Trong thời đại công nghiệp phát triển và hiện đại hóa ngày nay một doanh nghiệp tập trung vào đạo đức không chỉ xây dựng được danh tiếng mà còn tạo dựng được niềm tin với khách hàng , đi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA QUẢN TRỊ
- -
TIỂU LUẬN
VĂN HÓA KINH DOANH & TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
HÀ NỘI – 2024
Trang 2MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 : Khái niệm về đạo đức
1.1.2 : Khái niệm về đạo đức kinh doanh
1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1 : Đạo đức kinh doanh giúp phân định đúng , sai từ đó điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
1.2.2 : Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp 1.2.3 : Đạo đức kinh doanh giúp tăng cường sự hợp tác và mối quan hệ với các bên liên quan
1.2.4 : Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
1.2.5 : Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng
1.3 : NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1 : Tính chính trực
1.3.2 : Tính khách quan
1.3.3 : Tính bảo mật
1.3.4 : Tư cách nghề nghiệp
1.3.5 : Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
1.4 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Đạo đức doanh nghiệp dường như là một phần không thể thiếu khi hình thành nên một công ty Phát triển của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và thịnh vựng của một quốc gia Đạo đức doanh nghiệp không chỉ tuân theo các quy tắc và tiêu chuẩn do xã hội đặt ra mà còn phản ánh giá trị và trách nhiệm của mỗi công ty Trong thời đại công nghiệp phát triển và hiện đại hóa ngày nay một doanh nghiệp tập trung vào đạo đức không chỉ xây dựng được danh tiếng mà còn tạo dựng được niềm tin với khách hàng , điều đó khẳng định vai trò của họ trong lòng công chúng Nhưng trong một khoảng thời gian ngắn có rất nhiều trường hợp đạo đức phát sinh , vi phạm trong kinh doanh đặc biệt là ô nhiễm môi trường của công
ty Vedan, sữa chứa melamine Cũng có những doanh nghiệp bắt chước kiểu dáng, biểu tượng để gây nhầm lẫn cho khách hàng Nhận thức về vai trò của đạo đức kinh doanh trong các tổ chức, em đã chọn đề tài “ Đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp ” là nội dung của tiểu luận này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Bùi Đăng Trình Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của em ngày càng hoàn thiện hơn
Trang 4CHƯƠNG 1: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 : Khái niệm về đạo đức
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc ,nguyên tắc, chuẩn mực xã hội mà con người sử
dụng nó để phân biệt đúng , sai trong các hành vi , ứng xử của mình Đạo đức chính là thước đo để đánh giá một con người Đạo đức được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau như văn hóa , giáo dục , tôn giáo , tín ngưỡng , trải nghiệm bản thân Đạo đức ảnh hưởng sâu sắc đến cách con người đối nhân xử thế trong xã hội ngày nay
1.1.2 : Khái niệm về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
- Đạo đức kinh doanh cũng là một tập hợp các nguyên tắc , chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh các hành vi , suy nghĩ của chủ thể kinh doanh để phù hợp với đời sống Đạo đức kinh doanh gắn liền với lợi ích kinh doanh dựa trên giá trị đạo đức
và trách nhiệm xã hội Nó không chỉ tập trung vào các quy định của pháp luật mà còn quyết định tới các bên liên quan như khách hàng , nhân viên , đối tác hay nhà cung cấp
1.2 : VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 : Đạo đức kinh doanh giúp phân định đúng , sai từ đó điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
- Đảm bảo rằng các công ty tiến hành một cách có trách nhiệm và công bằng Khi các công ty cam kết tuân thủ các quy tắc đạo đức trong kinh doanh , họ tự mình phải điều chỉnh hành vi , xử xự để phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật Đạo đức kinh doanh cung cấp một khuôn khổ để các doanh nghiệp nhận ra vai trò của mình., từ đó tạo ra một môi trường phát triển bền vững , giảm thiểu các vấn đề mang tính tiêu cực như lừa đảo , gian lận , Nếu có ta cần đưa
ra những biện pháp xử lí kịp thời , kiểm soát trong công ty một cách chặt chẽ hơn
Trang 5để không dẫn đến những vấn đề pháp lý nghiêm trọng Qua đó nên tổ chức răn
đe , khiển trách để làm gương cho những người đến sau tránh lặp lại những sai phạm không đáng có Nhân viên sẽ có nhận thức hơn về các quy định của pháp luật , từ đó ứng xử phù hợp hơn trong công việc của mình
1.2.2 : Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Khi các doanh nghiệp thực hiện hoạt động dựa trên các giá trị đạo đức , họ sẽ xây dựng được niềm tin với khách hàng Điều này không chỉ giúp tăng doanh thu bán hàng mà còn thúc đẩy tạo ra một cơ sở khách hàng từ đó đảm bảo lợi nhuận bền vững Một doanh nghiệp có văn hóa cũng sẽ thu hút được nhân viên tài năng, gắn bó lâu dài hơn và giữ chân được những khách hàng khó tính Bên cạnh đó , đạo đức kinh doanh giúp công ty tuân thủ pháp luật , giảm thiểu được rủi ro tài chính không đáng có Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là trách nhiệm , nghĩa
vụ của mỗi doanh nghiệp mà còn là một chiến lược kinh doanh thông minh
1.2.3 : Đạo đức kinh doanh giúp tăng cường sự hợp tác và mối quan hệ với các bên liên quan
-Các doanh nghiệp có thể hình thành và hợp tác với nhau trên cơ sở cùng có lợi Khi các bên liên quan cảm thấy được tôn trọng , lắng nghe , họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm và sẵn sàng cống hiến hết sức mình vì mục tiêu cuối cùng Vì thế khi hai bên tin tưởng nhau , khả năng mâu thuẫn sẽ giảm đi từ đó giúp duy trì mối quan hệ lâu dài và ổn định hơn Đạo đức kinh doanh khuyến khích sự rõ ràng trong giao tiếp, ứng xử Các bên liên quan sẽ cảm thấy thoải mái khi các doanh nghiệp chia sẻ thông tin một cách chân thành và minh bạch Bằng cách xác định lợi ích chung ,tham gia vào các dự án hợp tác cũng như trao đổi , doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan hệ bền vững và đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh.
1.2.4: Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
Trang 6- Một doanh nghiệp có đạo đức chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước Khi doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc đạo đức trong kinh doanh , họ sẽ xây dựng được lòng tin với các nhà đầu tư điều này dẫn đến một nền kinh tế phát triển , công bằng , bền vững Thêm vào đó , đạo đức kinh doanh khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn Sự cạnh tranh ấy sẽ giúp đổi mới , nâng cao chất lược sản phẩm cũng như dịch vụ Vì vậy, đề cao đạo đức trong hoạt động kinh doanh cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
1.2.5 : Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.
- Doanh nghiệp làm việc theo chuẩn mực đạo đức kinh doanh tạo nên sự uy tín và tăng thêm độ tin cậy cho khách hàng Đạo đức kinh doanh đề cao sự công bằng
và hợp lý trong sản phẩm, dịch vụ Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi họ nhận được giá trị xứng đáng với số tiền họ bỏ ra Khi khách hàng tin tưởng , họ không chỉ mua sắm , trải nghiệm dịch vụ nhiều hơn mà còn giới thiệu cho bạn bè và người thân Những hoạt động này sẽ giúp thúc đẩy tạo giá trị tích cực cho cộng đồng và tăng thêm giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp nói chung Họ sẽ cảm thấy an toàn khi lựa chọn sản phẩm và dịch vụ từ các thương hiệu có trách nhiệm với xã hội và có đạo đức.
1.3 : NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1 : Tính chính trực
- Phải cung cấp những thông tin chính xác về sản phẩm , dịch vụ Việc nói dối , giấu giếm thông tin có thể mất niềm tin với khách hàng và các bên liên
quan Đồng thời nếu có xảy ra sai sót , các doanh nghiệp phải sẵn sàng chịu trách nhiệm về những hành động cũng như quyết định của mình, từ đó thừa nhận và sửa chữa lỗi lầm gây ra Bởi trong kinh doanh , uy tín được coi là yếu tố hàng đầu quyết định mọi thứ Nếu doanh nghiệp cư xử một cách chính trực , người ta sẽ tin
Trang 7bạn , lời nói sẽ lan truyền nhanh hơn tất cả những phương thức truyền thông khác Ngược lại , thiếu chính trực sẽ ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp
1.3.2 : Tính khách quan.
- Không được thiên vị , đảm bảo mọi người đều được hưởng công bằng trong bất
kì tình huống nào Doanh nghiệp cần đánh giá nhân viên , đối tác , khách hàng một cách công tâm nhất Việc này cho thấy được mọi người đều được bình đẳng , tạo ra môi trường làm việc tích cực , sáng tạo Khi các đối tác cảm thấy được đối
xử công bằng , họ sẽ có xu hướng hợp tác lâu dài hơn Trong khi đưa ra một quyết định quan trọng , doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến từ các đối tác , nhân viên , điều này giúp tạo ra một cái nhìn đa chiều ở xã hội Việc thực hiện tính khách quan sẽ duy trì được sự uy tín cũng như sự tin tưởng , tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh.
1.3.3 : Tính bảo mật.
- Doanh nghiệp cần có những biện pháp để bảo vệ thông tin của khách hàng cũng như nhân viên , xác định rõ những tư liệu quan trọng , chỉ những người có thẩm quyền mới được phép truy cập từ đó giảm thiểu được những rủi ro về lộ thông tin
cá nhân Doanh nghiệp nên đầu tư những phương thức bảo mật hiện đại như mã hóa dữ liệu , khóa vân tay , để bảo vệ các mối đe dọa từ bên ngoài Các công ty
từ đó đánh giá và điều chỉnh thường xuyên các công tác xã hội để phát hiện và xử
lí kịp thời những lỗ hổng không đáng có Doanh nghiệp cần có những kế hoạch để sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề , thông báo cho các bên liên quan rồi khắc phục Đây là một yếu tố cần thiết trong hoạt động kinh doanh.
1.3.4 : Tư cách nghề nghiệp.
- Phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật và các quy định liên quan , tránh những hành động làm suy giảm sự uy tín của mình Một người làm nghề phải trung trực trong mọi tình huống Giữ vững sự liêm chính khi hành động và đưa ra quyết định ngay
Trang 8cả khi không ai giám sát , theo dõi Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị bản thân , khẳng định được vị thế của mình trong tập thể , cộng đồng , xã hội Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn và đáng tin cậy Nhận thức được trách nhiệm cho mọi quyết định của mình , khi có sai sót cần thừa nhận và tìm cách khắc phục thay vì đổ lỗi cho người khác Liêm chính không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp Khi mỗi
cá nhân đều hành xử theo một cách liêm chính , môi trường làm việc sẽ trở nên tích cực , lành mạnh từ đó nâng cao hiệu suất , chất lượng sản phẩm , dịch vụ
1.3.5 : Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
a Năng lực chuyên môn
- Năng lực chuyên môn yêu cầu cá nhân phải có sự hiểu biết , kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả Để duy trì năng lực chuyên môn , cá nhân cần có ý thức rèn luyện , bồi đắp cho mình nỗ lực hành động để thành công , đóng góp tích cực cho cộng đồng , xã hội Điều này giúp họ thích ứng được với chuyển đổi số trong thời đại phát triển ngày nay Cần nhận thức được tác động của kinh doanh đối với doanh nghiệp , cam kết và đảm bảo thực hiện những hành động mang tính tích cực cho cộng đồng , xã hội.
b Tính thận trọng
- Yêu cầu cá nhân xem xét kĩ lưỡng các vấn đề đã , đang và sẽ xảy ra Việc xem xét kĩ lưỡng giúp giảm thiểu được rủi ro , mối nguy hại cho tổ chức Cá nhân cần
có trách nhiệm với các quyết định của mình từ đó thể hiện được sự cam kết trong lĩnh vực kinh doanh Tính thận trọng bao gồm cả sự lắng nghe , tiếp thu ý kiến từ phía người khác qua đó giúp ta có cái nhìn đa chiều và đưa ra quyết định một cách hợp lý và đúng đắn hơn Khi mỗi cá nhân , tổ chức đều thực hiện tính thận trọng , môi trường kinh doanh sẽ trở nên an toàn và vững mạnh hơn
1.4 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP.
Trang 9- Xây dựng được lòng tin và sự uy tín : Đạo đức kinh doanh giúp tạo dựng được niềm tin với khách hàng , đối tác Doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan
hệ lâu dài và bền vững với khách hàng , đối tác , nhà đầu tư thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh Tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông để giao tiếp và tương tác với khách hàng tạo sự gắn bó , gần gũi
- Nâng cao được vị thế của doanh nghiệp : Một doanh nghiệp có tiêu chuẩn đạo đức cao sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng mới Những khách hàng có ý thức xã hội cao thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm , dịch vụ doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tốt Doanh nghiệp từ đó lôi cuốn được nhân viên tài năng , gắn bó lâu dài , nhờ vào môi trường làm việc lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau
- Thúc đẩy phát triển bền vững : Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao uy tín , vị thế đất nước , tạo dựng môi trường quốc tế , thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Khuyến khích sự sáng tạo , đổi mới trong việc tìm kiếm các giải pháp bền vững , tạo ra một môi trường làm việc có trách nhiệm Bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao , doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro , xây dựng khách hàng trung thành và tăng khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi.
- Tạo động lực cho nhân viên : Môi trường làm việc có đạo đức giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn , năng suất hơn , làm cho các mối quan hệ trở nên hài hòa , chân thành , gắn kết chặt chẽ với nhau.Giúp con người có thêm động lực , thêm nhiệt huyết , nâng cao giá trị bản thân , sống đẹp và sống một cuộc đời có ý nghĩa.
- Giảm thiểu rủi ro : Tuân thủ các quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về pháp lý, giảm thiểu chi phí và bảo vệ uy tín Theo dõi và đánh giá các hoạt động kinh doanh để phát hiện sớm các vấn đề đạo đức có thể xảy ra Xử lý kịp thời các khiếu nại và phản hồi từ khách hàng và nhân viên để cải thiện quy trình và chính sách Giảm thiểu rủi ro trong đạo đức kinh
Trang 10doanh không chỉ bảo vệ uy tín của doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển của xã hội.
-Thu hút và giữ chân nhân tài : Nhân viên muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp , có đạo đức , nơi họ được tôn trọng và phát triển Đội ngũ nhân viên có đạo đức làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và trung thành hơn với doanh nghiệp Giữ chân được nhân tài giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới.
- Tuân thủ quy định pháp luật : Việc tuân thủ các quy tắc , chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh không chỉ là nghĩa vụ , trách nhiệm mà còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những vấn đề tiêu cực từ đó xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp hơn trong cộng đồng Nói chung , đây là yếu tố then chốt để doanh nghiệp phát triển và duy trì thành công trong thời đại ngày nay.
Trang 11CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Đạo đức kinh doanh được thể hiện thông qua việc thực hiện kinh doanh có trách nhiệm với khách hàng, cộng đồng và xã hội, mang lại lợi ích bền vững Chiến dịch Live Streaming DOOH của Grab không chỉ đơn thuần là quảng cáo mà nó cũng thể hiện cam kết của công ty về đạo đức và trách nhiệm xã hội Tập trung vào hình ảnh các bác tài xế, chiến dịch này khẳng định sự quan tâm của Grab đối với những người lao động, từ đó tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp tôn trọng và quan tâm đến nhân viên Khi chia sẻ những hình ảnh thực trong cuộc sống , Grap tạo nên sự gắn kết sâu sắc với cộng đồng , giúp khách hàng hiểu hơn và trân trọng những đóng góp của tài xế Chiến dịch đã tăng cường được sự uy tín của doanh nghiệp , sự trung thành của khách hàng , thu hút được khách hàng mới và cải thiện được thương hiệu của công ty Thêm vào đó , Grab cam kết cung cấp dịch vụ an toàn và minh bạch cho người dùng Họ áp dụng nhiều biện pháp bảo mật thông tin và bảo
vệ quyền lợi của khách hàng như chính sách hoàn tiền , chăm sóc khách hàng trên web Grap công khai giá cả một cách minh bạch , các chính sách từ đó người dùng có thể lựa chọn một cách hợp lý hơn Ngoài ra , Grap còn cam kết xây dựng một môi trường làm việc đa dạng Họ thực hiện các chính sách không phân biệt đối xử dựa trên giới tính , độ tuổi , tôn giáo , tín ngưỡng , trong việc tuyển dụng cũng như đãi ngộ cho nhân viên Sự cam kết này không chỉ giúp Grab duy trì vị thế cạnh tranh mà còn khẳng định hình ảnh một doanh nghiệp có đạo đức và trách nhiệm