Họ Gừng (Zingiberaceae)

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 37 - 39)

Họ này có khoảng 47 chi và hơn 1.000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở nam và đông nam châu Á. Ở Việt Nam hiện biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó nhiều cây có giá trị.

23.1. Đặc điểm chính:

Cây thân cỏ, sống lâu năm, thân rễ chứa chất dự trữ.

Lá có bẹ lá dài ôm lấy nhau tạo thành thân giả giữa cuống lá và bẹ lá có lưỡi nhỏ, phiến lá thường to.

Cụm hoa mọc từ thân rễ, hoa to, không đều, lưỡng tính. Mẫu 3. Đài và tràng hoa hình ống ở phía dưới, phần trên chia thành 3 thùy.

Bộ nhị chỉ có 1 nhị sinh sản duy nhất, các nhị khác biến thành cánh môi Bộ nhụy: 3 lá noãn dính tạo thành bầu dưới có 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ

Hoa thức:

Quả nang, ít khi quả mọng Hạt có nội và ngoại nhũ.

23.2. Một số cây trong họ:

Cây Sa nhân (Amomum xanthioides Wall.) Cây thân cỏ gần giống cây Riềng nhưng thân rễ không phát triển thành củ. Lá xanh thẫm, mặt lá nhăn bóng. Cụm hoa chùm mọc ở gốc, mầu trắng đốm tía. Quả nang có 3 ô, vỏ quả có gai đều. Quả dùng làm thuốc chữa ăn không tiêu, đầy bụng.

Cây Gừng (Zingiber officinale Rose.). Cây thân cỏ, sống dai, thân rễ phân nhánh. Lá mọc thành 2 dãy, có bẹ lá và lưỡi nhỏ. Hoa không đều, màu vàng. Quả nang. Thân rễ dùng làm gia vị, làm thuốc chữa đau bụng, cảm lạnh.

Cây Sa nhân Cây Gừng

Một số cây khác:

Riềng (Alpinia offcinarum Hance.), thân rễ làm gia vị, thuốc kích thích tiêu hóa.

Bạch đậu khấu (Amomum cardamomum L.), quả không có gai, làm thuốc chữa đầy bụng

Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) Cây mọc hoang và trồng trên vùng núi cao, quả làm thuốc trợ tiêu hóa và làm gia vị

Nghệ vàng (Curcuma longa L.), thân rễ làm thuốc chữa bệnh gan, đau dạy dày, làm gia vị

Địa liền (Kaempferia galanga L.) cây làm gia vị, chữa ăn uống không tiêu Tam thất nam (Kaempferia rotunda L.), thân rễ làm thuốc điều kinh

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w