Là một họ thực vật một lá mầm. Hiện nay, người ta đã biết 750-785 loài trong 8-9 chi.
22.1 Đặc điểm chính:
Cây leo bằng thân quấn.
Lá mọc so le, ít khi mọc đối, lá đơn hay kép chân vịt.
Hoa đơn tính khác gốc, hoa nhỏ, đều, mẫu 3, bao hoa phần lớn dính thành ống ngắn, 3 cánh hoa hơi khác với 3 lá đài
Hoa đực có 6 nhị, có khi còn 3 nhị do vòng nhị trong bị tiêu giảm Hoa cái có 3 lá noãn, tạo thành bầu hạ, 3 ô, mỗi ô 2 noãn
Hoa thức:
Quả nang ít khi quả mọng, có 3 cánh chạy dọc theo quả Hạt nhỏ, thường có cánh
22.2. Một số cây trong họ:
Cây Hoài sơn (Dioscorea persimilis Phun et Burkill.) Dây leo dài, thân rễ phát triển có thể dài tới 1 m lá đơn, mọc đối và có khi so le, ở kẽ lá có những củ con gọi là thiên hoài. Hoa đơn tính khác gốc. Quả nang có 3 cạnh có dìa. Thân rễ dùng để ăn và làm thuốc bồi dưỡng, bổ thận.
Cây Tỳ giải (Dioscorea tokoro Makino.) Dây leo, sống lâu năm. Thân rễ ngấn phình thành củ to. Lá mọc so le, hình tim. Hoa đơn tính khác gốc. Quả nhỏ có dìa.
Thành phần hoá học : Theo Nhật Bản dược học tạp chí, trong tỳ giải có hai chất saponozit là dioxin và dioscorea sapotoxin. Dioxin là hợp chất có tinh thể, độ chảy 2880C, tan trong nước, tan trong cồn, cồn metylic, không tan trong nước, hơi tan trong axeton, dioscorea sapotoxin có độ chảy 2200C. Thuỷ phân sẽ cho phân tử diosgenin và một phân tử glucoza. Diosgenin cũng có tinh thể, tan trong các dung môi hữu cơ thông thường và trong axit axetic, có thể cho tủa như digitalin. Ngoài ra Diosgenin kết hợp với phân tử glucoza thì sẽ cho trilin, kết hợp với hai phân tử glucoza thì sẽ cho trilarin.
Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ tỳ giải có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thấp, mụn nhọt.
Công dụng : Trong dân gian. Tỳ giải được dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, uống vào có tác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt, đau gân cốt, lưng gối đau mỏi, nước tiểu có phản ứng axit. Ngày dùng 12-18g dưới dạng thuốc sắc. Còn dùng để thuốc cá, tán nhỏ, thả xuống nước, cá ăn phải sẽ nổi lên mặt nước. Hiện nay tỳ giải còn là nguyên liệu được nhiều nước dùng chiết saponin sterolic, nguyên liệu trung gian chế hocmon và coctizon.
Cây Hoài sơn Cây Tỳ giải
Một số cây khác
Củ cải (Dioscorea alata Lin) trồng ở vùng bắc bộ, làm thuốc.
Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour) Củ nâu có vị ngọt, chua và se, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa.
Củ mài gừng (Dioscorea zingiberensis Wright.). Trong rễ có 1,5 - 4% diosgenin. Củ khoai từ (Dioscorea esculenta Burk) củ từ giải nhiệt, tiêu đờm, giải độc
Củ mài gừng Củ từ