Họ Nhài (Oleaceae).

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 32 - 35)

Còn có tên khác Họ Ô liu, là một họ thực vật có hoa gồm có 24 chi hiện còn tồn tại (1chi đã tuyệt chủng).

21.1. Đặc điểm chung.

Thành phần họ này gồm một số cây mọc theo dạng cây bụi, cây thân gỗ và dây leo.

Lá mọc đối, chúng có thể là đơn hay lá kép (hoặc là lông chim hoặc là chụm ba), không có lá kèm. Các kiểu sắp xếp so le hay vòng xoắn ít gặp, với một vài loài trong chi Jasminum có kiểu sắp xếp lá xoắn ốc. Phiến lá có gân lông chim và có thể có mép lá với khía răng cưa hay nguyên.

Hoa chủ yếu là lưỡng tính và có cấu trúc đối xứng tỏa tia, mọc thành chùy hoa hay chùm hoa, thường có hương thơm. Đài hoa (có thể có hay có thể không) và tràng hoa có lá đài hợp và 4 thùy. Bộ nhị có 2 nhị chèn vào khu vực đính quanh bầu và so le với các thùy. Đầu nhụy dạng hai thùy.

Bộ nhụy bao gồm một nhụy phức với 2 lá noãn. Bầu nhụy thượng với 2 ngăn, mỗi ngăn chứa 2 noãn. Đôi khi đế của bầu nhụy được bao quanh bằng một đĩa mật. Các loài trong họ chủ yếu là lưỡng tính nhưng đôi khi là đa tạp với cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính trên cùng một cây.

21.2. Một số cây trong họ

Hoa nhài (Asminum officinalis) hoa dùng chiết xuất tinh dầu.

Tinh dầu Nhài là một loại tinh dầu phổ biến có hương thơm ngọt và thanh khiết, nó thường được thu hoạch vào buổi sáng sau đó được mang đi rửa sạch để chiết suất. Dầu hoa nhài còn có tác dụng chữa đau và giúp tinh thần sảng khoái hơn, nó giúp bạn tìm lại được sự yên bình và chống căng thẳng

Nhài leo ( Jasminum scandens Vahl.).

Mô tả: Cây nhỡ leo, cành non vuông, có lông như phấn. Lá có phiến bầu dục thuôn, dài 4-7,5cm, rộng 2-3,5cm, chóp tù hay hơi lõm, gân phụ 4-5 cặp, mỏng, mặt trên nâu đen, mặt dưới nâu già, cuống 4-6mm. Cụm hoa ở chót

nhánh, ngù hoa dày; đài có ống, dài 1,5mm, tai 1mm, không lông; tràng có ống 1,5-2cm, tai 8, dài 8-12mm; nhị 2, bao phấn dài 4-5mm.

Bộ phận dùng: Rễ

Thành phần hoá học: Có một chất đắng.

Công dụng: Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ để trị nấm tóc

Cây Liên kiều, còn gọi là Trúc căn, Hoàng thọ đan, Hạn liên tử là quả phơi hay sấy khô của cây Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl.)

Vị đắng tính hàn, có sách ghi: đắng bình (Bổn kinh), hơi đắng cay (Bản thảo cương mục), qui kinh Phế, Tâm, Đởm.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền: thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc. B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

1. Tác dụng kháng khuẩn rộng: Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, thương hàn, lao, ho gà, bạch hầu, leptospira, hebdomadis, virús cúm, rhinovirus, nấm,. với mức độ khác nhau.

2. Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tế bào nên cổ nhân gọi Liên kiều là "sang gia thần dược", tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

3. Thuốc có tác dụng hạ huyết áp, làm gĩan mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn, cải thiện vi tuần hoàn.

4. Thuốc có tác dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim.

Ứng dụng lâm sàng: là vị thuốc chính, trị bệnh viêm nhiễm và ung nhọt.

Cây Chè vằng hay còn gọi chè Cước man, dây Cẩm văn, Dây vắng, cây Dâm trắng, cây Lá ngón, Mỏ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriphnerve Blume. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu)

cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.

Chè Vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm, thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu.

Bộ phận dùng làm thuốc là lá phơi hay sấy khô, thu hái quanh năm để chữa sưng vú, mụn nhọt, áp xe, côn trùng, rắn, rết cắn, dưới dạng thuốc sắc hoặc pha như pha trà.

Chè Vằng dễ nhầm lẫn với Lá ngón không chỉ vì Chè vằng còn có tên là Lá ngón mà còn vì hình dạng bên ngoài, thân, cành tương đối giống với thân cành Lá ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ hết lá.

Cây Chè vằng có thể phân biệt với cây lá Ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá Chè vằng có 3 gân dọc (2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt). Hoa Chè vằng màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa Lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (2 - 3 lần) màu vàng. Quả Chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc. Ngược lại, quả cây Lá ngón hình trụ (0,5 x 1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.

Cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, hoàng đằng, đoạn trường thảo... có tên khoa học Gelsemium elegans,

thuộc họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae). Loại cây này phổ biến trong rừng Việt Bắc và Tây Bắc Bắc.

Hoa cây Lá ngón

Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ

lá ngón như koumin, gelsenicin, gelsamydin I, gelsemoxonin, 19α-

hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất.

Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.

Triệu chứng ngộ độc

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Giải độc

Nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón.

Sử dụng y học

Tại Trung Quốc, nó được sử dụng để điều trị eczema, bệnh trĩ, nhiễm trùng răng, phong (hủi), nhọt ngoài da, chống tổn thương và co thắt, nhưng do độc tính cao nên chỉ hạn chế trong các ứng dụng ngoài da.

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w