Họ này có khoảng 600 chi và khoảng 10.000 loài cỏ. Người ta ước tính rằng các đồng cỏ chiếm khoảng 20% toàn bộ thảm thực vật trên Trái Đất.
24.1. Đặc điểm chính:
Thân:
o Cây thân cỏ hay hóa gỗ, sống hàng năm hay sống dai. o Thân rạ, rỗng ở các gióng, đặc ở các mấu
o Một số loài thân đặc như Mía, Ngô.
o Nhiều loài có thân rễ như cây cỏ tranh, cỏ gừng. Rễ chùm.
Lá mọc so le, xếp thành 2 dãy, lá gồm một bẹ lá hình ống ôm lấy thân cây và một phiến hình dải hẹp dài, không có cuống (trừ phân họ Tre), chỗ nối giữa bẹ và phiến lá có lưỡi nhỏ.
Cụm hoa bông đơn, bông kép hay chùm bông. Lá bắc:
o Ở mỗi gốc bông nhỏ có 2 lá bắc đối diện nhau gọi là "mày".
o Ở mỗi gốc hoa có 2 mày nhỏ xếp đối diện nhau. Mày nhỏ trong có 2 gân, tương ứng với đài hoa.
o Phía trong mày nhỏ có 2 phiến mỏng rất nhỏ, màu trắng, gọi là mày cực nhỏ, tương ứng với cánh hoa
Hoa lưỡng tính, ít khi đơn tính (trừ hoa cây Ngô). không có bao hoa Bộ nhị: có 3 nhị, ít khi 6 nhị (trừ cây Lúa, cây Tre)
Bộ nhụy:
o 2 lá noãn dính thành bầu bầu thượng, 1 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. o Hai vòi nhụy
o Núm nhụy có nhiều lông Hoa thức:
Qủa thóc.
Hạt có một lá mầm.
Họ Lúa phân thành 6 phân họ: o Phân họ Tre Bambusoideae
o Phân họ Cỏ lá tre Centothecoideae
o Phân họ Sặt Arundinoideae
o Phân họ Cỏ gừng Panicoideae
o Phân họ Lúa mì Pooideae
o Phân họ Xtipa Slipoideae
23.2. Một số cây trong họ:
Cây Ý (Coix lachryma - jobi Lin.) Cây thân cỏ, sống hàng năm. Lá hình mác, gân song song nổi rõ. Hoa đơn tính cùng gốc. Quả thóc có mày cứng bao bọc. Hạt dùng để ăn và làm thuốc bổ dưỡng cơ thể.
Cây Cỏ Mần trầu (Eleusine indica Gaertn.). Cây thân cỏ, sống hàng năm, mọc thành cụm. Lá mềm bẹ lá có lông. Cụm hoa bông. Quả thuôn dài gần như 3 cạnh. Toàn cây dùng làm thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt.
Cây Ý dĩ Cỏ Mần trầu
Một số cây khác
Đại mạch (Hordenum vulgare L.) hạt làm mạch nha, làm bia, kẹo. Dùng làm thuốc chữa sỏi niệu, đầy bụng, lợi sữa.
Cỏ tranh (Imperata cylindtrica P. Beauv.), thân rễ làm thuốc lợi tiểu
Sả (Cymbopogon citratus (Ness.) Stapf), toàn cây chữa cảm sốt, đầy bụng, chiết lấy tinh dầu làm hương liệu
Mía (Saccharum ơfficinarum Lin.) Nước mía có vị ngọt mát, tính bình có
tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng.
Tre gai (Bambusa arundinacea Will) cầm máu, đái ra máu. Xem thêm tại
http://c4ehcm.com/c4e/showthread.php?p=8951
Lúa ( Oryza sativa L.) Lúa - Oryza sativa L., thuộc họ Lúa - Poaceae. Bộ phận dùng: Hạt thóc, rễ lúa
Thành phần hoá học: Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.
Tính vị, tác dụng: Gạo tẻ có vị ngon ngọt, tính mát, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Gạo lâu năm vị chua hơi mặn, tính ấm, ích khí mạnh tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa. Gạo nếp (nhu mề) có vị ngọt, ngon thơm, mềm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu.
Công dụng: Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Gạo lâu năm dùng trị đau
bụng và trị lỵ. Gạo nếp dùng trị các chứng đau bụng, nôn mửa và tiểu tiện ra chất nhờn (dưỡng trấp).
Ở Philippin, cám được dùng để chế thuốc phòng và chữa bệnh thiếu các loại vitamin B. Dầu cám dùng trộn với rau để ăn. Rễ và thân của Lúa là thuốc lợi tiểu. Quả thóc chưa bóc vỏ dùng làm thuốc đắp cho dịu.
Ngô (Zea mays Li) cây lương thực, thân ép lấy đường, lá làm thức ăn gia
súc, vòi và núm nhụy làm thuốc lợi tiểu.