Ví dụ: phần mềm trong máy tính hoặc chấtthải nếu sử dụng làm nguyên liệu tái chế sẽ được coi là vật, nhưng bình thườngkhông được coi là vật + Tiền: các loại tiền tệ của các quốc gia đưa
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
A.KHÁI QUÁT CHUNG 5
I Lịch sử phát triển của luật dân sự 5
II.Khái quát 7
1 Khái quát về sở hữu 7
2.Khái quát về quyền sở hữu 7
III.Chủ thể và khách thể của quyền sở hữu 7
1.Chủ thể 7
2 Khách thể 7
IV.Căn cứ xác lập quyền sở hữu 8
V Đặc điểm 9
B.NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU 10
I.Qui định chung về quyền sở hữu 10
II.Chỉ định về quyền sở hữu 10
III.Các dạng quyền sở hữu 11
1.Quyền chiếm hữu 11
2.Quyền sử dụng 12
3.Quyền định đoạt tài sản 14
3.1.Khái niệm 14
IV.Các hình thức sở hữu 16
1.Hình thức sở hữu là gì? 16
2.Quy định về hình thức sở hữu trong bộ luật dân sự 16
2.2 Hình thức sở hữu riêng: 17
2.3 Hình thức sở hữu chung: 18
V.Bảo vệ quyền sở hữu 19
1 Bảo vệ quyền sở hữu 19
2.Các phương pháp bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ Luật Dân Sự 20
2.1 phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu là gì? 20
2.2 Phương thức kiện đòi tài sản 20
2.3 Phương thức yêu cầu ngăn chặn hành vi cản trở trái pháp luật quyền sở hữu hợp pháp 21
2.4 Phương thức Khởi kiện yêu cầu bồi thương thiệt hại 22
Trang 3I.Điểm mạnh về quyền sở hữu 23
II.Điểm yếu về quyền sở hữu 24
III.Một số vấn đề đặt ra về căn cứ xác lập quyền sở hữu 26
1.Quy định chung về xác lập quyền sở hữu 26
2 Xác lập quyền sở hữu trong một số trường hợp cụ thể 26
VI.Ví dụ thực tế 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4Quyền sở hữu là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp luật Trong
bộ Luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, quyền sở hữu được định nghĩa làquyền của cá nhân hoặc tổ chức sở hữu, sử dụng, tận hưởng và chuyển nhượngtài sản theo quy định của pháp luật
Qua thực tiễn những năm thực hiện đường lối đổi mới về phát triển kinh tếhàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức của chúng ta về chế độ sở hữu,vai trò của các chế độ và hình thức sở hữu tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội không còn giản đơn như trước đây Ngoài việc tiếp tục khẳng địnhvai trò chủ đạo, nền tảng của sở hữu toàn dân, Nhà nước ta còn khuyến khích,bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương đường lối của Đảng.Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc áp dụng quyền sở hữu vẫn đang gặpkhó khăn, các tranh chấp về quyền sở hữu diễn ra rất phức tạp Do đó, trong bàitiểu luận này em sẽ phân tích pháp luật về quyền sở hứu trong Bộ luật dân sự2015
Trang 5A KHÁI QUÁT CHUNG
I Lịch sử phát triển của luật dân sự
Quá trình phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam có thể được chia thành
ba giai đoạn, gồm: giai đoạn của luật cổ; giai đoạn của luật cận đại; giai đoạncủa luật hiện đại
Thứ nhất, giai đoạn của luật cổ
Khái niệm pháp luật dân sự, được xây dựng trong luật cận đại và luật hiệnđại Việt Nam, không tồn tại trong luật cổ Các quy tắc viết có tác dụng điềuchỉnh các quan hệ giữa cá nhân và cá nhân trong xã hội cổ thường nằm lẫn lộntrong các chương về hình sự, hành chính liên quan đến hôn nhân, gia đình vàruộng đất
Pháp luật trước thời Lê chỉ còn có thể được hình dung thông qua sách sử,các tài liệu chuyên môn về luật đều đã thất lạc hoặc bị tiêu hủy Một số dữ kiệntrong sách sử cho phép suy đoán về sự tồn tại của các quy tắc xử sự chung chiphối các quan hệ gia đình, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng Mọi suy đoán đềukhông chắc chắn
Dưới thời Lê, pháp luật dân sự được xây dựng và hoàn thiện với sự quantâm đặc biệt Bộ Quốc triều hình luật đã dành hẳn hai chương - Hộ hôn và Điềnsản - để nói không chỉ về hôn nhân, gia đình và ruộng đất, mà còn cả về chế độtài sản của vợ, chồng, thừa kế, tặng cho và di chúc, hương hỏa, nghĩa vụ, hợpđồng, Đã xây dựng được nhiều quy tắc pháp lý thể hiện tính độc đáo củapháp luật dân sự Việt Nam, nhất là những quy tắc liên quan đến hôn nhân, chế
độ tài sản của vợ, chồng và thừa kế
Đến thời Nguyễn, Bộ luật Gia Long giải quyết các vấn đề dân sự như là mộtphần của những vấn đề lớn hơn về gia đình, hành chính và hình sự Trong thờigian áp dụng Bộ luật Gia Long, người làm luật thời Nguyễn có bổ sung một sốquy định về dân sự trong các lĩnh vực thừa kế, nghĩa vụ và hợp đồng, hôn nhân
và gia đình; nhưng đó chỉ là những bổ sung rất vụn vặt, không ảnh hưởng đếnnhững nguyên tắc cơ bản của Bộ luật này
Thứ hai, giai đoạn của luật cận đại
Luật dân sự Việt Nam xây dựng theo kiểu Pháp Cùng với việc xây dựng vàcủng cố chế độ thực dân ở Việt Nam, người Pháp đã nỗ lực La tinh hóa hệthống pháp luật Việt Nam Nói riêng trong lĩnh vực dân sự, luật Việt Nam thời
kỳ thuộc địa được xây dựng theo khuôn mẫu luật của Pháp, có cải biên cho phùhợp với bối cảnh kinh tế và xã hội của Việt Nam thời kỳ đó Về luật viết, cómột số văn bản đáng chú ý: dân luật giản yếu (1883) áp dụng tại Nam kỳ; Sắclệnh ngày 21/7/1925 về chế độ điền thổ cũng áp dụng tại Nam Kỳ; BLDS Bắc(1931); BLDS Trung (1936, 1938, 1939); Sắc lệnh ngày 21/2/1921 về thươngmại, áp dụng tại Bắc và Nam Kỳ; Bộ thương luật Trung (1942); Theo kiểuPháp, luật viết thường chỉ ghi nhận những quy phạm mang tính nguyên tắc vàđược bổ khuyết bằng các giải pháp được xây dựng trong học thuyết pháp lý và
án lệ Bên cạnh đó, tục lệ đóng vai trò của một nguồn quan trọng của luật, nhất
là tại Nam Kỳ, nơi mà cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa vẫn chưa có mộtBLDS hoàn chỉnh (dân luật giản yếu năm 1883 chỉ đề cập đến các vấn đề về
Trang 6nhân thân, tương ứng với quyền 1 BLDS Pháp, không đả động gì đến các quan
Đến năm 1950, trước yêu cầu cấp bách của việc xoá bỏ các tàn tích của chế
độ phong kiến trong lĩnh vực dân sự, người làm luật, trong hoàn cảnh rất khắcnghiệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn đểbắt tay vào việc xây dựng hệ thống pháp luật dân sự xã hội chủ nghĩa Mộttrong những thành tựu đáng chú ý nhất của thời kỳ này là việc ban hành Sắclệnh số 97 ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.Sắc lệnh ghi nhận một số nguyên tắc lớn liên quan đến nhân thân và tài sản:quyền nhận cha, mẹ, quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng của người phụ nữ
so với nam giới, nguyên tắc bảo vệ kẻ yếu trong quan hệ hợp đồng, quyền thừakế,
Từ những năm 1980 đến nay
Nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ tài sản càng lúc càng trở nên rấtphong phú và đa dạng trong dân cư, Nhà nước đã xây dựng trong thời gianngắn hàng loạt quy phạm pháp luật dân sự, được ghi nhận trong nhiều văn bảnlập pháp và lập quy: Luật hôn nhân và gia đình năm 1986; Luật đất đai năm1987; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987; Luật quốc tịch năm1988; các Nghị định số 27, 28, 29 ngày 9/3/1998 và số 170 ngày 14/11/1988 vềkinh tế ngoài quốc doanh; các Nghị định số 85 ngày 13/5/1988, số 200 và 201ngày28/12/1988 về sở hữu công nghiệp; Pháp lệnh về chuyển giao công nghệnăm 1988; Pháp lệnh sở hữu công nghiệp năm 1989; Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế năm 1989; Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Pháp lệnh nhà ở và Pháp lệnh hợpđồng dân sự năm 1991; Luật đất đai năm 1993; Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giảnăm 1994;…
Được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày1/6/1996 Có thể nói rằng BLDS 1995 là thành tựu lớn nhất của năm mươi nămxây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại
Sau mười năm áp dụng BLDS 1995; đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốchội đã thông qua BLDS 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/06) trên cơ sở kế thừanhững nguyên tắc và nội dung cơ bản của BLDS 1995 Tuy còn nhiều bất cậpnhưng BLDS 2005 đã thể hiện rõ hơn nguyên tắc tôn trọng sự tự thoả thuận và
tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, giảm bớt sự canthiệp hành chính của Nhà nước vào các quan hệ dân sự.Quốc hội đã thông qua
và ban hành BLDS 2015 thay thế BLDS 2005 Bộ luật dân sự mới với xuhướng thay thế những quy định không còn phù hợp với thực tế, mang đến một
hệ thống pháp luật mới ổn định hơn, áp dụng dễ dàng hơn, bền vững hơn
Trang 7II.Khái quát
1 Khái quát về sở hữu
Khái niệm sở hữu và quan hệ sở hữu
– Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ phát sinh trong quá trìnhchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
Quan hệ SH tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa pháp luật điều chỉnhNguồn lực và có hạn – nhu cầu là vô hạn, không có 1 các thức để quản lý(pháp luật điều chỉnh) thì sẽ loạn
Ví dụ:
– Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về tài sản Trong đó chỉ
rõ tài sản thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
2 Khái quát về quyền sở hữu
Quyền sở hữu là chỉ tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước banhành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sửdụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
Khái niệm quyền sở hữu được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Theo nghĩa khách quan đó là toàn bộ các qui định của Nhà nước về vấn đề
sở hữu Quy định về quyền sở hữu trong các ngành luật khác nhau
Theo nghĩa chủ quan đó là toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được phápluật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo
ý chí của mình Quyền sở hữu bao giờ cũng gắn liền với chủ thể nên được coi
là loại quyền tuyệt đối
Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự bao gôm bayếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung
Khái niệm quyền sở hữu vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trùpháp lý
Là phạm trù kinh tế.
Sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu vàphân phối trong từng hình thái kinh tế- xã hội và quan hệ xã hội nhất định Sởhữu là việc tài sản, thành quả lao động, tư liệu sản xuất thuộc về ai, do đó nóthể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối cácthành quả vật chất
III.Chủ thể và khách thể của quyền sở hữu
Trang 8+ Vật có thực : chính là đối tượng của thế giới vật chất: động vật ,thực vật,vật có ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái( rắn ,lỏng ,khí) có thể đáp ứng nhu cầunào đó của con người Như vậy, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằmtrong sự chiếm hữu, kiểm soát của con người và có thể xác định được giá trị thìmới có thể trở thành đối tượng giao lưu dân sự.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật trong khoahọc pháp lý cũng được mở rộng Ví dụ: phần mềm trong máy tính hoặc chấtthải nếu sử dụng làm nguyên liệu tái chế sẽ được coi là vật, nhưng bình thườngkhông được coi là vật
+ Tiền: các loại tiền tệ của các quốc gia đưa vào lưu thông trong xã hội + Giấy tờ trị giá được bằng tiền: ngân phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, thươngphiếu,…
+ Các quyền tài sản: là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyểngiao trong giao lưu dân sự: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòinợ…
- Quyền sở hữu là một trong những loai quyền mà một chủ thể chỉ có được khixảy ra một hoặc một số sự kiện pháp lí nhất định Những sự kiện pháp lí nàyđược gọi là những căn cứ xác lập quyền sở hữu Nói một cách khác, căn cứ xáclập quyền sở hữu là những tình huống trong đời sống thực tế mà theo pháp luậtquy định sẽ dẫn đến phát sinh quyền sỡ hữu của những chủ thể cụ thể với mộttài sản nhất định Theo điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015 có tám căn cứ xáclập quyền sở hữu:
+ Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt độngsáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
+ Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết địnhcủa Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
+ Thu hoa lợi, lợi tức
+ Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
+ Được thừa kế
+ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vôchủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp,chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, giacầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên
+ Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luậtnày
+ Trường hợp khác do luật quy định
IV.Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một trong những loai quyền mà một chủ thể chỉ có đượckhi xảy ra một hoặc một số sự kiện pháp lí nhất định Những sự kiện pháp línày được gọi là những căn cứ xác lập quyền sở hữu Nói một cách khác, căn cứxác lập quyền sở hữu là những tình huống trong đời sống thực tế mà theo phápluật quy định sẽ dẫn đến phát sinh quyền sỡ hữu của những chủ thể cụ thể vớimột tài sản nhất định Theo điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015 có tám căn cứxác lập quyền sở hữu:
Trang 9- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sángtạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định củaTòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
- Thu hoa lợi, lợi tức
- Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
- Được thừa kế
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ,tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìmđắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bịthất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên
- Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
- Trường hợp khác do luật quy định
V Đặc điểm
Quyền sở hữu là một quyển luật định: Quyển luật định là các quyền cơ bảncủa con người, mang tinh chất khách quan, chỉ có thể do hiến pháp hoặc cácđạo luật Nhà nước quy định, có hiệu lực tuyệt đối với tất cả mọi người trong xãhội như: quyền sở hữu, thừa kế
Quyền sở hữu tài sản là một quyển đổi vật: Quyền sở hữu được xác lập trêntài sản, nên gọi là quyền đối vật Quyền sở hữu là vật quyền trung tâm Thểhiện trên hai khía cạnh:
- Việc chủ thể có quyền được thi hành trực tiếp các quyền năng của mìnhtrên tài sản
- Do chủ thể có quyền tự quyết mà không lệ thuộc vào ý chỉ của ai.Cùng với đó, do quyền đổi vật được thực hiện ngay trên vật nên bao gồm cảhai nhân tố, đó là chủ thể có quyền và đối tượng (vật) chịu quyển đang tồn tạithực tế, nhưng không phụ thuộc vật đó đang nằm “trong tay” của ai
Ví dụ: Vật quyền bảo đảm cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đốivới tài sản ngay cả khi tài sản đó đang thuộc sự chiếm hữu của chủ thể khác(quyền theo đuổi) Khi B chiếm hữu chiếc xe máy của A, mặc dù A không còn
có chiếc xe máy trong tay nhưng A có quyền trực tiếp đối với chiếc xe máy củaminh quyền qua việc truy đòi lại tài sản đó
Quyền sở hữu là một quyển tuyệt đối quyền sở hữu của một người thì cóhiệu lực đối kháng với phần còn lại của thế giới, gồm cả Nhà nước hay bất kỳ
ai Trong quan hệ sở hữu, chỉ có chủ sở hữu có quyền là xác định, còn mọingười khác trong xã hội đều phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu đó Ngoài
ra, tính tuyệt đối còn thể hiện ở sự bất khả xâm phạm của người khác đối vớitài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu, có hiệu lực tuyệt đối vớitoàn thể xã hội
Quyền sở hữu còn được xem là một quyền độc nhất, duy nhất chỉ thuộc vềchủ sở hữu của tài sản Xét về bản chất, quyền sở hữu là một loại vật quyềnchính, cơ sở nền tảng cho việc thiết lập nhiều loại vật quyền khác Trên một tàisản, trong cùng thời điểm, không thể có đồng thời nhiều chủ sở hữu tươngtranh với nhau Cho dù tải sản thuộc về nhiều người thì họ cũng chỉ là các đồng
Trang 10sở hữu chủ, có quyền sở hữu chung đối với tài sản, chứ không phải các chủ sởhữu độc lập, đối kháng nhau.
Quyền sở hữu còn có tính chất loại trừ Điều này là hệ quả của hiệu lựctuyệt đối của quyền sở hữu Khi một người khẳng định có quyền sở hữu trên tàisản, thì không ai có thể có một người thứ hai cũng là chủ sở hữu của tài sản đónữa, cho dù họ đang trực tiếp chiếm hữu, chi phối với tài sản
B.NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU
I.Qui định chung về quyền sở hữu
Tổng hợp các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu tồn tại trong xã hội tạithời điểm lịch sử nhất định (theo nghĩa khách quan)
Các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu bao gồm những nhóm quy phạmvề: các hình thức sở hữu; căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu; nội dungquyển sở hữu; cách thức, biện pháp dịch chuyển quyền sở hữu ở các hình thức
sở hữu khác nhau; bảo vệ quyền sở hữu
Quyền của chủ thể đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (theo nghĩachủ quan) bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyển định đoạt củachủ sở hữu theo quy định của pháp luật.Quyền sở hữu là chế định pháp luật dân
sự, là quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các yếu tố cấu thành gồm chủ thể,khách thể, nội dung
II.Chỉ định về quyền sở hữu
Có nhiều loại quyền sở hữu, bao gồm quyền sở hữu tài sản vô hình vàquyền sở hữu tài sản vật chất Quyền sở hữu tài sản vô hình bao gồm quyền sởhữu trí truệ như bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu thươnghiệu Quyền sở hữu tài sản vật chất bao gồm quyền sở hữu đất đai, nhà cửa,phương tiện vận chuyển và các tài sản vật chất khác
Để xác nhận quyền sở hữu, có thể sử dụng các tài liệu như giấy chứng nhậnchủ sở hữu, hợp đồng sở hữu, bảo hiểm tài sản, điều khoản và điều kiện về bấtđộng sản, hợp đồng nhượng quyền hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.Quyền sở hữu được bảo vệ bởi luật pháp và có thể có các quy định và quytắc tùy thuộc vào từng quốc gia Việc xác định và bảo vệ quyền sở hữu là mộtphần quan trọng của luật hệ thống nhằm đảm bảo công bằng và ổn định trong
xã hội
Có một số tài liệu có thể được sử dụng để xác nhận quyền sở hữu, bao gồm:
- Bản sao giấy chứng nhận chủ sở hữu
- Bản cam kết và giấy tờ về quyền sở hữu
- Hợp đồng và điều khoản về bất động sản
- Các tài liệu khác như giấy tờ về tài sản hoặc hợp đồng chuyển nhượng
Ví dụ: trong trường hợp sở hữu nhà, giấy chứng nhân quyền sở hữu, hợpđồng mua bán hoặc hợp đồng thuê nhà có thể được sử dụng để xác nhận quyền
sở hữu
III.Các dạng quyền sở hữu
1.Quyền chiếm hữu
1.1.Khái niệm
Trang 11Theo Bộ luật Dân sự 2015, quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được quy địnhnhư sau: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắmgiữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Ví dụ: Một người sở hữu một căn nhà và có quyền sử dụng, chuyển nhượnghoặc cho thuê nó theo ý muốn cá nhân của mình
1.2.Nội dung
Trong một số trường hợp, chủ sở hữu chuyển quyền này cho người khácthông qua một hợp đồng dân sự thì chủ sở hữu vẫn thực hiện quyền kiểm soátđối với tài sản, người thực tế nắm giữ vật thay mặt chủ sở hữu chiếm hữu tàisản (chủ sở hữu gián tiếp), hay nói cách khác là người thực tế chiếm hữu vậtthông qua giao dịch có quyền chiếm hữu theo nội dung giao dịch đã xác lập(khoản 1 Điều 188) Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sởhữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thểkhác như bán, trao đổi, tặng cho v.v hoặc theo các căn cứ được quy định từĐiều 242 đến Điều 244 Bộ luật dân sự năm 2015
Điều 179 BLDS năm 2015 đã quy định chiếm hữu không chỉ được hiểu làmột quyền năng thuộc quyền sở hữu mà là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tàisản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản Căn
cứ vào chủ thể chiếm hữu có thể phân thành hai loại là chiếm hữu của chủ sởhữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu Việc chiếm hữu củangười không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừmột số trường hợp được pháp luật quy định như đối với tài sản bị chôn giấu, bịvùi lấp, bị chìm đắm, tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên
Căn cứ vào nhận thức của người chiếm hữu đối với việc chiếm hữu tài sảnthì chiếm hữu có thể phân thành chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu khôngngay tình Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
1.3.Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu ngay tỉnh
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyềnđối với tài sản đang chiếm hữu (Điều 180 BLDS 2015)
Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luậtcông nhận và bảo vệ trong một số trường hợp:
- Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo BLDS quy định
- Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức ttrong một số trườnghợp
Bản chất: Người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữutài sản đó là không có căn cứ pháp luật
Hậu quả pháp lý: Người chiếm hữu ngay tình sẽ phải trả lại tài sản cho chủ
sỡ hữu nhưng nếu việc chiếm hữu có yếu tố liên tục, công khai thì người chiếmhữu ngay tình được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại và được áp dụngthời hiệu hưởng quyền:
- Đối với bất động sản: nếu trong vòng 30 năm mà không xác nhận đượcchủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thànhchủ sở hữu hợp pháp của bất động sản
Trang 12- Đối với động sản: nếu trong vòng 10 năm mà không xác nhận được chủ sởhữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sởhữu hợp pháp của động sản đó.
Tình trạng suy đoán: ngay tình là trường hợp mặc nhiên thừa nhận củangười chiếm hữu theo tình trạng suy đoán
Chiếm hữu không ngay tình:
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biếthoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu (Điều
181 BLDS 2015)
Vấn đề pháp lý của người chiếm hữu: người chiếm hữu không có căn cứpháp luật không ngay tình không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp.Bản chất: Người chiếm hữu biết rõ tài sản mình đang chiếm hữu là không
có căn cứ pháp luật
Hậu quả pháp lý: Người chiếm hữu không ngay tình buộc phải chấm dứtviệc chiếm hữu thực tế đối với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyềnđối với tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi bất hữu bất hợp pháp gâyra
Tình trạng suy đoán: Nếu người nào cho rằng người chiếm hữu là khôngngay tình thì phải chứng minh
2.Quyền sử dụng
2.1.Khái niệm
Điều 189 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Quyền sử dụng có thể đượcchuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”
2.2.Nội dung
Điều 189: Bộ Luật dân sự 2015 thì có quy định về quyền sử dụng được hiểu
là quyền trong việc khai thác công dụng, cũng như hưởng các hoa lợi, lợi tứccủa tài sản Tuy nhiên thì có thể hiểu một cách đơn giản thì quyền sử dụng làviệc khai thác cũng như việc hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được Cũngnhư xét về quyền chiếm hữu, thì quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữutài sản mà ở đây còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng đượcchủ sở hữu giao quyền hoặc theo quy định của pháp luật
2.3.Phân loại
Điều 190 Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ
sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệthại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác
Pháp luật ghi nhận chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng tài sản theo ý chí củamình
Nhưng quyền sử dụng này không phải là quyền tuyệt đối mà nó vẫn bị hạnchế bởi các lợi ích khác như: Lợi ích quốc gia, dân tộc; lợi ích công cộng;quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Lợi ích quốc gia, dân tộc là vấn đề có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cảnhững gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tưcách quốc gia - dân tộc có chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
Trang 13đồng thời, thể hiện sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theohướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phongphú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp, năng lựccạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốcgia, dân tộc.
Điều 191: Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo sự thỏa thuậnvới chủ sở hữu hoặc theo các quy định của pháp luật
Quyền sử dụng tài sản không phải là độc quyền của chủ sở hữu đối với tàisản mà những người không phải chủ sở hữu cũng có quyền này Có hai căn cứxác lập quyền sử dụng cho người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản, đólà:
Theo thỏa thuận với chủ sở hữu
Theo quy định của pháp luậ
Theo thỏa thuận với chủ sở hữu
Theo quy định của pháp luậ
Theo thỏa thuận với chủ sở hữu
Theo quy định của pháp luậ
- Theo thoả thuận với chủ sở hữu
- Theo quy định của pháp luật
Theo thỏa thuận với chủ sở hữu
Theo quy định của pháp luật
Theo thỏa thuận với chủ sở hữu có thể là qua hợp đồng dân sự, ví dụ hợpđồng thuê tài sản hoặc hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuêgiao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiềnthuê Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếulàm mất, hư hỏng thì phải bồi thường Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theođúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chomượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phảitrả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đíchmượn đã đạt được
2.4.Một số lưu ý
Quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn thuộc vềnhững người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặctheo quy định của pháp luật Đối với chủ sở hữu, thì chủ sở hữu được sử dụngtái sản theo ý chỉ của riêng mình nhưng việc sử dụng không được gây thiệt hạihoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng ảnh hưởngđến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Những người không phải là chủ
sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo sự thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo cácquy định của pháp luật
2.5.Ví dụ
1 Chủ nhà cho người thuê nhà với đầy đủ giấy tờ với hợp đồng thuê nhàđảm bảo theo quy định của pháp luật để có lợi nhuận
Trang 142 Anh A thuê xe của anh B 1 tháng là 5.000.000đ với điều kiện có giấy tờhợp đồng theo đúng quy định pháp luật Sau đó anh A lấy xe đó để đi chạy xechở khách ( xe ôm công nghệ ) để kiếm thêm thu nhập từ xe của anh B.
3.Quyền định đoạt tài sản
3.1.Khái niệm
Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Quyền định đoạt là quyềnchuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủytài sản
3.2.Nội dung
Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt biểu hiện ở hai khía cạnh (góc độ):
- Định đoạt về số phận thực tế của các vật (tức là làm cho vật không còntrong thực tế nữa) như: tiêu dùng hết, huỷ bỏ, hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối vớivật
- Định đoạt về số phận pháp ư của vật là việc làm chuyển giao quyền sở hữuđối với vật từ người này sang người khác
Thông thường, định đoạt về số phận pháp lí của vật phải thông qua các giaodịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, đểthừa kể thông qua việc định đoạt mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết; chuyểnquyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyền chiếm hữu vàquyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời hạn (trong hợp đồng cho thuê, chomượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác bằnghợp đồng bán, đổi, cho
Việc một người thực hiện quyền định đoạt đối với vật sẽ làm chấm dứt hoặcthay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến vật đó Ví dụ’. Tiêu dùng hết tàisản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản đó Khi bán tài sản sẽ làmchấm dứt quyền sở hữu của người đã bán nhưng lại làm phát sinh quyền sở hữu
về tài sản đó đối với người mua
Ở hai hình thức định đoạt trên, chúng ta thấy rằng, trong việc định đoạt sốphận thực tế của vật, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trựctiếp đến vật Trong việc định đoạt về số phận pháp lí chủ sở hữu phải thiết lậpvới chủ thể khác một quan hệ pháp luật dân sự Đối với hình thức định đoạtnày, BLDS đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lựchành vi dân sự Nghĩa là, người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể Trongnhững trường hợp tài sản ít giá trị (chủ yếu là động sản), việc thực hiện quyềnđịnh đoạt có thể bằng phương thức giản đơn như: Thoả thuận miệng, chuyểngiao ngay tài sản nhưng trong những trường hợp pháp luật có quy định trình
tự, thủ tục thì phải tuân theo những quy định đó (Điều 193 Bộ luật dân sự năm
2015)
Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu khi định đoạt tài sản, BLDS đãquy định việc uỷ quyền định đoạt Chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho người khácđịnh đoạt tài sản, người được uỷ quyền phải thực hiện việc định đoạt theophương pháp, cách thức phù họp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu Ngoài ra,
vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong nhữngtrường hợp nhất định, Điều 196 BLDS còn quy định việc hạn chế quyền địnhđoạt tài sản của chủ sở hữu Theo đó, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu sẽ
bị hạn chế khi có quy định cụ thể của luật Khi những tài sản đem bán, đổi là cổ
Trang 15vật, là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua Trongtrường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất địnhtheo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưutiên mua cho tổ chức, cá nhân đó.
Trong thực tế, có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, chủ sởhữu không uỷ quyền, việc định đoạt có thể không theo ý chí của chủ sở hữunhưng theo quy định của pháp luật những người đó vẫn có quyền định đoạt Đó
là việc cơ quan, tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật, chấp hànhviên kí họp đồng bán đấu giá để thi hành án; hiệu cầm đồ được quyền bán tàisản nếu hết thời hạn đã thoả thuận mà người vay không trả được tiền vay.Trong nội dung của quyền sở hữu, từng quyền năng có thể do người khôngphải là chủ sở hữu thực hiện nhưng việc thực hiện đó chủ yếu không mang tínhchất độc lập mà phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu Chỉ có chủ sở hữu mới cóquyền thực hiện một cách độc lập không phụ thuộc vào người khác Việc quyđịnh quyền của người không phải là chủ sở hữu nói lên tính năng động củaquyền sở hữu luôn ở trong thế vận động trong những trường hợp nhất định.Chế định quyền sở hữu với ba quyền năng cơ bản không chỉ được xây dựngtrên nguyên tắc quyền của chủ sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là xuất phát điểm
để quy định các quy chế pháp lí tương ứng mà còn có cả những quy định vớinhững xuất phát điểm từ góc độ tài sản
Cả ba quyền năng cụ thể tạo thành một thể thống nhất trong nội dung củaquyền sở hữu, chúng có mối liên quan mật thiết với nhau nhưng mỗi quyềnnăng lại mang một ý nghĩa khác nhau Cụ thể, quyền chiếm hữu là tiền đề quanttọng cho hai quyền kia nhưng quyền sử dụng lại có ý nghĩa thiết thực, vì chỉ
có thông qua quyền năng này chủ sở hữu mói khai thác được lợi ích, công dụngcủa vật để thoả mãn các nhu cầu cho mình, còn quyền định đoạt lại xác định ýnghĩa pháp lí quan trọng nhất của chủ sở hữu
3.3.Phân loại
- Định đoạt về số phận thực tế của vật:
Định đoạt về số phận thực tế của các vật (làm cho vật không còn trong thực
tế nữa) như: tiêu dùng hết, huy bố, hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật Trongviệc định đoạt số phận thực tế của vật, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi củamình tác động trực tiếp đến vật
- Định đoạt về số phận pháp lý của vật:
Định đoạt về số phận pháp lý của vật là việc làm chuyển giao quyền sở hữuđối vổi vật từ người này sang người khác Thông thường định đoạt về số phậnpháp lý của vật phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sỡ hữunhư bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế… thông qua việc định đoạt màchủ sở hữu có thể tiêu dùng hết; chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợpđồng gửi giữ); quyển chiếm hữu và quyện sử dụng tài sản trong một khoảngthời hạn (trong hợp đổng cho thuê, cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giaoquyển sở hữu tài sản cho người khác bằng hợp đổng bán, đổi, cho…
Trong việc định đoạt về số phận pháp lý chủ sở hữu phải thiết lập với chủthể khác một quan hệ pháp luật dân sự Đối với hình thức định đoạt này, BLDS
đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi Nghĩa
là, người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể Trong những trường hợp tài sàn ít