1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI MÔN HỌC: KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BÀI BÁO CÁO NHÓM CU
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÔN HỌC: KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
BÀI BÁO CÁO NHÓM CUỐI KỲ CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ KẾT NỐI NGUỒN LỰC
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Văn Công
Lớp: CXH058.1
Danh sách sinh viên
1 Hồ Bách Chi 2256150008 Nhóm trưởng
2 Trần Nguyễn Bảo Ngọc 2256170045
3 Lê Ngọc Nguyên Phương 2256150061
4 Bùi Phương Nguyên Quỳnh 2256150062
5 Huỳnh Thị Anh Thư 2256150082
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU 3
II KHÁI NIỆM 3
1 Vận động nguồn lực 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Các kỹ năng vận động cơ bản 3
2 Kết nối nguồn lực 5
2.1 Định nghĩa 5
2.2 Các phương pháp kết nối nguồn lực 6
III VÍ DỤ THỰC TẾ 6
IV TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ KẾT NỐI NGUỒN LỰC 6
1 Tiến trình vận động nguồn lực 6
1 Tiến trình kết nối nguồn lực 10
V ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI 12
VI KẾT LUẬN 13
Trang 33
I GIỚI THIỆU
Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực là một kỹ năng rất quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống và đặc biệt là trong việc phát triển cộng đồng Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực là khả năng tìm kiếm, tạo ra mạng lưới liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng và tận dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu cuối cùng Đặc biệt, trong môi trường làm việc hiện đại và xã hội liên kết như hiện nay thì kỹ năng này cần thiết hơn bao giờ hết Chúng không chỉ giúp cho chúng ta xây dựng mạng lưới quan hệ, tạo ra cơ hội mới và đẩy mạnh sự phát triển của cá nhân mà còn giúp chúng ta giải quyết các vấn đề phức tạp, các
dự án bằng cách tận dụng các nguồn lực và sự hỗ trợ từ cộng đồng xung quanh Tóm lại , kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực là một kỹ năng quan trọng trong phát triển cộng đồng bằng việc xây dựng mạng lưới, tận dụng nguồn lực, khắc phục vấn đề trong quá trình đạt được mục tiêu cũng như xây dựng một mạng lưới đa dạng và hữu ích
II KHÁI NIỆM
1 Vận động nguồn lực
1.1 Định nghĩa
Vận động nguồn lực là sự quản lý các mối quan hệ giữa một tổ chức phi lợi nhuận và các
nhà tài trợ nhằm tăng thu nhập cho tổ chức đó (Lindahl, 2010)
Vận động nguồn lực là quá trình vận động tiền, hàng, vật phẩm, thiết bị hoặc các nguồn lực khác từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các cá nhân hoặc nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời là quá trình vận động cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, khai thác các nguồn
lực cho hoạt động nhân đạo.(Hội chữ thập đỏ Việt Nam)
➡️ Nói gọn lại thì vận động nguồn lực là quá trình vận động sự ủng hộ về vật chất và phi vật
chất, giúp thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình
1.2 Các kỹ năng vận động cơ bản
1.2.1 Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu và thuyết phục họ đóng góp cho tổ chức và được xem là yếu tố then chốt trong quá trình vận động
nguồn lực cho dự án
➡️ Giúp xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan, bao gồm nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà thầu, chính quyền địa phương, cộng đồng nhằm truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục trong việc huy động vốn
Khả năng thích ứng thông điệp và cách giao tiếp phải phù hợp với từng đối tượng là rất quan trọng
Ví dụ: Khi giao tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng, bạn cần tập trung vào lợi nhuận và lợi
tức đầu tư và khi giao tiếp với các nhà tài trợ tiềm năng, bạn cần tập trung vào tác động xã hội của dự án
1.2.2 Kỹ năng đàm phán
Trang 4Kỹ năng đàm phán là một kỹ năng quan trọng trong vận động nguồn lực Nó giúp bạn đạt được các thỏa thuận có lợi cho cả hai bên và đảm bảo rằng tổ chức của bạn nhận được các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu
Trong đó các nhân viên xã hội cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về đối tượng, mục tiêu, nhu cầu
và mong muốn của họ Cần có sự lựa chọn chiến lược đàm phán phù hợp, chuẩn bị các phương
án dự phòng và hiểu rõ mục tiêu của dự án và nhu cầu nguồn lực cần thiết
Đồng thời, cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết như: bản đề xuất dự án, ngân sách dự án và truyền đạt thông tin về dự án một cách rõ ràng, súc tích, nhấn mạnh những lợi ích mà nhà tài trợ sẽ nhận được khi tài trợ cho dự án
➡️ Việc đàm phán sẽ giúp đạt được thỏa thuận có lợi cho dự án và đảm bảo rằng các nguồn lực được cung cấp đúng thời hạn, chất lượng và trong phạm vi ngân sách, giúp xử lý các tình huống tranh chấp một cách hiệu quả
1.2.3 Kỹ năng viết dự án
Nhằm thu hút sự chú ý của các bên liên quan và thuyết phục họ hỗ trợ, đầu tư cho dự án khi thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả
Các nội dung cần được nêu: xác định rõ ràng mục tiêu và đối tượng mục tiêu, tóm tắt dự án một cách xúc tích và hấp dẫn, mô tả chi tiết về dự án, nhấn mạnh tác động của dự án và kêu gọi hành động
➢ Xác định rõ ràng mục tiêu và đối tượng mục tiêu:
Mục tiêu của bạn là gì khi viết dự án? Bạn muốn đạt được điều gì với dự án này? Ai là đối tượng mục tiêu của bạn? Họ là ai và họ quan tâm đến điều gì?
Khi bạn đã xác định rõ mục tiêu và đối tượng mục tiêu, bạn có thể điều chỉnh nội dung
dự án cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ
➢ Tóm tắt dự án: Tóm tắt dự án của bạn ở phần đầu tiên, nêu bật những điểm chính và lý
do tại sao dự án này quan trọng
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành Gợi lên cảm xúc của người đọc và khiến họ quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về dự án
➢ Mô tả chi tiết về dự án: Cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh khác nhau của dự
án, chẳng hạn như mục tiêu, phạm vi, phương pháp thực hiện, lịch trình và ngân sách
Sử dụng các bảng biểu, sơ đồ và hình ảnh để minh họa cho thông tin của bạn Hãy đảm bảo rằng thông tin của bạn chính xác, đầy đủ và cập nhật
➢ Nhấn mạnh tác động của dự án: Giải thích cách dự án này sẽ mang lại lợi ích cho
cộng đồng và tạo ra sự khác biệt
Sử dụng các số liệu cụ thể để minh họa cho tác động của dự án Chia sẻ những câu chuyện về những người sẽ được hưởng lợi từ dự án
➢ Kêu gọi hành động: Nêu rõ ràng những gì bạn muốn các nhà tài trợ tiềm năng làm,
chẳng hạn như đóng góp tài chính, tình nguyện hoặc cung cấp hỗ trợ khác
Trang 55
Cung cấp cho họ thông tin liên hệ để họ có thể dễ dàng liên hệ với bạn Cảm ơn họ vì đã dành thời gian xem xét dự án của bạn
1.2.4 Xác định tài nguyên
➢ Phân tích nhu cầu nguồn lực:
Xác định rõ ràng các loại tài nguyên cần thiết cho dự án, bao gồm nhân lực, vật liệu,
thiết bị, tài chính, v.v
Ước tính số lượng và chất lượng cần thiết của từng loại tài nguyên Xác định thời điểm
cần thiết cho từng loại tài nguyên
➢ Xác định các nguồn cung ứng tiềm năng:
Nghiên cứu các nguồn cung ứng tiềm năng cho từng loại tài nguyên
Lập danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, bao gồm các tổ chức chính phủ, tổ chức phi
lợi nhuận, doanh nghiệp tư nhân, v.v
Đánh giá năng lực và uy tín của từng nhà cung cấp tiềm năng
➢ Đánh giá tính khả dụng của tài nguyên:
Xác định tính khả dụng của từng loại tài nguyên từ các nguồn cung ứng tiềm năng Lấy vào tài khoản các yếu tố như giá cả, thời gian giao hàng và chất lượng của tài nguyên
Xác định những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc huy động tài nguyên từ từng nguồn cung ứng
➢ Lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp:
Lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp nhất cho từng loại tài nguyên dựa trên các tiêu chí như giá cả, thời gian giao hàng, chất lượng, rủi ro, v.v
Xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng được lựa chọn Đàm phán các điều khoản hợp đồng với các nhà cung ứng
Ngoài ra, trong quá trình vận động nguồn lực còn có những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng quản lý dữ liệu, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch…
III VÍ DỤ THỰC TẾ
Tiến trình vận động và kết nối nguồn lực cho dự án xây cầu dân sinh Đắk Nang: Nâng tầm đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
1 Mục tiêu cụ thể (theo mô hình SMART):
➢ S (Specific - tính cụ thể): Kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính, nhà tài trợ, đầu tư để thực
hiện xây dựng thành công cầu dân sinh tại xã Đắk Nang, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Lắk, thay thế cầu treo cũ, xuống cấp, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế xã hội địa phương để có thể nâng cao chất lượng đời sống cho người dân tại đây Cây cầu được xây dựng mới hoàn toàn, đảm bảo an
Trang 6toàn, kiên cố với chiều dài 5m, chiều rộng 3m, tải trọng 2,5 tấn Cuối quý III năm 2024
sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng
➢ M (Measurable - tính đo lường): Cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong vòng
1 tháng kể từ ngày khởi công Cầu được xây dựng có thể hỗ trợ 1 xã cải thiện đời sống
sinh hoạt, việc di chuyển được thuận tiện và an toàn hơn
➢ A (Achievable - tính khả thi): Mức đầu tư cho dự án xây cầu dân sinh cho 43 hộ gia đình là 88 triệu đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn từ ngân sách các cá nhân, tổ chức, cơ quan địa phương: 35 triệu đồng + Nguồn vốn vận động từ các doanh nghiệp tài trợ, các nhà đầu tư: 53 triệu đồng
➢ R (Relevant - tính liên quan): Việc xây dựng cầu dân sinh sẽ góp phần cải thiện đời
sống sinh hoạt, giao thông đi lại cho người dân địa phương, đặc biệt là trẻ em đến
trường
➢ T (Time-bound - giới hạn thời gian): Hoàn thành vận động nguồn vốn và khởi công xây dựng cầu, hoàn thành trong quý III năm 2024
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị - 2 tuần (Thành lập ban vận động nguồn vốn, ban hành văn bản
về việc vận động nguồn vốn, khảo sát, lập dự toán chi phí xây dựng cầu, chuẩn bị tài liệu kế hoạch, hồ sơ liên quan đến dự án)
+ Giai đoạn 2: Vận động nguồn vốn - 1 tháng ( Gặp gỡ, trao đổi với các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để vận động tài trợ cho dự án, gửi thư kêu gọi ủng hộ đến các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân địa phương đóng góp cho dự án)
+ Giai đoạn 3: Hoàn thiện thủ tục và khởi công xây cầu - 1 tháng (Hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án, chọn nhà thầu thi công xây dựng cầu, khởi công xây dựng cầu)
+ Giai đoạn 4: Giám sát thi công và nghiệm thu cầu - 1 tháng 2 tuần (Giám sát chặt chẽ tiến độ và chất lượng thi công cầu, nghiệm thu cầu sau khi hoàn thành thi công)
+ Giai đoạn 5: Bàn giao và đưa cầu vào sử dụng - 2 tuần (Bàn giao cầu cho địa phương quản lý và sử dụng, tổ chức lễ khánh thành)
2 Thời gian, kinh phí, rủi ro:
CẦU DÂN SINH
*Chiều dài: 5m
*Chiều rộng: 3m
Thời gian: 3 tháng kể từ ngày 01/7/2024
Kinh phí dự trù: 88,000,000
TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ THÀNH TIỀN ( VNĐ) GHI CHÚ
1 Chi phí vật liệu 30,000,000
Trang 77
2 Chi phí nhân công 34,000,000
3 Chi phí bảng vẽ thiết kế 6,000,000
4 Kỹ sư xây dựng 10,000,000
5 Chi phí phát sinh 8,000,000 10% tổng chi phí
TỔNG CỘNG 88,000,000
3 Rủi ro: Trong quá trình xây dựng, một số rủi ro có thể xảy ra như:
➢ Rủi ro do môi trường, khí hậu: điều kiện thi công xây dựng chủ yếu là môi trường
ngoài trời nên các yếu tố thời tiết, khí hậu sẽ có thể ảnh hưởng đến thời gian thực hiện
dự án, chất lượng và chi phí thi công
➢ Rủi ro về tài chính: trong quá trình xây dựng cầu dân sinh có thể gặp các rủi ro về tài
chính như sự gia tăng chi phí ,vượt quá ngân sách dự kiến do thay đổi trong kế hoạch, biến động giá cả, và việc không thể kết thúc dự án đúng hạn
SƠ ĐỒ CÁC BÊN LIÊN QUAN
IV TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ KẾT NỐI NGUỒN LỰC
A TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
➢ TRƯỚC:
- Chuẩn bị các giấy tờ liên quan ( Giấy cấp phép thực hiện dự án, thủ tục pháp lý, thư ngỏ, thư cảm ơn, )
- Xác định rõ nhu cầu thực tế của địa phương xã Đắk Nang
Trang 8- Xây dựng kế hoạch vận động chi tiết (dự án bao gồm những gì, quản lý cây cầu như thế nào, khẳng định được các bên có liên quan để xây dựng cây cầu: người dân, chính quyền địa phương, các Đoàn thể trong địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, )
- Tạo dựng mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức có thể hỗ trợ dự án
➢ TRONG:
- Thông qua dự án xác định được nguồn kinh phí cần để xây cầu, thời gian thực hiện dự
án trong bao lâu
- Gửi thư ngỏ cho các đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà tài trợ… để kêu gọi vốn
- Gặp gỡ và trao đổi với các bên có liên quan
- Giới thiệu về dự án xây cầu (bảng kế hoạch, mục tiêu, kinh phí, thời gian…) nêu ra được tính cấp thiết của việc xây cầu dân sinh
- Trình bày lợi ích mà các nhà đầu tư, tài trợ, doanh nghiệp nhận được khi đầu tư
➢ SAU:
- Gửi thư cảm ơn cho các nhà tài trợ, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư
- Đảm bảo nguồn lực tài chính, kỹ thuật và chuyên môn để triển khai kế hoạch một cách hiệu quả
- Theo dõi tiến độ vận động vốn và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
⚫ Thư ngỏ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-
THƯ NGỎ Kính gửi: Quý Đoàn thể, Doanh nghiệp và các Nhà hảo tâm
Lời đầu tiên, nhóm dự án xin gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe đến Quý Đoàn
thể, Doanh nghiệp và các Nhà hảo tâm
Chúng tôi là hoạt động trong lĩnh vực Thư này được viết để xin tài trợ cho( Dự án xây cầu…) Tôi viết thư này với hi vọng rằng quý (Đoàn thể, doanh nghiệp,nhà hảo tâm, )có thể hỗ trợ chúng tôi trong việc thực hiện
dự án quan trọng này
Dự án mà chúng tôi đang xin tài trợ là (mô tả dự án) Mục tiêu chính của dự án là (mô tả mục tiêu) Chúng tôi nhận thấy rằng tổ chức của bạn có những giá trị và mục tiêu tương đồng
Trang 99
với chúng tôi và chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho cộng đồng
và ( )
Chúng tôi hy vọng rằng quý tổ chức sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc xây dựng cho dự án này Quy mô và hình thức tài trợ có thể được thảo luận và điều chỉnh phù hợp với khả năng và mong muốn của quý tổ chức Chúng tôi cam kết sử dụng tài trợ một cách có trách nhiệm, hiệu quả và
sẽ cung cấp báo cáo định kỳ về tiến độ và sử dụng nguồn lực một cách minh bạch Chúng tôi cũng sẽ đồng ý thảo luận và thiết lập các thỏa thuận cụ thể về tài trợ, bao gồm các cam kết về quảng bá thương hiệu và công nhận đối tác Hy vọng rằng tổ chức của bạn sẽ xem xét yêu cầu tài trợ này và cân nhắc khả năng hỗ trợ cho dự án Chúng tôi sẵn sàng cung cấp thêm thông tin
và thảo luận chi tiết về dự án này nếu được yêu cầu
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và xem xét của bạn Chúng tôi hy vọng có cơ hội hợp tác và đóng góp cùng nhau để mang lại những lợi ích lớn lao cho cộng đồng
Mọi thông tin xin liên hệ:
Xin trân trọng cảm ơn!
,ngày…tháng…năm TÊN TỔ CHỨC
⚫ Thư cảm ơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-
THƯ CẢM ƠN
V/v cảm ơn nhà tài trợ
Kính gửi:
-
-
- Nhóm dự án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của chúng tôi đối với sự đóng góp và hỗ trợ mà quý vị đã dành cho dự án xây cầu của chúng tôi Sự đóng góp của quý vị không chỉ mang lại lợi
Trang 10ích vật chất mà còn tạo ra những cơ hội mới và thay đổi đích thực trong cộng đồng của chúng tôi
Nhờ vào sự hỗ trợ của quý vị, chúng tôi đã có cơ hội xây dựng một cầu kết nối hai bờ, mở
ra những con đường mới cho sự phát triển và tiến bộ Dự án này không chỉ là một cầu, mà còn
là biểu tượng cho sự hợp tác và lòng nhân ái của cộng đồng Sự đóng góp của bạn không chỉ là một hành động về mặt tài chính, mà còn là một biểu hiện của sự nhân ái và tình người
Chúng tôi cam kết đã sử dụng tài trợ của quý vị một cách có hiệu quả và minh bạch nhất để mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng và những người cần thiết nhất
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và lòng tốt của quý vị Hy vọng rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển và mang lại nhiều thành công hơn nữa trong tương lai
Trân trọng!
[Nhóm dự án]
DANH SÁCH NHÀ TÀI TRỢ
………
………
………
………
(Minh chứng sao kê)
B TIẾN TRÌNH KẾT NỐI
➢ TRƯỚC:
- Khảo sát tình hình thực tế và tham khảo ý kiến người dân nơi địa phương cần xây cầu, chuẩn bị bảng kế hoạch, bản vẽ thi công, kế hoạch xây dựng, để có sự đồng ý và hỗ trợ của địa phương