1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn kỹ thuật sấy Đề tài tính toán hệ thống sấy ổi

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Toán Hệ Thống Sấy Ổi
Tác giả Lê Công Tâm
Người hướng dẫn Nguyễn Đức Nam
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

Với các sản phẩm của khoai lang đa dạng, cùng mong muốn giải quyết đầu ra cho sản phẩm khoai lang, nhằm tăng chuỗi giá trị của khoai lang tím, tìm hiểunghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuấ

Trang 1

111Equation Chapter 1 Section 1BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN

- -  

BÀI TẬP LỚN MÔN KỸ THUẬT SẤY

ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG SẤY ỔI

Giảng viên: Nguyễn Đức Nam Sinh viên thực hiện: Lê Công Tâm

Mã sinh viên : 2021601703

Trang 2

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KỸ THUẬT SẤY

1 Tổng quan về hệ thống sấy và lựa chọn hệ thống sấy

2 Tính toán quá trình sấy lý thuyết

3 Tính toán quá trình sấy thực tế

Trang 4

Lời Mở Đầu

Những năm gần đây, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn.Ngoài nhu cầu trong nước, chúng ta đã xuất khẩu nông sản và chế phẩm của nó đónggóp không nhỏ vào thu nhập quốc dân của cả nước Nguồn nguyên liệu rau củ ở nướcta rất phong phú và rẻ tiền, nhưng có giá trị dinh dưỡng rất cao Khoai lang tím

là một giống khoai lang có nguồn gốc từ Nhật Bản, mới được nhập về trồng ở n ớc ƣ

ta và đã cho sản lượng cao, đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân Trong khoai lang tím có chứa anthocyanin, đây là một chất màu không những tạo ra màu sắc đẹp, mà còn có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe của con người

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đời sống của con người ngàymột nâng cao, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển đổi đáng kể Tr ớc sức ƣ

épcạnh tranh lớn và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất khắc khe, một khi đãhòanhập với thế giới thì ngành công nghiệp sản xuất nói chung và ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm nói riêng buộc phải đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất,

để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ng ời tiêu ƣdùng và xuấtkhẩu

Với các sản phẩm của khoai lang đa dạng, cùng mong muốn giải quyết đầu

ra cho sản phẩm khoai lang, nhằm tăng chuỗi giá trị của khoai lang tím, tìm hiểunghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuất thực phẩm hiện đại để tạo ra những sản phẩm

có chất lượng cao; đề tài “tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất thiết bị

là 4500kg/mẻ (750kg + 60*50kg) được chọn thực hiện Đây là lần đầu tiên nghiên

cứu một vấn đề thực tiễn, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót; rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô và các bạn

Trang 5

MỞ ĐẦU

Khoai lang đang được rất nhiều bà con ở miền bắc, canh tác với sản lượng cũng như diện tích trồng ngày một tang lên đáng kể Tuy nhiên, việc tiêu thụ khoai lang tím chỉ tập trung ở các thương lái đến từ Trung Quốc: khoai lang sau khi thu hoạch được phân loại rất kỹ, dẫn đến sự chênh lệch giá trị của khoai lang giữa “khoai loại 1” và “khoai dạt” khá cao Các khoai dạt không có giá trị cao được ng ời dân sử ƣdụng 1 phần làm thức ăn gia súc, phần khác được tiêu thụ nhỏ lẻ ở địa phương; điều này dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho người dân trồng khoai Đề tài “Tính toán và thiết

kế máy sấy khoai lang’’ được thực hiện nhằm thiết kế một máy sấy khoai lang, làm tiền đề cho việc chế tạo máy sấy phục vụ cho việc sấy khoai lang cũng như một số nông sản khác

Sấy là quá trình tách hơi nước ra khỏi vật liệu ẩm bằng phương pháp nhiệt tại một nhiệt độ và áp suất xác định Người ta phân biệt sấy ra làm sấy tự nhiên (sử dụng năng lượng mặt trời) và sấy nhân tạo (chủ động cấp nhiệt cho vật liệu ẩm) Trong đó sấy nhân tạo có nhiều ưu điểm như không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, có thể điều chỉnh lượng nhiệt cung cấp dễ dàng cũng như có thể lựa chọn phương pháp cung cấp nhiệt Một số hệ thống thiết bị sấy đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: sấy hầm, sấy buồng, sấy băng tải, sấy thùng quay, sấy tầng sôi, sấy phun… tùy theo nguyên liệu sấy mà chúng ta sẽ lựa chọn hệ thống thiết bị phù hợp

Máy sấy khoai lang được thiết kế với nguyên lý sấy đối lưu không khí nóng,năng suất 4500 kg/mẻ, gia nhiệt bằng điện trở Với các thông số kỹ thuật ban đầu là: nhiệt độ sấy 55 oC, độ ẩm khoai lang trước và sau sấy lần lượt là 72% và 4%, thời gian sấy 8 giờ Phương pháp sấy được chọn hoàn toàn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, đáp ứng được thị trường trong nước và cho xuất khẩu

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SẤY VÀ LỰA CHỌN

HỆ THỐNG SẤY

Các khái niệm:

Hệ thống sấy là toàn bộ các linh kiện, thiết bị kết nối với nhau thành một hệthống hoàn chỉnh để thực hiện quá trình sấy khô vật liệu đáp ứng yêu cầu

công nghệ của vật liệu đó

Quá trình sấy là quá trình tách ẩm, chủ yếu là nước và hơi nước khỏi vật liệusấy (VLS) để thải vào môi trường ẩm có trong VLS nhận được năng lượngtheo một phương thức nào đó để tách khỏi VLS và dịch chuyển từ trong lòngvật ra bề mặt và từ bề mặt vật vào môi trường bao quanh (quá trình làm khôVLS)

Phương pháp sấy là phương pháp tạo ra động lực quá trình dịch chuyển ẩm từtrong lòng VLS ra môi trường

1.1 Tổng quan về công nghệ sấy vật liệu

1.1.2 Phương pháp sấy nóng:

Cơ sở của phương pháp sấy nóng là TNS và VLS đều được đốt nóng nên độ

ẩm không giảm dẫn đến phân áp suất hơi nước Ph giảm Đồng thời nhiệt độcủa VLS tăng làm mật độ hơi trong các mao quản tăng dẫn đến phân áp suấthơi nước PV , Pb trong vật liệu và trên bề mặt vật liệu tăng Từ đó làm tănghiệu số phân áp suất hơi nước của TNS và phân áp suất hơi nước trên bề mặt VLS gây ra quá trình dịch chuyển ẩm từ trong lòng VLS ra bề mặt và đi vào

môi trường

Các HTS sử dụng phương pháp sấy nóng phổ biến:

1.1.2.1 HTS đối lưu:

- HTS buồng(HTSB): Cấu tạo chủ yếu của HTSB là buồng sấy Trong

buồng sấy bố trí các thiết bị đỡ vật liệu gọi chung là thiết bị truyền tải

(TBTT) Nếu dung lượn của buồng sấy bé và TBTT là các khay sấy thì đượcgọi là tủ sấy Nếu dung lượng buồng sấy lớn và TBTT là xe goòng với cácthiết bị chứa vật liệu thì gọi là HTSB kiểu xe goòng… Nói chung, TBTT

trong HTSB rất đa dạng HTSB là HTS chu kì từng mẻ Do đó, năng suất sấykhông lớn Tuy nhiên, HTSB có thể sấy nhiều dạng VLS khác nhau

- HTS hầm (HTSH): Khác với HTSB, trong HTSH, TBS là một hầm sấy

dài, VLS vào đầu này và ra đầu kia của hầm TBTT trong HTSH thường làcác xe goòng với các khay chứa VLS hoặc băng tải Đặc điểm chủ yếu củaHTSH là bán liên tục hoặc liên tục HTSH có thể sấy được nhiều dạng VLSkhác nhau Tuy nhiên, do hoạt đọng bán liên tục hoặc liên tục nên năng suấtcủa nó lớn hơn rất nhiều so với HTS buồng

- HTS thùng quay là HTS chuyên dụng để sấy các các VLS dạng cục,

hạt, TBS ở đây là một hình trụ tròn dặt nghiêng một góc nào đó Thùng sấy cóthể bố trí các cánh xáo trộn hoặc không Khi thùng sấy quay, vừa dịch chuyển

Trang 7

từ đầu này đến đầu kia vừa bị xáo trộn và thực hiện quá trình trao đổi

nhiệt-ẩm với dòng TBS

1.1.2.2 HTS tiếp xúc:

HTS tiếp xúc là HTS trong đó VLS nhận nhiệt từ một bề mặt nóng bằng dẫnnhiệt HTS tiếp xúc được chia làm 2 loại:

- HTS lô: là HTS chuyên dụng dùng để sấy các VLS dạng tấm phẳng có

thể uốn cong như giấy, vải… Trong này TBS là những hình trụ tròn (gọi là các lô sấy) được đốt nóng thông thường bằng hơi nước bão hòa Giấy hoặc

vải ướt được cuộn tròn từ lô này sang lô khác và nhận nhiệt bằng dẫn nhiệt từcác bề mặt lô Ẩm nhận được năng lượng tách khỏi VLS và bay vào môitrường không khí xung quanh Để tăng cường quá trình trao đổi nhiệt-ẩm cóthể đặt quạt hút hoặc quạt thổi trên bề mặt VLS

- HTS tầng: cũng là HTS chuyên dụng để sấy các VLS dạng bột nhão

TBS trong HTS này cũng là các hình trụ tròn, hoặc dạng ống được đốt nóng.Bột nhão bám vào tầng hình trụ và nhận nhiệt bằng dẫn nhiệt để tách ẩm khỏiVLS đi vào không khí xung quanh Bột đã sấy kho được một thiết bị tách khỏitầng

Cấu tạo của máy sấy lạnh:

Một số phương pháp sấy lạnh được sử dụng:

1.1.3.1 HTS Sấy lạnh ở t > 0 C

Với HTS này, TNS thông thường là không khí trước hết được khử ẩm bằngphương pháp làm lạnh hoặc khử ẩm hấp thụ, sau đó được đốt nóng (nếu khử

ẩm bằng phương pháp làm lạnh) hoặc được làm lạnh (nếu khử ẩm bằng

phương pháp hấp thụ) đến nhiệt độ mà công nghệ yêu cầu rồi cho đi qua VLS Khi đó do phân áp suất Ph trong TNS bé hơn phân áp suất hơi trên bề mặt vậtPbm nên ẩm từ dạng lỏng trên bề mặt VLS bay hơi vào TNS, kéo theo sự dịchchuyển ẩm trong lòng vật ra bề mặt Như vậy, quy luật dịch chuyển ẩm trongcác HTS lạnh ở nhiệt độ t>0 hoàn toàn giống với các HTS đối lưu nói chung.Điều khác ở đây chỉ là cách giảm phân áp suất hơi nước trong TNS

Trang 8

+ Sản phẩm sau sấy có thể bảo quản trong thời gian dài.

+ Sản phẩm sấy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không bị nhiễmkhuẩn từ môi trường

+ Sấy được nhiều sản phẩm, kể cả các loại sản phẩm mà sấy bằng nhiệt

độ cao không làm được như sản phẩm dễ nóng chảy, dầu mỡ, dễ tạo màng donhiệt…

+ Tuổi thọ máy bền hơn so với các phương pháp sấy khác vì hoạt độngtrong môi trường nhiệt đột thấp

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư cao, việc lựa chọn máy sấy lạnh công nghiệp thì chi phí

bỏ ra ban đầu sẽ cao hơn so với máy sấy truyền thống

+ Quá trình bảo dưỡng và vận hành máy sẽ phức tạp hơn

+ Không có độ giòn xốp so với các phương pháp sấy khác

1.1.3.2 HTS Sấy thăng hoa

Trong HTS này, nước có nhiệt độ T<273K, p<610Pa nhận được nhiệt lượng(thường là do dẫn nhiệt và bức xạ) thực hiện quá trình thăng hoa để nướcchuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi và đi vào TNS Như vậy, trong cácHTS thăng hoa, một mặt ta phải làm lạnh VLS xuống dưới 0℃ trong các kholạnh và sau đó đưa VLS với ẩm dưới dạng rắn vào bình thăng hoa Ở đây,VLS được đốt nóng và đồng thời tạo chân không trong không gian xungquanh bằng bơm hút chân không

- Ưu điểm:

+ Công nghệ sấy thăng giúp sản phẩm có thành phần dinh dưỡng

(protein, lipit, gluxit), vitamin, enzyme và hoạt chất sinh học, màu sắc, mùi, vị

…v.v gần như được bảo toàn không bị phá hủy

+ Sấy thăng hoa giúp sản phẩm giữ được cấu trúc vật lý, hóa học Sảnphẩm sấy có độ xốp, không bị xẹp như các phương pháp sấy khác Khi ngâmvào nước nó hoàn ẩm trương nở trở lại và gần giống như nguyên liệu ban đầu.+ Sản phẩm sau khi sấy thăng hoa có độ ẩm rất thấp 1-5% nên bảo quảnđược lâu hơn

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn

1.1.3.3 HTS Sấy chân không

Nếu nhiệt độ VLS vẫn nhỏ hơn 273K nhưng áp suất xung quanh p>610Pa thìkhi VLS nhận được nhiệt lượng, các phân tử nước ở thể rắn chuyển thành thểlỏng và sau đó mới chuyển thành thể hơi để đi vào TNS

- Ưu điểm:

+ Sấy chân không làm cho nước trong sản phẩm sôi ở nhiệt độ thấp nênsấy nhanh hơn phương pháp sấy thông thường,

Trang 9

+ Sấy chân không nhiệt độ sấy thấp nên giữ nguyên được màu sắc, hương

vị, chất dinh dưỡng cũng như các tính chất đặc trưng của sản phẩm

+ Sấy chân không hầu như không làm biến đổi tính chất vật lý, hóa học

của vật sấy

+ Sấy chân không giữ nguyên được cấu trúc vật sấy (không móp méo,

sẹp khi sấy thông thường)

+ Sản phẩm được sấy chân không có độ ẩm rất thấp ~1-3% nên bảo quản

được lâu hơn

+ Máy sấy chân không có áp suất nhỏ nên thành máy được làm dày hơn,

cứng hơn và cách nhiệt tốt hơn

- Nhược điểm:

+ Do máy có thêm bộ phận hút chân không nên kích thước của máy lớn

và cồng kềnh hơn máy sấy nhiệt cùng thể tích sấy

+ Máy sấy sử dụng phương pháp sấy chân không có giá thành cao hơn so

với máy sấy nhiệt khá nhiều

Chế độ sấy

-Là quy trình tổ chức quá trình truyền nhiệt, truyền chất giữa TNS với VLS vàcác thông số của quá trình ( ) để HTS hoạt động đảm bảo năng suất, chấtlượng sản phẩm với chi phí hợp lý

Phân loại theo tổ chức quá trình:

-Sấy thẳng

-Sấy có đốt nốt trung gian

-Sấy hồi lưu một phần

-Sấy hồi lưu toàn phần

Tác nhân sấy

Môi chất làm nhiệm vụ nhận ẩm trừ bề mặt vật liệu sấy để thải vào môi

trường được gọi chung là tác nhân sấy (TNS)

Có một số lưu ý với Tác nhân sấy:

+Trong đối lưu TNS còn có nhiệm vụ đốt nóng Vật liệu sấy (VLS)

+Trạng thái, nhiệt độ và tốc độ của TNS đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sấy

+Trong số các TNS thì không khí và khói lò là hai TNS phổ biến nhất

Vật liệu sấy (VLS)

Vật liệu sấy (vật liệu ẩm) là các vật liệu mà thành phần của nó ngoài chất khônguyên thủy thì còn chứa một lượng chất lỏng nhất định Vật ẩm bao gồm vậtkhô tuyệt đối và ẩm Ẩm trong vật thường là nước hoặc hơi nước (đặc biệt cóthể là dung môi hữu cơ) Các vật ẩm này cần được sấy khô để bảo quản phục

vụ cho cho mục đích sử dụng lâu dài

Vật liệu sấy thường gặp là các loại nông sản (lúa, ngô, đậu, khoai, sắn ), cácloại lâm sản (trầm hương, thảo dược, gỗ, tre, nứa ), hải sản (tôm, cá, mực )

Trang 10

và các loại khác như: Bông, vải, sợi, gạch ngói, sơn, các loại huyền phù Phân loại VLS

Dạng bột, hạt, cục (thóc lúa, ngô, khoai, sắn, vải nhạn )

Dạng con (cá, tôm, mực )

Dạng khối (gỗ, gạch )

Dạng lỏng, huyền phù (sữa bò, sữa đậu nành …)

Hệ thống sấy là toàn bộ các linh kiện, thiết bị kết nối với nhau thành một hệthống hoàn chỉnh để thực hiện quá trình sấy khô vật liệu đáp ứng yêu cầucông nghệ của vật liệu đó

Hệ thống sấy được chia ra làm các loại sau:

+ Hệ thống sấy tiếp xúc: ví dụ như hệ thống sấy lô, hệ thống sấy tầng quay, + Hệ thống sấy đối lưu: VD như hệ thống sấy buồng , hệ thống sấy hầm, hệthống sấy tháp, hệ thống sấy thùng quay ,hệ thống sấy khí động , hệ thống sấytần sôi , hệ thống sấy phun,…

+Hệ thống sấy bức xạ: VD Bức xạ hồng ngoại, bức xạ bề mặt,

+ Hệ thống sấy dùng điện trường cao tần: VD hệ thống sấy cao tần, Các thiết bị của hệ thống sấy bao gồm:

Thiết bị sấy: buồng sấy, hầm sấy, tháp sấy v.v…

Thiết bị chuyền tải vật liệu sấy (xe goong, khay sấy, xích tải, đĩa quay )Thiết bị đốt nóng và chuyền tải tác nhân sấy (calorifer, quạt, đường ống, van,vòi, tê, cút )

Thiết bị xử lý bụi, tách bụi (xiclon, túi lọc, tháp rửa )

Hệ thống thiết bị (điện động lực, điện điều khiển )

Hệ thống cấp nhiệt (lò hơi, lò đốt

Nguyên lí hoạt động của hệ thống sấy:

- Tác nhân sấy là không khí được quạt thổi qua calorifer , ỏ đây calorifer làmcho tác nhân sấy nhận nhiệt và tăng lên nhiệt độ mà ta yêu cầu vào thiết bịsấy.Tác nhân sấy sau khi đạt nhiệt độ yêu cầu và độ khô cần thiết sẽ được đưavào thiết bị sấy( VD hầm sấy, buồng sấy, ).VLS trong thiết bị sấy được tácnhân sấy tác động làm lượng ẩm trong vật liệu sấy toát ra khỏi VLS và chúngđược TNS nhận và đưa ra ngoài.VLS khi đạt được yêu cầu về độ ẩm sẽ đượcđưa ra ngoài và lượng TNS sẽ được đưa ra môi trường hoặc hồi lưu lại trươccalorifer để xử lí đưa vào hệ thống sấy thành tuần hoàn

1.2 Tổng quan về nguyên liệu sấy

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUYÊN LIỆU KHOAI LANG

1.2.1 Khái quát về nguyên liệu khoai lang:

Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas (L.) Lamk là một loại thựcphẩm gần gũi với người dân Việt

Khoai lang( ipomoea batatas.L) là cây lương thực có địa bàn phân bố rộng,thích ứng với các điều kiện nhiều vùng sinh thái khác nhau; phân bố rộng rãi ở

Trang 11

nhiều châu lục trên thế giới, đặc biệt là các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới

Trong tất cả các cây trồng chính, khoai lang đứng vị trí thứ 10 về diện tích,

nhưng tính riêng cây có củ: khoai tây, củ cải đường, sắn,… thì khoai lang đứng thứ 3 sau khoai tây và sắn Về sản lượng, khoai lang chiếm diện tích không lớn (8,9 triệu ha) nhưng lại có một sản lượng tương đối cao (129,2 triệu tấn), đứng ở vị trí thứ 9 trong các loại cây trồng chính theo FAO, năm 1999 Điều này cho thấy cây khoai lang có tầm quan trọng và

vị thế nhất định trong nền sản xuất nông nghiệp của thế giới

Theo số liệu của FAO năm 2004, khoai lang được trồng ở hơn 114 nước

Tổng diện tích khoai lang của thế giới là 9.010.700 ha, sản l ợng là 127.538.000ƣ

tấn, năng suất bình quân 14,2 tấn/ha; trong đó châu Á đã trồng 6.107.100 ha (chiếm67,8%), đạt sản lượng cao nhất 113.389.100 tấn

1.2.2 Đặc điểm khoai lang:

Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le

hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình Rễ củ

ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu haytrắng Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím

1.2.3 Thành phần của khoai lang:

Khoai lang là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời về chất xơ, vitamin và chất khoáng Thành phần dinh dưỡng của khoai lang trong 100 gam phần ăn được bao gồm:

Trang 12

1.2.4 Một số giống khoai lang ở nước ta:

Giống khoai lang Hoàng Long

- Giống Hoàng Long đã được chọn lọc từ một giống nhập nội của Trung Quốc vàonước ta năm 1969 Qua quá trình chọn lọc, hiện đã và đang được trồng phổ biến ở nhiều vùng sản xuất (nhất là ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ)Đặc điểm: Thân dài, đốt dài trung bình, màu tím Lá xanh tím, mặt dưới lá màu tím, lá ngọn màu xanh Dạng lá hình tim Vỏ củ màu hồng nhạt, ruột củ màu vàng đậm

Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân 100 - 120 ngày; vụ Đông 90 - 100 ngày

- Phẩm chất: Ăn ngon, ngọt, độ bở trung bình, tỷ lệ củ thương phẩm cao, ít chịu hạn, chịu rét kém, hay bị sùng, hà

Sử dụng chủ yếu làm lương thực thực phẩm cho người

Trang 13

Giống khoai lang Hoàng LongGiống khoai lang Chiêm Dâu

Là giống địa phương (Tĩnh Gia - Thanh Hoá)

Đặc điểm: Chiều dài dây trung bình, thân lá màu xanh, ngọn xanh nhạt, lá hình tim, vỏ củ màu trắng ngà, ruột màu vàng nhạt

Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân 115 - 130 ngày; vụ Đông 100 - 120 ngày Năng suất trung bình 80 - 100 tạ/ha/vụ; thâm canh có thể đạt 100 - 150 tạ/ha/vụ

- Phẩm chất: Bở, thơm, ngọt có khả năng chống chịu hạn, rét tốt, sử dụng chủ yếu làm lương thực thực phẩm cho người

Giống khoai lang số 8

Được tạo ra từ tổ hợp lai dòng 1b x Bất Luận Xuân do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo Được công nhận giống mới năm 1987

Đặc điểm: Đốt ngắn, dạng thân nửa đứng, đường kính thân to, lá chia thuỳ nông, ngọn hơi tía Vỏ củ màu đỏ, ruột màu vàng

Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân 100 - 120 ngày; vụ Đông 90 - 100 ngày Năng suất trung bình 120 - 130 tạ/ha/vụ

- Phẩm chất: Độ bở kém, xơ nhiều, ăn nhạt, chịu rét và chống chịu sâu bệnh tốt

Sử dụng chủ yếu làm thức ăn gia súc, gia cầm

Giống khoai lang 143

- Chọn dòng vô tính từ tổ hợp lai CN1510 - 25 x Xushu 18 do viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc Được công nhận giống chính thức 1998

- Đặc điểm: Sinh trưởng mạnh, thân dài, màu xanh sẫm, phân nhánh ít Lá to hình tim, phiến lá mỏng Củ màu hồng nhạt, ruột vàng, dạng củ thuôn dài

Thời gian sinh trưởng trung bình (120 ngày) Năng suất cao 180 - 230tạ/ha/vụ

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ - Bài tập lớn môn kỹ thuật sấy Đề tài  tính toán hệ thống sấy ổi
Hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ (Trang 11)