Trong mỗi phần, các em sẽ được trải nghiệm những hoạt động khác nhau như: kể chuyện, xem video, thảo luận nhóm, lập kế hoạch, thuyết trình, sưu tầm tư liệu, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ,
Trang 1Tài liệu
TỈNH LẠNG SƠN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỒ CÔNG LIÊM – ĐOÀN THỊ THUÝ HẠNH (Đồng Chủ biên) DƯƠNG HỒNG MINH – HỒ THỊ HƯƠNG – DƯƠNG THUÝ HỒNG
NGUYỄN THỊ CHI – VÕ THANH HÀ
5
Trang 2Kí hiệu dùng trong tài liệu
Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm
cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú vào chủ đề mới
Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề
Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để luyện tập, thực hành,… nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng,
kĩ xảo một cách chắc chắn
Học sinh sẽ giải quyết các tình huống, các bài học liên hệ, vận dụng thực tiễn của học sinh, gia đình, cộng đồng và địa phương nơi em sống
Trang 3Chào mừng các em đã lên lớp Năm!
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 5 sẽ cùng các
em tìm hiểu, thực hành, trải nghiệm những điều thú vị, mới mẻ của
quê hương em Sau đó các em hãy vận dụng những điều đã học
vào cuộc sống hàng ngày, cùng nhau thực hiện những việc làm
hữu ích với bản thân, với gia đình, với cộng đồng, quê hương nơi
các em sống
Cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 5 gồm 6
chủ đề Mỗi chủ đề gồm 4 phần: Khởi động; Khám phá; Thực hành;
Vận dụng Trong mỗi phần, các em sẽ được trải nghiệm những hoạt
động khác nhau như: kể chuyện, xem video, thảo luận nhóm, lập kế
hoạch, thuyết trình, sưu tầm tư liệu, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ,
chia sẻ kinh nghiệm, đóng vai xử lí các tình huống,…
Dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, sự hỗ trợ của gia đình, em
và các bạn hãy tích cực, chủ động thực hành, tìm tòi, khám phá để
làm giàu thêm tri thức về địa phương, hình thành những phẩm
chất, năng lực phù hợp, góp phần gìn giữ, phát triển văn hoá, lịch
sử, kinh tế, môi trường địa phương,…
Chúc các em luôn hăng say trong học tập và có nhiều niềm vui,
trải nghiệm thú vị trong mỗi chủ đề hoạt động!
Các tác giả
Lời nói đầu
Trang 4Tự hào Lạng Sơn quê hương em
Nghề làm ngói âm dươngDanh thắng Mẫu Sơn
Trò chơi Tức của thầu
Di tích Nhà lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ(xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng)
Lễ hội Trò Ngô
5
149
232619
Kí hiệu dùng trong tài liệu
Lời nói đầu
23
Mục lục
Trang 5Tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá tỉnh Lạng Sơn Quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.
– Kể tên các cảnh đẹp và di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn mà em biết.– Lựa chọn và tìm hiểu về một cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn Em sẽ làm gì để bảo vệ, gìn giữ và phát huy cảnh đẹp hoặc di tích lịch
sử – văn hoá đó?
1
TỰ HÀO LẠNG SƠN QUÊ HƯƠNG EM
Hát và múa theo một bài hát về tỉnh Lạng Sơn
1 Núi Phai Vệ (thành phố Lạng Sơn)
2 Đình Nông Lục (huyện Bắc Sơn)
3 Đồi chè (huyện Đình Lập)
4 Khu du lịch Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình)
Trang 6Tìm hiểu một số hoạt động kinh tế, văn hoá của con người tỉnh Lạng Sơn Quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.
– Kể tên một số hoạt động kinh tế, văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn mà em biết.– Lựa chọn và tìm hiểu về một hoạt động kinh tế, văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn
Em sẽ làm gì để góp phần phát triển hoạt động kinh tế, văn hoá đó?
2
5 Làm thạch đen (huyện Tràng Định)
6 Chăn nuôi gà (huyện Lộc Bình)
7 Phát triển cây hồi (huyện Văn Lãng)
8
Mô hình trồng thanh long (huyện Bình Gia)
9 Nhà máy thuỷ điện Khánh Khê
10 Sản xuất ván ép (huyện Hữu Lũng)
Trang 711 Nghề dệt truyền thống (huyện Cao Lộc)
13 Góc chợ phiên xứ Lạng
12 Nghề làm ngói âm dương (huyện Bắc Sơn)
14 Đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng (thành phố Lạng Sơn)
15 Trình diễn hát then, đàn tính trong lễ hội
16 Chơi cờ người trong lễ hội xuân
Trang 8Cùng bạn bè và người thân thực hiện:
+ Ý nghĩa;
+ Nhận xét;
+ Những việc làm góp phần phát triển quê hương
– Thu thập tư liệu, hình ảnh,… thông qua sách báo, truy cập internet hoặc phỏng vấn những người xung quanh
– Lựa chọn hình thức trình bày (video clip, báo ảnh, bưu thiếp, thuyết trình,…)
– Hoàn thành sản phẩm
– Triển lãm
– Tìm hiểu về logo (biểu tượng) của tỉnh Lạng Sơn
– Sưu tầm ca dao, tục ngữ hoặc sáng tác những bài hát, bài thơ,… về quê hương Lạng Sơn
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Trang 9Quần thể Mẫu Sơn trải dài
trên địa bàn 3 xã: xã Công Sơn, xã
Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và xã
Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) với
tổng diện tích khoảng 10 470 ha,
gồm trên dưới 80 ngọn núi lớn
nhỏ khác nhau, trong đó có khu du
lịch Mẫu Sơn nằm ở xã Mẫu Sơn
của huyện Lộc Bình, cách thành
phố Lạng Sơn khoảng 27 km về
phía đông bắc theo Quốc lộ 4B
DANH THẮNG MẪU SƠN
Các danh lam thắng cảnh sau thuộc huyện/ thành phố nào? Chọn tên danh lam thắng cảnh và tên huyện/ thành phố phù hợp
a Động
Tam Thanh
b Thảo nguyênĐồng Lâm
c Danh thắngMẫu Sơn d Hang Gió
1 Huyện
Hữu Lũng
2 Thành phốLạng Sơn
3 HuyệnChi Lăng
4 Huyện Cao Lộc,Lộc Bình
Tìm hiểu về Mẫu Sơn.
Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
1
1 Toàn cảnh khu du lịch Mẫu Sơn
Trang 10Khí hậu ở đây mang nhiều tính chất vùng
Á nhiệt đới và ôn đới Mùa hè mát mẻ, trong
lành, là khu nghỉ dưỡng lí tưởng cho du khách
Mùa đông lạnh buốt, thường xuất hiện băng
giá và có thể có tuyết rơi, khiến nơi đây trở
thành điểm hấp dẫn với những người ưa khám
phá và chưa từng một lần nhìn thấy tuyết
Cách thành phố Lạng Sơn chừng 20 km
về phía đông bắc, có một dãy núi cao nằm
theo hướng Đông – Tây chạy dài từ đất Cao
Lâu – Xuất Lễ của huyện Cao Lộc và xã Hữu
Khánh, Yên Khoái huyện Lộc Bình sang giáp
Trung Quốc Đó là dãy Mẫu Sơn quanh năm
mây mù bao phủ với nhiều ngọn núi nhấp nhô,
cao thấp khác nhau Đỉnh cao nhất là Phia Pò
có độ cao 1 541m so với mực nước biển
2 Băng tuyết phủ trắng cành cây những ngày đông giá rét
Đứng trên đỉnh Mẫu Sơn, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể tận hưởng
trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của vùng núi đồi lẫn trong biển mây bồng
bềnh, thấp thoáng là những nếp nhà giữa vạt rừng xanh Lên Mẫu Sơn, du khách
3 Đỉnh Phia Pò (Núi Cha) thuộc
quần thể núi Mẫu Sơn
4 Trên đỉnh Mẫu Sơn.
có thể đi dã ngoại, xuyên rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây đỗ quyên cổ thụ; thưởng thức vẻ đẹp hoa đào, hoa mận, hoa lê; ngắm những dòng suối, thác nước trong vắt, mát lành; chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang mùa lúa chín,…
Trang 11Đứng trên đỉnh Mẫu Sơn, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể tận hưởng
trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của vùng núi đồi lẫn trong biển mây bồng
bềnh, thấp thoáng là những nếp nhà giữa vạt rừng xanh Lên Mẫu Sơn, du khách
5 Rừng cây đỗ quyên cổ thụ
6 Mùa xuân, bản làng ở Mẫu Sơn được tô điểm bởi những cây hoa lê nở trắng xóa
7 Dòng thác tươi mát giữa trưa hè
8 Ruộng bậc thang ở Mẫu Sơn
có thể đi dã ngoại, xuyên rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây đỗ quyên cổ thụ; thưởng thức vẻ đẹp hoa đào, hoa mận, hoa lê; ngắm những dòng suối, thác nước trong vắt, mát lành; chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang mùa lúa chín,…
Trang 12và nhiều sản vật theo mùa khác.
Nhiều địa danh ở Mẫu Sơn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách tham quan ưa khám phá như: bản Khuổi Cấp – nơi ở của đồng bào người Dao; núi Phặt Chỉ – vùng đất thiêng của người Dao; khu linh địa cổ Mẫu Sơn – nơi thờ tự, hành lễ, lưu giữ những chứng tích về nền văn hoá, tín ngưỡng lâu đời của người Tày Lạng Sơn; suối Long Đầu, con suối dài khoảng 10 km bắt nguồn từ dãy Mẫu Sơn có độ cao trên 1 000 m chảy theo hướng bắc nam qua nhiều triền dốc, tạo nên nhiều thác ghềnh,…
Năm 2002, Mẫu Sơn được xếp hạng Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh Ngày
16 – 10 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1590/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn đến năm 2040 Đây là cơ sở để thu hút các dự án đầu tư, xây dựng Mẫu Sơn trở thành khu du lịch quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí, khai thác và bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, quỹ đất,… nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững
– Mẫu Sơn nằm trên địa bàn những xã, huyện nào của tỉnh Lạng Sơn?– Khí hậu ở Mẫu Sơn có điểm gì đặc biệt?
– Mẫu Sơn được xếp hạng Danh lam thắng cảnh cấp Tỉnh năm nào?
– Kể tên một số sản vật của danh thắng Mẫu Sơn
Tổng hợp từ Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn (Tài liệu dành cho giáo viên
và cán bộ quản lí cấp Tiểu học), NXB Giáo dục Việt Nam, 2020; Di sản văn hoá Lạng Sơn, NXB Văn hoá Thông tin, Công ti Văn hoá Trí tuệ Việt, 2006.
Trang 13Thảo luận các hoạt động có thể thực hiện khi tham quan Mẫu Sơn.
3
Tìm hiểu, chia sẻ các câu ca dao, bài thơ, truyện dân gian về Mẫu Sơn.
4
9 Các bạn học sinh quảng bá du lịch Lạng Sơn
Sưu tầm tư liệu, viết bài giới thiệu về cảnh đẹp ở Lạng Sơn.
Trang 14CHỦ ĐỀ 3
NGHỀ LÀM NGÓI ÂM DƯƠNG
Chơi trò chơi: Xem hình ảnh đoán tên nghề
Trang 151 Khám phá nghề làm ngói âm dương.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Nghề làm ngói âm dương đã có ở Lạng Sơn cách đây hàng trăm năm Đến nay, nghề vẫn còn được lưu giữ ở xã Bắc Quỳnh, xã Long Đống của huyện Bắc Sơn
Ngói âm dương là vật liệu xây
dựng truyền thống của người dân
Lạng Sơn Ngói có hình chữ nhật, hơi
cong hình lòng máng nên còn được
gọi là ngói máng Khi lợp, người ta
xếp một viên sấp, một viên ngửa, úp
vào nhau, khép kín giúp che mưa,
nắng cho ngôi nhà
Ngói âm dương được làm từ
đất sét Để làm được một viên ngói
âm dương, các công đoạn đều phải
thực hiện thủ công Công việc này
đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cả
5
Cơ sở làm ngói âm dương (xã Long Đống, huyện Bắc Sơn)
6 Ngói âm dương khi lợp sẽ có một viên sấp, một viên ngửa nằm úp lên nhau
kinh nghiệm tích luỹ lâu dài của cha ông truyền lại cho con cháu
Nhà lợp ngói âm dương thường mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông Mái ngói âm dương có khả năng cách nhiệt rất tốt Đồng thời, do các viên ngói lợp không khít hoàn toàn nên khả năng tản nhiệt khi nắng hè chiếu xuống cũng rất hiệu quả
Trang 16Hiện nay, nghề làm ngói âm dương đang phải đối diện với những vấn đề: ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh với những loại mái hiện đại, thiếu nguồn nguyên liệu và đội ngũ lao động lành nghề, sản phẩm ít được quảng bá, khiến cho việc sản xuất, bảo tồn và phát triển nghề làm ngói âm dương gặp nhiều khó khăn Thế nhưng, với những đặc tính ưu việt riêng có, ngói âm dương vẫn được nhiều người ưa chuộng và sử dụng Điều này đã góp phần tạo động lực cho người dân nơi đây gìn giữ và phát triển nghề truyền thống Bên cạnh đó, cần
có những giải pháp để góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản (nghề làm ngói âm dương) và vấn đề ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như: quy hoạch lồng ghép hoạt động du lịch với sản xuất nghề, trong đó bao gồm quy hoạch lại không gian sản xuất, quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lí chất thải; xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như giảm thuế, phí đối với
cơ sở thực hiện tốt bảo vệ môi trường và các cơ sở có đầu tư bảo vệ môi trường hay hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập quỹ bảo vệ môi trường; nghiên cứu cải tiến kĩ thuật để giảm thiểu tác hại môi trường; giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức của người dân
7 Những ngôi nhà lợp ngói âm dương
– Những nơi nào ở huyện Bắc Sơn còn giữ được nghề làm ngói âm dương?– Ngói âm dương được lợp như thế nào?
– Nhà lợp ngói âm dương có đặc điểm gì?
Trang 17Bước 3: Sau khi đóng
thành viên, ngói được xếp thành
từng chồng, phơi khô trong
2
Bước 1: Chọn đất Đất để làm
ngói là loại đất sét có độ dẻo mịn
cao Đất lấy về được lọc sỏi đá, tưới
nước, ủ khoảng 20 ngày Sau đó,
được xén thành từng thỏi, nhào đi,
nhào lại, rồi dùng chân giẫm kĩ
cho đến khi dẻo quánh
Bước 4: Ngói được đưa vào
lò nung liên tục trong vòng từ 10 – 15 ngày đêm; sau khi nung chín
sẽ để trong lò khoảng 5 ngày Khi nguội hẳn, ngói được dỡ ra, xếp lại thành từng hàng
11
Trang 18Chia sẻ những phẩm chất, kĩ năng cần có của người làm ngói âm dương.
Thi giới thiệu về nghề làm ngói âm dương.
3
Gợi ý
– Chia đội thi tìm hiểu về
nghề làm ngói âm dương
– Lựa chọn cách thức trình
bày: powper point; sách ảnh,
video, bài giới thiệu, diễn kịch,
– Trưng bày và giới thiệu về
nghề làm ngói âm dương
– Đất để làm ngói âm dương là loại đất gì?
– Vì sao phải rắc một lớp tro trước khi đưa đất vào khuôn?
– Mô tả các bước chính của quy trình làm ngói âm dương
Trang 19Tìm hiểu về lễ hội Trò Ngô.
Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.
LỄ HỘI TRÒ NGÔ
Lễ hội Trò Ngô ở làng Giàng, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tổ chức hai năm một lần vào ngày mùng 10 tháng Giêng Lễ hội tái hiện lại quá trình đánh giặc cứu dân, giúp nước, bảo vệ xóm làng, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân thoát khỏi ách thống trị Đông Hán (quân Phục Ba Tướng Quân – Mã Viện) của hai vị Thượng đẳng thần là: Đức Thanh Lãng Cao Diệu Địch Cát và ông nghè Vũ Lôi Quận Công
Kể tên những lễ hội ở Lạng Sơn mà em biết
1
1 Khai mạc lễ hội Trò Ngô
Trang 20Sau phần lễ, nhân dân cùng nhau tham gia phần hội và thưởng thức các trò
diễn dân gian đặc sắc Mở đầu là trò nhảy dậm (múa gươm) tưởng nhớ tám vị
tướng và hai đội quân đã có công đánh giặc cứu dân, giúp nước Tiếp đến là các
4 Trò diễn nhảy dậm
5 Trò Sĩ, Nông, Công, Thương (Trò kén rể)
Lễ hội chứa đựng khát vọng, mong muốn của nhân dân cầu cho cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu Đồng thời thể hiện mối quan hệ bền chặt
trong các dòng họ, tính cố kết cộng đồng Qua đó, góp phần giáo dục các thế hệ
giữ gìn bản sắc văn hoá, hướng về cội nguồn của dân tộc
Lễ hội Trò Ngô có nhiều hoạt động phong phú Phần lễ được tiến hành bởi
những người đứng đầu các họ, hiểu biết về phong tục, tập quán ở địa phương,
được người dân tin tưởng, tín nhiệm Các nghi thức được thực hiện như: lễ rước
kiệu, lễ tế
Khi ban tế thực hiện nghi lễ tế xong, nhân dân trong vùng cùng du khách đến
dâng lễ, thắp hương, cầu mong một năm mới sung túc, bình an và may mắn
2 Nghi lễ rước kiệu
3
Lễ tế
trò diễn như: trò tiến cống, trò Sĩ, Nông, Công, Thương; tái hiện nghề trồng lúa nước,… Ngoài ra còn có các trò chơi như: đánh đu, ném còn, đi cà kheo,…
Trang 21Sau phần lễ, nhân dân cùng nhau tham gia phần hội và thưởng thức các trò
diễn dân gian đặc sắc Mở đầu là trò nhảy dậm (múa gươm) tưởng nhớ tám vị
tướng và hai đội quân đã có công đánh giặc cứu dân, giúp nước Tiếp đến là các
6 Biểu diễn hát chèo
8 Trò đập niêu đất
7 Chơi trò đánh đu
9 Trò chơi bịt mắt bắt vịt
trò diễn như: trò tiến cống, trò Sĩ, Nông, Công, Thương; tái hiện nghề trồng lúa nước,… Ngoài ra còn có các trò chơi như: đánh đu, ném còn, đi cà kheo,…
Không khí lễ hội trở nên sôi động, vui tươi hơn với các tiết mục văn nghệ, trải nghiệm văn hoá truyền thống của địa phương
Với những giá trị văn hoá, lịch sử tiêu biểu, lễ hội Trò Ngô được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL ngày 8 – 5 – 2017
– Nêu địa điểm và thời gian tổ chức lễ hội Trò Ngô
– Nêu mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội Trò Ngô
– Kể tên những hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội Trò Ngô
– Lễ hội Trò Ngô được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào thời gian nào?
Trang 22Địa điểm
tổ chức
Trang 23Giới thiệu tên, ý nghĩa của một trò chơi dân gian mà em biết.
Tức của thầu (hay còn gọi là
nhảy lò cò) là một trò chơi dân
gian của dân tộc Tày ở tỉnh Lạng
Sơn Theo truyền thống trò chơi
này chủ yếu dành cho thanh
thiếu niên, nhi đồng
Trò chơi được diễn ra trên
bãi đất rộng bằng phẳng có
diện tích khoảng 10 m2 Để chơi
trò chơi này, người chơi thường
sử dụng miếng ngói vỡ, miếng
đá mỏng hoặc que tre để kẻ
“ruộng” Trên sân chơi, người
chơi kẻ “ruộng” theo hình chữ
nhật có vạch kẻ chia đôi hai bên
1 Trò chơi Tức của thầu
và chia làm 8 đến 10 ô Ô trên cùng gọi là “ruộng” quan được kẻ to hơn Một sân chơi Tức của thầu có thể tổ chức được rất nhiều người chơi Mỗi lượt chơi chỉ một người được thực hiện, kết quả người thắng là người được nhiều
“ruộng” nhất và cuộc chơi kết thúc khi các “thửa ruộng” trên sân đã hết.Luật chơi Tức của thầu được quy định như sau: người chơi ném mảnh ngói vào các ô phải trúng ô (nếu mảnh ngói đè lên vạch hoặc đi ra ngoài người chơi sẽ bị mất lượt) Người chơi phải nhảy lò cò và đá mảnh ngói qua vạch (nếu mảnh ngói chạm vào vạch hoặc đi ra ngoài thì người chơi sẽ dừng lại) Nếu như các “ruộng” trên đường đi đã bị người chơi khác lấy được thì phải nhảy vượt qua “ruộng đó”, nếu “ruộng” đó là ruộng của mình thì có quyền đứng cả hai chân xuống đất Khi người chơi đá mảnh ngói ra hết các “thửa ruộng” thì quay lưng lại và cầm mảnh ngói tung vào các “thửa ruộng”, nếu mảnh ngói rơi vào
“thửa ruộng” nào thì được “thửa ruộng” đó và đánh dấu kí hiệu đó là “thửa ruộng” của mình (nếu mảnh ngói chạm vào vạch hoặc rơi ra ngoài hoặc ném vào ruộng của người chơi khác thì người chơi sẽ dừng lại)
Ngày nay, trò chơi Tức của thầu được phổ biến tại các bản làng của người Tày ở Lạng Sơn, họ có thể chơi cả ban ngày lẫn ban đêm Nhất là trong những đêm trăng sáng và trong lễ hội Lồng tồng