Họ Cúc (Asteraceae)

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 30 - 32)

Đây là một họ lớn có mức tiến hóa cao nhất trong các loài thực vật hạt kín hai lá mầm. Phân loại được khoảng 900-1.650 chi và từ 13.000-24.000 loài. Họ này có hơn 350 loài ở Việt Nam

20.1. Đặc điểm chính:

Cây thân cỏ, sống hàng năm hay sống dai, ít khi là cây bụi. Rễ có khi phồng to thành củ.

Lá thường mọc so le, ít khi mọc đối hay hình hoa thị. Phiến lá ít khi nguyên, thường khía răng hay chia thùy.

Cụm hoa đầu, chùm hay ngù đầu. Cánh hoa có thể đều, hình ống có 5 thùy hay không đều, hình lưỡi nhỏ có 3 - 5 răng, hoặc hình môi. Đài hoa tiêu giảm, có khi biến đổi thành một mào lông.

Bộ nhị: 4 - 5 nhị rời, đính trên ống tràng, năm nhị dính liền nhau. Bộ nhụy: 2 lá noãn, bầu dưới, 1 ô, mỗi ô noãn

Hoa thức:

2 loại lá bắc bao quanh đầu tập hợp thành một bao chung và lá bắc sinh ra hoa ở kẽ.

Quả đóng nhiều khi có lông hay móc. Một hạt không nội nhũ.

Họ Cúc gồm 2 phân họ:

o Phân họ Hoa ống Asteroideae trên cụm hoa chỉ có hoa hình ống hoặc hoa hình ống ở giữa, hoa hình lưỡi nhỏ ở bìa, cây không có nhựa mủ

o Phân họ Hoa lưỡi nhỏ Cichonoideae. Tất cả hoa trong cụm hoa đều là hoa hình lưỡi nhỏ, không bao giờ có hoa hình ống, cây có nhựa mủ

20.2. Một số cây trong họ:

Cây Ngải cứu (Artemesia vulgaris L.). Mô tả: Cây ngải cứu là một cỏ sống lâu năm, cao 0,04 – 1,5m, lá mọc so le, rộng, không có cuống (những lá phía dưới cây thường có cuống), lá xẻ nhiều kiểu, từ lối xẻ lông chim đến lôi xẻ từng thùy theo đường gân. Mặ trên lá tương đối nhẵn, màu xanh lục, mặt dưới màu tro trắng do có rất nhiều lông nhỏ. Trắng, khi khô lá mặt trên hơi xám nâu, nhưng mặt dưới vẫn trắng. Hoa mọc thành chùm, xim, rất nhiều đầu trạng. Mùa hoa tháng 10 – 11. Cây ngải cứu mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng những đoạn gốc thân già, đã ra rễ. Cây ngải cứu là 1 trong số 16 cây vận động trồng ở xã.

Công dụng: Theo Đông y, lá ngải vị đắng, cay, tính hơi ấm vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận. Có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu.

Dùng chủ yều làm thuốc chữa các bệnh của phụ nữ: kinh nguyệt không đều, chảy máu tử cung (băng lậu), khí hư, tử cung lạnh không thụ thai, động thai, đau bụng do lạnh, đi lỵ lâu ngày ra máu, chảy máu cam, đau xóc.

Cây Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica Lin.) Cây thân cỏ, cao 0,6 - 1m , có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le, ôm lấy thân, lá phía dưới chia thùy, có răng cưa to.

Lá phía trên không chia thùy, có nhiều răng cưa thưa hơn. Hoa tự đầu màu tím vàng. Quả đóng có chùm lông. Bồ công anh (trừ rễ) được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt.

Cây Ngãi cứu Cây Bồ công anh Việt Nam

Một số cây khác

Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium Lin.), quả trị mụn nhọt

Sài đất ( Wedelia calcndulacea Lcss.) làm thuốc trị mụn nhọt, rôm sảy Mần tới (Epatonium stachdomum Hance.), làm thuốc điều kinh, chữa mụn nhọt, lở loét

Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum Lin.), hoa dùng làm thuốc chữa cảm sốt.

Thanh cao hoa vàng (Artcmisia annua L.), lá chứa artemisinin chữa sốt rét Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L.), lá chữa viêm xoang, dùng nấu nước tắm trị ngứa

Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), thân rễ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, chữa ho, tiểu đường

Đại bi (Blumea balsamifera DC.). lá có mùi băng phiến, dùng xông chữa cảm cúm hoặc cất lấy băng phiến

Cải cúc (Chrysanthemum coronarium L.), Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay thế Dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá.

1. Chữa ho trẻ em: Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.

2. Những người ăn uống kém tiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng Cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều có tác dụng trị bệnh tốt.

Artichaut (Cynara scolymus L.), lá làm thuốc chữa bệnh gan. Cỏ mực (Edipt prostrata L.), lá làm thuốc cầm máu, hạ nhiệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 30 - 32)