1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bài luận chuyên ngành pháp luật chủ thể kinh doanh

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Tác Xã, Liên Hiệp Hợp Tác Xã
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn NCS. Trần Thị Ngọc Hết
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật chủ thể kinh doanh
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 7,34 MB

Nội dung

Theo Khoản 7 và Khoản 8, Điều 4 Luật hợp tác xãquy định: “ Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tựnguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản

Trang 1

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024

Trang 2

Chuyên ngành: pháp luật chủ thể kinh doanh

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NCS Trần Thị Ngọc Hết

Trang 3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành bài luận này, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến cô Hải Vân, trường đại học Công Nghiệp Tp.HCM đã tạo cơ hội cho chúng em được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức

Do kiến thức còn bị hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung bài luận khó tránh những thiếu sót Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạythêm từ cô

Cuối cùng, em xin chúc cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc

Lời mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững cần nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố đặc biệt quan trọng là cá nhân, hộ gia đình trong xã hội cần được tổ chức trong các Hợp tác xã tổ chức kinh tế tự giác, tự quản, bình đẳng, dân chủ cùng giúp đỡ nhau cải thiện mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên nói riêng và cả cộng đồng nói chung, góp phần bảo đảm an sinh xã hội Hợp tác

xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế -

xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Từ năm 1955 đếnnay, phong trào hợp tác xã ở Việt Nam đã không ngừng phát triển qua các thời

kỳ từ kế hoạch hóa tập trung đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy sự cần thiết và vai trò của hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay Do

đó, nhóm tác giả đã chọn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời kỳ đổi mới, quá trình hội nhập cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế thị trường, vấn đề nghiên cứu về hợp tác xã đã trở thành chủ đề được nhiềunhà khoa học, nhà quản lý cả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiềugóc độ, Trang 2 phạm vi khác nhau Tiêu biểu là những công trình đã được công bốnhư:

Nhóm các công trình được in và phát hành dưới hình thức sách

Vụ Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014): “Một số nội dung chủ yếu cơ bản vàcác văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về hợp tác xã”, Nhà xuất bản Đại học quốcgia Hà Nội Cuốn sách đã hệ thống hóa hệ thống văn bản pháp luật về Hợp tác xã như:Luật Hợp tác xã năm 2012 và các nghị định, hướng dẫn thi hành, cuốn sách làm rõbản chất tổ chức 3 hợp tác xã và các quy định cụ thể chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc thùđối với hợp tác xã

Trang 4

Tổng Cục Thống kê (2014), Sự phát triển của các Hợp tác xã giai đoạn 2008- 2011,Nhà xuất bản Thống kê cuốn sách đã cung cấp những thông tin cơ bản phản ánh thựctrạng và kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực hợp tác xã trong tất cả các ngànhkinh tế quốc dân, thuộc địa phương trong cả nước từ năm 2008 đến năm 2011 trên cơ

sở cập nhật, tổng hợp thông tin thu được từ các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng nămcủa Tổng cục Thống kê

Nhóm các công trình là báo cáo khoa học, các kỷ yếu hội thảo, các báo cáonghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2020), Văn kiện Đại hội lần IV Vănkiện đã đánh giá tình hình kinh tế tập thể, hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàntỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và phương hướng phát triển kinh tế tập thể và nhiệm vụcủa Liên minh hợp tác xã tỉnh giai đoạn 2020 - 2025

Công trình nghiên cứu của Vụ Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Một số giải pháp,sửa đổi, bổ sung quy định kiểm toán áp dụng riêng đối với hợp tác xã nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của các hợp tác xã” Đề tài Khoa học cấp Bộ, 2013 Công trìnhnghiên cứu đã nêu thực trạng của hợp tác xã của Việt Nam từ năm 2000 đến năm

2013, quá trình chuyển đổi từ Luật Hợp tác xã 2003 bằng Luật Hợp tác xã 2012,những điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012, kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại TháiLan, Nhật Bản, Hàn Quốc, công trình đã tổng hợp các chính sách khuyến khích pháttriển hợp tác xã của Chính phủ Việt Nam

Khổng Văn Thăng (2017), phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Bắc Ninh – thực trạng

và giải pháp, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh (số 26, tháng 6/2017), tácgiả đã đánh giá khái quát thực trạng hoạt động hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh BắcNinh trong đó đã chỉ ra phần lớn các hợp tác xã chỉ làm được liên kết đầu vào cho sảnxuất, ít có hợp tác xã làm được liên kết đầu ra, tác giả nhận định Bản thân các hợp tác

xã cũng phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường Chủ động liên kếtsản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, coi đây là quan trọng để tạo ra sự biến đổi căn bản

về chất của hợp tác xã nông nghiệp hiện nay

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đi sâu vào vấn đề của hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã Tuy nhiên, những công trình trên đều dựa trên Luật hợp tác xã 2012.Nhưng vấn đề được đặt ra là Luật hợp tác xã đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định.Nên nhóm tác giả đã viết bài luận với nội dung tổng quan về hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã dựa trên Luật hiện hành để người đọc có thể nhìn nhận hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã theo chiều hướng phù hợp nhất

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

3.1 Mục đích

Giải thích và phân tích tình hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dựa trên quy định mới nhất về hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã

3.2 Nhiệm vụ

Trang 5

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, bài luận tiến hành nghiên cứu tổng quan hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1Đối tượng nghiên cứu của bài luận

Đối tượng nghiên cứu của bài luận là hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 4.2 Phạm vi nghiên cứu

(i) Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Trong giới hạn của bài luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về hợp tác

xã và liên hiệp hợp tác xã trên dựa trên Luật hợp tác xã hiện hành và các quy định khác của pháp luậtt

(ii) Phạm vi không gian nghiên cứu

Nghiên cứu trong phạm vi Luật hợp tác xã 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, bài luận có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý thuyết và khung pháp lý của hợp tác xã

và liên hiệp hợp tác xã

- Đề tài đóng góp vào danh mục các công trình nghiên cứu khoa học pháp

lí, giúp cho hoạt động nghiên cứu của mọi người được phát huy và nhân rộng

- Đề tài có thể dùng làm tư liệu cho các sinh viên khóa sau

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.1.1 Khái niệm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.1.2 Đặc điểm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Trang 6

1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.2.1 Nguyên tắc tự nguyện và mở rộng kết nạp thành viênn

1.2.2 Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong tổ chức, quản lí

1.2.3 Nguyên tắc về trách nhiệm tham gia hoạt động kinh tế của thành viên hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã

1.2.4 Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1.2.5 Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin

1.2.6 Tăng cường liên kết, hợp tác

1.2.7 Nguyên tắc quan tâm phát triển cộng đồng

1.3 Chuẩn bị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.3.1 Hồ sơ đăng kí hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.3.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí hợp tác xã

1.3.3 Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kí hợp tác xã

1.3.4 Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng kí hợp tác xã

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XẪ

2.1 Xác lập tư cách thành viên

2.2 Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên

2.2.1 Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên

2.2.2 Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên

2.3 Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên

2.3.1 Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên

2.3.2 Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên

Trang 7

2.4 Cơ cấu tổ chức, quản lí hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

2.4.1 Đại hội thành viên

2.4.2 Hội đồng quản trị

2.4.3 Giám đốc ( tổng giám đốc)

2.4.4 Ban kiểm soát, kiểm soát viên

2.5 Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã

2.5.1 Quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

2.5.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

2.6 Tài sản và tài chính của hợp tác xã

2.6.1 Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

2.6.2 Tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

2.7 Tổ chức lại liên hiệp hợp tác xã

2.8 Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

2.9 Phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

MỤC LỤC

Trang 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP TÁC XÃ, LIÊN HỢP TÁC XÃ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã, liên hợp tác xã

1.1.1 Khái niệm

Hợp tác xã xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới là tại Châu Âu Với sự thành công của

mô hình trên nền kinh tế tư bản này, rất nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu học hỏi và

áp dụng, trong đó có Việt Nam Hiện nay, đạo luật gần nhất để điều chỉnh hợp tác xã

là luật hợp tác xã năm 2023,trước đó là đạo luật hợp tác xã năm 1996 và năm 2003 vànăm 2012 Vậy hợp tác xã là gì? Theo Khoản 7 và Khoản 8, Điều 4 Luật hợp tác xãquy định:

Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tựnguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằmđáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựngcộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm,bình đẳng và dân chủ

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 03 hợp tác xã là thành

viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạoviệc làm nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực tham gia thịtrường, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị

tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ”

So với Luật hợp tác xã năm 2012 thì Luật hợp tác xã năm 2023 đã có những chỉnhsửa, thay đổi đáng chú ý Ở Luật hợp tác xã 2012, hợp tác xã phải do ít nhất 07 thànhviên chính thức tự nguyện thành lập Đối với liên hợp tác xã phải có ít nhất 04 hợp tác

xã tự nguyện thành lập Nhưng ở khái niệm trên, chúng ta nhận thấy rằng số thànhviên quy định đã giảm xuống Sự đổi mới này đã tạo điều kiện giúp công dân có thể

dễ dàng, thoải mái hơn trong việc tìm kiếm thành viên để thành lập hợp tác xã Ngoài ra, định nghĩa về hợp tác xã cũng đã có những từ ngữ phù hợp hơn trong nềnkinh tế của Việt Nam hiện nay Nếu ở Luật hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã là “ tổchức kinh tế tập thể”, “ đồng sở hữu” trong “hoạt động sản xuất, kinh doanh” nhằmđáp ứng “ nhu cầu chung của thành viên” trên “ cơ sở tự chủ” thì ở Luật hợp tác xãmới nhất, những cụm từ này được hoàn toàn thay thế bằng “ hợp tác tương trợ” trong

“ sản xuất, kinh doanh” nhằm đáp ứng nhu cầu của “ kinh tế, văn hóa, xã hội củathành viên” thực hiện “ thực hiện quản trị tự chủ” Điều này cho thấy nhà nước ViệtNam đã có những tư duy mới hơn về kinh tế cũng như là về chính trị, xã hội Từ cáichung nhỏ nay đã phát triển thành đóng góp chung cho cộng đồng Bên cạnh đó khôngcòn là nhu cầu chung của các thành viên mà trở thành nhu cầu chung về các phươngdiện khác trong xã hội

Trang 9

Có thể nói rằng, khái niệm hợp tác xã mới này đã thể hiện mong muốn của nhà nước

về tăng cường tự chủ, quản lí và điều hành linh hoạt hơn, đồng thời tăng cường quyềnlợi của các thành viên trong hợp tác xã của công dân

Tính tương trợ: Hợp tác xã hoạt động dựa trên nguyên tắc tương trợ, nghĩa là cácthành viên hỗ trợ lẫn nhau để cải thiện điều kiện sống và sản xuất của từng cá nhân vàtập thể Họ hợp tác để giải quyết các khó khăn, nâng cao năng lực sản xuất và chia sẻrủi ro

Tính hợp tác: Hợp tác xã là tổ chức mà các thành viên tự nguyện cùng nhau hợp tác,góp vốn và chia sẻ lợi ích để đạt được nhu cầu chung Các thành viên của hợp tác xãđều có quyền tham gia vào việc ra quyết định và quản lý HTX dựa trên nguyên tắcbình đẳng, bất kể số vốn góp

Ngoài ra, sự tồn tại của hợp tác xã còn là để giải quyết một số vấn đề của xã hội, củacộng đồng Có thể nói rằng, hợp tác xã không chỉ hướng tới lợi nhuận mà còn chútrọng lợi ích xã hội Điều này đã tạo nên đặc trưng cho hợp tác xã là tính xã hội củanó

b)Hợp tác xã, liên hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân

Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã hội đủ các điều kiện của một pháp nhân được quyđịnh tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 Và tư cách pháp nhân của hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã được khẳng định ngay trong định nghĩa khái niệm của Luật hợp tác xã năm

2023 Vì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tư cách pháp nhân nên nó có tư cách pháp

lý và tài sản độc lập với cá nhân hay pháp nhân khác Điều này dẫn đến việc hợp tác

xã, liên hiệp hợp tác xã có thể sử dụng tài sản của chính mình để tham gia vào cácquan hệ pháp luật, cũng như là tự chịu trách nhiệm về tài sản của chính mìnhc)Thành viên của hợp tác xã, hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã

Hợp tác xã có ít nhất 05 thành viên và ít nhất 03 thành viên hợp tác xã đối với liênhiệp hợp tác xã Luật hợp tác xã từ năm 1996 đến nay ( hiện hành là Luật hợp tác xãnăm 2023), dù đã qua ba lần sửa đổi Luật vẫn không bị giới hạn số lượng thành viên

Trang 10

tham gia Điều này để nhằm đáp ứng tính xã hội của hợp tác xã Luật hợp tác xãkhông quy định số lượng thành viên tối đa, nhưng lại quy định rất rõ về số thành viêntối thiểu để đảm bảo mục tiêu hoạt động và nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên của

mô hình kinh tế này

Thành viên của hợp tác xã, liên hợp tác xã chỉ chịu các khoản nợ và nghĩa vụ tài chínhcủa hợp tác xã, liên hợp tác xã trong phạm vi số vốn các thành viên đã góp, điều nàyđồng nghĩa rằn trách nhiệm của thành viên đối với nghĩa vụ tài chính hợp tác xã, liênhợp tác xã là hữu hạn

Các thành viên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đều bình đẳng trong tất cả cáchoạt động của hợp tác xã như quản lí, kiểm tra, quyết định mà không phụ thuộc vàovốn góp, chức vụ

Ngoài ra, so với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty cổ phần thì hợp tác xã có đặc trưng như sau: thành viên và hợp tác xã thànhviên có thể đóng nhiều vai trò, tư cách khác nhau trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tácxã,

1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc chi phốiquá trình vận hành của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Trong Luật hợp tác xã 2012,các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dù được nêu

ra theo từng điều khoản, nhưng mỗi điều khoản lại không có ý khái quát, phân vùngnhư Luật hợp tác xã năm 2023

1.2.1 Nguyên tắc tự nguyện và mở rộng kết nạp thành viên

Theo Khoản 1, Điều 8 Luật hợp tác xã 2023 quy định:

Tự nguyện tham gia

Cá nhân, tổ chức tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi tổ hợp tác, hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã coi trọng lợi ích của thànhviên, mở rộng kết nạp thành viên; không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộchoặc tôn giáo đối với mọi cá nhân tham gia

Như vậy, nội dung của nguyên tắc này đã khẳng định cá nhân, tổ chức tùy theo nhucầu, nguyện vọng của mình mà có quyền tham gia hoặc rời khỏi hợp tác xã hay liênhiệp hợp tác xã Trong đó, tổ hợp tác xã, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đặt lợi íchcủa thành viên lên hàng đầu, đồng thời, không phân biệt giới tính, tôn giáo hay địa vị

xã hội của từng thành viên Nguyên tắc này của Luật hợp tác xã đã thể hiện ý chí, định

Trang 11

hướng rất rõ ràng của nhà nước – coi trọng quyền con người và quyền công dân Bêncạnh đó, khái niệm này được cho là có phần nổi trội hơn so với Luật hợp tác xã 2012

vì đã mở rộng thêm phạm vi đối tượng tham gia, thành lập hợp tác xã Bằng chứng làtrong Luật hợp tác xã 2012 quy định rằng: “ Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tựnguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gianhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.” So với quy định của Luật hợp tác xã 2023 thì quyđịnh này đã vô tình thu hẹp phạm vi đối tượng tham gia hay thành lập của hợp tác xã

và không còn phù hợp với xu thế thời đại hiện nay

Tự nguyện là nguyên tắt cốt lõi, thể hiện giá trị nhân văn, giúp hoàn thành mục tiêucủa việc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Bởi lẽ, nếu không có sự tự nguyện,tham gia của các thành viên thì các thành viên sẽ không có sự hợp tác, tương trợ hayđặt lợi ích của thành viên lên hàng đầu Yếu tố tự nguyện góp phần quyết định sựthành công rực rỡ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vì đã thực hiện đúng mục đích

ra đời của chúng

Mở rộng kết nạp thành viên

Đối với nguyên tắc mở rộng và kết nạp thành viên thì trong Luật hợp tác xã 2012được tách ra thành một điều khoản riêng so với nguyên tắc tự nguyện Nhưng trongLuật hợp tác xã 2023, hai nguyên tắc trên đã được ghép chung thành một điều khoản.Nguyên tắc này được đặt ra nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu trong quá trìnhtương trợ, dân chủ, công bằng, bình đẳng Chính vì vậy, mọi đối tượng khi đáp ứng đủđiều kiện mà Luật hợp tác xã 2023 quy định, tán thành điều lệ hợp tác xã và liên hiệphợp tác xã thì họ có quyền trở thành thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.2.2 Dân chủ, bình đẳng trong tổ chức, quản lí

Theo Khoản 2, Điều 8 Luật hợp tác xã 2023 quy định:

Dân chủ, bình đẳng trong tổ chức, quản lý

Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ trong việc quyết định tổ chức và hoạt độngcủa tổ hợp tác.Thành viên chính thức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thamgia vào công việc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãmột cách dân chủ, bình đẳng, không phụ thuộc vào phần vốn góp

Nguyên tắc bình đẳng của hợp tác xã được thể hiện thông qua việc thành viên đượctham gia vào công việc tổ chức, quản lí và hoạt động của hợp tác xã mà không phụ

Trang 12

thuộc vào phần vốn góp Mô hình này khác hoàn toàn so với các mô hình kinh doanhnhư công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn Đối với các mô hình kinhdoanh khác; chức vị, nghĩa vụ và quyền lực phụ thuộc vào vốn góp của cá nhân đócho công ty Nhưng đối với hợp tác xã, mọi thành viên đều có quyền như nhau, từ đó

có thể nâng cao ý thức của mọi người đối với lợi ích chung cho mọi thành viên và lợiích của chính bản thân mỗi người Nguyên tắc này được quy định trong Khoản 3, Điều

7 Luật hợp tác xã 2012 Trong Luật năm 2012, nguyên tắc này được gộp chung vớimột nguyên tắc khác của Luật 2012 Nhưng đối với Luật hợp tác xã 2023, nguyên tắcnày được tách riêng thành một điều khoản riêng biệt

Trước khi đi vào quyền dân chủ của tổ hợp tác, chúng ta cần hiểu rõ tổ hợp tác là gì.Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì tổ hợp tác là tổ chức không có tưcách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân,pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiệnnhững công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm Đối với quyềndân chủ của tổ hợp tác trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, đâyđược coi là một điểm mới của Luật hợp tác xã 2023 so với các năm còn lại Trongnguyên tắc hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không có bất kì một quyđịnh nào về quyền lợi hay nghĩa vụ của tổ hợp tác Nhưng theo quy định mới của Luậtnày, thì tổ hợp tác được quy định rõ ràng về quyền lợi của chúng Việc đề cao tính dânchủ này cho thấy nhà nước Việt Nam đã bắt kịp xu thế của thế giới, đồng thời thể hiệnđịnh hướng việc thực hiện dân chủ trong nền xã hội chủ nghĩa của nước ta

1.2.3 Nguyên tắc về trách nhiệm tham gia hoạt động kinh tế của thành viên hợp tác

xã, liên hiệp hợp tác xã

Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 3, Điều 8 Luật hợp tác xã 2023 như sau: Trách nhiệm tham gia hoạt động kinh tế của thành viên hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã

Thành viên chính thức góp vốn khi gia nhập và được cùng kiểm soát vốn, quỹ và tàisản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được phân phối thu nhập chủ yếu theo mức

độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc mức độ đóng góp sức lao động

Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm tương trợ lẫn nhau, đápứng nhu cầu chung của thành viên về sản phẩm, dịch vụ, thu nhập hoặc việc làm Thếnên, để hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu,hoàn thành tôn chỉ đặt ra, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm cung ứngsản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên Nhưng nguyên tắcnày ở Luật hợp tác xã năm 2023 so với Luật hợp tác xã năm 2012 đã giảm đi phần nào

về sự ràng buộc giữa các bên khi bỏ đi quy định “ thành viên, hợp tác xã thành viên vàhợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch

vụ và theo quy định của điều lệ.” Nhưng thay vào đó, pháp luật về hợp tác xã 2023quy định rõ hơn về việc kiểm soát, quản lí nguồn vốn, tài sản giữa các thành viênchính thức với nhau

Song song đó, cách thức phân chia thu nhập dựa trên mức độ sử dụng sản phẩm, dịch

vụ của thành viên theo công sức lao động, đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã

Trang 13

tạo việc làm và chia theo vốn góp này khác hẳn với các công ty đối vốn, lợi nhuậnđược chia theo theo tỉ lệ vốn góp của thành viên

1.2.4 Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Nguyên tắc này được khẳng định như sau:

Tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt độngcủa mình trước Hiến pháp và pháp luật ( Khoản 4, Điều 8 Luật hợp tác xã 2023)Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là chủ thể của quan hệ pháp luật thương mại, có tưcác pháp lý độc lập, có quyền tự chủ, quyết định mọi vấn đề liên quan đến sản xuất,kinh doanh, đồng thời tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh, tự quyếtđịnh phân phối, thu nhập đảm bảo kết hợp lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

và thành viên, hợp tác xã thành viên Là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hợp tác xã

và liên hiệp hợp tác xã chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cáckhoản nợ và tài sản bằng chính tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Điểm mới của nguyên tắc này là có sự xuất hiện của tổ hợp tác và hiến pháp So vớiLuật hợp tác xã của các năm trước quy định rằng nguyên tắc này chỉ có hợp tác xã vàliên hiệp hợp tác xã, đồng thời cũng không có sự xuất hiện của Hiến pháp Nhưng đốivới Luật hợp tác xã đang hiện hành, không chỉ có hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã,

mà tổ hợp tác cũng thuộc đối tượng thực hiện nguyên tắc được nêu trên Ngoài ra,Hiến pháp cũng được đưa vào để trách các trường hợp các văn bản pháp luật khác quyđịnh không đủ, không rõ dẫn đến việc lách luật hay vi hiến

1.2.5 Nguyên tắc chú trọng giáo dục, đào tạo và thông tin

Nguyên tắc này thể hiện tính xã hội, nhân văn sâu sắc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

xã, được quy định tại khoản 5, Điều 8 Luật hợp tác xã 2023 Trong đó, nhà nướcmong muốn rằng các chủ trương của Đảng và và pháp luật về phát triển kinh tế đượctuyên truyền rộng rãi đến các thành viên, người dân Từ đó giúp mọi có ý thức hơn vềviệc bồi dưỡng trình độ, nâng cao tay nghề để góp một phần lực vào việc phát triểnkinh tế cho xã hội, cho đất nước Quy định về nguyên tắc trên ở Luật hợp tác xãnhững năm về trước ý chí đưa đến chỉ là phát triển cho lợi ích của hợp tác xã Nhưngvới Luật hợp tác xã hiện hành, từ cái lợi riêng đã phát triển thành cái lợi chung, đúngvới tư tưởng mà nhà nước đã khẳng định trong khái niệm hợp tác xã tại Khoản 7, Điều

4 Luật hợp tác xã 2023

1.2.6 Tăng cường hợp tác, liên kết

Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 6, Điều 8 Luật hợp tác xã 2023:

Tăng cường hợp tác, liên kết

Các thành viên hợp tác, liên kết, tương trợ lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho thànhviên và tập thể Khuyến khích các tổ hợp tác tham gia thành lập hợp tác xã; các hợptác xã cùng hợp tác để thành lập liên hiệp hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực thamgia chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ Khuyến khích tổ hợp tác, hợp tác xã,

Trang 14

liên hiệp hợp tác xã cùng hợp tác hình thành và tham gia tổ chức đại diện, hệ thốngLiên minh hợp tác xã Việt Nam để phát triển phong trào hợp tác xã trong nước vàquốc tế Tăng cường liên kết giữa tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các

tổ chức khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp nhà nước trong hỗ trợ liên kết, tiêuthụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã hoạt động hiệu quả

Đây là một trong những quy định mới của Luật hợp tác xã 2023 Quy định này được

đề ra theo đúng mục tiêu thành lập và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã làđưa lợi ích riêng thành lợi ích tập thể, tương trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.Nắm bắt được điều ấy, nhà nước đã ban hành điều khoản này để càng củng cố hơn vềsuy nghĩ của thành viên hợp tác xã trong việc hỗ trợ và tương trợ lẫn nhau Đồng thời,nhà nước còn mở ra con đường phát triển khi đề xuất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãliên kết với doanh nghiệp để tăng sản lượng và doanh thu Có thể nói rằng mục đíchcủa điều khoản này ngoài khẳng định tinh thần hợp tác, tương trợ của hợp tác xã; nócòn là đường lối để phát triển kinh tế, giúp các mô hình kinh doanh có sự liên kết, hợptác để cùng nhau phát triển, tạo ra thuận lợi trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa vàđáp ứng cung cầu giữa các bên

1.2.7 Quan tâm phát triển cộng đồng

Theo Khoản 7, Điều 8 Luật hợp tác xã 2023 quy định:

Quan tâm phát triển cộng đồng

Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thành viên quan tâm chăm lo, xây dựngcộng đồng thành viên đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và tham gia phát triển cộng đồngdân cư tại địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế

Nguyên tắc này đặt ra nhằm thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của thành viên và của tậpthể để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tham gia thúc đẩy sự phát triển bềnvững của cộng đồng xã hội Do đó, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãngoài mục đích thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của thành viên còn hướng đến sựphát triển bền vững của cộng đồng ở quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.Mặt khác, nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng còn thể hiện ở sự hợp tác giữahợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và phát triển cộng đồng còn thể thể hiện ở sự hợp tácgiữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã phát triển Song song đó, nguyên tắc này còn đảm bảo mục đích

và bản chất của hợp tác xã, thể hiện tính đặc thù của nó so với các mô hình khác, tạotiền đề cho nhà nước ban hành quy định về ưu đãi, hỗ trợ có tính đặc thù cho hợp tác

Trang 15

mới có hiệu lực, chúng tôi mong muốn cho mọi người thấy rằng nhà nước đã quantâm và thay đổi như thế nào cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay đối với tổ chức này.

Do đó, trong phần phân tích của mỗi nguyên tắc, tác giả đã cố gắng cho người đọcthấy được mặt thay đổi tích cực của Luật hợp tác xã 2023 so với Luật hợp tác xã củacác năm về trước

1.3 Chuẩn bị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.3.1 Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Theo Điều 42 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về đăng ký thành lập hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã như sau:

Trước khi hoạt động, người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã thực hiện thủ tục đăng ký thành lập tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặttrụ sở chính

- Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký thành lập;

+ Điều lệ;

+ Nghị quyết hội nghị thành lập;

+ Danh sách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;

+ Danh sách, số định danh cá nhân của người đại diện theo pháp luật là người ViệtNam; danh sách, bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật là ngườinước ngoài;

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều

30 Luật Hợp tác xã 2023;

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thành lập hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tham gia thànhlập bởi cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư

Người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải kê khaiđầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Hợptác xã 2023và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh

có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng

ký hợp tác xã; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thôngbáo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người được ủy quyền đăng kýthành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằngvăn bản và nêu rõ lý do

Hiện hành, theo Điều 23 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về đăng ký hợp tác xã, liênhiệp tác xã như sau:

Trước khi hoạt động, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính

Trang 16

Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Điều lệ;

+ Phương án sản xuất, kinh doanh;

+ Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

+ Nghị quyết hội nghị thành lập

Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy đủ,trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hợp tác xã

2012 và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 LuậtHợp tác xã 2012, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Chính phủ quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký;trình tự, thủ tục cấp và nội dung của giấy chứng nhận đăng ký

1.3.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Khi thành lập, hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơihợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính

Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanhthuộc sở kế hoạch và đầu tư;

Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện

(Khoản 1 Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP)

Cụ thể, quy trình đăng ký được quy định theo Luật Hợp tác xã, và phòng Tài chính –

Kế - hoạch của UBND cấp huyện sẽ xem xét hồ sơ, thẩm định và quyết định cấp Giấychứng nhận đăng ký hợp tác xã nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định pháp luật.Trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cũngtương tự, do cơ quan này chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý việc thành lập và hoạtđộng của các hợp tác xã trên địa bàn

Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã giúp hợp tác xã có tư cách pháp nhân,được công nhận hoạt động hợp pháp và chính thức trên thị trường

1.3.3 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

- Có hồ sơ đăng ký hợp lệ;

- Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này;

Trang 17

- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;

Tại Điều 45 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xãbao gồm nội dung chủ yếu sau đây:

-Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

1.3.4 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Thời hạn cấp đăng ký hợp tác xã quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư BKHĐT, cụ thể như sau:

Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc

kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Điều

24 Luật Hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã phải thông báo rõ nội dung cần sửađổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã hoặc hợp tác xã trong thờihạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi toàn

bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ dohợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã.Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặckhông được thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã trong Cơ sở dữ liệu quốc gia vềđăng ký hợp tác xã hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơđăng ký hợp tác xã thì hợp tác xã có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo

Trang 18

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC

để thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc trở thành thành viên hợp tác

xã Điều này đảm bảo rằng các thành viên có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính

Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Cho phép nhàđầu tư nước ngoài tham gia hợp tác xã nếu họ có giấy phép đầu tư hợp lệ Điều này

mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế và thu hút vốn đầu tư ngoại quốc Quy định này cóphần mới hợp với thời đại hơn so với Luật hợp tác xã trước kia Đối với Luật hợp tác

xã 2012 thì người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam thì mới có quyền trở thànhthành viên của hợp tác xã Nhưng theo Luật hợp tác xã hiện hành chỉ yêu cầu ngườinước ngoài có chứng nhận đăng kí đầu tư, điều này phù hợp hơn với tính chất kinhdoanh của hợp tác xã và ít sự ràng buộc hơn đối với người nước ngoài

Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân: Các nhóm này có thể gianhập hợp tác xã, nhưng phải cử một người đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa

vụ Điều này giúp các tổ chức không có tư cách pháp nhân (như hộ gia đình hay tổhợp tác) tham gia và hoạt động một cách hợp pháp

Pháp nhân Việt Nam: Các tổ chức có tư cách pháp nhân (như công ty, doanh nghiệp)

có thể trở thành thành viên Điều này cho phép các tổ chức kinh tế chính thức thamgia vào hợp tác xã

Thành viên Liên Kết Không Góp Vốn

Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Tương tự như thànhviên chính thức, nhưng không yêu cầu đóng góp vốn Điều này cho phép các cá nhânkhông cần phải cam kết tài chính vẫn có thể tham gia hợp tác xã Điều khoản nàyđược xem là một trong các điểm mới của Luật hợp tác xã 2023 Trong Luật hợp tác xã

Trang 19

những năm trước không có một điều khoản nào quy định về tư cách thành viên này.

Có thể thấy rằng nhà nước đã luôn cố gắng tạo điều kiện cho người dân hội nhập vàocác tổ chức kinh tế để giúp người dân có cuộc sống ổn định

Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên nhưng dưới 18 tuổi: Đây là quy định mở rộng, cho phépthanh thiếu niên tham gia hợp tác xã, miễn là họ không bị hạn chế năng lực hành vi.Điều khoản này xuất phát từ việc các nhà cầm quyền nắm bắt được tình hình của thờiđại và hiểu rằng ở thế hệ trẻ hiện nay, việc các trẻ em tuổi vị thành niên có ý chí,mong muốn kinh doanh là không ít Nên việc bổ sung thêm điều khoản này là hoàntoàn hợp lí để giới trẻ học hỏi nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các em

Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân: Tương tự như thành viênchính thức, yêu cầu cử đại diện đảm bảo sự tham gia hợp pháp của các tổ chức không

Đáp ứng điều kiện quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ: Thành viên phảituân thủ các quy định pháp luật và điều lệ của hợp tác xã cụ thể

Thành viên của nhiều hợp tác xã

Có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, trừ quy định khác của Điều lệ:Cho phép thành viên tham gia nhiều hợp tác xã, điều này có thể mang lại lợi ích vềmặt kinh tế và quản lý cho các cá nhân và tổ chức Tuy nhiên, điều lệ của từng hợp tác

xã có thể quy định khác, do đó cần phải tuân thủ các quy định cụ thể

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh: Nhà đầu tư nước ngoàiphải đáp ứng các yêu cầu pháp lý về đầu tư và đảm bảo an ninh quốc gia Đây là cácđiều kiện cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia và quản lý rủi ro từ đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ thành viên quốc tế: Quy định rằng tổng số thành viên quốc tế không được vượtquá 35% tổng số thành viên chính thức giúp đảm bảo sự cân bằng giữa thành viêntrong nước và quốc tế, ngăn ngừa sự chi phối quá mức từ bên ngoài

Trang 20

2.2 Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên

2.2.1 Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên

Theo Điều 31 Luật hợp tác xã 2023, các thành viên hợp tác xã sẽ có các quyền sauđây:

Quyền của Thành Viên Chính Thức

Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm: Thành viên chính thức cóquyền nhận sản phẩm, dịch vụ và việc làm từ hợp tác xã Đây là một trong nhữngquyền cơ bản nhằm đảm bảo thành viên nhận được lợi ích thiết thực từ việc gia nhậphợp tác xã Điều này cũng giúp duy trì sự gắn bó và động lực cho các thành viên.Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ: Thànhviên chính thức có quyền được chia sẻ thu nhập của hợp tác xã dựa trên các quy địnhpháp lý và điều lệ của hợp tác xã Quyền này khuyến khích thành viên đóng góp tíchcực vào hoạt động của hợp tác xã vì họ sẽ hưởng lợi từ kết quả kinh doanh

Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã: Thành viên chính thức được hưởng các phúc lợi

mà hợp tác xã cung cấp, như bảo hiểm y tế, đào tạo, hoặc các hỗ trợ khác Quyền nàythể hiện sự quan tâm của hợp tác xã đối với phúc lợi của thành viên và giúp củng cốmối quan hệ giữa các bên

Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên: Quyền tham dự và bầu

cử tại Đại hội thành viên cho phép thành viên chính thức có tiếng nói trong việc quyếtđịnh các vấn đề quan trọng của hợp tác xã, thể hiện quyền quản lý và tham gia vàoquá trình ra quyết định

Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên: Quyền biểuquyết là quyền quan trọng cho phép thành viên chính thức ảnh hưởng trực tiếp đến cácquyết định chính trị và quản lý của hợp tác xã, từ việc thông qua quyết định tài chínhđến các vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của hợp tác xã

Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viênBan kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu: Thànhviên chính thức có quyền tham gia vào việc ứng cử hoặc đề cử các chức danh quản lý,điều này cho phép họ có ảnh hưởng đến cách thức điều hành và quản lý hợp tác xã.Kiến nghị, yêu cầu giải trình về hoạt động của hợp tác xã: Quyền kiến nghị và yêu cầugiải trình giúp đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan quản lý tronghợp tác xã, tạo cơ hội cho thành viên kiểm tra và đánh giá hoạt động của tổ chức.Yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên bất thường: Quyền yêu cầu triệu tập Đại hộithành viên bất thường giúp thành viên có thể yêu cầu xem xét các vấn đề cấp bách

Trang 21

hoặc khẩn cấp, đảm bảo tính linh hoạt và phản ứng nhanh chóng với các tình huốngkhông lường trước.

Được cung cấp thông tin và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng: Quyền được cung cấp thông tin

và hỗ trợ đào tạo giúp thành viên cập nhật kiến thức và kỹ năng, từ đó nâng cao hiệuquả đóng góp của họ vào hoạt động của hợp tác xã

Ra khỏi hợp tác xã theo quy định: Thành viên chính thức có quyền ra khỏi hợp tác xãtheo quy định của pháp luật và điều lệ, đảm bảo tính linh hoạt trong việc rút lui khỏi tổchức khi cần thiết

Được trả lại vốn góp và nhận phần giá trị tài sản còn lại Quyền được trả lại vốn góp:

và nhận phần giá trị tài sản còn lại khi ra khỏi hợp tác xã đảm bảo sự công bằng vàquyền lợi tài chính của thành viên khi họ không còn là thành viên

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định pháp luật: Quyền khiếu nại và khởi kiệnbảo vệ quyền lợi hợp pháp của thành viên, cung cấp cơ chế để giải quyết tranh chấp vàđảm bảo công lý trong hoạt động của hợp tác xã

Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ: Quyền khác có thể bao gồm cácquyền đặc thù theo quy định cụ thể của từng hợp tác xã, giúp mở rộng phạm vi quyềnlợi của thành viên tùy thuộc vào quy định nội bộ của từng tổ chức

Quyền của Thành Viên Liên Kết Góp Vốn

Quyền tương tự với thành viên chính thức: Thành viên liên kết góp vốn có quyềntương tự như các quyền thuộc về thành viên chính thức, nhưng không bao gồm quyềnbiểu quyết nội dung Đại hội thành viên Điều này cho phép họ tham gia vào nhiềuquyền lợi và hoạt động của hợp tác xã mà không có quyền quyết định quan trọng.Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên:Quyền tham gia và phát biểu cho phép thành viên liên kết góp vốn có tiếng nói vàđóng góp ý kiến tại Đại hội thành viên, mặc dù không có quyền biểu quyết Điều nàythể hiện sự tham gia tích cực và cung cấp thông tin cần thiết cho quyết định của Đạihội

Quyền của Thành Viên Liên Kết Không Góp Vốn

Quyền tương tự với thành viên chính thức: Thành viên liên kết không góp vốn cóquyền lợi gần giống như thành viên chính thức trong một số lĩnh vực, như hưởng dịch

vụ và phúc lợi, nhưng không bao gồm quyền ứng cử, đề cử, và biểu quyết tại Đại hộithành viên Điều này thể hiện sự phân biệt trong quyền lợi giữa các nhóm thành viêndựa trên mức độ tham gia tài chính

Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên:Quyền này cho phép thành viên liên kết không góp vốn có thể phát biểu và tham giavào các cuộc họp quan trọng, nhưng không có quyền quyết định chính thức Điều này

Trang 22

giữ cho họ có sự tham gia nhưng không can thiệp vào các quyết định quan trọng củahợp tác xã.

2.2.2 Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên

Ở Điều 32 Luật hợp tác xã 2023, các thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ sau đây:Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ: Thànhviên chính thức phải đảm bảo việc góp vốn đúng theo cam kết và thời hạn quy địnhtrong Điều lệ của hợp tác xã Điều này giúp bảo đảm tài chính cho hoạt động của hợptác xã và tránh tình trạng thiếu vốn, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của tổchức

Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏathuận với hợp tác xã: Quy định này yêu cầu thành viên chính thức tham gia vào việctiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của hợp tác xã hoặc đóng góp lao động Điều nàykhông chỉ giúp hợp tác xã duy trì nguồn doanh thu mà còn tăng cường sự gắn bó giữathành viên và tổ chức, đảm bảo hoạt động hiệu quả

Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm viphần vốn góp vào hợp tác xã: Thành viên chính thức có trách nhiệm đối với các nghĩa

vụ tài chính của hợp tác xã, nhưng chỉ trong phạm vi vốn góp của họ Quy định nàyđảm bảo rằng các thành viên có trách nhiệm tài chính tương ứng với phần vốn đã góp,đồng thời hạn chế rủi ro tài chính ngoài khả năng của họ

Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật vàĐiều lệ: Thành viên chính thức phải bồi thường thiệt hại mà họ gây ra cho hợp tác xã.Quy định này bảo vệ quyền lợi của hợp tác xã khỏi những hành vi gây thiệt hại vàkhuyến khích các thành viên hành động cẩn thận và trách nhiệm

Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thànhviên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giámđốc đối với tổ chức quản trị rút gọn: Thành viên chính thức cần tuân thủ các quy địnhcủa hợp tác xã, từ tôn chỉ và mục đích đến các nghị quyết và quyết định của cơ quanquản lý Điều này giúp đảm bảo hoạt động của hợp tác xã diễn ra theo đúng quy định

và hướng dẫn, duy trì tính kỷ luật và trật tự trong tổ chức

Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ: Các nghĩa vụ khác sẽ được quyđịnh cụ thể trong pháp luật và Điều lệ của hợp tác xã, bao gồm các quy định và yêucầu bổ sung mà thành viên cần thực hiện để đáp ứng đầy đủ các trách nhiệm của mình.Nghĩa vụ của Thành Viên Liên Kết Góp Vốn

Trang 23

Nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023:Thành viên liên kết góp vốn phải thực hiện các nghĩa vụ giống như thành viên chínhthức, bao gồm:

Góp vốn: Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính như đã cam kết

Chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính: Chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi vốngóp

Bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại gây ra cho hợp tác xã

Tuân thủ quy định: Tuân thủ các quy định, điều lệ, nghị quyết và quyết định của hợptác xã

Các quyền và nghĩa vụ khác không bao gồm: Thành viên liên kết góp vốn không cónghĩa vụ sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc lao động theo thỏa thuận như thành viênchính thức Họ cũng không phải tuân thủ các nghĩa vụ khác mà thành viên chính thứcphải thực hiện, như tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của hợp tác xã.Nghĩa vụ của Thành Viên Liên Kết Không Góp Vốn

Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ: Thành viên liên kết không góp vốnphải nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ Phí thành viên không thuộc ngânsách nhà nước mà được quy định riêng trong điều lệ của hợp tác xã Điều này giúphợp tác xã duy trì hoạt động và quản lý tài chính hiệu quả

Nghĩa vụ quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1 Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023:Thành viên liên kết không góp vốn cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tương tự nhưthành viên chính thức trong việc bồi thường thiệt hại, tuân thủ quy định của hợp tác

xã, và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

2.3 Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên

2.3.1 Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên

Trong Điều 33, Luật hợp tác xã 2023 quy định các trường hợp chấm dứt tư cách thànhviên hợp tác xã như sau:

Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặcmất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Tư cáchthành viên của cá nhân sẽ bị chấm dứt trong trường hợp cá nhân đó không còn tồn tại

về mặt pháp lý hoặc không còn khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên.Điều này đảm bảo rằng hợp tác xã chỉ giữ lại những thành viên có đủ năng lực và sựhiện diện thực tế

Trang 24

Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản: Nếu tổ chức là thành viêncủa hợp tác xã chấm dứt tồn tại do giải thể hoặc phá sản, tư cách thành viên của tổchức đó cũng sẽ chấm dứt Điều này giúp hợp tác xã duy trì các thành viên hợp pháp

và hoạt động ổn định

Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản: Khi hợp tác xã tự chấm dứt tồn tại, tất

cả các thành viên của hợp tác xã cũng mất tư cách thành viên Quy định này là cầnthiết để bảo đảm rằng các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viênđược giải quyết hợp lý khi tổ chức không còn hoạt động

Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã: Thành viên có quyền tự nguyện rút khỏi hợptác xã theo quy định của Điều lệ Điều này cho phép thành viên rời khỏi tổ chức nếu

họ không còn muốn tiếp tục tham gia, đồng thời đảm bảo rằng sự rút lui này đượcthực hiện theo quy định rõ ràng và hợp pháp

Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều: Nếu một thành viên không tuân thủcác quy định của Điều lệ và bị khai trừ, tư cách thành viên của họ cũng sẽ chấm dứt.Quy định này giúp duy trì kỷ luật và tiêu chuẩn của hợp tác xã

Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thờigian liên tục theo quy định của Điều lệ: Thành viên phải thực hiện nghĩa vụ sử dụngsản phẩm, dịch vụ hoặc đóng góp lao động theo quy định của Điều lệ Nếu không thựchiện nghĩa vụ này trong thời gian quy định, tư cách thành viên có thể bị chấm dứt đểđảm bảo sự tham gia tích cực của thành viên

Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốnthấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ: Nếu thành viên không thực hiệncam kết góp vốn đầy đủ hoặc không đạt yêu cầu vốn góp tối thiểu, tư cách thành viên

sẽ bị chấm dứt Điều này đảm bảo rằng hợp tác xã có đủ vốn để hoạt động và cácthành viên đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình

2.3.2 Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên

Theo Điều lệ: Điều lệ của hợp tác xã là văn bản quy định cụ thể và chi tiết về cơ cấu

tổ chức, quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan trong hợp tác xã Điều lệ cũng quyđịnh thẩm quyền của các cơ quan này trong việc quyết định các vấn đề liên quan đếnchấm dứt tư cách thành viên Nếu Điều lệ có quy định khác so với Luật, Điều lệ sẽđược áp dụng nếu nó không trái với các quy định pháp luật

Trang 25

Quy Trình và Thủ Tục

Quy trình quyết định: Quy trình quyết định việc chấm dứt tư cách thành viên có thểbao gồm việc xem xét, đánh giá, và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền Ví dụ:Đại hội thành viên: Có thể quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến chấm dứt

tư cách thành viên, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chính sách, nguyên tắcchung và tình huống đặc biệt

Hội đồng quản trị: Có thể thực hiện các quyết định hàng ngày và các quyết định liênquan đến quản lý thành viên, bao gồm việc chấm dứt tư cách thành viên nếu Điều lệquy định như vậy

Ban kiểm soát: Có thể có vai trò trong việc giám sát việc thực hiện các quyết định vềchấm dứt tư cách thành viên và đảm bảo rằng các quyết định này được thực hiện đúngquy trình và theo đúng quy định pháp luật

Thủ tục giải quyết quyền, nghĩa vụ: Khi tư cách thành viên bị chấm dứt, hợp tác xãphải giải quyết các quyền và nghĩa vụ còn lại của thành viên đó Thủ tục giải quyết cóthể bao gồm:

Xác định số tiền hoặc tài sản cần hoàn trả: Nếu thành viên đã góp vốn hoặc tài sản vàohợp tác xã, hợp tác xã có nghĩa vụ hoàn trả một phần hoặc toàn bộ vốn góp hoặc giátrị tài sản còn lại

Thanh toán các khoản nợ: Nếu thành viên có các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chínhkhác đối với hợp tác xã, hợp tác xã cần thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi hoặcthanh toán các khoản này

Giải quyết các vấn đề pháp lý: Đảm bảo rằng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đếnviệc chấm dứt tư cách thành viên được giải quyết đúng theo quy định pháp luật vàĐiều lệ

Trong sự sửa đổi và bổ sung của pháp luật, Luật hợp tác xã 2023 đã giúp đảm bảorằng việc chấm dứt tư cách thành viên và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của thànhviên được thực hiện công bằng và minh bạch, dựa trên các quy định rõ ràng và có căn

cứ pháp lý

Đồng thời, quy trình này bảo vệ quyền lợi của các thành viên hiện tại, đảm bảo rằngquyền lợi của họ được duy trì và giải quyết hợp lý khi một thành viên không còn phùhợp với tổ chức Việc thực hiện các quy định về chấm dứt tư cách thành viên một cáchchính xác và kịp thời giúp duy trì sự ổn định và hoạt động hiệu quả của hợp tác xã

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hợp tác xã 2023, tổ chức quản trị của hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã bao gồm hai loại sau:

Trang 26

Tổ chức quản trị đầy đủ bao gồm: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc(Tổng giám đốc), Ban kiểm soát Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc(Tổng giám đốc);

2.4 Cơ cấu tổ chức, quản lí hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

2.4.1 Đại hội thành viên

Tại Điều 57 Luật Hợp tác xã 2023 quy định đại hội thành viên là cơ quan quyết địnhcao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Đại hội thành viên họp thường niên mỗinăm một lần và có thể họp bất thường Trường hợp tổ chức theo tổ chức quản trị rútgọn, Đại hội thành viên họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 03 thángmột lần và có thể họp bất thường

Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu: Đại hội toàn thể bao gồm các thành viên chính thức tham dự và biểu quyết tại cuộchọp Đại hội thành viên

Đại hội đại biểu bao gồm các đại biểu đại diện cho các thành viên chính thức tham dự

và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tổng

số thành viên chính thức từ 50 thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu.Trong cuộc họp Đại hội thành viên có thể mời thành viên liên kết góp vốn, thành viênliên kết không góp vốn tham dự và cuộc họp Đại hội thành viên có thể được tổ chứcbằng hình thức họp trực tiếp, họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và họptrực tuyến

Cuộc họp Đại hội thành viên phải được ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình để cungcấp cho các thành viên nếu có yêu cầu Biên bản họp phải có chữ ký của chủ tọa vàthư ký Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký thì biên bản họp có hiệu lực nếu đượctrên 50% thành viên tham dự đồng ý ký; biên bản ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối

ký Người ký tên trong biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác vàtrung thực của biên bản họp

Như vậy, đại hội thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã và được tổ chức thông qua hai hình thức là đại hội toàn thể hoặc đại hội đại

Trang 27

biểu, trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tổng số thành viên chínhthức từ 50 thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu Về thẩm quyền của Đạihội thành viên theo tổ chức quản trị đầy đủ và theo tổ chức quản trị rút gọn có thểtham khảo tại Điều 64, Điều 70 Luật này.

Về việc triệu tập Đại hội đồng thành viên :

Theo Điều 59 Luật Hợp tác xã 2023 Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ

hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọntriệu tập Đại hội thành viên thường

niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Trường hợp tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ, Đại hội thành viên bất thường được triệu tập trong trường hợp sau đây:

Hội đồng quản trị triệu tập để giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền;Hội đồng quản trị triệu tập theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc ít nhất một phần batổng số thành viên chính thức;

Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập trong trường hợp không tổ chức được cuộc họpđịnh kỳ của Hội đồng quản trị sau 02 lần triệu tập

Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

Tham dự và biểu quyết bằng hình thức trực tuyến;

Đã ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.Các nội dung sau đây được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 65% tổng sốphiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023:

Trang 28

Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

Quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị bằng hoặc lớn hơn20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tàichính gần nhất; quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung không chia;

Thay đổi tổ chức quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023 đượcthông qua khi có trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểutham dự và biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023.Đối với Đại hội thành viên của hợp tác xã, mỗi thành viên chính thức tham dự đại hộitoàn thể có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào phần vốngóp hay chức vụ thành viên Mỗi đại biểu tham dự đại hội đại biểu có số phiếu biểuquyết bằng số lượng thành viên ủy quyền

Đối với Đại hội thành viên của liên hiệp hợp tác xã, mỗi thành viên chính thức hoặcđại biểu thành viên chính thức tham dự có số lượng phiếu biểu quyết ngang nhau hoặckhác nhau tương ứng theo số lượng thành viên chính thức của các hợp tác xã thànhviên do Điều lệ của liên hiệp hợp tác xã quy định

Phiếu biểu quyết và biên bản kiểm phiếu tại Đại hội thành viên phải được lưu trữ.Trong Luật hợp tác xã 2012 quy định rằng:

Đại hội thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền quyết định các vấn đềquan trọng của HTX

Mỗi thành viên của HTX có một phiếu bầu và quyết định tại đại hội thành viên đượcthông qua theo đa số phiếu

Nhưng trong Luật hợp tác xã hiện hành, nhà nước đã có sự thay đổi và bổ sung để luậthợp tác xã trở nên hoàn thiện hơn, cụ thể như sau:

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ kế hoạch về Đầu tư (2020), sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2020, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: sách trắng hợp tác xã Việt Nam
Tác giả: Bộ kế hoạch về Đầu tư
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2020
1. Luật hợp tác xã 2012 2. Luật hợp tác xã 2023 Khác
3. Nghị định số 45/2021/NĐ- CP ngày 31/03/2021 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Khác
4. Luật doanh nghiệp 2020 5. Luật phá sản 2014 Tài liệu tham khảo Khác
2. Thủ tướng Chính phủ, Tờ trình số 99/TTg- CP về dự án Hợp tác xã( sửa đổi) ngày 03/05/2012Website Khác
1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 2. Cổng thông tin điện tử Chính phủ 3. Website báo Nhân dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bài luận chuyên ngành  pháp luật chủ thể kinh doanh
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN