Họ Ráy (Araceae)

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 41 - 42)

Họ Ráy Araceae có khoảng 150 loài ở VN.

25.1. Đặc điểm chính:

Cây thân cỏ, mọc ở nơi ẩm, thân rễ hoặc có thể thân leo (cây Đuôi phượng)

Lá mọc từ gốc của thân rễ hay mọc so le trên thân dây, lá to, có cuống và bẹ lá, phiến lá nguyên hay chia thùy lông chim hoặc chân vịt.

Cụm hoa bông mo, hoa nhỏ, lưỡng tính hay đơn tính, mo thường có màu sặc sỡ. o Hoa lưỡng tính thường có 2 vòng bao hoa, mỗi vòng 3 bộ phận o Hoa đơn tính có bao hoa tiêu giảm hay trần

Bộ nhị: 2 vòng, mỗi vòng 3 nhị, có khi chỉ còn 1 nhị ở hoa đơn tính. Bộ nhụy gồm 2 - 3 lá noãn, có khi chỉ có 1 noãn ở hoa đơn tính Hoa thức:

Quả mọng đựng 1 đến nhiều hạt Hạt có nội nhũ nạc.

25.2. Mộtsố cây trong họ:

Cây Bán hạ nam ( Typhonium divaricatum Dcne.). Cây thân cỏ, sống lâu năm, có thân rễ. Lá chia 3 thùy. Bông mo sặc sỡ, có mùi hôi thối.

Thân rễ chứa protein, chất vô cơ: Ca, P, I, F, Fe, Na, K; thiamin, niacin, caroten, acid folic, các sterol và β-sitosterol. Chữa nôn mửa, ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, nhức đầu, viêm loét dạ dày: ngày 6- 12 g thân rễ đã chế, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài rễ tươi giã nhỏ đắp chữa ung nhọt, rắn cắn. Người có thai khi dùng cần thận trọng.

Cây Thiên niên kiện (Homalomena aromatica Schott.), cây sống lâu năm, có thân rễ màu nâu. Lá mọc so le, cuống lá dài, có bẹ lá, phiến lá hình đầu mũi tên. Hoa tự bông mo, quả mọng. Thân rễ chứa tinh dầu gồm linalol là thành

phần chủ yếu, a- terpineol và linalyl acetat, sabinen, limonen, aldehyd propionic và acid acetic

Chữa thấp khớp, đau nhức xương, tê bại, đau dạ dày, khó tiêu, đau bụng kinh: ngày 6- 12g thân rễ dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc cao. Dùng ngoài, thân rễ tươi ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, hoặc lá tươi giã đắp chữa nhọt, hơ nóng buộc lên trán chữa đau đầu. Bột thân rễ trị sâu, nhậy.

Cây Bán hạ nam Cây Thiên niên kiện

Một số cây khác

Thủy xương bồ (Acorus calamus Lin.) thân rễ làm thuốc trợ tiêu hóa, làm hương liệu

Thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland) thân rễ làm thuốc như Thủy xương bồ, chữa phong thấp, bệnh ngoài da

Bèo cái (Pistia stratiotes Lin.) lá trị mẫn ngứa,tiểu dắt, mụn nhọt

Ráy dại (Alocasia macrorrhizos (L.) Schott.), thân rễ chứa dịch rết ngứa, sau khi chế làm thuốc chữa cảm cúm, sất cao, sốt rét, mụn nhọt

Bán hạ bắc (Pinellia ternata Breit.) Nhập từ Trung Quốc, làm thuốc chữa ho

Đuôi phượng (Rhaphidophora decursiva (Roxb.)Schott.) Cây leo bám lên cây khác lá xẻ sâu có hai hàng lỗ dọc cạnh gân lán, trồng làm cảnh và làm thuốc chữa vết thương phần mềm.

Một phần của tài liệu Thực vật dược (Trang 41 - 42)