1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Chữ Cơ Bản Đề Tài- Sự Biến Hóa Của Các Kiểu Chữ Latin Và Quá Trình Latin Hóa Tiếng Việt.pdf

25 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Biến Hóa Của Các Kiểu Chữ Latin Và Quá Trình Latin Hóa Tiếng Việt
Tác giả Vũ Thị Ngọc Khánh
Trường học Trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp
Chuyên ngành Thiết Kế Đồ Chơi
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 7,35 MB

Nội dung

- Một số chữ tượng hình thuộc hệ thống biểu tượng tiền kí tự như:  Chữ viết hình Nam, hay văn tự hình NêmSumer, hoặc văn tự hìnhđinh: là một trong những hệ chữ viết sớm nhất trong lịch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA: THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI

TIỂU LUẬN CHỮ CƠ BẢN

ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN HÓA CỦA CÁC KIỂU CHỮ LATIN VÀ QUÁ

TRÌNH LATIN HÓA TIẾNG VIỆT

Họ và tên: Vũ Thị Ngọc Khánh

Mã sinh viên: 2472104020029

Trang 2

Mục lụcKHÁI QUÁT VỀ CHỮ LATIN VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN HÓA CỦA CHỮ LA TINH

I Khái quát về chữ La Tinh

A Khái Niệm chữ viết

B Hệ thống biểu tượng tiền kí tự

II Chữ La Tinh và quá trình phát triển

 Lịch sử của chữ La Tinh

 Quá trình phát triển của chữ La Tinh

a) Chữ thời kì nghệ thuật cổ Hy Lạp - La Mã

b) Chữ thời kì nghệ thuật Tôn giáo

c) Chữ thời kì văn nghệ Phục Hưng

d) Chữ thời kì nghệ thuật cận đại

e) Chữ thời kì nghệ thuật cổ điển

QUÁ TRÌNH LATIN HÓA TIẾNG VIỆT

1 Chữ quốc ngữ là gì

2 Quá trình Latin hóa tiếng việt: Một quá trình lịch sử

a) Lý giải cho sự hình thành của chữ quốc ngữ

b) Lý giải cấu trúc và sự phát triển của chữ quốc ngữ

c) Ưu và nhược điểm của chữ quốc ngữ

LỜI KẾT

Trang 3

KHÁI QUÁT VỀ CHỮ LATIN VÀ SỰ BIẾN HÓA CỦA CÁC KIỂU CHỮ LATIN

I Khái quát về chữ La tinh:

A Khái niệm chữ viết:

- Theo wikipedia: Chữ Latinh , còn gọi là chữ La Mã , là tập hợp bao gồm hai loại chữ cái sau:

Các chữ cái ban đầu được dùng để viết tiếng Latinh, về sau còn được dùng để viết các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Latinh Phần lớn các chữ cái

có trong chữ Quốc ngữ, chẳng hạn như ba chữ cái a, b, c, là chữ cái thuộc loại này.

Các chữ cái khác được sử dụng kết hợp với các chữ cái thuộc loại đầu Chữ Quốc ngữ chứa bảy chữ cái thuộc loại thứ hai này

là ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư.

Chữ Latinh là loại văn tự chữ cái được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.

Ta có thể tóm tắt khái quát định nghĩa về chữ Latinh như sau:

Ảnh văn khắc bằng tiếng Latinh tại Đấu trường La Mã Nguồn: wikipedia

Trang 4

- Là hệ thống các kí hiệu ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản

- Chữ hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loàingười

B Hệ thống biểu tượng tiền kí tự: Theo wikipedia, những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện Chúng bắt nguồn từ các tập quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng Những hệ thống này không thể coi là chữ viết, nhưng chúng có rất nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy có thể gọi là hệ thống tiền ký tự (nguồn gốc của chữ viết).

- Theo lịch sử, xuất hiện ở đầu thời kì đồ đá mới, khoảng thiên niên kỉ thứ 7TCN

Các phiến đá Tărtăria, chứa các hệ biểu tượng Vinča, một trong những hệ thống tiền kí tự nổi bật trong thời gian này được khai quật thấy Chúng có niên đại từ năm 5300 trước Công nguyên, hàng thiên niên kỷ trước bằng chứng cụ thể đầu tiên về chữ viết thực sự ở Lưỡng Hà.

Trang 5

Có thể rút ra khái niệm đơn giản về hệ thống biểu tượng tiền kí tự như sau:

Là các hệ thống biểu tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý, cho phép truyền đạtthông tin nhất định Tuy vậy, chúng không có nội dung ngôn ngữ

- Một số chữ tượng hình thuộc hệ thống biểu tượng tiền kí tự như:

 Chữ viết hình Nam, hay văn tự hình Nêm(Sumer), hoặc văn tự hìnhđinh: là một trong những hệ chữ viết sớm nhất trong lịch sử loài người

Các ký tự Vinča hỗn hợp Việc

sử dụng sớm nhất của chữ vạn

- vốn là biểu tượng tôn giáo tích cực trước Thế chiến II, và vẫn còn trong Ấn Độ giáo và Phật giáo - được tìm thấy trong các dòng chữ Vinča Theo Wikipedia

Trang 6

Một dòng chữ hình nêm lớn được tìm thấy ở phía nam đồi pháo đài Van, cách Van ngày nay bốn km về phía tây, ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ Nó cao và rộng vài mét, có niên đại 25 thế kỷ và ẩn chứa thông điệp đến từ vua Ba Tư Xerxes Trong tiếng Ba Tư cổ, Babylon và Elam, có nói (đại khái):

"Ahuramazda là vị thần vĩ đại, vị thần vĩ đại nhất đã tạo ra bầu trời, tạo ra đất đai và tạo ra con người Người đã ban sự thịnh vượng cho con người Người đã phong Xerxes làm vua, Vua của nhiều vị vua, là người cai trị duy nhất của toàn bộ các vùng đất: "Ta là Xerxes, vị vua vĩ đại, vua của các vị vua, vua của các vùng đất, vua của mọi ngôn ngữ, vua của vùng đất rộng lớn và bao la, con trai của vua Darius người Achaemenian" Vua Xerxes nói: "vua Darius, cha ta, đã ca ngợi Ahuramazda, đã làm nhiều điều tốt, và ngọn núi này, ông đã ra lệnh làm việc trên vách đá của nó và ông không viết

gì trên đó, vì vậy, ta, ta đã ra lệnh viết ở đây Cầu mong Ahuramazda bảo vệ

ta, cùng với tất cả các vị thần và vương quốc của ta và những gì ta đã làm." Theo tư kiệu tìm thấy trên wikipedia.

 Chữ tượng hình Ai Cập: ra đời vào khoảng 3200 năm TCN, là hệ chữviết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng, kết hợp các yếu tốlogic, âm tiết và chữ cái, tổng số khoảng 1000 kí tự riêng.viết chínhthức được người Ai Cập cổ đại sử dụng, kết hợp các yếu tố logic,

âm tiết và ch

Trang 7

 Chữ tượng hình Trung Quốc

Theo Bách khoa thư mở Wikipedia: “chữ Hán là một dạng chữ viết tượng hình của tiếng Trung Quốc Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.

Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật (giáp cốt văn tự) và đồ đồng trên đó có khắc chữ (chung đỉnh văn tự) Các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1.800 năm trước Công nguyên.”

Có truyền thuyết đã nói về câu chuyện tạo ra chữ tượng hình Trung Quốc như sau: “ở một triều đại rất lâu rất lâu về trước, vị hoàng đế mệnh lệnh

cho thần tử của ông ta là Thương Hiệt sáng tạo ra văn tự.

Thương Hiệt là một kẻ quái nhân có 4 đôi mắt Ông ta dùng 8 con mắt của mình để quan sát 8 phương và đã nhìn thấy đủ mọi thứ khác nhau Ông ta mang tất cả những hình dạng mà ông ta thấy đơn giản hóa lại và khắc lên mai rùa, xương thú và việc làm này đã hình thành lên văn tự sớm nhất ở thời đại lúc bấy giờ.” Đương nhiên câu chuyện này chỉ là

truyền thuyết về sự ra đời của chữ Hán và nó không hề có thật, nhưng nó

Chữ tượng hình ở một bia mộ Ai Cập

Trang 8

cũng chứng minh một sự thật rằng chữ Hán là do chữ tượng hình biến hóa

Trang 9

- Cụm từ "chữ số Ả Rập" thật sự là tên sai, vì hệ chữ số này không đượcngười Ả Rập sáng chế hay dùng rộng rãi Thay vào đó, chúng được pháttriển tại Ấn Độ bởi những người Hindu vào khoảng năm 400 TCN Tuy thế,

vì người Ả Rập đã truyền hệ chữ số này vào các nước Tây phương sau khichúng được lan tràn đến Ba Tư, hệ chữ số này được có tên "Ả Rập" Người

Ả Rập gọi hệ chữ số này "chữ số Ấn Độ" (ةيدنه ماقرأ, arqam hindiyyah).

Hệ đếm

II Chữ La Tinh và quá trình phát triển

Kí hiệu chữ số La Mã trên mặt đồng hồ

Trang 10

 Lịch sử của chữ La Tinh

- Bảng chữ cái tiếng Latinh do quốc gia nào sáng tạo nên? Theo sách "Lịch

sử Văn minh Thế giới", bảng chữ cái Latinh là thành tựu của người La Mã

cổ đại Nó được người La Mã tiếp thu, hoàn thiện từ bảng chữ cái Hy Lạp cổđại Sau khi ra đời, nó được người dân các nước Tây Âu sử dụng rộng rãi

- Cùng với sự bành trướng của Đế quốc La Mã, chữ Latinh cùng tiếngLatinh cũng mở rộng từ bán đảo Ý sang các vùng lân cận bên bờ Địa TrungHải Cho đến cuối thế kỷ XV, chữ Latinh đã phổ biếnkhắp Tây, Bắc và Trung Âu, chỉ có Đông và Nam Âu vẫn tiếp tục sửdụng chữ Kirin Ở giai đoạn sau, cùng với quá trình thực dân hóa của cácquốc gia châu Âu, chữ Latinh bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới, từ châu

Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi và một phần châu Á

Bức ảnh mô phỏng cương vực cực thịnh của Đế quốc La Mã vào năm 117, thời điểm Traianus băng hà

(các nước chư hầu được tô màu hồng)

Trang 11

Phân bố việc sử dụng chữ Latinh trên thế giới ngày nay Phần xanh đậm là các nước chỉ dùng duy nhất chữ Latinh, phần xanh nhạt là các nước sử dụng chữ Latinh làm một trong các loại văn tự.

- Hệ thống chữ Latinh hoàn chỉnh của người La Mã gồm 24 chữ cái Latin được chia thành 2 loại:

6 nguyên âm là a, e, i, o, u, y 18 phụ âm là b, c, d, f, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s,

t, v, x, z

 Quá trình phát triển của chữ La Tinh

Chữ cái Latin đã có rất nhiều thay đổi xuyên suốt thời kì lịch sử của nhân loại Thể theo yêu cầu của thời đại, chữ càng ngày càng được biến đổi để phù hợp và thuận tiện hơn trong việc sử dụng của con người trong cuộc sống hằng ngày.

- Chữ là một biểu hiện của đồ họa bằng tư tưởng, cho nên việc tạo dáng chữ, cấu trúc chữ và việc sử dụng chữ đều chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật đương thời

- Trong các loại hình nghệ thuật thì nghệ thuật tạo dáng chữ thường có sự tương tự với nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc, trang trí

a) Chữ thời kỳ nghệ thuật cổ Hy Lạp – La Mã

Trang 12

- Kiểu chữ Romain của người La Mã là kiểu chữ viết mẫu mực ở Châu Âu,

được khắc ở đế cột trụ vua Trajanus Các kiểu cột trụ Dorique, Ionique và

Corinthe là điển hình của nền văn hóa cổ huy hoàng ở Hy Lạp và La Mã

b) Chữ thời kỳ nghệ thuật Tôn Giáo: Thời kỳ này có nhiều kiểu chữ ra

đời, như Kiểu chữ Quadrata, Rustica, Onciale, Caroline, Gothique Chữ

thời này thể hiện sự phát triển và ảnh hưởng cực kì to lớn của tôn giáo,

đặc biệt là sự thống trị của Kito giáo ở Phương Tây Về cơ bản các kiểu

chữ này có khá nhiều nét tương đồng

Kiểu chữ Romain tìm thấy trên các tàn tích cổ

Kiểu chữ Quadrata

Trang 13

Kiểu chữ Rustica

Kiểu chữ Onciale cổ

Trang 14

Kiểu chữ Gothique

Kiểu chữ Caroline

c) Chữ thời kỳ nghệ văn nghệ phục hưng

- Cả hội họa, kiến trúc, điêu khắc đều đạt được những thành tựu to lớn.

- Sản xuất công nghiệp phát triển, ngành in đã ra đời và phát triển rộngkhắp ở Châu Âu: việc phát minh ra máy in đầu tiên vào năm 1440 bởiJohannes Gutenberg đã làm thay đổi căn bản bối cảnh của kiểu chữ Nókhông chỉ giới thiệu những tiến bộ công nghệ mà còn khơi dậy một cuộccách mạng sáng tạo và văn hóa trong cách trình bày và phổ biến văn bản,định hình tiến trình phát triển của kiểu chữ trong nhiều thế kỷ tới

Trang 15

Phát minh máy in của Johannes Gutenberg

- Dáng chữ cũng được biến đổi để thuận tiện cho việc đúc hàng loạt sắp vàomáy in: Nhiều kiểu chữ mới từ các kiểu chữ đã có trước được cải tiến không ngừng xuất hiện có thể kể đến như kiểu chữ Humanist Minuscule, kiểuchữ Roman, kiểu chữ Old style, Italic,…Những đổi mới này không chỉ làm thay đổi diện mạo của văn bản in mà còn góp phần vào những thay đổi văn hóa và phát triển tri thức trong thời kỳ Phục hưng Một điều thú vị là trong suốt thời kỳ Phục hưng, các nhà in đã kết hợp các yếu tố trang trí và tên viết tắt trang trí công phu vào tác phẩm của họ, tăng thêm sự thú vị về mặt hình ảnh và tô điểm cho vật liệu in

Kiểu chữ Humanist Miniscule

Trang 16

Kiểu chữ Italic

d) Chữ thời kỳ nghệ thuật cận đại

-Nghệ thuật Baroque và Rococo thịnh hành với lối kiến trúc, điêu khắc,

trang trí tỉ mỉ, công phu

-Kiểu chữ xây dựng rất cầu kì, nét chữ có trang trí hình hoa lá, cành cây,hoặc đường nét gãy cong, chỗ to, chỗ nhỏ

Kiểu chữ Roman

Trang 17

a) Chữ thời kỳ nghệ thuật cổ điển

- Nghệ thuật Baroque nhường bước cho nghệ thuật Cổ điển (1770-1830)

- Những gì rườm rà, nặng nề, thô kệch đều bị tước bỏ Kiểu chữ xuất

hiện nét thanh, nét đậm: Ví dụ cụ thể như việc phát triển kiểu chữ

Transitional Serifs với độ tương phản nét được nâng cao, kiểu chữ

chuyển tiếp thể hiện độ tương phản lớn hơn giữa nét dày và nét mỏng

của dạng chữ Sự tương phản này đã tạo thêm cảm giác sang trọng và

tinh tế cho kiểu chữ này Các dạng chữ trong kiểu chữ Transitional Serifshiển thị điểm nhấn theo chiều dọc rõ ràng hơn, với các nét dọc trở nên nổi bật hơn Điều này góp phần tạo nên vẻ ngoài tinh tế tổng thể của các kiểu chữ

Tác phẩm của Don Francisco de Quevedo Villegas , 1699 viết vào thời kì Baroque

Trang 18

QUÁ TRÌNH LATIN HÓA TIẾNG VIỆT

1 Chữ quốc ngữ là gì ?

- Theo Wikipedia: “Chữ Quốc ngữ là một loại chữ viết tiếng Việt, được ghi

bằng tập hợp các chữ cái Latinh và dấu phụ được dùng cùng với các chữ cái đó Chữ Quốc ngữ được tạo ra bởi các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Pháp, bằng việc cải tiến bảng chữ cái Latinh và ghép âm dựa

theo quy tắc chính tả của văn tự tiếng Bồ Đào Nha và một chút tiếng Ý.”

- Theo báo Nông nghiệp: "Quốc ngữ" nghĩa là “chữ của tiếng nói nước nhà”

trước kia cũng từng được dùng để chỉ chữ Nôm và còn được gọi là “Quốcâm” Nhưng sau khi thứ chữ viết dùng các chữ cái Roman để ghi âm tiếngViê •t ra đời và được sử dụng, cách gọi Quốc Ngữ chỉ được dùng để chỉ loạichữ viết này

2 Quá trình Latin hóa tiếng việt: Một quá trình lịch sử

a) Lý giải cho sự hình thành của chữ quốc ngữ

Dân tộc Việt là một trong những tộc người có lịch sử lâu đời nhất thế giới Nếu tính từ khi lập quốc Văn Lang cho đến nay là gần 4.900 năm Tuy hình thành sớm nhưng có lẽ phải mãi đến cuối thời kỳ Hùng Vương, người Văn Lang mới phôi thai bộ chữ viết của riêng mình (Ở phạm trù bài viết này, Ted

sẽ không đề cập đến ‘chữ Khoa-Đẩu’ đó) Chưa kịp phổ biến và truyền bá rộng rãi thì chữ Khoa-Đẩu nhanh chóng bị thất truyền bằng việc chúng ta rơi

Kiểu chữ Baskerville thời kì Transitional

Trang 19

vào họa ngoại xâm phương Bắc Và trong suốt 1000 năm đô hộ, dưới áp lực đồng hóa mạnh mẽ, chữ Hán là văn tự duy nhất người Việt có thể sử dụng

để ghi chép

Dĩ nhiên là với chữ viết ngoại bang thì chắc chắn người Việt ta không thể nào ghi chép lại hết được vốn từ của dân tộc Điều mà chữ Hán mang lại chính là nhóm chữ Hán – Việt cực kỳ phong phú đến nỗi những câu văn Tedviết ở đây có đến 60-70% là nhóm chữ ấy Mặt hạn chế của chữ Hán là việc

nó không thể ghi lại được từ thuần Việt Ví dụ: chúng ta có thể ghi từ ‘美⼈’

và đọc từ Hán – Việt là ‘mỹ nữ’ chứ chữ Hán không thể nào đọc thành ‘gái đẹp’ được Tương tự đối với hệ thống đại từ nhân xưng siêu-khủng của tiếngViệt Tiếng Hán chỉ có từ ‘wo’ và từ ‘ni’ để chỉ chung cho ngôi thứ nhất và thứ hai nhưng những từ như ‘mày, tao, cậu, tới, bác, em…’ thì làm sao mà viết

Thế là chữ Nôm được ra đời với mục đích như thế Nhờ chữ Nôm mà bà Hồ Xuân Hương mới diễn tả cái ‘trắng’ và ‘tròn’ của ‘thân em’ được, đó là còn chưa kể đến cái tình trạng ‘chìm’ và ‘nổi’ nữa Nói như thế không có nghĩa chữ Nôm giải quyết mọi gốc rễ vấn đề Chữ Nôm được hình thành trên cơ

sở chữ Hán Do đó cấu tạo chữ Nôm sẽ tương đồng cấu tạo chữ Hán Có rất nhiều cách tạo chữ Nôm Điển hình nhất là dựa vào âm đọc Ví dụ từ 我 có nghĩa là ‘tôi/tui’, âm Hán là ‘ngã’ à Chữ Nôm viết từ sẽ mang nghĩa là té ngã

Ví dụ khác: Từ được ghép từ hai bộ phận: nghĩa và âm Thứ nhất là chữ

三 có tác dụng chỉ nghĩa tức số 3 và chữ 巴 đọc trong tiếng Hán là /ba/ Như vậy chữ có nghĩa là số 3 và sẽ đọc như tiếng Việt là /ba/

Do đó, để thông thạo được chữ Nôm thì phải rất giỏi chữ Hán Một vấn đề khác là chữ Nôm không được quản lý bởi cấp nhà nước từ trung ương đến địa phương nên mỗi địa phương lại có một cách tạo chữ Nôm khác nhau Đây chính là hai vấn đề chính khiến chữ Nôm chỉ được phổ biến trong giới trí thức và tỉ lệ người mù chữ ở Việt Nam lúc đó còn rất cao

Sự khó khăn trong cách tiếp cận chữ Hán – Nôm đã dẫn đến bối cảnh ra đời của bộ chữ phiên âm Latin mà ngày nay chúng ta gọi là Chữ Quốc ngữ.Còn một lý do khác cũng có thể dùng để lý giải sự ra đời của chữ quốc ngữ,

mà theo như lý giải của báo tuổi trẻ:”Nửa cuối thế kỷ 16, các giáo sĩ thừa sai Dòng Tên (Jésu) đã bắt đầu đến châu Á truyền đạo Một trong những nơi họ đến ban đầu chính là Trung Quốc, nơi mà trước đó vài thế kỷ, Maco Polo, nhà buôn người Ý, đã đến và mang về nhiều đồ vật lạ lùng của phương Đông Dòng Tên là một dòng tu trí thức của đạo Thiên Chúa Tất cả những giáo sĩ của dòng này đều có trình độ tiến sĩ, nếu ai không đạt được bằng cấp ấy thì buộc phải rời dòng.

Ngày đăng: 05/01/2025, 16:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt  Nam - Tiểu Luận Chữ Cơ Bản Đề Tài- Sự Biến Hóa Của Các Kiểu Chữ Latin Và Quá Trình Latin Hóa Tiếng Việt.pdf
Hình c ủa tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w