Chúng chủ yếu là các loại cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi có hương thơm, nhưng chi Sassafras và một hoặc hai chi khác là các loại cây sớm rụng, còn Cassytha tơ xanh là chi chứa các l
Trang 1II ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HỌ THỰC VẬT DÙNG LÀM THUỐC
1 Họ Long não (Lauraceae)
Họ này là một nhóm thực vật có hoa nằm trong bộ Nguyệt quế (Laurales).
Họ này chứa khoảng 55 chi và trên 2.000 loài phân bố rộng khắp thế giới, chủ yếu trong các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á và Brasil Chúng chủ yếu là các loại cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi có hương thơm, nhưng chi Sassafras và một hoặc hai chi khác là các loại cây sớm rụng, còn Cassytha (tơ xanh) là chi chứa các loài dây leo sống ký sinh.
1.1 Đặc điểm chính:
Cây gỗ
Lá mọc so le, đơn nguyên, gân lá lông chim, thường có 3 gân gốc lớn.Cụm hoa xim, cờ hay tán giả Hoa đều, thường lưỡng tính, 3 lá đài, 3 cánhhoa rời nhau
Bộ nhị: 9 nhị xếp thành ba vòng, đôi khi có thêm một vòng nhị lép
Bộ nhụy: một lá noãn, bầu trên, 1 ô, đựng 1 noãn
Hoa thức: P3+3 A3+3+3G 3-1
Quả mọng hình cầu đựng trong đài hoa tồn tại bao quanh như một cái chén.Hạt không nội nhũ
1.2 Một số cây trong họ:
Cây Long não (Cinnamomum camphora Nees et Eberm) Cây gỗ to, cao
10 - 15m Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, có 3 gân gốc nổi rõ; ở góc giữagân phụ và gân chính có một tuyến nhỏ, nổi, bóng, chứa tinh dầu Hoa nhỏ màuvàng lục, tụ họp thành xim hai ngả ở ngọn cành Quả mọng hình cầu Thân cây,
lá, rễ, quả chứa tinh dầu và long não đặc Long não dùng làm thuốc chữa ho, trợtim
Cây Quế thanh (Cinnamomum cassia Nees et Lour.) Cây gỗ to, cao 12
-20m
Lá mọc đối, hình trứng hai đầu nhọn, mép lá nguyên, ngoài gân giữa còn có 2gân bên nổi rõ Hoa màu trắng xanh nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành.Quả nhỏ hình trứng, khi chín có màu nâu tím Vỏ cây, vỏ cành, cành non dùnglàm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, ho hen, cảm lạnh
Trang 2
Cây Quế Cây Long não
Một số cây khác trong họ:
o Hậu phác nam (Cinnamomum iners Reinw.)
o Vù hương (Cinnamomum balansae Lee) Cho tinh dầu là xá xị
o Ô dược (Lindera aggregata Kosterm.) Rễ làm thuốc chữa đầy bụng
o Màng tang (Litsea cubeba Pers.) Lá và quả cất tinh dầu thơm dùng trong
công nghiệp và y học
o Dây tơ xanh (Cassytha filiformis L.) thân giống Dây tơ hồng nhưng màu
xanh lục trộn với vôi để chữa ghẻ
o Bơ (Persea americana Mill.) Cây nhập nội trồng lấy quả ăn.
2 Họ Tiết dê hay họ Phòng kỷ (Menispermaceae)
2.1 Đặc điểm chính:
Dây leo, thân sần sùi có nhiều sẹo lá
Lá mọc so le, đơn, nguyên, gân lá hình chân vịt hay hình lọng,
Cụm hoa chùm hay xim Hoa nhỏ, màu lục, mẫu 3, đơn tính khác gốc, kiểuvòng
Cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour)
Dây leo to Cuống lá phình lên ở cả hai đầu, lá hình thuôn, có 3 gân gốc nổi
rõ Rễ cắt ra có màu vàng thẫm và có những bó libe - gỗ cấp hai toả ra như nanhoa bánh xe
Trang 3Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá , đơn tính khác gốc, hoa đực có 6 nhị 1 hoặc 3nhị Quả hạch.
Thân và rễ dùng làm thuốc chữa lỵ, chữa đau mắt và thuốc bổ
Cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour) Dây leo, gốc thân phát triển
thành củ to, có củ nặng tới 20kg Lá hình lọng mọc so le Trong thân, củ có chứaalcaloid là rotundin dùng làm thuốc trấn kinh trong các bệnh mất ngủ, làm thuốc
bổ, chữa hen
Cây Hoàng đằng Cây Bình vôi
Một số cây khác trong họ:
o Tiết dê (Diploclisia glaucescens Diels.) rễ cây được xem như có tác dụng
chống sốt chu kỳ, lợi tiểu, khử lọc, lợi tiêu hoá
o Phấn phòng kỷ, Củ dòm, Củ gà ấp (Stephania tetrandra S.Moore)
o Lõi tiền (Stephania hernandifolia Spreng.)Vị đắng, tính hàn; có tác dụngthanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, khư phong trừ thấp, tán ứ chỉ thống
o Dây ký ninh (Tinospora crispa Miers.) Dùng chữa sốt rét
o Đau xương (Tinospora tomentosa Miers.) Lá giã với rượu đắp chữa tê
thấp
o Dây táo (Anamirata coculus L.) hạt độc dùng để đánh bã
o Dây một, Dây xanh lông, Dây hoàng thanh (Coculus sarmentosus Dicls.)
Rễ dùng chữa 1 Sưng hầu họng; 2 Thận viêm thuỷ thũng, sỏi niệu đạo, niệuđạo viêm nhiễm; 3 Đau dây thần kinh hông, chấn thương đau nhức Liều dùng12-20g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác Còn dùng trị rắn độccắn, nhọt độc, có thể dùng nấu nước uống trong và lấy rễ tươi giã đắp ngoài.Thân dùng làm thuốc lợi tiểu và làm giảm sưng đau chân
o Vằng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) Thân và rễ làm
nguyên liệu chiết berberin
Trang 43 Họ Mao lương hay họ Hoàng liên (Ranunculaceae)
Họ này chứa khoảng 50-65 chi, với khoảng 1.500-2.500 loài, chủ yếu là cây thân
thảo, nhưng có một vài loài là loại dây leo thân gỗ (chẳng hạn chi Clematis) Chúng
được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
3.1 Đặc điểm chính
Cây thảo, dây leo Rễ có thể phồng thành củ
Lá thường mọc so le, ít khi mọc đối, bẹ lá phát triển, lá nguyên hay xẻthuỳ, có khi phần cuối lá biến thành tua cuốn
Cụm hoa chùm, xim Hoa đều hoặc không đều, lưỡng tính Đế hoa lồi hìnhnón; 4 - 5 lá đài, có khi hình cánh hoa; 5 cánh hoa
Cây Ô dầu - phụ tử (Acotium fortunei Hemsl.) Cây thảo sống lâu năm Rễ củ
màu đen Lá xẻ thành 3 thuỳ, hình chân vịt Hoa to, màu xanh lam, không đều
Quả tụ gồm 5 đại mỏng Rễ củ dùng làm thuốc xoa bóp nơi nhức mỏi, sưngđau
Cây Hoàng liên chân gà (Coptis teeta Wall.) Cây thảo, có thân rễ Lá xẻ 5
như chân gà, mọc từ rễ Hoa màu trắng Quả đại Thân rễ dùng làm thuốc chữa
lỵ, chữa sốt, chữa đau mắt, kích thích tiêu hoá
Cây Ô dầu phụ tử Cây Hoàng liên chân gà
Trang 5Mộc thông (Clematis armandii Franch.) Thân làm thuốc lợi tiểu.
Dây ruột gà (Clematis sinensis Osbeck.)
Hoa mẫu đơn (Paeonia suffructicosae Andr.) Vỏ rễ chữa nhức đầu, đau
lưng, đau bụng kinh
Bạch thược (Paeonia lactiflora Pall.) Rễ chữa đau ngực, đau sườn, ra mồ
hôi trộm
Mao lương (Ranunculus cantoniensis DC.) Vị cay, tính ấm, có độc; có tác
dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau
4 Họ Thuốc phiện hay họ A phiến (Papaveraceae)
Nó bao gồm khoảng 23-24 chi và khoảng 230-250 loài
4 1 Đặc điểm chính:
Cây thân cỏ Lá thường mọc so le, đơn, xẻ thuỳ, không có lá kèm
Hoa to, mọc đơn độc, đều, lưỡng tính; 2 - 3 lá đài rụng sớm; tràng hoa có 2vòng, mỗi vòng 2 - 3 cánh hoa có màu sặc sỡ
Cây Thuốc phiện (Papaver somniferum Lin.) Cây thân cỏ, sống hàng năm,
cao 1 - 2m Lá mọc so le, không có lá kèm Hoa to, 4 cánh hoa màu trắng, hồnghay tím
Quả nang có chứa nhựa mủ Trong nhựa có nhiều alcaloid như morphin,codein, papaverin, narcotin Vỏ quả khô (anh túc xác, cù túc xác) làm thuốcchữa lỵ, ỉa chảy, ho
Cây Mùi cua (Argemone mexicana Tourn.) Cây mọc hoang Thân và lá có
nhiều gai Hoa màu vàng Quả có nhiều gai Nhựa mủ màu vàng, tanh như mùicua đồng Hạt có chất dầu để tẩy nhưng độc không nên dùng
Trang 6
Cây Thuốc phiện Cây Mùi cua
Một vài loài trong họ này:
Hoa Lăng thảo California (Eschscholtzia californica).
Cây anh túc ngô (Papaver rhoeas) Hoa Lăng thảo California
5 Họ Rau răm (Polygonaceae)
Họ có gần 60 loài ở VN, hầu hết là cỏ nhỏ mọc hoang dại
5.1 Đặc điểm chính:
Cây thân cỏ, cây bụi hoặc leo
Lá thường mọc so le, đơn, nguyên hay chia thùy chân và có bẹ chìa
Hoa thường nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 3
Hoa thức:
Quả bóng có 3 góc
Hạt có nội nhũ bột
Trang 75.2 Một số cây trong họ:
Cây Cốt khí củ (Reynoutria japonica Houtt) Cây nhỏ sống lâu năm Lá
mọc so le, có bẹ chìa ngắn Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá , cánh hoa màutrắng Quả khô 3 cạnh Rễ củ dùng chữa bệnh tê thấp, cầm máu
Cây Hà thủ Ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb)
Dây leo bằng thân quấn Lá hình tim, có bẹ chìa mỏng Hoa nhiều nhỏ màutrắng Quả 3 cạnh, có ba cánh bao bọc Rễ củ dùng làm thuốc bổ, chữa thần kinhsuy nhược, làm đen râu tóc
Cây Cốt khí cây Hà thủ ô đỏ
Một số cây khác trong họ
Rau răm có tên khoa học là Polygonum odoratum Lour, chữa phù thũng,
chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng Ăn sống thì ấm bụng, mạnh chân gối, sángmắt Ăn nhiều thì làm dịu tình dục, kém khí, ít tinh; những người gầy khô,thường nóng và thể lực yếu thì không nên dùng Phụ nữ trước khi hành kinh, nếuuống nhiều nước rau răm thì làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt hoặc làm bế kinh,đang khi hành kinh mà ăn rau răm thì dễ sinh rong huyết Phụ nữ chậm kỳ kinh
từ 5 - 10 ngày có thể dùng 400 g rau răm tía tươi, rửa sạch, để ráo nước, ép lấy
200 ml dịch uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ thông kinh trở lại.Dùng ngoài giã đắp hoặc ngâm rượu bôi chữa bệnh ngoài da (hắc lào, lang ben,
Trang 8chốc lở, sâu quảng) Dùng nước cốt uống và lấy bã đắp vết thương chữa rắn cắnhay chó dữ cắn.
Đại hoàng (Rheum palmatum Baill), thân rễ trị táo bón
Chút chít (Rumex wallichii Meissn) Rễ củ trị táo bón.
Nghễ (Polygonum hydropiper L), Tắm trị ghẻ, chữa bệnh cho cá
Lá mọc so le, cuống lá dài, phiến lá thường chia thùy
Hoa đơn tính, phần lớn là cùng gốc Hoa đều, mẫu 5
Hoa thức: K 5 C(5)A(2) , *♀ K 5C(5)G(3)
Quả mọng to, vỏ quả ngoài cứng
Hạt không nội nhũ, lá mầm dày và chứa nhiều dầu
6.2 Một số cây trong họ:
Cây Gấc (Momordica cochinchinensis Spreng.) Cây leo bằng tua cuốn Lá
mọc cách chia thùy Hoa đơn tính màu vàng nhạt Quả hình bầu dục, có gaingắn, khi chín có màu đỏ Trong quả có nhiều hạt dẹt, quanh hạt có màng màu
đỏ tươi
Màng hạt gấc có chất dầu chứa caroten, khi vào trong cơ thể thành vitamin
A Hạt (mộc miết tử) dùng làm thuốc chữa mụn nhọt
Cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) Dây leo có rễ củ Lá chia 3
– 5 thuỳ Hoa đơn tính màu trắng Quả hình cầu to, khi chín màu đỏ cam Nhiềuhạt hình trứng dẹt Hạt (qua lâu nhãn) chữa táo bón, ho khan, ung nhọt Rễ củ(thiên hoa phấn) chữa cảm sốt, khát nước
Cây Gấc Cây Qua lâu
Trang 9Một số cây khác
Dưa hấu (Citrullus lanatus Matsum et Nakai.) Quả được dùng trong các trường
hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát Còn dùng chữa đi lỵ ra máu và ngậm khỏi viêm họng Vỏ quả được dùng giải nắng, chữa sốt khát nước, đi tiểu ít, đái dắt, phù thũng, miệng lưỡi sưng lở Có thể dùng tới 40g vỏ quả sắc với nửa lít nước đun sôi uống thay trà; hoặc dùng vỏ quả phơi khô đốt ra than tán bột ngậm hoặc sắc nước ngậm chữa lở miệng lưỡi Hạt dùng chữa đau lưng và phụ nữ hành kinh quá nhiều, lại có thể trị giun sán Liều dùng 12g, dạng thuốc sắc; ngày uống 3lần
Bí đỏ ( Cucurbita pepo L.). Bí ngô là món rau ăn thông thường trong nhândân Ðược chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêmruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường
và các bệnh về tim Dùng ngoài để đắp trị giun, cả giun đũa và giun móc; phốihợp với rễ Lựu trị sán sơ mít Cũng dùng trị chứng mất ngủ, viêm đau đường tiếtniệu Cuống quả Bí ngô dùng giải độc thức ăn (thịt, cá) gây nôn và chữa cổ họngnhiều đờm Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng hạt Bí ngô trị giun và sán xơ mít, vàdùng lá đắp ngoài trị bỏng Người ta thường dùng quả tươi lấy dịch uống hàngngày cho nhuận tràng, hoặc nấu xúp để ăn Món chè Bí ngô nấu với đậu đỏ, đậuđen, lạc, nếp là món ăn quen thuộc dùng để bổ dưỡng, lại vừa làm thuốc trị đauđầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau màng óc, viêm màng não
Bí rợ (Cucurbita maxima Duch Ex Lamk.)
Mướp ta (Luffa cylindrica Roem.)
Mướp đắng (Momordica charantia L.) Chữa ho, viêm họng: Nhai hạt
Mướp đắng nuốt nước 2 Chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu: Dùng láÐào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt Mướp đắng xoa, hoặc giã nát bôi 3.Chữa đau dạ dày: Hoa Mướp đắng, tán nhỏ uống (Lê Trần Ðức) 4 Chữa nhọtđộc sưng tấy và mụn nhọt đau nhức: Lá Mướp đắng 1 nắm, sắc uống với mộtchén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12g với rượu Ngoài giã lá tươichưng nóng đắp vào (Dược liệu Việt Nam - Lê Trần Ðức) 5 Chữa rắn cắn: Hạt
và lá 4-8g, nhai nuốt nước, lấy bã đắp lên vết cắn (Dược liệu Việt Nam)
Bí đao (Benincasa hispida (Thunb.) Cogn In DC) Bí đao có vị ngọt, tính
lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh nhiệt, tiêu viêm Vỏ Bí đao vịngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng, giải nhiệt Hạt có tácdụng kháng sinh, tiêu độc trừ giun
Dưa chuột ( Cucumis sativus L )
Dưa gang (Cucumis melol.)
Bầu (Lagenaria siceraria (Molina.) Standley.)
Su su (Sechium edule (Jacq.) Sw.)
7 Họ Bông (Malvaceae)
Gồm khoảng 111-119 chi với tổng cộng khoảng 1.500 loài
7.1 Đặc điểm chính:
Cây thân cỏ, cây bụi hoặc cây gỗ
Lá mọc so le, đơn nguyên hoặc chia thùy, thường có gân chân vịt, luônluôn có lá kèm, đôi khi rụng sớm
Trang 10Hoa thường mọc riêng lẽ hay cụm hoa chùm, xim ở kẽ lá Hoa đều lưỡngtính Các lá bắc xếp thành vòng ngay dưới đài hoa thành một đài phụ; 5 lá đàirời hoặc dính nhau ở gốc; 5 cánh hoa rời nhau
Bộ nhị: nhị xếp hai vòng; vòng trong có rất nhiều nhị, vòng ngoài có thểbiến thành nhị lép, chỉ nhị dính thành ống bao quanh nhụy
Bộ nhụy gồm 5 lá noãn trở lên, rời hoặc dính nhau Bầu trên có 2 hoặcnhiều ô
Hoa thức:
Quả nang chẻ ô, quả đại, quả đóng, quả mọng hay quả có cánh.
Hạt thường có lông, không nội nhũ
7.2 Một số cây trong họ:
Cây Vông vang (Abelmoschus moschatus (L.) Medic.) Cây thân cỏ, lá
chia thù y chân vịt Thân và lá có lông cứng Hoa to, màu vàng Quả nang Hạtchứa tinh dầu Hạt và lá chữa rắn cắn
Cây Cối xay (Abutilon indicum (L.) Sweet.) Cây nhỡ, mọc thành bụi, lá
hình tim Hoa đơn độc, màu vàng tươi, mọc ở kẽ lá Quả nang có nhiều múi.Cây Cối xay được dùng làm thuốc lợi tiểu
Cây Vông vang Cây Cối xay
Một số cây khác:
Sâm bố chính (Albemoschus moschatus (L.) Medic Subsp tuberosus
(Span.) Borss.) Rễ làm thuốc bổ, thông tiểu, điều kinh, đôi khi giả mạo nhânsâm
Dâm bụt (Hibiscus rosa - sinensis Lin)
Bụp giấm Hibiscus sabdariffa L Đài hoa có vị chua, dùng làm nước giải
khát
Trang 11Phù dung (Hibiscus mutabilis L.) Vị hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh
nhiệt giải độc, tiêu thũng bài nung, lương huyết, chỉ huyết
Ké hoa vàng (Sida rhombifolia L.) Rễ làm thuốc an thai
Kế hoa đào ( Urena lobata L.) Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không
độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu
Bông (Gossypium herbaceum L.) Lông của hạt dùng dệt vải.
8 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Là một họ lớn của thực vật có hoa với 240 chi và khoảng 6.000 loài Phần lớn là cây thân thảo, nhưng ở khu vực nhiệt đới cũng tồn tại các loại cây bụi hoặc cây thân
gỗ Một số loài cây chứa nhiều nước và tương tự như các loại xương rồng.
Cụm hoa xim hai ngả tập hợp thành chùm bông, cờ hay cụm hoa hìnhchén Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc, có khi không có cánh hoa (hoa cây
Thầu dầu) hoặc không có bao hoa (hoa trần) như hoa của chi Euphorbia
Hoa thức:
Quả nang mở bằng 3 mảnh vỏ, quả mọng ít khi là quả hạch
Hạt có nhiều nội nhũ dầu
2 Một số cây trong họ:
Cây Thầu dầu (Ricinus communis Lin.) Cây sống dai, cao 5 - 6m Lá mọc so
le, có cuống dài, lá kèm rụng sớm Phiến lá chia thùy có khía răng, cụm hoa chùm
xim gồm các hoa đơn tính không cánh hoa đực ở.phía dưới; hoa cái ở phía trên.Bầu thượng 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn Quả khô gồm 3 võ cứng, khi chín nứtthành 6 mảnh Hạt có mồng, độc, được dùng để ép lấy dầu làm thuốc tẩy, ngoài
ra còn chữa sa tử cung Rễ chữa đau khớp
Cây Ba đậu (Croton tiglium Lin.) Cây nhỡ, cao 3 - 6m Lá mọc so le, hình
trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ; một số lá có màu đỏ máu Hoa mọcthành chùm ở đầy cành; hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở phía trên Quả nang, màuvàng nhạt khi chín tách thành 3 mảnh vỏ Hạt hình trứng được ép lấy dầu làmthuốc tẩy mạnh
Hạt độc (bảng A) dùng để thuốc cá, chữa ghẻ
Trang 12
Cây Thầu Dầu Cây Ba đậu
Một số cây khác:
Nhội (Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook) Lá non dùng làm gia vị, lá và vỏ
thân trị viêm âm đạo, bạch đới, tiêu chảy
Cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta Lin.) toàn cây chữa lỵ
Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm).Chữa lỵ trực khuẩn, mụn nhọt,thiếu sữa, tắc tia sữa, băng huyết, trẻ em ỉa phân xanh Ngày 20 - 30g dạng thuốcsắc; trẻ em 10 - 20g Phối hợp với rau sam liều lượng bằng nhau để chữa lỵ Giãđắp chữa bệnh ngoài da, vết thương Còn dùng diệt sâu bọ
Trạng nguyên (Euphorbia pulcherrima Willd.)
San hô (Jatropha multifida L.) trồng làm cảnh, rễ củ gọi là Bạch phụ tử Ngô đồng (Jatropha podagrica Hook.) Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo
bón, gây nôn, lợi sữa Lá dùng trị ghẻ lở Trong dân gian, người ta dùng cuống
lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nướcsôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu
Dầu mè tía (Jatropha gossipifolia L.) dầu hạt có tác dụng tẩy xổ mạnh, khô
dầu có chất độc
Sắn (khoai mì) (Manihot esculljcnt Crantz)
Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu) (Phyllanthus urinaria L.) Cả cây chữa
viêm gan, vàng da
Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.) Rễ chữa lỵ, viêm gan, thận Lá
chữa sốt, lỵ tiêu chảy, phù
Rau ngót (Sauropus andrrgynus Merr), Rễ lợi tiểu, thông huyết, sót rau khi đẻ Chè hàng rào (Acalypha siamensis Oliv Ex Gagn.) Mọc hoang và trồng
làm hàng rào, lá nấu nước uống tác dụng lợi tiểu
Trang 13Lai (Aleurites moluccana (L.) Willd) Hạt chứa nhiều dầu béo dùng làm xà
phòng, pha sơn, thuốc xổ, quá liều gây độc
Cao su (Hevea orasilliensis (A.Juss.) Muell Arg.)
9 Họ Hoa hồng (Rosaceae)
Đây là một họ lớn trong giới thực vật với khoảng 3000-4000 loài trên thếgiới chia ra nhiều họ phụ Ở Việt Nam theo sách Cây cỏ VN thì có hơn 170 loài
9.1 Đặc điểm chính:
Cây gỗ, cây bụi hay cây thân cỏ
Lá mọc so le hay mọc đối, đơn hay kép và luôn luôn có lá kèm
Hoa mọc riêng lẻ hay tập hợp thành cụm hoa chùm, bông, ngù, xim Hoađều, lưỡng tính, thường mẫu 5 Đế hoa lõm hình chén, có khi phẳng hoặc lồi, 5
lá đài dính nhau ở gốc; 5 cánh hoa rời nhau, tràng hình hoa hồng
Bộ nhị: 5 đến 10 hoặc nhiều nhị
Bộ nhụy có 1 lá noãn (phân họ Mận), 2 đến 5 lá noãn (phân họ Táo), nhiều
lá noãn (phân họ Hoa hồng)
Hoa thức:
Họ Hoa hồng gồm 4 phân họ:
o Phân họ Thủy bia Spiraecoideae Cây bụi, lá đơn mọc so le, bộ nhụy 5 lá
noãn rời, quả gồm các đại hoặc quả nang
o Phân họ Hoa hồng Rosoideae: Lá kép 3 - 5 lá chét, bộ nhị 10 đến nhiều
nhị rời, quả tụ
o Phân họ Táo tây Maloideae: Lá đơn nguyên, 2 - 5 lá noãn trong đế hoa
lõm, bầu hạ, quả mọng kiểu táo
o Phân họ Mận Prunoideace : Lá đơn, bộ nhụy 1 lá noãn, bầu thượng, quả
hạch
2 Một số cây trong họ:
Cây Mơ (Prunus armeniaca Lin.) Cây cao 4 - 5 m, lá đơn mọc so le, phiến
lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ Hoa đơn độc, màu trắng.Quả hạch có lông tơ, khi chín có màu vàng xanh Quả chín dùng làm thuốc chữaho
Cây Kim anh (Rosa laevigata Michx.) Cây mềm, leo, mọc thành bụi Thân
và cành đều có gai Lá kép có 3 lá chét mép khía răng cưa; có lá kèm Hoa màutrắng mọc riêng lẻ ở ngọn cành non Đế hoa hình chén, có gai nhỏ Quả giả sinhbởi đế hoa lõm, mang nhiều quả thật là các quả đóng Quả giả dùng làm thuốc
bổ thận, chữa đái tháo, tả lị viêm ruột
Trang 14
Cây Mơ Cây Kim Anh
Một số cây khác:
Chua chát hay Táo mèo (Docynia indica (Wall.) Decne.) Quả dùng làm
thuốc chữa đầy bụng
Sơn tra (Malus doumeri (Bois.) A Chev.)
Nhót tây (Eriobotrya japonica Lindl )
Dâu tây (Fragaria vesca L.)
Xoan đào (Prunus arborea Kalkm.) Cây gỗ lớn, gỗ dùng xây dựng, hạt bó
gẫy xương
Đào (Prunus persica (L.) Batsch.) hạt dùng làm thuốc chữa ho
Mận (Prunus salicina Lindl.) Quả Mận vị chua, chát, tính bình, có tác
dụng lợi tiêu hoá, giải khát, làm mát da và trừ đau khớp Nhân hạt có vị đắngtính bình, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, nhuận tràng lợi tiểu
10 Họ Đậu Fabacae
10 1 Đặc điểm chính:
Cây thân gỗ, thân bụi, thân thảo, dây leo
Lá thường kép lông chim hay 3 lá chét, có hoặc không có lá kèm
Hoa mẫu 5
Quả loại đậu
Họ Đậu được chia thành 3 phân họ, có thể phân biệt qua dạng cụm hoa,tiền khai hoa và bộ nhị
Phân họ Trinh nữ Mimosoideae
Lá kép lông chim 1 hoặc 2 lần, có lá kèm
Cụm hoa là bông hay khối cầu, tiền khai hoa liên mãnh
Bộ nhị có 5 đến nhiều nhị rời, hạt phấn thường dính thành khối 4 - 6 hạtHoa thức:
Trang 15Phân họ Vang Caesalpinioideae:
Lá kép lông chim 1 hoặc 2 lần, có khi chỉ có 2 lá chét dính liền nhau nhưmột lá đơn có khía sâu ở giữa (Cây Móng bò), thường không có lá kèm
Cụm hoa là ngù, chùm, tiền khai hoa thìa (lườn)
Bộ nhị: 10 nhị rời xếp thành 2 vòng, hạt phấn rời
Hoa thức:
Phân họ Đậu Faboidea
Lá đơn hoặc kép lông chim hoặc 3 lá chét, luôn có lá kèm
Cụm hoa thường là chùm, tràng hình bướm, tiền khai hoa cờ
Bộ nhị: hai bó kiểu (9)+l hoặc một bó
Hoa thức:
2 Một số cây trong họ:
Cây Tô mộc hay Gỗ vang (Caesalpinia sappan Lin.) Cây gỗ, cao 7 - 10m,
thân có gai Lá kép lông chim chăn Hoa màu vàng Quả dẹt hoá gỗ có một cáisừng ở đầu, đựng 4 hạt Gỗ thân cây dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột
Cây Thảo quyết minh (Cassia tora Lin.) Cây nhỏ, cao độ 0,5m Lá kép
lông chim 3 - 4 đôi lá chét Hoa màu vàng Quả loại đậu, dài và bẹp, chứa nhiềuhạt xếp xít nhau Hạt rang pha nước uống và dùng làm thuốc an thần, sáng mắtnhuận tràng
Cây Vông nem (Erythrina orientalis (Lin.) Merr.) Cây nhỡ, thân cây ngắn.
Lá kép có 3 lá chét, cuống lá dài Hoa mọc thành chùm, màu đỏ Quả loại đậu
Lá và vỏ cây được dùng làm thuốc an thần gây ngủ, chữa sốt, lỵ
Cây Hòe (Sơphora Japonica Lin.) Cây to Lá kép lông chim lê, mọc so le.
Hoa chưa nở màu vàng Quả loại đậu Nụ hoa được dùng làm thuốc cầm máu,chè an thần, thanh nhiệt
Cây Tô mộc Cây thảo quyết minh
Trang 16Cây vông nem Cây Hoa hòe
Một số cây khác
Cam thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis Fisch.) Thân rễ dùng làm thuốc chữa ho Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb Merr.) Toàn cây dùng làm
thuốc chữa sỏi bàng quang, túi mật, chữa lỵ, tê thấp
Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.) Rễ củ chữa cảm sốt nóng
Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L.) Hạt dùng làm thuốc bổ thận
Kim phượng (Caesalpinia pulcherima (Lin.)
Phượng vĩ (Delonix regia (Bojer.) Raf.)
Muồng trâu (Cassia alata L.) Lá và hạt dùng làm thuốc chữa táo bón Vọng giang nam (Cassia occidentalis L.) Hạt dùng là thuốc chữa táo bón
-Bồ kết (Gleditschia anstralis Hems Cây có nhiều gai phân nhánh, qua khô
dừng gội đầu, chữa ho, chữa sâu răng Gai Bồ kết gọi là Tạo giác thíchdùng làm thuốc trị mụn nhọt
Hoàng kỳ (Astragalus menbranceus Bge.) Rễ chữa phù thủng, phong thấp,
tiêu độc
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cum.) Còn gọi là cây Tràm hoa vàng Cam thảo dây (Abrus precatorius L) Thân và lá dùng làm thuốc giải nhiệt, chữa họ Hạt độc
Móng bò trắng (Bauhinia acuminata L.)rễ cây dùng hãm uống trị ho
Ô môi (Cassia grandis L.) Quả dùng làm thuốc bổ
Cẩm lai (Dalbergia fusca Pierre.) Là loại gỗ quí
Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv.) Gỗ rất bền, vỏ thân chứa nhiều
tanin, vỏ cây nhất là nấm lim rất độc
Trang 17Keo giậu (Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit.) Hạt dùng làm thuốc trị
Cây to (cây Bưởi), (cây Chanh, Quýt), cỏ sống dai (Cửu li hương) Thân
nhiều khi có gai
Lá thường mọc so le, đơn, nguyên hay chia thùy hoặc kép lông chim
Hoa mẫu 4 hay 5, đều, lưỡng tính
Nhị có vòng ngoài thường đối diện với cánh hoa
Bộ nhụy: Bầu trên, 4 - 5 lá noãn, có khi 15 - 20 lá noãn, mỗi ô có 1 - 2 haynhiều noãn, đính noãn trung trụ
Hoa thức:
Quả mọng loại cam, quả nang hay quả tụ.
Hạt không nội nhũ hay nội nhũ nạc
Thân, cành, lá, vỏ quả túi tiết tinh dầu.
11.2 Một số cây trong họ:
Cầy Hồng bì (Clausena lansium Skeels.) Cây nhỡ Lá kép lông chim lẻ.
Quả nhỏ, màu vàng, có lông tơ, vị chua Lá dùng để chữa lỵ quả chưa chín chữaho; hạt trị rắn cắn
Cây Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum DC.) Cây leo, có gai ngắn quặp
xiên về phía dưới Lá kép lông chim lẻ Cụm hoa chùm đơn tính Quả gồm bamảnh vỏ, mỗi mảnh đựng 1 hạt cứng đen nhánh, có vị đắng, được dùng làmthuốc kích thích tiêu hoá
Trang 18Ba chạc (Evodia lepta Men ) Lá chữa ghẻ, rễ chữa phong thấp
Cam sành (Citrus nobilis Lour.).Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tácdụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu Vỏ quảCam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêuhoá Vỏ cây Cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hoà tỳ
vị Ở Ấn Độ, quả được xem như có tác dụng khử lọc, và vỏ có tác dụng trungtiện và bổ
Nguyệt quý, Nguyệt quế (Murraya paniculata Jack.) Lá chữa ho có đờm Hoàng bá (Phclodendron chinense Scheid.) Vỏ thân chứa berberin chữa lỵ Ngô thù du (Evodia rutaecarpa) quả làm thuốc chữa đầy bụng.
12 Họ Ngũ gia bì (Arahaceae)
12.1 Đặc điểm chính:
Cây gỗ nhỡ, nhỏ hay cây bụi
Lá thường mọc so le, ít khi nguyên, thường là chẻ chân vịt (lá cây Đu đủrừng), lá kép lông chim (lá cây Đinh lăng) hay kép chân vịt (lá cây Chân chim).Cụm hoa tán đơn hay tán kép hoặc tụ họp thành chùm, bông Hoa đều,lưỡng tính, mẫu 5, màu vàng hay xanh lục
Bộ nhị: 5 nhị, dính với dĩa của bầu
Bộ nhụy: 2 lá noãn dính, bầu hạ
Trang 19Hoa thức:
Quả mọng hay quả hạch
12.2 Một số cây trong họ :
Cây Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Men.) Cây nhỡ có gai.
Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3 đến 5 lá chét Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoamọc thành tán ở đầu cành Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đen Vỏ câychữa bệnh tê thấp
Cây Tam thất (Panax pseudo - ginseng Wall.) Cây thân cỏ, sống nhiều
năm Lá mọc vòng, cuống lá dài, lá kép có từ 3 đến 7 lá chét Hoa tự tán, mọc ởđầu cành màu xanh nhạt Quả mọng hình thận, khi chín màu đỏ Rễ củ đượcdùng làm thuốc bổ dưỡng, cầm máu
Cây ngũ gia bì gai Cây tam thất
Một số cây khác
Nhân sâm (Panax ginseng C.A Mey.)
Đinh lăng (Polyscias fruticosa Harms.) rễ và lá dùng làm thuốc bổ, thân
dùng làm thuốc chữa đau nhức, phong thấp
Nhân sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv) Rễ củ sâm Ngọc
Linh chứa tới 50 saponin (sâm Triều Tiên có khoảng 25 sanopin), trong đó cónhiều hợp chất mới Ngoài những sanopin chính mà sâm Triều Tiên có, thì sâmNgọc Linh còn có những sanopin của nhân sâm Hoa Kỳ, nhân sâm Trung Quốc
và nhân sâm Nhật Bản Trong lá sâm Ngọc Linh cũng đã phân lập được 13sanopin
Trang 20Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng sức lực, tăng đề kháng, chống bệnh,chống lão hoá và chống stress Tuy nhiên, do sâm Ngọc Linh mới được pháthiện, việc nghiên cứu và dữ liệu chưa nhiều nên chưa có thể có những kết luậnđầy đủ (Theo sách “Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” – NXB Y học.)
Thông thảo (Tetrapanax papyrifera Koch.) Lõi thân làm thuốc lợi sữa, lợi
tiểu
Đơn châu chấu (Aralia armata (Wall.) Seem.) Vỏ rễ có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp Rễ có tác dụng kháng sinhmạnh, có thể giải độc Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ Lá có tác dụng tiêuđộc
Ngũ gia bì chân chim (Schefflera heptaphylla (Loại.) Harms.) Vỏ thân làm
thuốc bổ, mạnh gân cất
13 Họ Hoa tán hay họ Rau cần (Apiaceae)
Họ Hoa Tán Apiaceae có khoảng 45 loài ở VN, toàn là những cây thân thảodạng cỏ nhỏ
13.1 Đặc điểm chính:
Cây thân cỏ sống một năm hay nhiều năm thường rỗng ở các gióng, mặt
ngoài có khía dọc
Rễ có thể phình thành củ (rễ cây Bạch chỉ)
Lá mọc so le có bẹ, phiến lá thường xẻ lông chim nhiều lần
Cụm hoa đơn hay tán kép Hoa đều, nhỏ lưỡng tính, mẫu 5; 5 lá đài rấtngắn, 5 cánh hoa rời nhau
Bộ nhị: 5 nhị
Bộ nhụy: 2 lá noãn dính thành bầu hạ, mỗi ô 1 noãn, có đa tuyến mật ởđỉnh bầu
Hoa thức: K5C5A5G(2)
Quả đóng đôi, hình cầu hay bầu dục
Toàn cây có ống tiết tinh dầu thơm
13.2 Một số cây trong họ:
Cây Bạch chỉ (Angelia dahurica (Fish.) Benth et Hook.) Cây thân cỏ sống
lâu năm, thân rỗng Lá xẻ lông chim cuống dài có bẹ Hoa màu trắng, cụm hoatán kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành Quả đóng đôi Rễ củ dùng làm thuốc chữanhức đầu, cảm cúm
Cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.) Cây thân cỏ, sống lâu
năm, thân rỗng Lá mọc so le, kép 3 lần lông chim Cụm hoa tán kép, hoa nhỏmàu trắng Quả đóng đôi, hình trứng Thân rễ dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trang 21Cà rốt (Daucus carota Linn) Bộ phận cho tinh dầu: phần trên mặt đất,
trái (0,8-1,6%).Thành phần hóa học: Tinh dầu phần trên mặt đất: sabinen
(10,9%); mircen (7,5%); elemincin (3,0%); carvon (8,8%); linalol (14,9%);
acetat linalil (8,3%), Tinh dầu trái: carotol, daucol; β-bisabolen Công dụng:
tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh
Tiền hồ (Peucedanum decursivum hay Angelica decursiva Franch et
Savat.) Rễ dùng làm thuốc trị ho
Đương quy (Agelica sinensis Diels.) Rễ dùng làm thuốc bổ máu, điều kinh Rau má (Centella asiatica Unb) Cả cây dùng làm thuốc giải nhiệt
Rau mùi ( Coriandrum sativum Lin.) quả làm thuốc kích thích tiêu hóa Thì là (Anethum graveolens L.) cây làm gia vị, quả làm thuốc chữa đầy bụng Sài hồ bắc (Buplcurum chinense DC) Rễ làm thuốc trị cảm sốt
Cần tây (Apium graveolens L.) làm rau ăn và làm thuốc chữa suy nhược Tiểu hồi (Foeniculum vulgare Mill.) Toàn cây có mùi hôi, hạt chữa lạnh
bụng, ăn không tiêu, rễ chữa bí tiểu, bệnh gout, đau bụng kinh