1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Công đoàn Bảo vệ lợi ích

8 404 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 1 Đề cương chuyên đề: CÔNG ĐOÀN THAM GIA QUẢN LÝ, BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Báo cáo viên: BÙI QUỐC HỢP: PCT LĐLĐ THỊ XÃ BẢO LỘC A/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG: Điều 10 Hiến pháp năm 1992 quy định: “CĐ là tổ chức CT-XH của giai cấp công nhân và của NLĐ cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những NLĐ khác;tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục, cán bộ.công nhân, viên chức và những NLĐ khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nội dung các chức năng của Công đoàn: 1./ Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ. 2./ Công đoàn đại diện và tổ chức cho NLĐ tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng của mình; thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật. 3./ Công đoàn có trách nhiệm tổ chức giáo dục, động viên NLĐ phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. Trong đó chức năng bảo vệ là chức năng cơ bản, trung tâm, hàng đầu của tổ chức Công đoàn; chức năng tham gia quản lý là chức năng phương tiện; chức năng giáo dục là chức năng động lực. B/ CHỨC NĂNG BẢO VỆ: I. Lợi ích của người lao động và chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động của công đòan 1. Khái niệm và bản chất lợi ích: Khái niệm: Quyền: Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi(quyền công dân, quyền bầu cử và ứng cử, quyền sống); Quyền lợi: quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội… Lợi ích là hình thức biểu hiện của những quan hệ kinh tế- xã hội trong quan hệ giữa người với người của qúa trình sản xuất và đời sống.(Lợi ích là điều có ích, có lợi cho một tập thể hay cho một cá nhân trong mối quan hệ với tập thể ngừơi ấy; lợi ích chung, riêng, lợi ích tập thể, cá nhân; lợi ích kinh tế, chính trị, tinh thần…Lợi ích kinh tế có ý nghĩa quyết định, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội). Hợp pháp: Đúng với quy định của pháp luật Chính đáng: Đúng, hợp với lẽ phải. Bản chất: Lợi ích chính là những nhu cầu đã được nhận thức của con người. Khi nhu cầu có điều kiện thực hiện thì trở thành lợi ích thiết thân, thúc đẩy con người hành động giành cho kỳ được.( nhu cầu của con người không có giới hạn, thỏa mãn nhu cầu là động cơ thúc đẩy con người hoạt động, nhu cầu là nguồn gốc của lợi ích; Bảo vệ lợi ích có nghĩa là tạo mọi BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 2 điều kiện thuận lợi để thỏa mãn tối đa nhu cầu của người lao động và thành viên trong xã hội; Phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu, là mục đích cao nhất của mọi kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, Sự phát triển kinh tế là vì con người, do con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, là động lực quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội) 2. Chức năng bảo vệ lợi ích CNVC-LĐ của CĐ trong nền kinh tế thị trường CĐ ra đời, tồn tại và phát triển là để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và ngừơi lao động. Đây là chức năng vốn có, bẩm sinh, trung tâm, hàng đầu của tổ chức công đòan. Chức năng này của công đòan trong mỗi chế độ khác nhau thì cũng khác nhau về bản chất. Trong XH TBCN: mang tính chất đối kháng, Trong XH XHCN: Chăm lo lợi ích của NLĐ là chức năng của nhà nước, hệ thống pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. CĐ là tổ chức chính trị xã hội của GCCN và NLĐ( Tổ chức phong trào thi đua, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ) Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến quyền, lợi ích NLĐ: Thiếu việc làm, thu nhập thấp, chính sách chế độ không được thực hiện nghiêm túc, tệ nạn xã hội phát trịển, tham nhũng, quan liêu cửa quyền; trình độ lao động thấp, tác phong, kỷ luật lao động, sức khỏe chưa đáp ứng, điều kiện lao động còn kém, quan hệ lao động còn nhiều mâu thuẫn, phức tạp… đã ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần, suy nghĩ, hành động, ý thức của NLĐ. -Công đoàn là tổ chức của giai cấp công nhân và người lao động, là tổ chức duy nhất đại diện cho CNVCLĐViệt Nam.Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN do nhiều tác động nên việc bảo vệ quyền.lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ là mục tiêu, là vấn đề trung tâm, cơ bản của tổ chức Công đoàn. Do vậy, CĐ cần phải coi trọng chức năng Bảo vệ lợi ích CNVC-LĐ. BV Lợi ích NLĐ là trách nhiệm đồng thời là một quyền cơ bản của Công đòan được pháp luật thừa nhận ( Điều 10 hiến pháp 1992, điều 2 Luật Công đòan 1990), Bộ Luật lao động, Nghị định 133, 302, 113) II. Nội dung Công đoàn Bảo vệ lợi ích CNVC- LĐ 1. Công đòan tham gia giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc cho CNVC-LĐ a. Việc làm của NLĐ và phương hướng giải quyết việc làm xã hội: Moi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Dân số VN 84 triệu, dưới 15 tuổi 45%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2, 2%/năm, nguồn lao động tăng 3, 5% năm. LĐ là quyền cơ bản đồng thời là nghĩa vụ của công dân.Là trách nhiệm của tòan XH, của mỗi gia đình và mỗi người. b. Trách nhiệm của CĐ tham gia giải quyết việc làm ( Điều 7 luật CĐ): Điều tra lao động, thực hiện các chương trình QG GQVL, Tham gia xây dựng chế độ chính sách, pháp luật về lao động và việc làm, tổ chức TT xúc tiến việc làm, phong trào học tập, phong trào xóa đói giảm nghèo, tín chấp phát triển kinh tế gia đình…)CĐCS: Thông tin tình hình KIểM TRA-XH của địa phương, đơn vị, kiến thức kinh tế thị trường, pháp luật, chế độ chính sách, kế hoạch SXKD của đơn vị, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, tổ chức ĐHCNVCLĐ, CLB KHKT, Hội thi sáng tạo, xây dựng phương án sử dụng lao động, định mức lao độngbồi dưỡng đào tạo tay nghề… BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 3 2. CĐ với HĐLĐ, TƯLĐTT và giải quyết tranh chấp lao động a. CĐ đại diện cho CNVCLĐ ký kết TƯLĐTT ( tham gia sọan thảo, bàn bạc trao đổi, thương lượng ký kết, công bố tuyên truyền, theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện) b. CĐ hướng dẫn giúp đỡ CNVCLĐ giao kết HĐLĐ, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc giao kết và thực hiện HĐLĐ; đề nghị sửa đổi, bổ sung, chấn chỉnh. c. CĐ với việc giải quyết tranh chấp lao động ( Tham gia Hội đồng hòa giải cơ sở, đề xuất các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động xảy ra, phối hợp giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự quy định) 3. Công đoàn với vấn đề tiền lương của CNVC-LĐ a. Quan điểm: Tiền lương là số tiền trả cho người công nhân viên chức theo số lượng và chất lượng lao động của họ đã đóng góp; tiền lương của NLĐ do hai bên thỏa thuận trong HĐLĐ và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. b. CĐ tham gia xây dựng và hòan thiện chính sách tiền lương( Mức lương tối thiểu, thang- bảng lương, chế độ phụ cấp…) c. CĐ tham gia tổ chức trả lương cho CNVCLĐ( tham gia lựa chọn các hình thức trả lương, xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ lương của đơn vị, xây dựng và thực hiện định mức lao động, xây dựng quy chế trả lương) 4. Tham gia xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ a. Nội dung tham gia: tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, các chương trình quốc gia GQVL, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình, KHHDS, phòng chống tệ nạn xã hội… b. Biện pháp tham gia: Điều tra khảo sát tập hợp ý kiến CNVCLĐ, tham gia các dự thảo pháp luật, chế độ chính sách, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề về pháp luật lao động, triển khai thực hiện và theo dõi những vấn đề mới phát sinh. 5. CĐ tham gia thực hiện các chế độ thưởng cho CNVC-LĐ a. Các chế độ thưởng: Tiền thưởng là phần thu nhập ngòai tiền lương căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và mức độ hòan thành công việc của từng người b. CĐ tham gia thực hiện các chế độ thưởng( Tham gia xây dựng quy chế thưởng, kế hoạch phân phối sử dụng quỹ thưởng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ thưởng) 6. CĐ phối hợp với chính quyền tổ chức quản lý sử dụng quỹ phúc lợi tập thể Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, đầu tư kinh doanh các công trình phúc lợi chung, chi cho các hoạt động văn hóa thể thao, đóng góp quỹ xã hội, trợ cấp khó khăn 7. CĐ với vấn đề phát triển kinh tế gia đình của CNVC-LĐ a. Kinh tế gia đình và ý nghĩa của kinh tế gia đình: KTGĐ tồn tại và phát triển từ khi hình thành xã hội lòai người. Gia đình là tế bào của xã hội, KTGĐ là bộ phận của KT XH. KTGĐ có ý nghĩa chiến lược lâu dài và hiệu quả trước mắt;, góp phần khai thác mọi tiềm năng, giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm XH, thúc đẩy quá trình phân công lao động XH… BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 4 b. Hình thức phát triển kinh tế gia đình: Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất gia công hàng tiêu dùng, xuất khẩu, tổ chức dịch vụ các lọai. c. CĐ với vấn đề phát triển kinh tế gia đình CNVC-LĐ: Tham gia xây dựng chính sách, kế hoạch KT-XH địa phương, mở rộng hình thức khóan, mở rộng hoạt động dịch vụ, thông tin chuyển giao công nghệ, lập các dự án vay vốn QGGQVL, vay tín chấp, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp kiến thức KHKT cho NLĐ và con em họ. Xây dựng và nhân điển hình… 8. Hoạt động xã hội của CĐ nhằm bảo vệ lợi ích CNVC-LĐ a. Quan điểm: Hoạt động xã hội của CĐ là HĐ trực tiếp tác động vào con ngừời, khơi dây mọi tiềm năng phục vụ con người, là động lực phát triển kinh tế xã hội; Là chương trình hành động trên nhiều mặtcông tác của các cấp CĐ liên quan đến việc tạo lợi ích, bảo vệ lợi ích, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân, gia đình người lao động. b. Mục tiêu: phối hợp tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định và cải thiện đời sống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tăng cường tình đòan kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích NLĐ. c. Nội dung nhiệm vụ: Tham gia GQVL, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm ATVSLĐ, Thực hiện chính sách BHXH, tổ chức tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, thăm khám sức khỏe, KHH dân số, xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa, hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa… d. Biện pháp tổ chức thực hiện: Thông tin tuyên truyền giáo dục, thành lập các trung tâm hoạt động xã hội, phối hợp với chính quyền, MTTQ, đòan thể xã hội xây dựng các quỹ từ thiện nhân đạo, tổ chức các hoạt động xã hội phong phú và đa dạng. C/ CÔNG ĐOÀN THAM GIA QUẢN LÝ Công đoàn cơ sở có những quyền sau: * Quyền tham gia: -Chủ tịch CĐCS được mời dự các cuộc họp. -Tham gia ý kiến với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật. -Tham gia xây dựng các quy định nội bộ tại đơn vị liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ. -Tham gia xây dựng thang, bảng lương, quy chế thưởng, định mức lao động, chế độ nghỉ hàng năm, nội quy lao động. -Tham gia quá trình xử lý kỷ luật lao động., trách nhiệm vật chất đối với NLĐ. * Quyền chung: -Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, PL đối với NLĐ trong đơn vị. -Phối hợp với NSDLĐ, cơ quan hữu quan giải quyết tranh chấp lao động. -Tham gia Hội đồng hoà giải cơ sở. -Thoả thuận về thời giờ làm việc của cán bộ CĐ không chuyên trách. -Thương lượng, ký kết thoả ước LĐ tập thể tại doanh nghiệp. -Thoả thuận với NSDLĐ việc khấu trừ lương của NLĐ khi sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ và cán bộ CĐ. -Yêu cầu và tham gia giải quyết tranh chấp lao động. * Quyền độc lập: -Yêu cầu NSDLĐ tạm dừng SX khi phát hiện dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng NLĐ. BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 5 -Quyết định tổ chức và lãnh đạo đình công. -Yêu cầu Toà án kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công. -Khiếu nại các quyết định của Toà án trong quá trình giải quyết đình công. -Kiến nghị với cơ quan nhà nước hoặc Toà án xử lý hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Công đoàn tham gia là thực hiện quan hệ giữa công đoàn với nhà nước, với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức( cq, đv). CĐ hoạt động tuân theo hiến pháp, pháp luật. Những hoạt động công đoàn phải đúng những quy định luật pháp. Vậy, quan hệ ấy thực hiện như thế nào cho đúng?- những quan hệ công đoàn-nhà nước ( cq-đv), luật CĐ quy định bằng những quyền, trách nhiệm CĐ. CĐ tham gia quản lý, tuỳ theo nội dung và tính cấp thiết đối với NLĐ, quyền, trách nhiệm CĐ trong tham gia có khác nhau.thực hiện như sau: 1. CĐ tham gia góp ý kiến, kiến nghị như thế nào? A.Tham gia, kiến nghị, góp ý kiến là quyền, trách nhiệm của công đoàn; chấp nhận hay không chấp nhận những ý kiến, tham gia, kiến nghị của CĐ là quyền của nhà nước, nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật; Về nguyên tắc, trong quan hệ nhà nước- công đoàn bình đẳng, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, hoạt động tuân theo hiến pháp, pháp luật; những ý kiến trao đổi, thương lượng, tham gia, phồi hợp phải “dân chủ, công khai, công bằng, chính xác”; (đ7.k2 NĐ133/HĐBT ngày 20/4/1991); “nếu không đồng ý những ý kiến đóng góp của công đoàn thì nguời quản lý đơn vị kinh tế quyết định nhưng phải nói rõ lý do (điều 3.k2 NĐ133/HĐBT) và trả lời cho công đoàn biết, thời hạn trả lời, quy định chung “ không quá 30 ngày”( điều 12, 14 NĐ133/ HĐBT), hoặc “không để chậm quá 15 ngày” nếu “những ý kiến bất đồng nảy sinh giữa tập thể lao động với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan, những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động” nhưng “người đứng đầu doanh nghiệp cùng công đoàn giải quyết”(điều 16 .NĐ133/HĐBT, điều 5. NĐ 302/HĐBT ngày 19/8/1992); những ý kiến bất đồng về tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật NLĐ sau khi 2 bên thoả thuận không thành, ” không nhất trí” thì 2 bên “báo cáo lên cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp và cấp công đoàn tương đương ”Phối hợp giải quyết trong vòng 30 ngày, chậm nhất không quá 50 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo. Nếu 2 bên vẫn không nhất trí thì nguời đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định và chịu trách nhiệm”( điều 7. NĐ 133/HĐBT) … 2.Nội dung tham gia:( điều 8 NĐ07/1999/NĐ-cp; điều.17 NĐ71/1998/NĐ-cp ) +.Tham gia xây dựng, bàn biện pháp thực hiện chương trình kế hoạch công tác chuyên môn dân chủ thiết thực; +.Tham gia cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chánh, nậng cao chất lượng hiệu quả công tác, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà sách nhiễu dân; +Tham gia giám sát kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách cho CBCC; + Tham gia xây dựng nội quy, quy chế cơ quan; + Tham gia kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CBCC, đề bạt CBCC theo quy định; +Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo c.Tham gia ở đâu và tham gia như thế nào? +Tham gia trong các cuộc họp ( với quyền dự họp của CĐ( điều 4.LCĐ);) BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 6 +Tham gia trong các hội đồng; + Tham gia trong phối hợp các hoạt động và tổ chức phong trào +Tham gia trực tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản; -Trong cuộc họp phải có biên bản; CĐ phải có ý kiến riêng của mình; -Tuỳ theo vấn đề, CĐ cần có kiến nghị, có thể kiến nghị bằng lời nói (có ghi trong biên bản cuộc họp) hoặc bằng văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền 3.Vấn đề gì nhà nước, thủ trưởng, giám đốc cơ quan, đơn vị cần thoả thuận, thương lượng với công đoàn? *.Ý nghĩa: thương luợng, thoả thuận trên cơ sở bình đẳng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau. Thẩm quyền nhà nước=đơn phương quyết định, mệnh lệnh hành chánh, nhưng những vấn đề này CQ, ĐV cần phải thoả thuận nhất trí với CĐ trước khi quyết định. * Nội dung: tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, kỷ luật NLĐ(đ 12.k2), cbCĐ(đ15k2.LCĐ); * Hình thức: các văn bản TƯLĐTT, lt cũng là những hình thức mà nội dung mang tính thương lượng( đ 11.k1); quan hệ nhà nước, chuyên môn –công đoàn = quy chế phối hợp(đ3.k3 ) + Thoả thuận trực tiếp, hoặc trong thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), hoặc bằng các hình thức thương lựơng +Có đại diện thẩm quyền 2 bên ký kết 4.Vấn đề gì công đoàn-chuyên môn (CĐ-CM) cần phối hợp hoạt động? a. Ý nghĩa:phối hợp là cùng hợp tác, cùng gánh vác, chung sức theo trách nhiệm quyền hạn của mỗi bên. Gọi là phối hợp nhưng trách nhiệm của nhà nước vẫn là chính b. Nội dung: tổ chức thực hiện quyền dân chủ của NLĐ (như thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức đại hội CNVC ; thực hiện pháp luật nhà nước; quy định của doanh nghiệp, cơ quan (đ4.k3.LCĐ) * Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nghỉ ngơi, du lịch cho NLĐ;.(đ 8.k2.LCĐ). *Quản lý quỹ phúc lợi( nếu có).(đ 8.k2). *Tổ chức phong trào thi đua;(đ 4.k4.LCĐ); 5.CĐ thực hiện quyền kiểm tra như thế nào? a. Công đoàn thực hiện quyền kiểm tra công đoàn, phối hợp kiểm tra, thanh tra theo quy định của luật pháp ( điều 9 LCĐ) b.Nội dung-kiểm tra và giám sát; ( điều 9 LCĐ) c.CĐ phối hợp kiểm tra, thanh tra hoặc tự quyết định kiểm tra theo quyền kiểm tra CĐ; -Khi tiến hành kiểm tra thực hiện các quyền như nhà nước quy định; -CĐ có các cơ quan kiểm tra: UBKTCĐ, chỉ đạo hoạt động ban TTND (trong CQ, DNNN) và thực hiện quyền kiểm tra CĐ nên phải nắm vững phạm vi, quyền hạn, đối tượng để kiểm tra đúng quy định của pháp luật -Trước khi quyết định, tiến hành kiểm tra phải chú ý:nội dung, đối tượng, thời gian; căn cứ pháp lý để ra quyết định; mời thành phần tham gia đoàn kiểm tra; ra quyết định kiềm tra ; BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 7 *CĐ tồ chức cho NLĐ giám sát, kiểm tra =>nắm chủ trương, chế độ, chính sách, pháp luật để thực hiện. Qua thực hiện giám sát, kiểm tra Kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xuyên của CĐ 6.CĐ tham gia giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? a. Ý nghĩa: tranh chấp lao động là tranh chấp giữa quyền và lợi ích người lao động trong quan hệ lao động.CĐ đại diện NLĐ trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động. b. Hình thức:CĐ tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp.(đ 13.LCĐ); *CĐ tham gia giải quyết tranh chấp lao động(GQTCLĐ): -Có tranh chấp lao động (TCLĐ) khi có quan hệ lao động (QHLĐ); tuỳ theo các tính chất QHLĐ mà tham gia giải quyết theo quy định pháp luật:TCLĐcá nhân; TCLĐ tập thể -Cần thực hiện tốt các nguyên tắc giải quyết TCLĐ(điều 158-BLLĐ); -Thành lập hội đồng hoà giải lao động (HĐHGLĐ) cơ sở (nk 2 năm hoạt động theo TT22/2007-BLĐTBXH);(TTLĐt=3 năm) c.Các bước GQTCLĐ: -TCLĐ cá nhân:2 bước-HĐHGLĐ cơ sở( hoặc HGV LĐ)-> toà án; -TCLĐ tập thể về quyền3 bước – HĐHGLĐ cơ sở( HGVLĐ)->Chủ tịch UBND huyện->đình công hoặc toà án - TCLĐ tập thể về lợi ích:3 bước – HĐHGLĐ cơ sở->TTLĐ tỉnh->đình công hoặc toà án(đ.172-BLLĐ) toà án là người quyết định cuối cùng về những cuộc đình công và TCLĐtt(đ.177-BLLĐ); *BCH CĐ CS quyết định đình công(đ.173.BLLĐ)->sau khi có quá nửa tập thể NLĐ tán thành(bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký); cử đại diện (nhiều nhất là 3 người )trao bản yêu cầu cho NSDLĐ, phải rõ:các vấn đề bất đồng; yêu cầu giải quyết; kết quả lấy ý kiến; thời điểm bắt đầu đình công )(đ173)* đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan lao động tỉnh, 01 bản cho LĐLĐ tỉnh;(cần chú ý các quy định về đình công) ( Trong GQTCLĐ luôn luôn có đại diện CĐ) 7.Một số vấn đề CĐ cần thực hiện: - Quy chế hoạt động BCH.CĐ;( căn cứ điều lệ CĐ) - Quy chế phối hợp CĐ –CM;( căn cứ LCĐ) 8.Một số quy định DN cần thực hiện:( theo quy định BLLĐ) - Nội quy lao động; - Thành lập hội đồng HGLĐCS; - Quy chế dân chủ cơ sở; 9. Cần thực hiện: ký TƯLĐTT; các chương trình, NQ liên tịch có lợi cho NLĐ 10. Thực hiện đúng quan hệ công đoàn- nhà nước trong cơ quan, xây dựng tốt quan hệ lao động tại đơn vị là nền tảng củng cố xây dựng đơn vị vững mạnh!=> thực hiện tốt chính sách pháp luật đối với NLĐ; tôn trọng các quyền, trách nhiệm công đoàn; luôn vì lợi ích của dn và NLĐ; xây dựng CĐ vững mạnh, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ CĐ; BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 8 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1. Người lao động từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có thể giao kết HĐLĐ a) Đủ 13 tuổi b) Đủ 15 tuổi c) Đủ 18 tuổi d) Đủ 21 tuổi 2. Thời gian thử việc không quá bao nhiêu ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ trung cấp, chuyên môn kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ: a) 6 ngày b) 30 ngày c) 60 ngày d) 90 ngày 3. Khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn, phải báo trước cho bên kia số ngày ít nhất là: a) 6 ngày b) 30 ngày c) 45 ngày d) 60 ngày 4. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm ít nhất bằng: a) 50% b) 150% c) 200% d) 300% 5. Người sử dụng lao động không được khấu trừ quá bao nhiêu % tiền lương hàng tháng của người lao động: a) 20% b) 30 % c) 50 % d) 70 % 6. Từ Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào, thời gian làm việc ban đêm được tính từ: a) 21 giờ đến 5 giờ b) 22 giờ đến 6 giờ 7. Mức nghỉ hàng năm đối với người lao động A làm việc trong điều kiện bình thường ở vùng có hệ số phụ cấp khu vực 0, 7, và đã có 9 năm công tác là: a) 13 ngày b) 14 ngày c) 15 ngày d) 16 ngày 8. Kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm thì thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động là: a) Tối đa 3 tháng cho tất cả các trường hợp b) Tối đa 6 tháng trong trường hợp NLĐ có hành vi liên quan đến tài sản, tài chính. c) Tối đa 9 tháng trong trường hợp NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của Doanh nghiệp 9. Thời gian nghỉ ốm đau cộng dồn không quá bao nhiêu tháng trong năm thì vẫn được coi là thời gian làm việc của NLĐ trong năm để tính ngày nghỉ phép hàng năm? a) 1 tháng b) 2 tháng c) 3 tháng d) 6 tháng 10.Kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của NLĐ, Hội đồng Hoà giải cơ sở phải tổ chức hoà giải vụ tranh chấp lao động trong thời hạn:: a) 3 ngày b) 5 ngày c) 7 ngày d) 10 ngày. BQH – LĐLĐ BẢO LỘC . hoạt động, nhu cầu là nguồn gốc của lợi ích; Bảo vệ lợi ích có nghĩa là tạo mọi BQH – LĐLĐ BẢO LỘC Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 2 điều kiện thuận lợi để thỏa mãn tối đa nhu cầu của. Công đoàn tham gia quản lý và Bảo vệ lợi ích 1 Đề cương chuyên đề: CÔNG ĐOÀN THAM GIA QUẢN LÝ, BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI LAO. chức Công đoàn; chức năng tham gia quản lý là chức năng phương tiện; chức năng giáo dục là chức năng động lực. B/ CHỨC NĂNG BẢO VỆ: I. Lợi ích của người lao động và chức năng bảo vệ lợi ích công

Ngày đăng: 30/06/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w