà họ dã thỏa thuận trên hơpj đồng bảohiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng nhue khả năng đóngphí) Đây chính là các loại hình bảo hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảohiểm tai nạn, bệnh tật, theo đó số tiền bảo hiểm được chi trả xác định ngay khi ký hợpđồng.
2 Bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường:
là những loại hình bảo hiểm mà trong đó số tiền bảo hiểm được chi trả dựa trên giá trịthiệt hại thực tế khi xảy ra biến cố rủi ro.( số tiền mà người bảo hiểm trả cho ngườiđược bảo hiểm không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta phải gánhchịu) Các loại hình bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản cá nhân, bảo hiểm tráchnhiệm dân sự
V CĂN CỨ VÀO NGUỒN GỐC CỦA RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM
1 BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
- Là sự kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ, tiết kiệm, hoặc đầu tư.
- Là kế hoạch duy nhất đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình bạn trước những rủi ro không lường trước trong cuộc sống (Sinh, lão, bệnh, tử) Nghĩa là doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền nhất định cho rủi ro về sinh mạng hoặc trường hợp chết của con người.
- Là thiết lập và giúp bạn đạt được những mục tiêu của bản thân (mua nhà, mua xe, cho con vào Đại học )
Các loại hình bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn là loại hình bảo hiểm có thời hạn nhất định, ví dụ 5, 10 hoặc
20 năm Bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn chỉ trả tiền bồi thường bảo hiểm cho người thụ hưởng (vợ, chồng hoặc con cái) khi bạn gặp rủ ro như bệnh tật, thương tật, hay các trường hợp dẫn đến tử vong trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Bảo hiểm nhân thọ trọn đời lại bảo vệ bạn kể từ ngày bắt đầu mua bảo hiểm cho đến khi người được bảo hiểm qua đời Trong thời hạn hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm nếu khách hàng gặp chuyện rủi ro Ngoài ra, loại bảo hiểm này còn có thể được xem là hình thức tiết kiệm trong trường hợp khách hàng vẫn khoẻ mạnh khi đến thời hạn đáo hạn (thông thường 90-95 tuổi).
Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp là hình thức bảo hiểm nhân thọ kết hợp với tiết kiệm Loại sản phẩm này còn có chức năng bảo vệ gia đình bạn Toàn bộ số tiền bảo hiểm cộng với bảo tức và lãi tích lũy sẽ được thanh toán như một khoản bồi thường, nếu chẳng may người được bảo hiểm qua đời trước khi hợp đồng đáo hạn Ngoài việc đáp ứng nhu cầu bảo vệ, bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp còn là hình thức tiết kiệm lâu dài.
VD: Anh B 30 tuổi, tham gia Phú-Hưng Thịnh của công ty bảo hiểm Prudential, Số tiền bảo
hiểm (STBH) là 120 triệu đồng, thời hạn Hợp đồng 20 năm, kèm Bảo hiểm Nhân thọ có kỳ
hạn với STBH là 100 triệu đồng Ba năm sau, anh B không may bị tử vong do tai nạn Thì
ông B sẽ:
- Nhận 120 triệu đồng + bảo tức tích lũy (BTTL) + Lãi chia cuối hợp đồng tính đến thời điểm
tử vong của Phú-Hưng-Thịnh.
Trang 14- Nhận 100 triệu đồng BH Nhân thọ có kỳ hạn
- BH Phú-Hưng-Thịnh và BH nhân thọ có kỳ hạn kết thúc hiệu lực.
2 BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
Bảo hiểm phi nhân thọ là nghiệp vụ hiểm tài sản , trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Ví dụ như tại việt nam có các bảo hiểm phi nhân thọ như sau: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
đường bộ, đường biển, đường sắt, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính,
VI GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI VIỆT NAM
1 BẢO HIỂM XÃ HỘI
Bảo hiểm xã hội là biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động do gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm: ĐAU ỐM, THAI SẢN,TAI NẠN LAO ĐỘNG,BỆNH NGHỀ NGHIỆP,HẾT TUỔI LAO ĐỘNG HOẶC CHẾT
Bảo hiểm xã hội bao gồm:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia gồm các chế độ: đau ốm, thai sản, tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp, hưu trí,tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH gồm các chế độ: hưu trí , tử tuất.
2 BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Khái niệm:
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong
hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.( theo khoản 1 điều 4 luật bảo hiểm tiền gửi 2012).
Vai trò
Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Trang 15 Tạo tâm lí an toàn cho người sử dụng.
Làm giảm hiệu ứng “ domino” hay “run on a bank” khi xảy ra những sự cố liên quan đến khả năng thanh toán của khách hàng.
Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi:
Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi ( ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, ).
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các
tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Tiền gửi không được bảo hiểm
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính
tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
VD: Năm 2003, khi có tin đồn về việc tổng giám đốc ngân hàng ACB bỏ trốn, người dân
đã đổ xô đi rút tiền Chỉ tính riêng 2 ngày 14 và 15/10 tổng lượng tiền người dân rút khỏi ACB là hơn 1200 tỷ đồng, gần gấp 3 lần vốn điều lệ của ACB vào thời điểm 2003 Nếu không có sự giúp đỡ về thanh khoản của ngân hàng nhà nước (NHNN) thì ACB cũng như bất kì ngân hàng thương mại nào đều không thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền tăng đột biến như vậy của người dân Ngay sau đó, thống đốc NHNN đã phải đứng ra tuyên bố đảm bảo về tiền gửi của người dân, ai có nhu cầu rút tiền cũng đều được đáp ứng Ví dụ trên là một minh chứng cho vai trò “Gìn giữ niềm tin“ của BHTG đối với khách hàng ngày càng trở nên quan trọng nhất là trong điều kiện thị trường tài chính có biến động.
D Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm
I Giới thiệu công ty bảo hiểm nhân thọ
Nhắc đến công ty bảo hiểm nhân thọ người ta thường biết đến với cái tên
PRUDENTIAL thành công đi lên từ lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Tự hào là một trong những công ty hàng đầu của ngành Bảo hiểm Nhân thọ, Prudential Việt Nam hân hạnh phục vụ hàng triệu người dân Việt Nam thông qua hệ thống hơn 200 Trung tâm Phục vụ khách hàng, Văn phòng Chi nhánh và Văn Phòng Tổng đại lý trên toàn quốc với những giải pháp bảo hiểm tài chính ưu việt
(Tham khảo: Nối tiếp sự thành công trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments thành lập từ tháng 06/2005 và Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Finance) thành