Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT-HUNG
PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Môn:Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giảng Viên Hướng Dẫn :Chu Thị Hạ
Trang 2Được làm bởi nhóm 3:
1.Phạm Hoàng Kiên
2.Luyện Thành Lộc
3.Phạm Đức Việt
4.Phạm Ngô Minh Thành
5.Ngô Trường Giang
6.Bạch Công Khánh Duy
7.Nguyễn Như Phong
8.Nguyễn Tiến Đắc
9.Nguyễn Khánh Huy
MỤC LỤC
Trang 3A.Giới thiệu 4
B.Nội dung 5
I Nhà nước dân chủ Nhân dân ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh 5 1 Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước ở Việt Nam 5
2 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - những nét khái quát về sự ra đời và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh 6
II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam 7
1.Nhà nước dân chủ 7
1.1 Bản chất của nhà nước dân chủ 7
1.2 Nhà nước của Nhân dân: 8
1.3 Nhà nước do Nhân dân: 9
1.4 Nhà nước vì Nhân dân: 10
2.Nhà nước pháp quyền 11
2.1 Xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến 11
2.2 Nhà nước thượng tôn pháp luật 11
2.3 Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa 12
3.Nhà nước trong sạch, vững mạnh 12
3.1.Kiểm soát quyền lực nhà nước 12
3.2.Phòng chống tiêu cực nhà nước 13
4.Mục tiêu xây dựng Nhà nước: 14
5 Phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức 14
5.1 Giá trị cốt lõi: 15
5.2 Chuẩn mực đạo đức: 15
5.3 Trách nhiệm công vụ: 15
6.Nguyên tắc xây dựng Nhà nước 16
6.1 Nguyên tắc dựa vào nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:16 6.2 Nguyên tắc thống nhất: 17
6.3 Nguyên tắc pháp quyền 17
III Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 18
A.GIỚI THIỆU
Trang 4
Từ lâu nhiều nhà lãnh đạo của Đảng ta đã khẳng định chủ tịch Hồ Chí Minh là " nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận kiệt xuất” Tư tưởng và đạo đức cao cả của người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn của chúng ta Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh những vấn đề thuộc quy luật và có tính quy luật của cách mạng nước ta, đã được thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ý nghĩa thời đại, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra cho thế kỷ hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng Đảng và nhà nước đặc biêt là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân Trên thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng Ngày nay, tư tưởng đó vẫn tiếp tục rọi sáng con đường xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 5B.NỘI DUNG
I Nhà nước dân chủ Nhân dân ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh
1.Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước ở Việt Nam
- Ngay ở tuổi trưởng thành, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ mặt phản nhân tính của nhà nước thực dân phong kiến Đó là hình thức nhà nước xấu xa, tồi tệ nhất mà nhân loại từng biết đến, nhưng lại là một sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới Từ đó, Hồ Chí Minh đặt vấn đề về sự cần thiết phải lật đổ nhà nước thối nát hiện thời
- Hồ Chí Minh đã nhận ra nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay Pháp thì vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số; đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nước thuộc địa Vì vậy,Người cho rằng mục đích giải phóng và phát triển của xã hội Việt Nam không thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó
- Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước,Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý luận cách mạng tiên tiến nhất của thời đại và được soi sáng bởi phương pháp luận biện chứng mác-xít
Đối lập với nhà nước tư sản - nhà nước dân chủ Xô Viết đã bộc lộ sức sống và những
ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ quần chúng công- nông - binh, thật sự vì lợi ích của họ Đây chính là loại hình nhà nước của chế độ xã hội mới mà cách mạng Việt Nam phải đi theo Như vậy, Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin
Tính chất sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh là việc vận dụng kinh nghiệm Xô viết
để kiến tạo, xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Về mục đích, nguyên tắc, Người trung thành với “mô hình Xôviết”, nhưng lại có bước đi, cách làm độc lập, không giáo điều, rập khuôn Có thể nói, Hồ Chí Minh chỉ lĩnh hội cái “tinh thần Xôviết” để định hình “mô hình Nhà nước Việt Nam” Chính vì thế, năm 1941, khi về nước, trong quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng, Hồ Chí Minh không chủ trương xây dựng các Xôviết đã từng xuất hiện trong phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) mà thành lập Ủy ban Việt minh, Ủy ban giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh, liên tỉnh Giữa năm 1945, khu giải phóng Việt Bắc đã hình thành chính quyền hoàn chỉnh Đồng bào toàn khu được hít thở không khí tự do, tự tổ chức đời sống của mình, từ sản xuất, đánh giặc, quản lý mọi mặt đời sống xã hội đến bảo vệ chính quyền Bằng công tác thực tiễn chu đáo, thiết thực, các ủy ban nhân dân, chính quyền kiểu mới cắm rễ trong lòng quần chúng, tạo nên uy tín và sức mạnh Chính phủ lâm thời (Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam) do Đại hội quốc dân Tân Trào bầu ra (16-8-1945) và Nhà nước hình thành theo quy định của Hiến pháp 1946 đều tiếp tục truyền thống này, thực sự là một nhà nước dân chủ nhân dân
Trang 62 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Những nét khái quát về sự ra đời và -
trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh, đứng đầu và là linh hồn của nhà nước đó
- Sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh công bố danh sách Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu tiên, chính quyền mới đã hướng vào giải quyết và thỏa mãn các nhu cầu tối cần thiết của Nhân dân
- Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được tổ chức thắng lợi vào ngày 6-1-1946, trong điều kiện cả nước đang chuẩn bị kháng chiến Quốc hội khóa I có 333 đại biểu, sau bổ sung 70 đại biểu gồm 20 đại biểu thuộc Việt Nam cách mạng đồng minh hội và 50 đại biểu của Việt Nam quốc dân đảng Quốc hội cử ra Chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, gồm
22 thành viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ngày 20-9-1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm
7 thành viên, do Người làm Trưởng ban Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, đến tháng 10-1946, bản Dự thảo cũng chính Hồ Chí Minh lãnh đạo và chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp 1959,làm cơ sở pháp lý cho đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh thống nhất nước nhà
- Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam ngày càng được củng cố
và hoàn thiện về các mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhà nước thật sự là công cụ quyền lực của Nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng của toàn dân tộc Trong xây dựng và lãnh đạo nhà nước, Hồ Chí Minh đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có phâncông, phân nhiệm rõ ràng nhằm thực hiện mục tiêu dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Người
đã chỉ đạo tổ chức bộ máy nhà nước gọn, nhẹ, thích hợp các nhiệm vụ trong từng thời kỳ
-Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn cán bộ chính quyền, đoàn thể phải tin ở dân, vì khả năng của dân là to lớn, là vô tận Trong toàn bộ hoạt động của mình với cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định tư tưởng nước lấy dân làm gốc, lợi ích của nhân dân là trước hết và trên hết, nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể là phụng sự nhân dân
-Qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý, Hồ Chí Minh nhìn thấy rất rõ những căn bệnh phát sinh làm hủy hoại và biến dạng Nhà nước Người kiên quyết chống lại, cảnh báo nhiều nguy cơ, đề xuất các giải pháp thiết thực, trừng trị nghiêm khắc các cán bộ thoái hóa, biến chất, đảm bảo cho Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh
Trang 7-Trong 24 năm đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng các thiết chế, thể chế và cơ chế dân chủ, khơi nguồn truyền thống dân chủ ở Việt Nam Đặc biệt, Người đã để lại một tấm gương sáng về đạo đức liêm khiết, trong sạch, hết lòng phục vụ nhân dân, vì dân, vì nước và một phong cách lãnh đạo đặc sắc - phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh
II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam
1.Nhà nước dân chủ
1.1 Bản chất của nhà nước dân chủ*Nhà Nước Việt Nam là nhà nước dân chủ và mang bản chất của giai cấp công nhân, được thể hiện qua các nội dung sau :
-Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959 khẳng định: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ Nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” Ngay trong quan điểm về nhà nước dân chủ, nhà nước do Nhân dân là người chủ nắm chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nòng cốt của Nhân dân là liên minh công-nông-trí,
do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh.Việc giành lấy chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam mới, chính là để giai cấp công nhân và Nhân dân lao động có được một tổ chức mạnh mẽ nhằm thực hiện mục tiêu nói trên -Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ Hồ Chí Minh rất chú ý đến cả hai mặt dân chủ và tập trung trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan nhà nước Người nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát huy cao độ dân chủ, đồng thời cũng nhấn mạnh phải phát huy cao độ tập trung, Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về Nhân dân
*Bản chất của giai cấp công nhân thống nhất với tính Nhân dân và tính dân tộc thể hiện cụ thể như sau:
Một là, Nhà nước Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc Từ giữa thế kỉ XIX, khi đất nước bị ngoại xâm, các tầng lớp Nhân dân Việt Nam, hết thế hệ này đến thế hệ khác
đã không quản hi sinh xương máu chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với chiến lược đại đoàn kết đúng đắn, sức mạnh của toàn dân tộc đã được tập hợp và phát huy cao độ, chiến thắng ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á Nhà nước Việt Nam mới, do vậy, không phải của riêng giai cấp, tầng lớp nào, mà là thuộc về Nhân dân
Trang 8- Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì,nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của Nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm nền tảng Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, Hồ Chí Minh khẳng định quyền lợi cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của Nhân dân lao động và của toàn dân tộc Nhà nước Việt Nam mới là người đại diện, bảo vệ, đấu tranh không chỉ cho lợi ích của giai cấp cấp công nhân mà còn của Nhân dân lao động và của toàn dân tộc
- Ba là, trong thực tế, Nhà nước mới ở Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó là tổ chức Nhân dân tiến hành của cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định, cũng là sự nghiệp chính của Nhà nước
ví dụ điển hình:
- Tổ Chức Cuộc Bầu Cử Đầu Tiên ở Việt Nam (1946): Trong năm 1946, sau khi tuyên bố Độc lập, Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên ở Việt Nam để chọn
ra Quốc hội lập pháp Cuộc bầu cử này đánh dấu bước quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước dân chủ và thể hiện cam kết của Hồ Chí Minh về sự tham gia dân chủ trong quá trình lập pháp
1.2 Nhà nước của Nhân dân
- Trong nhà nước của dân, thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Nói nhà nước là của dân, Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra Nhân dân phán quyết”
- Trong nước ta, Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do Nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền,thực hiện ý chí nguyện vọng của Nhân dân, trở thành công bộc của Nhân dân.Hồ Chí Minh đã viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là Nhân dân làm chủ.Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu,đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất
kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của Nhân dân” Trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức Nhân dân; viên chức, quan lại tự xưng là “cha mẹ dân”, đè đầu cưỡi cổ dân Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ nói: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng,
Trang 9ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ Làm đày tớ cho Nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”
- Nhà nước dân chủ Nhân dân do Nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu
Cơ chế dân chủ này nhằm làm cho Quốc hội được trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động Người khẳng định “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của Nhân dân”
- Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên với Nhân dân; thoát ly mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng trên đầu Nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của Nhà nước kiểu mới Là người làm chủ Nhà nước, Nhân dân có quyền, thông qua cơ chế dân chủ thực thi quyền lực, nhưng đồng thời Nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Nhà nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân là Nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là bảo đảm thực thi quyền lực của Nhân dân lao động
Dưới đây là hai ví dụ cụ thể:
Tổ chức Cuộc Bầu Cử Đầu Tiên ở Việt Nam (1946): Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên tại Việt Nam sau khi tuyên bố Độc lập vào năm 1946 Cuộc bầu cử này nhằm lựa chọn các đại biểu cho Quốc hội lập pháp, đánh dấu một bước quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ ở Việt Nam Hồ Chí Minh tin rằng việc tổ chức cuộc bầu cử tự do và công bằng là cơ sở để củng cố Nhà nước của Nhân dân
1.3 Nhà nước do Nhân dân
-Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do Nhân dân trước hết là nhà nước do Nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
-Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của mỗi người cách mạng
là phải làm cho dân hiểu, dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình Theo quan điểm Hồ Chí Minh “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân” Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ
-Trong nhà nước do Nhân dân làm chủ, nhà nước phải tạo mọi điều kiện để Nhân dân được thực thi những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởng dụng đầy đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình
Trang 10-Nhà nước do Nhân dân cần coi trọng việc giáo dục Nhân dân, đồng thời Nhân dân cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của mình -Không chỉ tuyên bố quyền làm chủ của Nhân dân, cũng không chỉ đưa Nhân dân tham gia công việc nhà nước, mà còn chuẩn bị và động viên Nhân dân chuẩn bị tốt năng lực làm chủ, quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh
Ví dụ cụ thể về nhà nước do dân ở Việt Nam có thể kể đến như:
- Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được nhân dân bầu ra, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Hiến pháp năm 2013 quy định rõ ràng về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, với nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức
1.4 Nhà nước vì Nhân dân
-Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của Nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của Nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
- Như trong đại dịch covid 19 vừa qua thì thấy được những điều nhà nước làm vì nhân dân ta Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân ở nơi dịch bệnh Nhà nước còn ban hành chính sách tiêm vacxin cho toàn dân Nhà nước ban hành chính sách giãn cách cũng vì bảo vệ nhân dân Người dân cũng thấy rõ được những việc làm mà nhà nước luôn thực hiện vì nhân dân
-Hồ Chí Minh, Người đã từng nói: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người Cho nên Chính phủ Nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy Việc gì có lợi cho dân thì làm Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”
-Trong nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đầy tớ nhưng đồng thời vừa là người lãnh đạo Nhân dân Là đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,
lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi Nhân dân, trọng dụng người tài => Như vậy, để làm người thay mặt Nhân dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh
2.Nhà nước pháp quyền